What's new

Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham quan

Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

Ngoài ra trong khuôn viên còn có 1 số tượng khác như ..

Tượng Phật Thích Ca lúc vừa đản sinh

22 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


Tượng Phật Thích Ca lúc đi ra cổng thành gặp nhân duyên để sau này đi xuất gia ...

22b by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

Cảnh thái Tử Tất Đạt Đa cắt tóc, quyết tâm đi theo con đường tu hành nên dòng sông Ni Liên Thiền, trao lại áo mão cho người hầu Xa-Nặc đem về hoàng cung báo tin là Thái Tử sẽ xuất gia ...

23 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

Tượng Đức Phật Thích Ca lúc thời gian đầu đi theo phương pháp tu khổ hạnh, nhịn ăn... nên cơ thể bị suy nhược trầm trọng... Về sau Đức Phật thấy phương pháp tu khổ hạnh hành xác này là sai lầm... và Ngài đã từ bỏ phương pháp khổ hạnh này ... chuyển sang phương pháp tu Trung đạo ... và cuối cùng đã tìm ra con đường giác ngộ ...
24 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr



Cảnh Đức Phật Thích Ca sau khi vừa thành đạo, đã chuyển pháp luân, truyền lại bài giảng đầu tiên cho 5 anh em Kiều Trần Như...
25 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

Ngoài ra thì trong khuôn viên chùa Chén Kiểu cũng xây dựng thêm 1 ngôi nhà Sa La nữa cũng toàn làm được ốp bằng chén kiểu... rất đặc biệt ....

27 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


28 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

29 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

32 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr


Cận cảnh những chén kiểu ốp lên vách tường nè ...
31 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr

30 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

Rời chùa Chén Kiểu mình đi đến địa điểm tiếp theo không kém phần thú vị, và rất là 1 điểm đến rất đặc trưng khi đến tỉnh Sóc Trăng này... Đó là ngôi chùa ĐẤT SÉT ...
 
Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

3/ chùa ĐẤT SÉT ( Bửu Sơn Tự):

Chùa Đất Sét (tên chính thức là Bửu Sơn Tự), tọa lạc tại tỉnh Sóc Trăng. Đây là một ngôi chùa nổi tiếng của tỉnh, vì có hàng ngàn pho tượng bằng đất sét và 4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn.

Chùa Đất Sét được xây dựng vào đầu thế kỷ 20, do dòng họ Ngô tự lập để tu tại gia. Ban đầu, chỉ là một am nhỏ bằng cây lá trên một diện tích nhỏ hẹp, và trong sảnh điện thờ cũng rất đơn sơ. Mãi đến đời trụ trì thứ tư là ông Ngô Kim Tòng, am nhỏ mới được tôn tạo, mở rộng và có thêm nhiều tượng thờ như ngày nay.

Chùa hiện nay tọa lạc trên một diện tích khoảng 400 m2. Cổng tam quan được xây kiên cố, lợp ngói. Ngôi chánh điện ngó về hướng Đông. Phần mặt tiền của điện được xây kiến cố bằng vật liệu thời hiện đại, hai cột chính có đắp nổi hình rồng uốn lượn khá tỉnh xảo. Phần còn còn lại của điện chỉ là "cột gỗ, mái tôn", không lầu và có kết cấu đơn giản. Cả mái chùa được chống đỡ bằng 24 cây cột cây. Mỗi cây được ốp bằng đất sét, đắp hình rồng uốn lượn và những hoa văn trang trí khác.

Trong nội điện không rộng, và vì chứa nhiều thứ nên chật chội. Ở đây có trên ngàn tượng pho tượng các vị Phật, Tiên, Thánh, Thần...và linh thú do ông Ngô Kim Tòng làm ra trong suốt 42 năm (từ 1928 đến 1970) để thờ và trang trí. Tất cả được làm chủ yếu từ đất sét, có pha trộn bột hương (nhang) cùng với keo ô dước để không bị nứt nẻ, và đều được sơn phết tỉ mỉ bằng sơn và dầu bóng.

Qua sự sắp xếp các pho tượng thờ: A Di Đà, Di Lặc, Quan Thế Âm, Khổng Tử, Ngọc Hoàng Thượng Đế, Lão Tử, Diêu Trì Kim Mẫu, v.v... đã nói lên tư tưởng "Tam giáo đồng nguyên" (Phật, Nho, Lão) của người lập chùa và các thế hệ truyền thừa. Và cũng vì chùa Đất Sét lập ra để tu tại gia nên chùa không có sư, không nhận tiền công đức của khách thập phương. Hiện nay chùa do người trong gia đình thay nhau quản lý.

Chùa Đất Sét không chỉ nổi tiếng bởi hàng ngàn pho tượng làm bằng đất sét, cột chùa cũng được ốp bằng đất sét, mà còn được nhiều người biết đến bởi 4 đôi nến (đèn cầy) cao lớn được đúc năm 1940. Trong đó, có ba đôi mà mỗi cây cao 2,6 m, ngang 1 m, và được đúc bằng 200 kg sáp. Cặp còn lại nhỏ hơn, và mỗi cây được đúc bằng 100 kg sáp. Tổng cộng là 1,4 tấn sáp. Để đúc được nó phải dùng sáp nguyên chất, chặt nhỏ, cho vào chảo nấu lỏng, đổ vào khuôn (dùng tôn lợp nhà cuộn lại). Sau một tháng, nến nguội rồi mới gỡ khuôn ra và trang trí.

Hiện nay, hai nến nhỏ vẫn cháy suốt ngày đêm từ khi ông Ngô Kim Tòng qua đời (ngày 18 tháng 7 năm 1970) mà vẫn chưa hết. Phỏng tính bình quân mỗi cây nến cháy suốt ngày đêm phải mất 70-80 năm. Ngoài ra, tại đây còn có 3 cây hương (nhang), mỗi cây cao 1,5 m, nặng 50 kg và hiện chưa được đốt.

03 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 
Re: Sóc Trăng - xứ sở chùa chiền, giao thoa văn hóa Kinh-Hoa-KhơMe-những điểm tham qu

Để đi vào viếng chùa Đất Sét thì du khách phải đi vô 1 con hẻm cặp bên hông, vì chùa nằm tuốt luốt phía sau trong hẻm, và hai bên con hẻm thì người dân tạn dụng di tích nên kinh doanh mua bán các loại bánh kẹo, vật phẩm .... ...

24 by Nguyễn Việt Đoàn 1, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,446
Bài viết
1,147,339
Members
193,507
Latest member
bj88usukcom
Back
Top