Re: Se se cái lạnh trên đỉnh Cấm Sơn, Oi oi cái nóng trong rừng Trà Sư - 01-04/09/201
Thiên Cẩm Sơn hay còn gọi núi Ông Cấm là một trong những dãy núi thuộc hàng “Thất Sơn huyền bí” của tỉnh An Giang.
Thoạt đầu tôi cũng chẳng có ấn tượng nhiều lắm với cái tên của núi, đơn giản chỉ biết mọi người rủ đi leo núi thì leo, chứ cũng chẳng biết núi cao bao nhiêu và dốc đến như thế nào, mà tôi cũng nghiệm ra rằng biết càng ít càng tốt, như vậy lại hóa hay, khỏi phải suy nghĩ gì nhiều, cứ vô tư mà sống, đến đâu xử đến đó.
Điều mà tôi trông chờ trong chuyến đi này nhất đó là ngắm rừng Trà Sư, vì tôi đã được nghe quảng bá và chiêm ngưỡng cảnh đẹp rất nên thơ của nó qua những bức ảnh chụp của nhóm phượt khác trên diễn đàn.
Vậy mà ấn tượng sâu đậm nhất trong tôi lại là Núi Cấm.
Cũng chỉ là một sự vô tình đến ngẫu nhiên, tôi mới có cái thú quan tâm đến ngọn núi này, chả qua là sau khi rời đỉnh núi Cấm, trên đường đến Điện 13, mải ngắm phong cảnh hùng vĩ của núi non sông nước mà tôi bị “lạc đàn” lúc nào không hay, đang lang thang giữa chốn không người, thì bắt gặp Cherish và Janae trốn đoàn “hú hí” riêng, đến gần thì mới biết họ đang “mê mẩn” mẹ con nhà cà chua và dưa leo
Cô bé đáng yêu này đang ngồi võng gặm 1 trái cà chua
Còn Janae thì ngồi bên cạnh nhấm một trái dưa chuột.
Cherish thì lúp gốc cây khóc nhè vì bị bé không cho ngồi võng.
Người mẹ lúc đó đang chẻ củi, cuộc sống của họ rất bình dị bởi việc buôn bán
Nhưng họ rất vui vẻ và thân thiện, qua họ chúng tôi hiểu hơn về cuộc sống của những người dân ở đây.
Thế là tôi bắt đoàn với Janae & Cherish, chúng tôi chậm rãi bước để thưởng thức hết thú vui của những kẻ du ngoạn, chúng tôi ngắm nhà, ngắm người, ngắm con đường nhỏ xinh xinh, ngắm hàng cây hai bên, ngắm mây và núi…sau đó cùng thưởng thức món kem dâu-sầu riêng.
Chúng tôi bắt gặp 2 vợ chồng bác bán chanh đá đang ăn trưa, họ mỉm cười và chào mời chúng tôi. Ngồi nghỉ chân bên ghế đá, ngắm khung cảnh bình yên của núi rừng, trên cành cây cao tiếng chim không ngừng hót.
Bác trai rất nhiệt tình đã kể cho chúng tôi nghe về sự tích và nguồn gốc của 7 dãy núi, chứ không phải là một núi Cấm như tôi từng biết, những cái tên thật hay hay và hùng tráng, nghe bác kể lôi cuốn và hấp dẫn, bọn chúng tôi chỉ muốn ở lại để chinh phục tất cả dãy núi đó.
Tạm biệt 2 vợ chồng bác
Chúng tôi phải xuống núi vì nghe tiếng gọi của Trứng
Kể cũng tiếc, leo đến Điện 13 rồi, chỉ biết thòm thèm ngồi ngó cửa hang, chứ không kịp leo xuống vì sợ bể Trứng.
Trên đường trở về tượng Phật lớn, chúng tôi gặp một bà cụ 80 tuổi đang ngồi bán bánh bao, cụ thật hiền từ, có giọng nói nhỏ nhẹ và nụ cười rất đáng yêu, cụ nói ngồi một mình ở nhà đi ra đi vô cũng chán, nên làm bánh bao ngồi bán cho đỡ buồn, đến bây giờ tôi vẫn còn nhớ cái hương vị nóng hổi, thơm thơm, bùi bùi của chiếc banh bao cụ bán.
Giờ ngồi đây, lòng đan trộn bao cảm xúc, viết những trải nghiệm này, tôi vẫn không ngừng ngớt để đọc tên từng núi…
1. Anh Vũ Sơn (tên gọi là núi Két, vì hình thù rất giống con Két, cao 225m)
2. Ngũ Hồ Sơn (vì có năm cái giếng đá nên được gọi là Núi Dài 5 giếng, cao 265m)
3. Thiên Cẩm Sơn -> cao nhất trong dãy Thất Sơn với chiều cao khiêm tốn 705m (đã chinh phục)
4. Phụng Hoàng Sơn (hình giống con chim Phụng hay còn gọi là núi Cô Tô, cao 614m)
5. Thủy Đài Sơn (Núi nước vì đến mùa nước nổi T8->10 âm lịch, xung quanh núi được bao phủ toàn nước -> nhỏ nhất trong dãy thất sơn chỉ cao có 54m)
6. Ngọa Long Sơn (núi Rồng nằm – Núi Dài nhất trong bảy dãy núi khoảng 8000m, cao 580m)
7. Liên Hoa Sơn (hình dạng giống con Voi hay còn gọi là Núi Tượng, cao 145m)