What's new

[Chia sẻ] Ta ba lô trên đất Phật

Trước tiên xin gửi lời cám ơn đến Lquviet99 , batluong , Sư Cường , thanhtruc ... và tất cả những người bạn đã cung cấp thông tin cho chúng tôi thực hiện chuyến đi này .

CHUẨN BỊ

Năm ngoái , ở Lahsa , khi tôi hỏi Vân ( A châu của lòng tôi ) rằng em sẽ đi đâu sau khi rời khỏi Lahsa . Em chỉ qua bên những dãy núi mờ mờ và nói rằng em sẽ đến Katmandu của Nepal , một trung tâm của Ấn Độ giáo ... Lúc ấy tôi nghĩ ... " Một ngày nào đó , tôi sẽ đến Katmandu ... "
Anh bạn đồng hành với tôi trong chuyến đi Tibet năm ngoái rủ rê tôi đi Ấn Độ theo hành trình của Đức Budha ( tôi thích gọi Đức Phật của lòng tôi là Budha ) . Tôi đồng ý ngay và lên ngay một kế hoạch kết hợp hai điểm đến trong cùng một chuyến hành trình . Và do sự kết hợp này nên chuyến đi của chúng tôi đi ngược lại hoàn toàn với các chuyến đi hành hương mà nhiều người Việt đã từng đi . Điểm đến đầu tiên của chúng tôi sẽ là Katmandu , rồi đến Lumbini , Kashunagar ( Câu Thi Na ) , Sanarh ( Lộc Uyển ) và Bothgaya ( Bồ Đề đạo tràng ) .
Chuyến đi Tibet năm ngoái đã cho chúng tôi khá nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi không còn bỡ ngỡ khi tìm kiếm thông tin từ lonely planet ( đây là sách guide book mà chúng tôi cho là hay nhất hiện nay ) . Sự tư vấn của các quân sư giấu mặt như bác Batluong , thanh truc , Sư Cường đã cho chúng tôi khá nhiều thông tin bổ ích
Nhưng không phải là không có trở ngại
Tháng 10 khi tôi đặt vé máy bay giá rẻ ở chỗ bác Lqviet99 , bác Việt báo giá vé rất cao vì tình hình xăng dầu leo thang chóng mặt .Tôi thất vọng ê chề và thậm chí có dự định huỷ bỏ chuyến đi ... nhưng nhờ niềm tin vào đức Budha .... đến cuối năm giá xăng dầu tụt dốc kéo theo sự giảm giá của vé máy bay . Nhưng khó khăn lại tiếp tục khi chúng tôi không thể nào đặt vé máy bay theo đúng lịch trình dự định vì chuyến bay thẳng từ Gaya rất hạn chế ( mỗi tuần chỉ có 2 chuyến ) . Xoay trở , co kéo đủ bề ... cuối cùng chúng tôi cũng có được vé máy bay như ý với giá 754 USD ( luôn thuế ) . Lịch bay của chúng tôi sẽ là : Sài Gòn - Bangkok - Katmandu - Bodhgaya - Bangkok - Sài Gòn .
Lịch trình dự định của chúng tôi như sau :

LỊCH TRÌNH NEPAL VÀ INDIA
27.1.2009 : Bay Sài Gòn – Bangkoc ( 20: 55 – 22:20 ): Nghỉ đêm tại sân bay
28.1.2009 : - Bay Bangkoc – Katmandu ( 10: 35 – 12 : 50 )
- Về Hotel Ganesh Himal : www.ganeshhimal.com ( 10 – 12 usd ) : 4243819 , 4263598 hay Tayoma Hotel ( 10 usd )
- Chiều tham quan Durbakr Square , Bodhanath

29.1.2009 :- Sáng tham quan Bhaktapur
- Chiều tham quan Patan
30.1.2009 - Bay đi Lumbini
- Nghỉ ở Lumbini Village Lodge ( 580432 – lumbinivillagelodge @yahoo.com ) – 250 – 350Rs – Rent bike: 100 Rs/day
- Tham quan Maya Devi temple : Fee : 50 Rs

31.1.2009 :- Buddist Monasteries Tour ( Chùa Việt Nam . Nhật Bản , Trung Quốc , Đức … )
- Trưa : Khởi hành đi qua biên giới Án Độ
- Đón xe đi Gorakhpur ( 56Rs – 2h30’ ) (đón xe ở đâu ? )
- Nghỉ tại Hotel Elora ( 2200647 – 350Rs)

1.2.2009 - Thuê Taxi di Kushinagar ( 800 Rs ) ( Câu Thi Na )
- Mua vé tàu đi Varanasi ( sleeper – 114Rs/pax - có AC : 320Rs – 5 giờ 30’ – mua vé tại quầy số 811
- Đến Varanasi – khách sạn Scindhia guest house – 2420319 – http://scindhiaguesthouse.com . ( 550 Rs )
2.2.2009- Tham quan Sarnath ( Vườn Lộc Uyển ) – cách Varanasi 10km bằng xe kéo ( 100 Rs , 30phút ) hoặc taxi ( 300 Rs )
- Chiều tham quan Varanasi
- Mua vé bus đi Gaya
3.2.2009 :Tham quan Varanasi ( chưa biết đi đâu )
4.2.2009 :
- Khởi hành đi Gaya . Đến Gaya đi xe kéo về Bodhgaya ( 80Rs )
- Ở Deep Guesthouse , 2200463 , Bodhgaya Rd ( 300 Rs ) hay Kirti Guest House ( 2200744 , near Kalchakra Maidan , 800 Rs )
5.2.2009 :
Tham quan Tháp Đại Giác ( Mahabodhi temple ) và Monastery tour
6.2.2009 : Tham quan Rajgir Hill ( núi Linh Thứu ) và Viện Phật học Nalanda
7.2.2009 - Monastery tour
- 12 giờ : Đi ra sân bay Gaya bay về Bangkoc ( 14: 45 – 21: 15 )
- Về khách sạn ở Khaosan

8.2.2009 :

- Shopping tour : Chợ chatuchak
- 16 giờ có mặt ở sân bay để bay về Sài Gòn

Thực tế chuyến đi có nhiều điều không giống như dự định ...những bài viết sau này sẽ là những trải nghiệm trong suốt chuyến đi . Hy vọng sẽ góp phần chia xẻ những thông tin bổ ích cho mọi người

KHỞI HÀNH

7 giờ tối mùng 2 , chúng tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục bay qua Bangkok . Tưởng vắng nhưng ngược lại , sân bay đầy người đi du lịch . Bóng ma khủng hoảng kinh tế dường như đã dừng lại bên ngoài sân bay . Nhưng dù sao cũng cám ơn bóng ma khủng hoảng vì nhờ nó mà thủ tục xuất cảnh trở nên dễ dàng hơn , không cần viết giấy tờ lôi thôi , tôi đưa cái passport của mình cho anh hải quan xăm xoi rồi đóng dấu cái cụp .... và thế là lên đường .
Sau gần 1 giờ 30 phút bay , chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Suvanabhumi của Bangkok , nơi mà cách đây vài tháng đã nổi đình nổi đám khắp thế giới trong cơn khủng hoảng chính trị ở Thái Lan . Chúng tôi thật sự bị shốc trước sự to lớn đồ sộ của nó . Một sân bay không lồ nhưng sự sắp xếp rất khoa học . Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay nhưng chúng tôi lại không cảm thấy bỡ ngỡ vì tất cả mọi nơi đều có biển báo rất cụ thể . Bản đồ có sẵn tại quầy infomartion hoàn toàn miễn phí .Nhân viên nhã nhặn lịch sự .
Vì chuyến bay tiếp đến Katmandu của chúng tôi khởi hành khá sớm nên chúng tôi quyết định nghỉ đêm tại sân bay . Nhân viên của Thái Air chỉ cho chúng tôi lên tầng 3 , nơi có chỗ nghỉ cho hành khách . Nhưng khi lên đến nơi chúng tôi mới phát hiện ra , phòng nghỉ đó chỉ dành cho khách VIP , còn dạng thường dân economic như chúng tôi thì phải nằm ở ghế chờ .
Cũng may tự nhiên anh bạn đồng hành sực nhớ ra rằng mình có phiếu nghỉ tại một cái loung ở cuối tầng 3 . Chúng tôi đến đó và thật sự ngỡ ngàng trứơc sự sang trọng của nó . Trong suốt chuyến hành trình kéo dài 12 ngày thì đêm hôm đó chính là đêm đáng nhớ nhất và hạnh phúc nhất khi chúng tôi được chăn êm nệm ấm suốt 8 tiếng đồng hồ chờ máy bay . Nhưng sáng ra , khi ăn sáng tôi liếc nhìn bảng giá của cái Loung thì muốn lăn ra té xỉu : 8 tiếng đồng hồ chăn êm nệm ấm đó trị giá 160 usd ( hơn cả vé may bay khứ hồi đi Thái ) . Tôi hít hà nói với anh bạn đồng hành : " Người Thái cũng biết moi tiền nhỉ ... ? " Anh bạn tôi nhún vai cười ... " Nhưng u có hài lòng không ? Moi tiền mà u hài lòng còn hơn là u bị moi tiền mà vẫn tức như ở Việt Nam ... "

dscf4909kx8.jpg
[/URL]
Sân bay Suvanarbhumi

dscf4910fg7.jpg
[/URL]

dscf4889hb7.jpg
[/URL]

Phòng nghỉ tại sân bay trị giá 160 usd/ 8 giờ
 
Last edited:
Gorakhpur

Nằm giữa Kushinagar và Sonauli ,Gorakhpur là một thị trấn nhỏ nhưng đông đúc , náo nhiệt . Nhưng điều đáng ngạc nhiên là tất cả các đoàn hành hương đều đi ngang qua Gorakhpur nhưng chẳng ai dừng lại . Bởi lẽ chẳng có gì để xem ở Gorakhpur ngoại trừ một số ngôi đền của Ấn Độ giáo mà ở bất kỳ nơi nào trên đất Ấn chúng ta đều có thể nhìn thấy . Sự đông đúc và náo nhiệt mà ta thấy được ở Gorakhpur không phải vì đây là một địa điểm hành hương hay có thắng cảnh mà vì ở đây có nhà ga trung tâm lớn nhất bang Uttar Pradesh . Cách biên giới Nepal - Ấn Độ khoảng 150 km và cách Kushinagar khoảng 60km , bạn bắt buộc phải dừng chân ở Gorakhpur nếu muốn đi tiếp đến các thánh tích Phật giáo khắc bằng một phương tiện mà tất cả người dân Ấn Độ khuyên dùng : Đó là xe lửa .

Xe lửa … ! Vâng có rất nhiều xe lửa từ Gorakhpur . Ở đây có những chuyến tàu đi Varanasi , trung tâm của Ấn Độ giáo bên sông Hằng , đi Bothgaya ( Bồ Đề đạo tràng ), thánh tích quan trọng nhất của Phật Giáo và đến New Dehli , thủ đô của Ấn Độ .

Sau 3 tiếng đồng hồ ngồi thẳng lưng trong một chiếc taxi của thập niên 70 cùng với một anh chàng tài xế bảnh chọe , đầu tóc láng mượt nhưng miệng lúc nào cũng nhổ nước trầu phèn phẹt , chúng tôi được thả xuống nhà ga Gorakhpur ồn ào và bụi bặm .

Chuyến tàu đi Varanasi của chúng tôi sẽ khởi hành lúc 10 giờ đêm . Nhưng theo tất cả những thông tin mà chúng tôi thu nhặt được từ lúc ở Việt Nam thì trễ giờ là một trong những đặc điểm của hệ thống đường sắt Ấn Độ nên chúng tôi quyết định thuê khách sạn để hành lý , tranh thủ ngó nghiêng cái thị trấn Gorapur này và cũng để ngả lưng nghỉ ngơi chút ít trước khi lên đường . Chúng tôi chấm khách sạn Bobina vì theo lời quảng cáo của Lonely Planet , đó là một khách sạn tốt nhất và sang nhất vùng này với tiêu chuẩn của một resort ( 600 R = 240.000 ) nhưng anh chàng tài xế vùng Kushinagar hình như ít khi đi Gorakhpur nên mặc dù đã lượn vài vòng , hỏi thăm khắp chốn anh ta cũng đã không tìm ra ( anh ta không biết tiếng Anh ) . Chúng tôi đành ra hiệu cho anh ta thả chúng tôi xuống trước nhà ga để chúng tôi tự tìm một khách sạn khác .

Và lựa chọn thứ hai là Elora Hotel ( cũng theo Lonely Planet ) . Đó là một khách sạn nằm đối diện với cổng chính của nhà ga , trên lầu 1 của một tòa nhà 3 tầng cũ kỹ , đông đúc và nhộn nhịp với những hàng quán la liệt trước cổng vào . Chúng tôi leo lên tầng 1 và hỏi thuê một phòng thượng hạng , sang trọng nhất ( có tivi , máy điều hòa , nước nóng ) với giá 130R = 52.000 cho 5 tiếng nghỉ ngơi tại đây .

Bước dọc theo một đoạn hành lang dài , sâu hun hút , nhờ nhờ tối , chúng tôi dừng chân trước cửa phòng 103 và hồi hộp trước cái đấm cửa trông như từ nhiều thế kỷ trước còn sót lại . Loay hoay một lúc , mới mở được cửa để bước vào căn phòng thượng hạng .

Chủ nhân của nó đã không nói dối , phòng có tivi ( 14 inch ) , có máy điều hòa ( để ở góc phòng nhưng không bật vì bên ngoài trời lạnh rồi ) , có nước nóng ( 7 giờ tối mới có ) và ngoài những thứ đó ra , tất cả những gì còn lại trong phòng luôn gợi cho tôi cảm giác mình đang sống trong khung cảnh của phim “ Triệu phú ổ chuột “ mà tôi đã có dịp xem trước khi lên đường . Đó là một căn phòng tồi tàn , ẩm thấp với những khung cửa đầy bụi , những chiếc ly uống nước cáu bẩn và phòng vệ sinh dạng hố xí bệt đầy những vết bẩn đang phơi bày tất cả sự tàn tạ của nó dưới ánh đèn vàng vọt .

Không thất vọng lắm vì hầu hết tất cả những khách sạn gần nhà ga ở Việt Nam cũng trong tình trạng tương tự như vậy , thậm chí anh bạn đồng hành của tôi còn xuýt xoa trước vẻ cũ kỹ và dơ bẩn đó . Cùng với đoạn hành lang mờ tối và những bóng người Ấn Độ cam chịu lặng lẽ lướt qua mặt chúng tôi , anh bạn tôi đã tìm thấy những chất liệu tuyệt vời cho những bức ảnh mô tả một cuộc sống , một tâm trạng khắc khoải của phận người nơi đất khách .

Chúng tôi đi vào ga để quan sát . Gorakhpur là một ga lớn với 16 đường tàu . Người đông một cách khủng khiếp nhắc nhở cho chúng tôi biết rằng Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ nhì thế giới . Luôn luôn có tàu đến và tàu đi . Phòng bán vé đầy người với 20 cửa bán vé nhưng cửa bán vé cho người nước ngoài thì đóng im ỉm ( tốt nhất nên nhờ đại lý du lịch mua ) . Tuy đông , nhưng cách làm việc của họ khá khoa học . Tất cả các toa đều có danh sách các hành khách kèm số ghế , số giường . Danh sách này được in ra và dán trên những bản thông báo trong sân ga trước giờ tàu chạy và được dán trên cửa toa . Trong phòng bán vé còn có máy để hành khách tự kiểm tra số ghế của mình và số lượng ghế thừa ở mỗi chuyến để mua vé cho thích hợp .

Tò mò quan sát một toa tàu vừa ghé đến , chúng tôi hoảng kinh khi thấy giường sleeper không giống như ở Việt Nam . Hoàn toàn không có toa riêng , sleeper chỉ là một cái ghế dài đặt liên tiếp nhau trong một toa . Tài sản đương nhiên phải tự giữ lấy . Những thông tin về nạn trộm cắp trên tàu đã khiến chúng tôi quyết định đổi vé sleeper lấy vé ở toa AC sleeper ( có nghĩa là toa hạng nhất ) . Quay trở lại phòng bán vé để hỏi nhưng chẳng ai giải quyết . Mãi một lúc sau mới xuất hiện một tay nghe chúng tôi trình bày . Hắn giải thích dài dòng nhưng sau khi chúng tôi đưa cho hắn 600R thì hắn thu lại vé cũ rồi đưa cho chúng tôi một tờ giấy ghi nghệch ngoạch số ghế , số toa rồi biến mất .

9 giờ đêm , chúng tôi có mặt ở sân ga . May thay đoàn tàu đi Varanasi khởi hành tại Gorakhpur nên khá đúng giờ . Chúng tôi đi như chạy để tìm kiếm toa của mình vì đoàn tàu quá dài ( gần 40 toa ) . Không hú còi , không báo hiệu …đúng 10 giờ đoàn tàu lừng lững rời khỏi ga trong nỗi sợ hãi mơ hồ của chúng tôi . Chúng tôi chỉ kịp nhảy lên toa của mình trong tích tắc trước khi tàu rời bến .

Toa tàu VIP của chúng tôi có tất cả 9 giường ( Việt Nam 4 giường ) và chẳng ai chịu nằm đúng số giường của mình cả . Khi chúng tôi lên đến nơi thì các giường dưới đã có người nằm cả , chỉ còn 2 chiếc giường trên cùng nên đành phải leo lên . Không khác mấy so với toa sleeper , cũng là những chiếc giường được gắn bởi những thanh sắt xuống sàn toa . Chăn , nệm phải tự đi lấy . Và tôi đã thật dại dột khi trùm một cái chăn lên người để sáng hôm sau phát hiện ra môi của mình sưng lên , nổi mụn nước do chuyến viêng thăm của một em côn trùng bé nhỏ nào đó .

Trong lúc anh bạn đồng hành đã ngáy khò khò , suốt đêm hôm đó tôi không thể nào chợp mắt được vì lo lắng cho điểm đến kế tiếp .Trên tàu không hề có bản hiệu , không hề có loa phát thanh …mà đoàn tàu này lại dừng ở nhiều ga . Làm cách nào để biết ga nào là ga Varanasi ?

Nhưng cuối cùng sự lo lắng của tôi cũng hơi dư thừa .Ga Varanasi là một ga lớn nên người xuống khá đông . Khoảng 6 giờ sáng , một nhân viên của tàu đi dọc các toa và gào lên : Varanasi …Mọi người lục tục ngồi dậy . Tôi nhảy phắt xuống sàn tàu rồi kéo vali ầm ầm chạy ra cửa sau khi đã cẩn thận hỏi lại một anh trông có vẻ trí thức rằng “ Varanasi here ? “ và được anh ấy xác nhận : “ yes “ .

Một làn sóng người ồ ạt nơi các toa chen lấn nhau thật khủng khiếp vì nghe nói tàu chỉ dừng khoảng 10 phút . Vừa bước xuống sân ga tôi bị đám đông đó cuốn đi tức khắc để khi đến cửa ra vào , tôi thoảng thốt nhận ra , người bạn đồng hành của tôi đã biến mất ….

dscf5565.jpg
[/URL]
Ga Gorakhpur

dscf5533p.jpg
[/URL]
View từ Elora Hotel

dscf5554.jpg
[/URL]
Bên trong nhà ga

dscf5549.jpg
[/URL]

dscf5537.jpg
[/URL]
Lối lên Elora hotel
 
... Tôi đứng bơ vơ giữa dòng người đông đúc với một tâm trạng hoảng hốt thật sự . Tôi vẫn còn tiền trong người cùng hộ chiếu nhưng vé máy bay thì anh bạn đồng hành đã giữ . Tôi cũng không biết làm cách nào và nhờ cậy ai để tìm anh giữa một biển người xung quanh mình , giữa một nhà ga xa lạ và một đất nước xa lạ …Và rồi sau đó , một người Ấn Độ đến bên cạnh tôi và nói với tôi bằng một thứ tiếng Anh lơ lớ mà phải tập trung lắm tôi mới hiểu được . Anh ta hỏi tôi đã có khách sạn chưa và muốn chở tôi đến một số khách sạn mà anh ta biết . Khi tôi lúng búng trong miệng “ I lost my friend … “ thì anh ta chỉ về hướng ngược lại và ra hiệu rằng đã thấy bạn tôi đi về hướng đó .

Tôi mừng suýt phát khóc vì biết rằng đó không phải là cửa ra và chắc chắn khi không thấy cửa ra , anh bạn của tôi sẽ quay lại nên tôi quyết định dứt khoát mình sẽ đứng ngay cửa ra vào để chờ đợi … Đúng như tôi đã nghĩ , khoảng 10 phút sau đó , anh bạn của tôi xuất hiện và cũng mừng rỡ khi nhìn thấy tôi đang ngồi bần thần nơi cửa ra vào . Chúng tôi ngồi bàn bạc vói nhau và thống nhất để tôi ở lại giữ đồ , còn anh bạn tôi sẽ chạy ra ngoài để tìm taxi .

Chúng tôi phải cẩn thận như thế vì đêm hôm trước ở Kashunagar , tôi đã dành khá nhiều thời gian để tham khảo Lonely Planet về Varanasi . Điều làm chúng tôi cảm thấy lo ngại nhất đó là lời cảnh báo về nạn lừa đảo tại Varanasi . Lonely Planet ghi rằng ở Varanasi có rất nhiều tên lái xe Richshaw hoặc taxi hay chở khách vào những khu tối để trấn lột rồi đưa ra lời khuyên rằng nếu bạn đi bằng xe lửa đến Varanasi thì nên đặt phòng trước tại khách sạn , sau đó nên kêu khách sạn đến đón để an toàn . Và đặc biệt khi đến Varanasi vào sáng sớm hoặc tối thì không nên rời khỏi nhà ga . Tin theo khuyến cáo của Lonely Planet , ngay từ lúc ở Kushinagar , chúng tôi đã gọi điện đặt phòng tại Scindhia Guest House ( www.scindhiaguesthouse.com ) và được chủ nhân hứa hẹn rằng khi nào đến ga , chúng tôi gọi điện thì họ sẽ cho người ra đón . Nhưng khi chúng tôi đến rồi gọi điện thoại thì họ lại bảo khách sạn chưa có người làm nên không có ai đón và nói chúng tôi nên tự đón xe đến , đồng thời họ cũng nói giá xe là khoảng 60R để chúng tôi yên tâm trả giá .

Khi anh bạn tôi đi rồi , tôi kéo sát chiếc va li vào mình và giữ chặt cái ba lô đựng máy ảnh . Trong một buổi sáng giá lạnh , sân ga đông nghẹt người nằm ngồi la liệt trên sân , phơi bày tất cả sự nghèo khổ cùng cực . Tôi không thể không động lòng trước những người Ấn Độ đen đúa , đi chân đất quấn quanh mình một chiếc chăn mỏng co ro trong cơn lạnh , những người phụ nữ nằm thiêm thiếp trên sân ga , những người đàn ông đang hồn nhiên đánh răng bằng một cành cây được bán giá 1R …. Tất cả những con người đó đang lướt qua trước mặt tôi một cách bình thản , nhẫn nại và cam chịu .Thỉnh thoảng họ quay lại nhìn tôi với một cặp mắt dò xét như đang nhìn ngắm một gã nhà giàu , sang trọng , rởm đời ….Tôi không thể tưởng tượng nổi , những hình ảnh nghèo khổ và dơ bẩn như thế lại có trên đất Phật , trên đất nước Ấn Độ , một đất nước có một nền văn minh cổ đại huy hoàng có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia khác trên thế giới , một quốc gia hàng đầu tại châu Á về tin học , có sản lượng công nghiệp đứng hạng 10 thế giới …. Tôi sẽ giải thích và dạy cho học trò thế nào khi thực tế mà tôi nhìn thấy hoàn toàn không giống như những gì mà sách giáo khoa đã mô tả … ?

Anh bạn tôi đã trở lại cùng với một gã tài xế xe Richshaw ( một dạng giống xe lam ở Việt Nam ) thỏa thuận sẽ chở chúng tôi đến nơi chúng tôi yêu cầu . Sự thất tín của Scindhia Guest House đã làm chúng tôi mất cảm tình nên chúng tôi đẩy nó xuống thành sự lựa chọn thứ hai và đưa khách sạn Hotel Ganges View lên thành lựa chọn thứ nhất dù giá ở Ganges View là khá mắc ( 2500R = 60 usd /đêm ) .

Chiếc Richshaw run lên bần bật và gã tài xế vừa chạy xe vừa huyên thuyên với chúng tôi về Varanasi , chê bai những khách sạn mà chúng tôi đã lựa chọn . Chúng tôi ngồi im không đáp trả , phần vì quá mệt , phần thì không muốn tạo điều kiện cho gã có thể đưa chúng tôi đến một khách sạn nào đó tồi tệ hơn . Khoảng 20 phút sau đó , chúng tôi vào khu Old city , khu phố cổ của Varanasi và Hotel Ganges View nằm kế bên sông Hằng tuyệt đẹp với phòng khách chẳng khác gì một galary tranh . Nhưng thật xui xẻo , tất cả phòng ở đây đều đã có khách .

Chúng tôi đành quay ra kêu gã tài xế chở đến Scindhia Guest House . Dù gì chúng tôi cũng đã đặt phòng tại đây nên không sợ không có phòng .Và rồi sau đó ít phút , rắc rối bắt đầu ập đến khi gã tài xế dừng lại trước cửa một guest house nhỏ mang tên Sidarta và bảo đó chính là Scindhia . Tôi dứt khoát không đồng ý và giải thích rằng chúng tôi đã đặt phòng tại Scindhia và chúng tôi chỉ muốn đến Scindhia thôi . Gã tỏ vẻ khó chịu rồi giải thích dài dòng rằng Sindhia nằm ngay bờ sông , muốn đi vào đó không thể chạy bằng xe được mà phải đi bằng thuyền rồi sau đó tiếp tục chở chúng tôi đến một guest house khác trong một ngõ hẹp . Biết đã rơi vào tay của một gã cò khách sạn , anh bạn tôi dứt khoát bước xuống , trả tiền . Sau đó chúng tôi đi ngược ra con đường chính của khu old city .

Một gã tài xế khác lại xuất hiện chèo kéo . Rút kinh nghiệm , chúng tôi đưa tên Scindhia Guest House và nhấn mạnh rằng chúng tôi chỉ cần đến đó . Nếu chở đi được thì đi không thì thôi . Gã tài xế này giải thích với chúng tôi rằng đường vào Scindhia rất nhỏ , xe không chạy vào được , nếu chúng tôi muốn đến đó thì phải đi bộ từ đường chính vào hết 2,5km . Tôi dứt khoát đồng ý đi bộ và có nói thêm nếu gã dẫn chúng tôi đến tận nơi , chúng tôi sẽ trả thêm tiền . Cuối cùng chúng tôi đồng ý giá mà gã đưa ra là 100R để gã đưa chúng tôi đến tận khách sạn . Trước khi lên xe , tôi nói với gã rằng nếu không đưa chúng tôi đến nơi chúng tôi sẽ không trả tiền . Gã nhìn tôi ra vẻ thành thật và nói với tôi rằng : “ You should believe me , now see my eyes …” nhưng sau sự cố vừa rồi , tôi đã mất đi thiện cảm với người dân Varanasi . Tôi không thèm nhìn vào mắt gã mà phẩy tay một cách thờ ơ , tôi bảo : “ Let’s go ! “ .

Xe chạy theo con đường chính đó về phía trước khoảng 10 phút rồi dừng lại trước một con hẻm . Chúng tôi bước xuống , kẻ vác ba lô , người kéo vali đi theo gã tài xế luồn vào trong con hẻm đó . Chúng tôi thật sự không nhớ nổi mình đã quẹo bao nhiêu lần , rẽ trái hay rẽ phải , chúng tôi chỉ biết cắm cúi bước theo gã tài xế đang ung dung đi phía trước . Chúng tôi như bị lạc trong một trận đồ bát quái những con hẻm nhỏ vừa đủ cho một con bò đứng và một người đi ngang qua , những con hẻm nhỏ đầy phân bò lớp nhớp dưới chân , rác rưởi lềnh khênh băng qua những ngôi đền Hindus giáo rực rỡ sắc màu , những ngôi nhà nhỏ bé vang rền tiếng cầu nguyện ...

Sau gần 15 phút rẽ trái , rẽ phải , rồi rẽ trái ….chúng tôi bước những bước cuối cùng trên những bậc thang . Khi bước lên tới đỉnh chúng tôi thở dài khoan khoái khi thấy mở rộng trước mắt mình con sông linh thiêng bậc nhất của Ấn Độ : Sông Hằng ….

Scindhia Guest House có một vị trí khá đẹp nằm ngay Scindhia Ghat , một nơi tắm sông đông đúc nhất tại Varanasi . Chúng tôi chọn phòng đẹp nhất ( trên cao , có view nhìn ra sông Hằng , phòng tắm riêng , có balcony ) với giá 1200R = 480.000 và hoàn toàn hài lòng với sự lựa chọn này vì phòng rất sạch sẽ , thoáng đãng , dễ thương . Sáng sớm ngày hôm sau khi tôi và anh bạn đồng hành từ balcony của Scindhia , chĩa máy chớp liên tục cảnh mặt trời đỏ lựng trên dòng sông Hằng huyền bí , một lần nữa chúng tôi lại tán đồng với nhau rằng Scindhia là một sự lựa chọn đúng đắn nhất .

DSCF6061.jpg

Đường chính của khu Old City - Varanasi

DSCF6054.jpg

Ngõ quẹo vào Sindhia Guest House

DSCF6049.jpg

Những ngõ hẹp

DSCF6042.jpg


DSCF5998.jpg

Điểm cuối của ma trận
 
Last edited:
... Tất cả những con người đó đang lướt qua trước mặt tôi một cách bình thản , nhẫn nại và cam chịu .Thỉnh thoảng họ quay lại nhìn tôi với một cặp mắt dò xét như đang nhìn ngắm một gã nhà giàu sang trọng , giàu có , rởm đời ….Tôi không thể tưởng tượng nổi , những hình ảnh nghèo khổ và dơ bẩn như thế lại có trên đất Phật , trên đất nước Ấn Độ , một đất nước có một nền văn minh cổ đại huy hoàng có ảnh hưởng sâu sắc đến nhiều quốc gia khác trên thế giới , một quốc gia hàng đầu tại châu Á về tin học , có sản lượng công nghiệp đứng hạng 10 thế giới …. Tôi sẽ giải thích và dạy cho học trò thế nào khi thực tế mà tôi nhìn thấy hoàn toàn không giống như những gì mà sách giáo khoa đã mô tả … ?

Cái này đúng cứ phải đi mới tự cảm nhận được phải không bạn tibet 3217 ?
 
Sarnath

Chủ nhân của Scindhia Guest House là một thanh niên trẻ , nói tiếng Anh rất lưu loát và một phong cách làm việc rất chuyên nghiệp . Thú thật nếu có cơ may quay trở lại Varanasi một lần nữa thì tôi cũng sẽ quyết định chọn Scindhia Guest House vì phong cách làm việc chuyên nghiệp hiếm có đó . Ở đây có đầy đủ những dịch vụ cần thiết để phục vụ bạn . Chúng tôi mua một tour đi Sarnath ( Vườn Lộc Uyển ) với giá 150R / pax và đúng 10 giờ như đã hẹn , một người đàn ông trung niên xuất hiện dẫn chúng tôi đi ngược ra cái mê trận đường phố ngoằn nghèo rồi giao chúng tôi cho một gã đầu trọc lái richshaw biết lõm bõm vài tiếng Anh . Chúng tôi thỏa thuận với nhau là trước khi đi Sarnath , y sẽ chở chúng tôi đi đổi tiền và thuê xe để ngày mai chúng tôi đi Bothgaya ( Bồ Đề Đạo Tràng ) và chúng tôi sẽ trả thêm cho y một số tiền ( 100R )

Chúng tôi như chìm trong một không khí hỗn loạn với những đường phố đầy người , đầy xe , đầy bụi …. Chiếc Richshaw già nua long sòng sọc , chạy một cách khổ sở trên những con đường hẹp và may thay những phương tiện giao thông khác đều tránh nó như tránh một con chó già ghẻ lở đang hung hãn trong một cơn điên dại giữa trưa nắng . Gần một tiếng đồng hồ sau chúng tôi có mặt tại Sarnath , thánh địa thứ 3 trong tứ động tâm ( Bốn thánh tích của Phật giáo làm lay động tâm hồn của Phật Tử ) . Nơi này cách Varanasi 7km .

Sarnath được các Phật tử biết đến với một cái tên gọi khá gần gũi là vườn Lộc Uyển ( hay vườn Nai ) .

... Chuyện kể rằng , sau khi tìm thấy chân lý giải thoát nhiệm màu tại Bodhgaya ( Bồ Đề đạo tràng ) đức Buddha quyết định sẽ mang chân lý ấy đi truyền lại cho nhiều người khác để thực hành thoát khỏi cái khổ đang đeo đuổi con người . Người vượt qua một đoạn đường dài gần 210 km trên đôi chân trần để trở về Varanasi . Tại sao lại là Varanasi mà không phải là một nơi khác ? Sau này một số người quá khích đã gán ghép rằng sở dĩ đức Budha quay trở lại Varanasi vì Ngài muốn tuyên chiến với Ấn Độ giáo , tôn giáo đang thống trị đời sống tâm linh của người Ấn Độ , tôn giáo mà Người đã từng theo và sau đó từ bỏ vì nó đã không giúp Người tìm ra nguyên nhân vì sao con người khổ và làm cách nào để vượt qua cái khổ đó . Nhưng tôi không tin . Tôi có một niềm tin sâu sắc rằng , đức Buddha từ bi của tôi sẽ không có suy nghĩ như thế khi chính Người đã chỉ rõ cho tôi biết rằng tham , sân , si chính là nguyên nhân của sự khổ . Tôi chỉ lờ mờ suy đoán rằng Người chọn Varanasi để quay trở về chẳng qua vì lòng nhân từ , Người muốn những người bạn cùng đi tìm chân lý với mình năm xưa sẽ ngộ ra những gì mà Người đã nhìn thấy .

Năm xưa khi mới từ bỏ cuộc sống vương giả , đức Buddha đã từng có thời gian tu tập cùng với 5 người bạn là Kondana ( Kiều Trần Như ) , Bhaddiya , Vappa , Mahanama , Assaji . Nhưng lối tu khổ hạnh mà mọi người theo đuổi đã không giúp Đức Buddha nhìn thấy được chân lý giải thoát nhiệm màu mà Người chỉ thấy thân thể mình ngày càng kiệt quệ như một ánh đèn trước gió nên Người quyết định bỏ lối tu này bất chấp sự phản đối và sau đó là khinh miệt của những người bạn đồng tu . Đức Buddha đã đi một con đường khác , theo ý mình , theo suy nghĩ của trái tim từ bi của chính mình và Ngài đã tìm thấy chân lý giải thoát .

Và giờ đây Ngài đã quay trở về . Sau gần hai tháng trời ròng rã đi bộ , đức Buddha đã đến được Sarnath , nơi mà năm người bạn đồng tu của Ngài vẫn đang miệt mài tu tập theo lối tu khổ hạnh . Ban đầu họ có ý không chào đón Ngài vì cho rằng Ngài là người thấp kém đã không theo đuổi đến cùng con đường tu hành nhưng khi đức Buddha đến gần họ đã phải thay đổi thái độ khi nhìn thấy một khí chất ung dung tự tại toát ra từ con người của Ngài . Trước thái độ hoài nghi của 5 người anh em khi biết mình đã giác ngộ , đã tìm thấy chân lý giải thoát , Đức Buddha đã giảng giải cho họ những gì mà mình đã chiêm nghiệm thấy ở Bodhgaya về con đường giải thoát : con đường trung đạo .

Người giảng giải rằng , con đường tu tập tìm kiếm sự giải thoát đúng đắn phải là một con đường nằm giữa hai bờ thái cực là đắm chìm trong dục lạc thấp hèn hoặc từ chối tất cả mọi thứ mà chính bản thân chúng ta nghĩ nó là dục lạc thấp hèn đến mức độ hủy hoại thân thể . Không chạy theo dục lạc thấp hèn và cũng không ép xác , khổ hạnh đó mới chính là con đường tiến đến sự giải thoát đúng đắn nhất .

Con người chúng ta đang ngụp lặn trong một bể khổ lớn lao . thế nào là khổ ? Sinh , lão , bệnh , tử là khổ . Sầu , bi , ưu , não là khổ , gần gũi với những gì ta không thích là khổ , xa lìa những gì ta thích là khổ , cầu không được , ước không thấy cũng là khổ … Xét ra cả cuộc đời con người , mấy ai không vướng vào cái sự khổ đó ….

Vì sao chúng ta lại khổ như vậy ? Do lòng tham , sân , si kết tụ trong người và ngày càng lớn dần rồi sau đó nó chi phối tâm tư chúng ta , chi phối hành động của chúng ta để rồi chúng ta phải gánh chịu những hậu quả do chính chúng ta tạo ra .

Vậy làm cách nào để hết khổ ? Tìm cách loại trừ , quăng bỏ , chấm dứt lòng tham , sân si trong lòng của mỗi chúng ta .

Làm cách nào để loại trừ ? Hãy hiếu đúng về nguồn gốc của cái khổ, hãy suy nghĩ đúng , cẩn thận trong lời nói , không phạm giới luật , không sát sinh , làm nhiều điều tốt , luôn sáng suốt trong tư duy …làm được như thế tâm hồn chúng ta sẽ bình an …. Cái khổ do tâm chúng ta tạo ra sẽ tan biến ….

Những lời lẽ thuyết giảng của Đức Buddha quá nhiệm màu . Như một tấm gương lâu ngày bị bụi bám mờ , nay có người lau rửa , soi rọi làm nó đột nhiên bừng sáng , 5 anh em đồng tu với Người đã ngộ ra tất cả chân lý giải thoát . Họ quyết định đi theo con đường của đức Buddha và từ đó Tăng đoàn đầu tiên của Phật giáo đã ra đời .

Bao nhiêu mùa mưa đã trôi qua , từ một tăng đoàn có sáu người nay Phật giáo đã trở thành một trong ba tôn giáo lớn nhất thế giới với hàng triệu triệu tín đồ . Cho dù rất nhiều người tô vẽ bài thuyết pháp đầu tiên của Đức Phật nơi vườn Sarnath bằng những tên gọi mỹ miều như : Kinh chuyển pháp luân , tiếng sư tử hống nơi vườn Nai …nhưng đối với một người kiến thức thấp kém như tôi , cái cốt lõi của bài thuyết pháp đầu tiên này vẫn không thay đổi . Nó đã chỉ ra nguyên nhân nỗi thống khổ của con người và đưa ra con đường sáng suốt nhất để vượt qua được nỗi khổ đó . Sẽ còn rất lâu tôi mới có thể hiểu hết những gì Đức Buddha đã nói trong bài thuyết pháp đầu tiên nơi Sarnath nhưng những hiểu biết nông cạn , hời hợt ban đầu về nó cũng đã đủ mang lại cho tôi một sự cân bằng trong cuộc sống đang có quá nhiều bất an ….
 
Last edited:
... Chúng tôi mua vé vào cổng của khu di tích Sarnath với giá 100R/pax . Nhìn từ bên ngoài Sarnath chẳng khác gì một công viên lớn , xanh rì một màu xanh của cỏ . Nhưng chỉ vài bước chân sau đó người ta đã thấy hiển hiện trước mắt mình một cái tháp vĩ đại màu gạch đỏ . Đó chính là tháp Dhamekh . Đại tháp Dhamekh này được xây dựng từ thời vua Ashoka ( khoảng thế kỷ III Tcn ) có chiều cao khoảng 44m , đường kính mặt đáy khoảng 27m để ghi nhận nơi Đức Buddha giảng bài pháp đầu tiên cho những người bạn đồng môn . Xung quanh tháp có khắc chạm khá nhiều hoa văn nhưng phần lớn ở trên cao nên tôi không thể nào nhìn kỹ được . Giữa trưa nắng nhưng bóng của ngôi tháp vẫn in trên mặt đất một vòng tròn mát rượi che chở cho những Phật tử nhiệt thành đang âm thầm , lặng lẽ đi từng bước theo chiều kim đồng hồ bất chấp cái nhìn lạ lùng của những đứa bé Ấn Độ bán hàng rong .

Kế bên tháp Dhamekh là chùa Sri Lanka được xây dựng với motype gần giống Tháp Đại Giác ở Bodhgaya nhưng chúng tôi thật không may khi đến gần giữa trưa nên ngôi chùa đã đóng cửa . Đối diện với ngôi chùa này là một khoảng sân rộng được ghi chú là vườn Lộc Uyển năm xưa và nằm ngay kế bên là bộ Kinh chuyển pháp luân được khắc bằng nhiều thứ tiếng , trong đó có cả tiếng Việt , được đặt vòng quanh một nhóm tượng tái hiện lại cảnh Đức Phật đang truyền pháp dưới một góc cây bồ đề . Tôi nghe nói cây bồ đề này được chiết ra từ cây bồ đề nguyên thủy mà Đức Phật đã từng ngồi thiền để tìm ra chân lý thoát khổ ở Sri Lanka nên rất linh thiêng .

Tôi ngồi trú dưới bóng mát của tháp Dhamekh , nhìn qua bãi cỏ xanh xanh và lướt cặp mắt của mình đến từng viên đá màu đỏ ấm nóng đang lặng lẽ im lìm trong cái nắng gay gắt . Những viên gạch đó là chứng nhân của một thời huy hoàng của Phật giáo với hàng trăm tự viện mọc lên xung quanh tháp Dhamekh . Đồng thời sự đổ nát , những vết lở lói của những bức phù điêu cũng đã gợi cho tôi một cảm giác xốn xang như đang chứng kiến sự tàn phá khi Ấn Độ rơi vào tay của người Hồi giáo và Mông Cổ . Hàng trăm tự viện bị các tiểu vương Mughal phá hủy để lấy gạch xây nhà . Những viên gạch không biết cất tiếng kêu than , khóc lóc cho sự tàn phá bởi bàn tay của con người nhưng may thay những phần còn lại của nó cũng vẫn đủ sức kể lại nhiều thứ cho những người hậu thế

Bước chân ra khỏi Sarnath , đột nhiên tôi bật cười . Người Ấn Độ đã từng tàn phá những thánh tích Phật giáo nhưng bây giờ họ không thể phủ nhận được , đám tro tàn của những phế tích đó đã cứu giúp họ , đã mang lại cho họ một nguồn sống , nguồn thu nhập và tôi tin chắc rằng họ sẽ không đời nào tàn phá nó lần thứ hai .

img8906.jpg
[/URL]
Đại tháp Dhamekh

img9043.jpg
[/URL]

img8965.jpg
[/URL]
Hoa văn trên tháp Dhamekh

img8988.jpg
[/URL]
Nền của những tự viện xung quanh tháp Dhamekh

img9009.jpg
[/URL]
Những hoa văn trang trí dưới chân những tự viện đổ nát
 
img9026.jpg
[/URL]
Những phế tích vẫn đủ sức kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện ...

img8874.jpg
[/URL]
Chùa Sri Lanka

img8892.jpg
[/URL]
Kinh chuyển pháp luân ( bài thuyết giảng đầu tiên của Đức Phật ) bằng tiếng Việt

img9068.jpg
[/URL]
Con đường chính của Sarnath

img9063.jpg
[/URL]
 
. Giữa trưa nắng nhưng bóng của ngôi tháp vẫn in trên mặt đất một vòng tròn mát rượi che chở cho những Phật tử nhiệt thành đang âm thầm , lặng lẽ đi từng bước theo chiều kim đồng hồ bất chấp cái nhìn lạ lùng của những đứa bé Ấn Độ bán hàng rong .

Xin hỏi bác một chút, là đi quanh tháp theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ ạ ?

Theo tôi hiểu, thì ngược chiều kim đồng hồ hình như mới là chiều vận động của vũ trụ?
 
Xin hỏi bác một chút, là đi quanh tháp theo chiều kim đồng hồ hay ngược chiều kim đồng hồ ạ ?

Theo tôi hiểu, thì ngược chiều kim đồng hồ hình như mới là chiều vận động của vũ trụ?

Đi kinh hành là một trong những phép Thiền của Phật giáo và cũng là cách thể hiện sự tôn kính với các bảo tháp tại các Phật tích . Theo tôi nghe và thấy thì tất cả các Phật tử đều đi kinh hành theo chiều kim đồng hồ . Nhưng bạn có thể đi ngược chiều kim đồng hồ cũng không sao vì điều đó không có ghi trong giới luật . Quan trọng là tâm của bạn có hướng đến Phật hay không ? Nguyên nhân vì sao lại đi theo chiều kim đồng hồ thì tôi cũng không rõ nhưng có lẽ là theo vòng quanh của trái đất với ý nghĩa " thuận duyên " . Tặng bạn 2 câu thơ của vua Trần Nhân Tông , một thiền sư của Việt nam

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên
Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

( Cõi trần vui đạo hãy tùy duyên
Đói cứ ăn no mệt ngủ yên ... )

Một số tài liệu cũng cho biết thêm , người theo Ấn Độ giáo cũng đi kinh hành xung quanh thánh tích của họ ngược chiều kim đồng hồ với ý nghĩa thu gom nguồn năng lượng của vũ trụ và gia tăng phước đức .

Cám ơn câu hỏi của bạn
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,808
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top