What's new

[Chia sẻ] Sinbad đến Nam Phi

DSCF1032_resize.JPG

"V Afrike, Limpopo." (Doktor Aibolit)
"Suốt ngày dài, lại đêm thâu, chúng ta đi trên đất Phi Châu" (Hòn đảo thần Vệ Nữ)

Nam Phi, quốc gia phát triển thuộc G-20, từng là thuộc địa của Anh, chủ nghĩa Apartheid và Nelson Mandela.
Dân số khoảng bằng một nửa dân số VN, với khoảng 8,4 % da trắng, 80 % da đen. Dân số Cape Town khoảng 4 triệu với 32% da trắng, 16 % da đen và 44% da màu.

Những con số, những kiến thức mơ hồ nêu trên khác hẳn với thực tế đang chờ đợi Sinbad ở Mũi Hảo Vọng...
 
67540594_10219280481112301_6667767526803374080_n.jpg

Dự án cải tạo khu bến cảng cũ của Cape Town - V&A Waterfront. Những ghế ngồi thiết kế mô phỏng các thiết bị tại cầu cảng cũ.

67404573_10219280498952747_6469594016324255744_n.jpg

Bảo tàng nghệ thuật nằm trong khu giải trí V&A Waterfront, thiết kế mô phỏng hình ảnh các silo cũ.


DSCF1114_resize.JPG

Nội thất bảo tàng.


67404378_10219280640596288_7379860610420310016_n.jpg

Núi Lion Head và núi Table xa xa. — at V & A Waterfront.


67237238_10219280938483735_1853966858596646912_n.jpg
 
67732489_10219281352374082_2306522881061814272_n.jpg

At V & A Waterfront.


67517376_10219281359974272_121975808486014976_n.jpg

At V & A Waterfront.


67434239_10219281358174227_2549530855064207360_n.jpg

At V & A Waterfront.


67431009_10219281404055374_64581052408004608_n.jpg

Từ Văn phòng Thị trưởng Cape Town nhìn sang Tòa Thị chính cũ thời thực dân và nhà ga metro, phía xa là Núi Bàn. Thời xưa, ở chỗ cái sân trước Tòa Thị chính kia là bờ biển Cape Town.


67271072_10219281429856019_6060018444554731520_n.jpg

Lion Head Mountain.
 
Để tiếp tục, xin giới thiệu sơ lược về lịch sử Mũi Hảo Vọng và quá trình bóc lột Châu Phi (ban đầu) và thuộc địa hóa (về sau).
Cũng cần nói thêm, ban đầu người Châu Âu không chiếm lấy Châu Phi do lục địa này thưa người và khí hậu rất độc đối với họ. Họ cũng không trực tiếp cướp bóc Châu Phi mà chỉ nắm lấy một mắt xích trong chuỗi thương mại buôn người và sản vật: sản vật (ngà voi, da thú v.v.) và nô lệ da đen sẽ được chính các bộ lạc Châu Phi tự thu gom theo truyền thống, được các lái buôn da đen và Ả Rập mua mối rồi đem tới bờ biển để trao đổi sòng phẳng cho tàu buôn (cả của Châu Âu lẫn Arab) chở đi tới nơi tiêu thụ, đổi lại bằng những sản phẩm rẻ tiền của Châu Âu. Người Châu Âu chỉ chiếm lấy những cảng biển quan trọng trên tuyến hải hành từ Âu sang Á (như Cape Town hay quần đảo Cape Verde). Việc thuộc địa hóa và thực dân hóa Châu Phi chỉ diễn ra từ cuối thế kỷ 18 (dù đã diễn ra tại Châu Mỹ từ thế kỷ 16), khi khoa học kỹ thuật cho phép người Châu Âu tự tin về tính ưu việt của chủng tộc mình - một niềm tin mà về cơ bản giống hệt việc vào thập niên 1930-1940 người Đức đã tin vào Hitler.
Năm 1453, thành Constantinople, kinh đô đế quốc Đông La Mã rơi vào tay sultan Thổ, đánh dấu một bước ngoặt của lịch sử thế giới - người Hồi giáo thống trị Địa Trung Hải và nắm trọn con đường buôn bán quốc tế từ Châu Âu tới Trung Hoa. Châu Âu như rơi vào cái rọ, và vàng bạc của Châu Âu cứ chảy giọt khỏi đáy giỏ vào tay thương nhân Hồi giáo trên biển và trên bộ không cản nổi. Họ buộc phải tìm cách thoát ra cái rọ ấy.
Những thông tin và hình ảnh dưới đây do Sinbad chụp tại Bảo tàng Pháo đài Mũi Hảo vọng, Cap Town và dịch lại nguyên văn.


69492997_10219613544398675_945053192083734528_n.jpg

NGƯỜI BỒ ĐÀO NHA VÀ MŨI HẢO VỌNG

Vào thế kỷ 15, người Bồ bắt đầu thám hiểm bờ biển Tây Phi - người thúc đẩy mọi chuyện là Hoàng tử Henri mệnh danh Henri Nhà hàng hải, mặc dù ông không ra khơi một ngày nào. Từ Cape St. Vincent tại cực tây nam của Châu Âu cho tới Cape Non trên bờ biển Châu Phi là 960 km đại dương. Theo các ghi chép còn lại ngày nay, đấy là điểm mà rất ít thủy thủ từng vượt qua. Châu Âu gần như hoàn toàn bỏ lơ Châu Phi và do đó các căn cứ đầu tiên của họ là các quần đảo tách rồi bờ biển Châu Phi như các quần đảo Madeiras, quần đảoCanaries và quần đảo Azores.

Tiến trình khám phá xuôi bờ biển Châu Phi ban đầu khá chậm nhưng các trở ngại, gồm cả có thật lẫn tưởng tượng, đều dần dần bị vượt qua. Cái vô minh bị đẩy lùi khỏi hết mũi đất này đến mũi đất khác trước sự bảo trợ của cái tường tận. Năm 1434 Cape Bojador, nằm dưới Cape Non 560km, bị vượt qua. Mãi tới 1441 người Bồ Đào Nha mới tới được bờ biển Guinea và bắt đầu gặt hái thành quả thương mại từ vàng, ngà voi, nô lệ và gia vị. Đến năm 1445, thêm hai mũi đất khác bị vượt qua là Cape Blanco và Cape Verde.

Năm 1453 đế quốc Ottoman bành trướng và chiếm được Constantinople. Hệ quả là con đường thương mại buôn gia vị từ Ấn Độ tới Châu Âu bị cắt đứt và buộc phải tìm ra tuyến đường thay thế. Năm 1481 vua Joao II lên ngôi và ra lệnh cho Diego Cao thực hiện một loạt chuyến thám hiểm của Bồ Đào Nha để tìm ra con đường biển vòng qua Châu Phi tới Ấn Độ. Năm 1482 Cao tới được Cape Santa Maria và tới chuyến thám hiểm kế tiếp năm 1485, ông tới được Cape Cross trên bờ biển Hoang mạc Namib.

Năm 1487 một đoàn thám hiểm gồm hai tàu caravel cùng một tàu chở hàng hậu cần (store ship) do Bartholomew Dias chỉ huy ra khơi từ Bồ Đào Nha. Tới gần cửa sông Orange River họ không thể tiến thêm nữa (tức là mất gió) và đành quay buồm tiến ra biển theo hướng tây nam. Họ gặp bão lớn và phải dong buồm trước khi hoa tiêu thấy bờ tây Châu Phi. Không tìm thấy bờ, họ dong buồm lên phía bắc và cặp bờ tại nơi ngày nay là vịnh Mossel Bay. Từ địa điểm này Dias dong buồm tới nơi ngày nay là Kwaaihoek (Cannon Rocks), tại đây ông cho dựng một "padroe" (cột đá trên đỉnh có một khối đá hình hộp và thập giá) rồi quay về, cuối cùng lại nhìn thấy mũi Cape nổi tiếng, về sau được gọi tên là "Cabo de Tormentoso", Mũi Bão. Người ta kể rằng vua Joao đã đổi tên đó thành "da Bos Esperanza" hay Mũi Hảo Vọng. Con đường tới Ấn Độ giờ rộng mở và Vasco da Gama, rời Bồ Đào Nha năm 1497, đã theo đó tới được Ấn Độ.

* Chú thích: caravel là loại tàu nhẹ chạy nhanh với 2 hay 3 cột buồm với buồm tam giác cùng thủy thủ đoàn 20 người, trọng tải khoảng vài chục tấn - ngang sức tàu cá ven bờ hiện nay.
 
Last edited:
69562360_10219613802205120_1319734757323440128_n.jpg

Bức tranh mô tả trận đánh giữa người Khoi (bộ tộc chăn thả gia súc) với quân của Francis de Almeida người Bồ Đào Nha. Người Khoi chiến thắng, một phần nhờ họ xua đàn bò của mình vào húc quân địch.
 
Chú thích bảo tàng:

Năm 1480, một đoàn thuyền Bồ Đào Nha cặp bờ biển Tây Phi. Bartholomeu Dias thám hiểm lục địa này xa hơn về phía nam và tới năm 1488 đã vô tình dong buồm vòng qua mũi Cape. Dias đi xa tới tận Port Elizabeth trước khi quay đầu về, chắc có lẽ do thủy thủ đoàn phán đối. Trên chặng về, Dias cho dựng một thập giá (trên bờ vịnh nằm giữa các dãi núi mà về sau được các thủy thủ đặt tên là ‘False Bay’ - Vịnh Lầm). Dias đặt tên mũi đất này là Mũi Bão, nhưng John (Joao) II vua Bồ Đào Nha đổi tên lại thành Mũi Hảo Vọng. Tên gọi này thể hiện sự lạc quan của nhà vua rằng một con đường thương mại trên biển tới Ấn Độ sẽ được mở ra thông qua mũi Cape. Năm 1497 Vasco da Gama và sau này là Ferdinard Magellan cũng dong buồm qua mũi Cape đế tới Ấn Độ. Việc vẽ bản đồ bờ biển Châu Phi của các nhà thám hiểm và việc lập ra tuyến đường thương mại thay thế trên biển nối giữa Châu Âu và Châu Á đã tạo ra điểm dân cư Cape.

Năm 1503, Antonio de Saldanha, một nhà thám hiểm Bồ Đào Nha bị mắc bão đã hướng tàu vào vịnh Table, tưởng lầm rằng mình đã đi vòng qua mũi Cape. Bảy năm sau vào 1510, Francis de Almeida, vị phó vương đầu tiên của xứ Ấn Độ thuộc Bồ Đào Nha (Portuguese Indies), cũng vào vịnh Table Bay cùng một hạm đội để tìm kiếm nước ngọt. Một vài thủy thủ của ông đi vào một làng Khoikhoi gần đó tại vùng quanh sông Muối (Salt River) để mua gia súc và cừu. Việc họ tìm cách bắt cóc hai trẻ em người Khoi và cướp gia súc của người Khoikhoi đã khơi mào một xung đột vũ trang khiến đám thủy thủ phải chạy về tàu, để lại chiến thắng trong tay người Khoikhoi. Một đội tấn công trả thù gồm 150 người được de Almeida phái đi đánh người Khoikhoi. Một lần nữa người Khoikhoi chống trả và đánh bại đám Bồ Đào Nha, giết chết 67 người gồm cả de Almeida. Xung đột với người Khoikhoi khiến Bồ Đào Nha từ đó tránh né vùng Vịnh Table.
 
Đến đây xin nói thêm chút về địa lý khí hậu Cape Town và Nam Phi dưới mắt người bay đường:

70084049_10219586871771876_4738903353461833728_n.jpg

Bức ảnh cho thấy lý do Cape Town được chọn làm cảng-thành phố quan trọng của toàn vùng nam Châu Phi: do có dãy núi Table Mountain (góc trên bên trái), hơi nước cuộn xung quanh núi này thành các đám mây đưa nguồn nước ngọt rất quan trọng với sự sống. — in Cape Town, Western Cape.


69222482_10219588519613071_793771133814964224_n.jpg

Trong khi đó, khi bay sâu vào lục địa: Từ độ cao 12.500m so với mặt đất, vùng bình nguyên Nam Phi trông rõ mồn một - bầu trời không một vẩn mây tức là không có nước bốc hơi, cho thấy nước ở đây quý đến thế nào. Chốc chốc, mặt đất bằng phẳng lại hé ra một vết lở loét - đó là một mỏ vàng hay kim cương, lý do để các ông chủ ở lại xứ sở này. Mặc dù vậy, những năm gần đây Nam Phi tăng trưởng - 6% do giới giàu có dần rút vốn khỏi đất nước. — at AfriSam eikenhof quarry.
 
69653465_10219639941138577_1307695508726218752_n.jpg

NGƯỜI KHOIKHOI

Người Khoi là tộc người chăn nuôi đầu tiên ở Nam Phi và di cừ từ phía bắc đến cư trú tại Cape vào khoảng 2000 năm trước. Người Bồ Đào Nha, sau đó là thực dân Hà Lan, lần lượt đến giao tiếp với những người chăn thả này tại Cape. Ban đầu đám thực dân gọi họ là người Kaapman hoặc người Saldanhar, nhưng về sau đều gọi họ là người Hottentot, có lẽ do tiếng búng lưỡi của họ khi phát âm.
Người Khoi là những người chăn thả sống du mục vũ trang bằng cung tên và cây lao assegai. Vật nuôi là tài sản chính của họ và gia súc với họ không quan trọng chỉ vì là thức ăn, sức kéo và cưỡi, mà còn được dùng là thú đánh trận.
Do một trận dịch đậu mùa (smallpox) năm 1713 và các đợt dịch sau đó năm 1755 và 1767, người Khoi gần như bị quét sạch. Nguyên nhân gây suy tàn hệ thống xã hội của họ là do mất mát gia súc do buôn bán bất hợp pháp, do mất bãi chăn thả khi bị người canh tác nông nghiệp lấn chiếm và bị các chính quyền khác nhau xua đuổi để đàn áp những ai mà họ xem là có đe dọa vũ lực tới hệ thống kinh tế họ ưa thích.
Bản đồ ở trên mô tả các khu vực cư trú của các tộc người Khoi khoảng 1670.

Saartjie Baartman - nỗi đau của Châu Phi

_87523034_376392001.jpg



Saartjie-Baartman-.jpg


Saartjie Baartman là cô gái người Khoi bị đưa sang Châu Âu khi chưa đầy 20 tuổi, bị đem trưng bày trong một cái chuồng ở London để người Châu Âu đến xem. Được báo chí gọi là Hottentot Venus "thần Vệ nữ Phi Châu", hình thể của cô (khuôn mặt, kích thước sọ và hàm, bộ mông to và bộ phận sinh dục nhô cao v.v.) bị xem là biểu hiện thể lý của sự hạ cấp của người da đen so với chủng tộc da trắng ưu việt. Sau khi cô chết lúc chưa đầy 30 tuổi, xác của cô tiếp tục bị ướp để trưng bày và nghiên cứu. Di hài của cô chỉ được đưa về Nam Phi năm 2002 thời Mandela, và tên tuổi của cô trở thành biểu tượng của những điều đen tối xấu xa mà người da trắng đã làm với người da đen, điều mà chủng tộc da trắng (tiêu biểu là người Anh) sẽ không bao giờ xóa được khỏi lịch sử.
 
67568391_10219281563939371_4418042474379870208_n.jpg

Hình ảnh Nelson Mandela được chính quyền Nam Phi lạm dùng khắp nơi, không tương thích với những bức bối hàng ngày diễn ra trong xã hội mà không thấy ông này giải quyết nổi. Ai là được lợi từ việc sử dụng hình ảnh này? Chắc không phải những người đen và người lai nghèo nhan nhản khắp Nam Phi. Vậy tại sao người giàu lại muốn phô bày hình ảnh Mandela? Có thể nó giúp giữ quân bình cho một xã hội đầy mâu thuẫn lúc nào cũng chực chờ nổ bung. Đây là một Aung San Suu Ki của Lục địa Đen chăng? Tức là giới chủ da trắng chấp nhận dựng hình ảnh này để nhờ thế khoác được vẻ ngoài tốt đẹp hơn, tích cực hơn chăng? Chỉ đáng tiếc cho Aung San Suu Ki khi bà này thực sự tham gia vào thực tế chính trị và phải ra các quyết định chính trị, lập tức bộ máy tuyên truyền dân chủ quốc tế biến bà thành một thứ devil mới, và các hào quang xưa bỗng mau bay biến hết.
— at Office of the Mayor of Cape Town.


67794855_10219281724103375_1908896320626622464_n.jpg

Nhà ga chính Cape Town.


67184128_10219283552989096_8728474543158460416_n.jpg

Tầng dưới mặt đất của Nhà ga tàu điện ngầm Cape Town. Thời kỳ Hà Lan (1652-1806), nơi đây có hàng trăm đường ngầm tunel dưới đất. Người Hà Lan áp dụng kỹ thuật họ học từ Canada và Nga - họ cho là phía trên mặt đất là dành cho xe cô đi lại, còn nơi ở sẽ nằm dưới đất để cho ấm. Hiện nay nơi đây là các cửa hàng, trung tâm thương mại.
 
67159765_10219283624110874_6355494310275710976_n.jpg

Dưới đường hầm có một hòn đá có bảng Chú thích: Hòn đá Thư tín này được dùng bởi các tàu buồm của Công ty Đông Ấn Hà Lan, được phục hồi trong cuộc khai quật khu vực này tháng 4/1974.

67332600_10219283657471708_6337737820257386496_n.jpg


67402262_10219283655711664_452157909061599232_n.jpg



67318307_10219283672552085_632839478032990208_n.jpg

Dưới khu này cũng bảo tồn một đoạn của bể chứa nước ngọt cổ có từ thời Hà Lan.
Chú thích - Wagenaer Reservoir:
These ruins are all that remain of a reservoir built in 1663 under the supervision of Zacharias Wagenaer, the second Commander at the Cape, to improve the water-supply for sailing ships. They were discovered in 1975 during building operations and have been preserved in their original position. The reservoir, built of stone and brick, was constructed in the bed of the Fresh River which flowed down to the sea from Table Mountain. The reservoir was 45x15m with a capacity of approximately 700 m3. A 1-metre-high safety wall of brick surround it. Four flights of steps enable sailors to reach the water to fill their barrels. A wooden sluice-gate at the entrance of the sluice-channel regulated the water-level. The sluice-channel was covered by timber and a mound of earth to provide additional strength against water-pressure.
Hồ chứa nước Wagenaer:
Những tàn tích này là tất cả những gì còn lại của một hồ chứa được xây dựng vào năm 1663 dưới sự giám sát của Zacharias Wagenaer, Chỉ huy phó tại Mũi Hảo Vọng, để cải thiện việc cung cấp nước cho các tàu buồm. Chúng được phát hiện vào năm 1975 khi diễn ra các hoạt động xây dựng và được bảo quản ở vị trí gốc ban đầu. Hồ chứa, làm bằng đá và gạch, được xây trên lòng sông Fresh chảy xuống biển từ Núi Bàn. Hồ chứa có kích thước 45x15m với dung tích khoảng 700 m3. Một bức tường gạch an toàn cao 1 mét bao quanh nó. Bốn dãy bậc thềm cho phép các thủy thủ tiếp cận với nước để đổ đầy thùng của họ. Một cửa cống bằng gỗ ở lối vào của kênh cống giúp quy định mực nước. Kênh cống được bao phủ bởi gỗ và một ụ đất để tăng cường khả năng chống lại áp lực nước.


67098734_10219283768634487_8240544508618473472_n.jpg

Hình dáng hồ chứa nước và các bậc thềm ban đầu.
 
Rất cám ơn bạn vì đã dành thời gian chia sẻ về Cape Town. Mình cũng rất muốn được một lần đặt chân đến lục địa đen vì mình có người quen sang Libya để sinh sống và làm Cha Xứ ở đó. Hy vọng bạn có thể chia sẻ thêm về thông tin chuyến bay quốc tế đến Cape Town, bạn đi tour của đơn vị nào và chi phí ra sao ạ?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,186
Bài viết
1,150,431
Members
189,946
Latest member
Ngvanvuong
Back
Top