What's new

[Chia sẻ] Ta ba lô trên đất Phật

Trước tiên xin gửi lời cám ơn đến Lquviet99 , batluong , Sư Cường , thanhtruc ... và tất cả những người bạn đã cung cấp thông tin cho chúng tôi thực hiện chuyến đi này .

CHUẨN BỊ

Năm ngoái , ở Lahsa , khi tôi hỏi Vân ( A châu của lòng tôi ) rằng em sẽ đi đâu sau khi rời khỏi Lahsa . Em chỉ qua bên những dãy núi mờ mờ và nói rằng em sẽ đến Katmandu của Nepal , một trung tâm của Ấn Độ giáo ... Lúc ấy tôi nghĩ ... " Một ngày nào đó , tôi sẽ đến Katmandu ... "
Anh bạn đồng hành với tôi trong chuyến đi Tibet năm ngoái rủ rê tôi đi Ấn Độ theo hành trình của Đức Budha ( tôi thích gọi Đức Phật của lòng tôi là Budha ) . Tôi đồng ý ngay và lên ngay một kế hoạch kết hợp hai điểm đến trong cùng một chuyến hành trình . Và do sự kết hợp này nên chuyến đi của chúng tôi đi ngược lại hoàn toàn với các chuyến đi hành hương mà nhiều người Việt đã từng đi . Điểm đến đầu tiên của chúng tôi sẽ là Katmandu , rồi đến Lumbini , Kashunagar ( Câu Thi Na ) , Sanarh ( Lộc Uyển ) và Bothgaya ( Bồ Đề đạo tràng ) .
Chuyến đi Tibet năm ngoái đã cho chúng tôi khá nhiều kinh nghiệm nên chúng tôi không còn bỡ ngỡ khi tìm kiếm thông tin từ lonely planet ( đây là sách guide book mà chúng tôi cho là hay nhất hiện nay ) . Sự tư vấn của các quân sư giấu mặt như bác Batluong , thanh truc , Sư Cường đã cho chúng tôi khá nhiều thông tin bổ ích
Nhưng không phải là không có trở ngại
Tháng 10 khi tôi đặt vé máy bay giá rẻ ở chỗ bác Lqviet99 , bác Việt báo giá vé rất cao vì tình hình xăng dầu leo thang chóng mặt .Tôi thất vọng ê chề và thậm chí có dự định huỷ bỏ chuyến đi ... nhưng nhờ niềm tin vào đức Budha .... đến cuối năm giá xăng dầu tụt dốc kéo theo sự giảm giá của vé máy bay . Nhưng khó khăn lại tiếp tục khi chúng tôi không thể nào đặt vé máy bay theo đúng lịch trình dự định vì chuyến bay thẳng từ Gaya rất hạn chế ( mỗi tuần chỉ có 2 chuyến ) . Xoay trở , co kéo đủ bề ... cuối cùng chúng tôi cũng có được vé máy bay như ý với giá 754 USD ( luôn thuế ) . Lịch bay của chúng tôi sẽ là : Sài Gòn - Bangkok - Katmandu - Bodhgaya - Bangkok - Sài Gòn .
Lịch trình dự định của chúng tôi như sau :

LỊCH TRÌNH NEPAL VÀ INDIA
27.1.2009 : Bay Sài Gòn – Bangkoc ( 20: 55 – 22:20 ): Nghỉ đêm tại sân bay
28.1.2009 : - Bay Bangkoc – Katmandu ( 10: 35 – 12 : 50 )
- Về Hotel Ganesh Himal : www.ganeshhimal.com ( 10 – 12 usd ) : 4243819 , 4263598 hay Tayoma Hotel ( 10 usd )
- Chiều tham quan Durbakr Square , Bodhanath

29.1.2009 :- Sáng tham quan Bhaktapur
- Chiều tham quan Patan
30.1.2009 - Bay đi Lumbini
- Nghỉ ở Lumbini Village Lodge ( 580432 – lumbinivillagelodge @yahoo.com ) – 250 – 350Rs – Rent bike: 100 Rs/day
- Tham quan Maya Devi temple : Fee : 50 Rs

31.1.2009 :- Buddist Monasteries Tour ( Chùa Việt Nam . Nhật Bản , Trung Quốc , Đức … )
- Trưa : Khởi hành đi qua biên giới Án Độ
- Đón xe đi Gorakhpur ( 56Rs – 2h30’ ) (đón xe ở đâu ? )
- Nghỉ tại Hotel Elora ( 2200647 – 350Rs)

1.2.2009 - Thuê Taxi di Kushinagar ( 800 Rs ) ( Câu Thi Na )
- Mua vé tàu đi Varanasi ( sleeper – 114Rs/pax - có AC : 320Rs – 5 giờ 30’ – mua vé tại quầy số 811
- Đến Varanasi – khách sạn Scindhia guest house – 2420319 – http://scindhiaguesthouse.com . ( 550 Rs )
2.2.2009- Tham quan Sarnath ( Vườn Lộc Uyển ) – cách Varanasi 10km bằng xe kéo ( 100 Rs , 30phút ) hoặc taxi ( 300 Rs )
- Chiều tham quan Varanasi
- Mua vé bus đi Gaya
3.2.2009 :Tham quan Varanasi ( chưa biết đi đâu )
4.2.2009 :
- Khởi hành đi Gaya . Đến Gaya đi xe kéo về Bodhgaya ( 80Rs )
- Ở Deep Guesthouse , 2200463 , Bodhgaya Rd ( 300 Rs ) hay Kirti Guest House ( 2200744 , near Kalchakra Maidan , 800 Rs )
5.2.2009 :
Tham quan Tháp Đại Giác ( Mahabodhi temple ) và Monastery tour
6.2.2009 : Tham quan Rajgir Hill ( núi Linh Thứu ) và Viện Phật học Nalanda
7.2.2009 - Monastery tour
- 12 giờ : Đi ra sân bay Gaya bay về Bangkoc ( 14: 45 – 21: 15 )
- Về khách sạn ở Khaosan

8.2.2009 :

- Shopping tour : Chợ chatuchak
- 16 giờ có mặt ở sân bay để bay về Sài Gòn

Thực tế chuyến đi có nhiều điều không giống như dự định ...những bài viết sau này sẽ là những trải nghiệm trong suốt chuyến đi . Hy vọng sẽ góp phần chia xẻ những thông tin bổ ích cho mọi người

KHỞI HÀNH

7 giờ tối mùng 2 , chúng tôi có mặt tại sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục bay qua Bangkok . Tưởng vắng nhưng ngược lại , sân bay đầy người đi du lịch . Bóng ma khủng hoảng kinh tế dường như đã dừng lại bên ngoài sân bay . Nhưng dù sao cũng cám ơn bóng ma khủng hoảng vì nhờ nó mà thủ tục xuất cảnh trở nên dễ dàng hơn , không cần viết giấy tờ lôi thôi , tôi đưa cái passport của mình cho anh hải quan xăm xoi rồi đóng dấu cái cụp .... và thế là lên đường .
Sau gần 1 giờ 30 phút bay , chúng tôi hạ cánh xuống sân bay Suvanabhumi của Bangkok , nơi mà cách đây vài tháng đã nổi đình nổi đám khắp thế giới trong cơn khủng hoảng chính trị ở Thái Lan . Chúng tôi thật sự bị shốc trước sự to lớn đồ sộ của nó . Một sân bay không lồ nhưng sự sắp xếp rất khoa học . Lần đầu tiên đặt chân đến sân bay nhưng chúng tôi lại không cảm thấy bỡ ngỡ vì tất cả mọi nơi đều có biển báo rất cụ thể . Bản đồ có sẵn tại quầy infomartion hoàn toàn miễn phí .Nhân viên nhã nhặn lịch sự .
Vì chuyến bay tiếp đến Katmandu của chúng tôi khởi hành khá sớm nên chúng tôi quyết định nghỉ đêm tại sân bay . Nhân viên của Thái Air chỉ cho chúng tôi lên tầng 3 , nơi có chỗ nghỉ cho hành khách . Nhưng khi lên đến nơi chúng tôi mới phát hiện ra , phòng nghỉ đó chỉ dành cho khách VIP , còn dạng thường dân economic như chúng tôi thì phải nằm ở ghế chờ .
Cũng may tự nhiên anh bạn đồng hành sực nhớ ra rằng mình có phiếu nghỉ tại một cái loung ở cuối tầng 3 . Chúng tôi đến đó và thật sự ngỡ ngàng trứơc sự sang trọng của nó . Trong suốt chuyến hành trình kéo dài 12 ngày thì đêm hôm đó chính là đêm đáng nhớ nhất và hạnh phúc nhất khi chúng tôi được chăn êm nệm ấm suốt 8 tiếng đồng hồ chờ máy bay . Nhưng sáng ra , khi ăn sáng tôi liếc nhìn bảng giá của cái Loung thì muốn lăn ra té xỉu : 8 tiếng đồng hồ chăn êm nệm ấm đó trị giá 160 usd ( hơn cả vé may bay khứ hồi đi Thái ) . Tôi hít hà nói với anh bạn đồng hành : " Người Thái cũng biết moi tiền nhỉ ... ? " Anh bạn tôi nhún vai cười ... " Nhưng u có hài lòng không ? Moi tiền mà u hài lòng còn hơn là u bị moi tiền mà vẫn tức như ở Việt Nam ... "

dscf4909kx8.jpg
[/URL]
Sân bay Suvanarbhumi

dscf4910fg7.jpg
[/URL]

dscf4889hb7.jpg
[/URL]

Phòng nghỉ tại sân bay trị giá 160 usd/ 8 giờ
 
Last edited:
RAJGIR ( LINH THỨU SƠN ) VÀ NALANDA

.... Ngày cuối cùng tại Bodhgaya chúng tôi quyết định thuê xe di Linh Thứu Sơn và Nalanda . Những thánh tích Phật giáo cách Bodhgaya khoảng 70 Km . Đi Rajgir và Nalanda đều có xe bus với giá rất rẻ nhưng thời gian chờ đợi rất lâu và nhồi nhét kinh hoàng . Chúng tôi lang thang ra bến taxi trước Mahabodhi Temple để tìm xe và trả giá . Mất một thời gian khá lâu , lượn tới lượn lui , kể cả quay về khách sạn để hỏi , chúng tôi mới ưng ý cái giá 600 Rp cho chuyến đi từ 7 giờ sáng đến 3 giờ chiều đến Rajgir ( núi Linh Thứu ) và Nalanda .

Đúng 7 giờ sáng , xe đón chúng tôi tại khách sạn . Xe đánh một vòng xung quanh Mahabodhi Temple rồi chạy dọc theo con đường nhỏ đầy bụi men theo sông Nairanjana đã cạn khô trơ cả đáy . Gần cả 2 tiếng đồng hồ sau đó , xe đưa chúng tôi băng qua những con đường giữa những cánh đồng trồng cải đầy hoa . Và khi chúng tôi bắt đầu nhìn thấy ngọn núi đá mờ mờ đằng xa thì phong cảnh hai bên đường cũng bắt đầu thay đổi với những bụi cây thưa thớt và những mảnh đất khô cằn . Nhưng có một điều không hề thay đổi đó là những thị trấn nghèo nàn phủ đầy bụi , những con người Ấn Độ còm cõi và đông đúc lặng lẽ trong một nhịp sống chậm rãi âm thầm ….

Xe dừng tại khu cáp treo để lên đỉnh Linh Thứu . Chúng tôi mua vé khứ hồi với giá 120Rps/vé. Đó là một số tiền lớn nên người đi cáp khá ít . Dù vậy chúng tôi vẫn phải len lỏi theo 3 vòng rào sắt mới vào được đến nơi lên cáp .

Cáp treo núi Linh Thứu là một loại cáp treo kì lạ nhất trong tất cả cáp treo mà tôi đã từng đi . Tôi không biết nó được xây dựng từ khi nào nhưng rõ ràng nó là một thách thức với tất cả những người phụ nữ yếu tim . Tuyệt đối không thể dùng chữ an toàn để mô tả về cáp treo tại đây khi nó chỉ đơn thuần là những chiếc ghế sắt được nối trên cáp . Bạn phải đứng sẵn ở vạch được vẽ trên nền xi măng , hơi nghiêng người và khi cái ghế sắt ( cabin cáp treo ) trờ tới , bạn phải xoay người lại ngồi phóc lên chiếc ghế đang trên đà bay thẳng về phía trước . Sau khi bạn đã yên vị , cách đó khoảng vài bước chân là một người đợi sẵn với nhiệm vụ gạt thanh sắt chắn giữa cái ghế để bạn có thêm chút xíu cảm giác hoang tưởng rằng vịn vào thanh sắt đó mình sẽ an toàn hơn. Rồi chiếc ghế đột nhiên bay lên , bạn sẽ thấy mình chơ vơ giữa rừng cây , giữa những tảng đá xám lởm chởm bên dưới. Nhưng rồi cảm giác lo lắng đó sẽ tan biến sau vài phút nhường chỗ cho một cảm giác phấn khích. Chưa bao giờ bạn gần gũi với thiên nhiên đến thế , chưa bao giờ bạn đang trôi trên một không gian với đôi chân đung đưa ngoài không trung và hít thở đến tận cùng bầu không khí thoáng đãng đang tràn ngập xung quanh .

Sau khoảng 15 phút đi cáp , điểm dừng là Tháp Hòa Bình do Nhật Bản xây dựng trên đỉnh núi . Tháp có hình tròn được sơn màu trắng trông đồ sộ nhưng thanh thoát . Ấn tượng nhất là cái cổng được làm theo kiến trúc của cồng Thần Đạo Nhật Bản . Trên đỉnh núi lãng đãng mây trời, cái cổng đó càng làm tăng thêm chất Thiền ….

Kế bên Tháp Hòa Bình là một ngôi chùa nhỏ của người Nhật , phần chánh điện được trang hoàng khá đơn giản theo phong cách Nhật . Đang giờ hành lễ , một thầy ngồi bên chiếc trống lớn luôn tay gõ từng nhịp đều đặn , miệng đọc lớn một câu chú ( giống như Niệm Phật ở Việt Nam ) . Các đoàn khách hành hương lẳng lặng xếp hàng lễ Phật rồi đến kế bên Thầy để thầy cho lộc chùa là những viên đường nhỏ nhắn xinh xắn như những ngôi sao nhỏ . Có lẽ Thầy biết việc leo núi dễ làm người ta mau mệt và những viên đường kia sẽ giúp người ta mau lại sức . Tôi vốn đã ngưỡng mộ người Nhật , sau việc này càng ngưỡng mộ thêm . Làm sao họ lại tinh tế như thế trong việc thu phục tình cảm của mọi người …. ?

Chúng tôi không có duyên với Linh Thứu Sơn . Đặt chân lên đến tháp Hòa Bình , chúng tôi cứ nghĩ đó là đỉnh Linh Thứu , nơi đức Budha đã từng giảng những bài kinh quan trọng nhất , và cũng là nơi xuất phát câu chuyện “ Niêm Hoa vi tiếu “ mà sư phụ của tôi đã kể khi tôi hỏi vì sao tượng Phật ở Tuệ Quang nói riêng và dòng Thiền Trúc Lâm nói chung lại cầm hoa sen . Lang thang khoảng nửa tiếng đồng hồ ở đó chúng tôi quyết định đi cáp xuống để còn kịp qua Nalanda . Mãi sau này chúng tôi mới biết , nơi chúng tôi đặt chân đến không phải là đỉnh Linh Thứu mà là đỉnh Kì Xà Quật . Từ đỉnh Kì Xà Quật đi sang đỉnh Linh Thứu và các hang động , nơi tu tập của các vị Ananda , Mục Kiền Liên là một quãng đường khá xa .

Rời khỏi Linh Thứu Sơn , chúng tôi sang Nalanda trong cái nắng đổ lửa . Cái nắng nóng đã làm chúng tôi xuống sức một cách nhanh chóng nên sự hào hứng với Nalanda , trường Phật hoc đầu tiên , nơi sản sinh ra những danh tài Phật học như Vô Trước , Đường Huyền Trang …. , đã giảm đi rất nhiều . May mắn thay , sau khi mua vé 100Rps / người chúng tôi hân hoan bước trên con đường dẫn vào khu phế tích xanh rì một màu xanh của hàng cây vô ưu tươi tốt và một bãi cỏ lớn

Khu phế tích khá rộng với những bờ tường đỏ gạch , những bậc thang rêu phong , những chiếc giếng sâu hun hút và những đường diềm trang trí , những hoa tiết điêu khắc làm tôi như tê liệt vì một cảm giác ngưỡng mộ . Không còn nghi ngờ gì nữa , chắc chắn đây đã từng là một trường Phật học to lớn và vĩ đại nhất thế giới .

Đáng tiếc là với vốn kiến thức ít ỏi của mình , chúng tôi không thể bắt những phế tích kia kể cho chúng tôi nghe những câu chuyện thú vị liên quan đến lịch sử Phật giáo . Đành núp trong bóng râm đứng thở và nhìn mãi ra những phế tích đang nằm im lìm mệt mỏi giữa buổi trưa hầm hập nóng .

Điểm nhấn cuối cùng ở Nalanda làm tôi nhớ mãi lại không liên quan đến Phật giáo . Trên đường quay trở ra , chúng tôi thấy một đoàn học sinh cấp 3 đi vào . Các em đứng xúm xít xung quanh một người Thầy đang sang sảng kể một câu chuyện gì đó nghe rất chăm chú , nhiều em ghi chép rất cẩn thận . Tôi nghĩ chắc là một giờ học ngoại khóa của học sinh . Hỏi ra mới biết đó là giờ học lịch sử . Nghe xong , tôi thoáng nhớ đến những giờ lịch sử tôi phải giảng chay , việc tôi phải giành giật với nhiều đồng nghiệp để có thể dẫn học sinh xuống phòng nghe nhìn để cho các em xem phim , xem hình , để hứng thú hơn với môn lịch sử mà chạnh lòng xót xa ….

Về nước , trong giờ lịch sử đầu tiên , tôi nói với các em học sinh của mình … “ Hãy đi , đi ra khỏi Việt Nam một lần thôi , các con sẽ thấy mình sẽ trở thành một con người khác …. Kể cả kiến thức và tư duy … ! “

hinh1c.jpg


Đường đi Rajgir băng qua những cánh đồng cải vàng vàng

hnh2.jpg
[/URL]

... Băng qua những khu ổ chuột đầy rác

hinh3.jpg
[/URL]

và băng qua dòng sông cạn trơ cả đáy
 
Last edited:
hinh10.jpg


Tiếng niệm Phật trong gian chùa Nhật làm cho không gian đỉnh núi nhuộm đầy chất Thiền

hinh11.jpg


Đường vào phế tích Nalanda

hinh12.jpg


Những bức tường đỏ như thế này cho ta biết ngày xưa đây là một tu viện to lớn

hinh13.jpg


Dấu thời gian

hinh14.jpg

Phế tích này từng là một chánh điện rộng lớn
 
Last edited:
RAJGIR ( LINH THỨU SƠN ) VÀ NALANDA

tượng Phật ở Tuệ Quang nói riêng và dòng Thiền Trúc Lâm nói chung lại cầm hoa sen .

Không phải chỉ tượng Phật Thích Ca thuyết pháp ở chùa Tuệ Quang và dòng Thiền Trúc Lâm mới cầm hoa sen, mà ở miền Bắc thì hầu như tất cả các chùa với hệ thống tượng "Ba tầng chín pho" thì pho Thích Ca thuyết pháp đều cầm hoa sen theo câu chuyện Niêm hoa Vi tiếu cả.

Chùa ở miền Bắc, dù theo Thiền hay Tịnh độ thì pho Thích Ca niêm hoa gần như luôn luôn có. Những pho tượng được làm gần đây như pho tượng đồng khổng lồ chùa Bái Đính, tượng đồng chùa Sóc, cho đến các pho tượng cổ 3 - 4 trăm năm cũng đều có hình thức này.
 
hinh16.jpg


Hằng hà sa số Phật

Bức phù điêu này rất hay, thể hiện các tầng mức khác nhau trong mức độ giác ngộ và phổ độ của Phật, thể hiện qua các "thủ ấn", tức là các thế của tay.

Từ dưới lên, tầng dưới cùng là thủ ấn Xúc địa ở tay phải, tay phải chạm xuống đất, tay trái hướng lên trời. Có thuyết thì nói đây là lúc Phật phát nguyện tìm ra con đường giải thoát, lấy đất và trời làm chứng; có thuyết thì nói là hàng phục ma quỉ ở dưới đất và trên trời.

Tầng thứ hai thì tay trái đã để ngửa trong lòng, thuộc về đại định.

Tầng thứ ba thì Phật đã ở trạng thái Đại định, hai tay để ngửa trong lòng, bắt thủ ấn thiền định, tức là đã ở trạng thái Giác ngộ hoàn toàn.

Đến tầng thứ tư, trên cùng, thì hai tay trong thủ ấn Chuyển pháp luân, tức là khi bắt đầu thuyết pháp, truyền giảng chân lý; là giai đoạn sau khi Thành đạo.

Bốn tầng tượng trưng 4 giai đoạn của Phật.
 
P1000770.jpg

P1000727.jpg

P1000731.jpg

P1000768.jpg

P1000730.jpg

Kapilavatthu là kinh thành quê hương của Thái tử Siddhattha, nhưng không phải nơi ngài ra đời.
Như trong Nidànakatthà (Duyên Khởi Luận), phần giới thiệu truyện Tiền Thân hay Bổn Sanh (Jàtakas)
kể câu chuyện thần thoại về hoàng hậu Màyà đã bốn mươi tuổi, ngay trước thời kỳ lâm sản đã lên đường trở về quê song thân ở Devadaha để sinh con và nhờ mẫu thân Yasodharà bảo dưỡng. Cuộc hành trình bằng xe ngựa hay xe bò cọc cạch lắc lư trên những con đường đất bụi nóng bức khiến cho việc lâm sảnxảy ra sớm trước khi về đến Devadaha. Gần làng Lumbini (Lâm-tỳ-ni, nay là Rumindai) giữa trời không có nhà cửa che chở, chỉ có được tàng cây sàla (tên khoa học Shorea Robusta) và cũng không có thầy thuốc nào lo việc hộ sản, hoàng tử ấu nhi Siddhattha sinh ra đời khoảng tháng năm, năm 563 trước CN.

Lumbini được các nhà khảo cổ khai quật năm 1896. Di chỉ quan trọng nhất được tìm thấy nơi ấy là một
thạch trụ cao 6m5 do hoàng đế Asoka (A-dục) dựng năm 245 trước CN với lời ghi:
“Hai mươi lăm năm sau khi lên ngôi, quốc vương Devànampiya Piyadasi (Thiên Ái Thiện Kiến, tức Adục) ngự đến đây chiêm bái, vì đức Phật Thích-ca Mâu Ni, bậc Hiền Nhân của bộ tộc Thích-Ca, đã đản sinh tại đây. Nhà vua ban lệnh khắc một tượng bằng đá và dựng một thạch trụ. Ngài miễn thuế đất ở làng Lumbini và giảm thuế hoa lợi từ 1/4 theo lệ thường xuống 1/8”.
Hơn nữa, một phiến đá có lẽ xuất hiện vào khoảng thế kỷ thứ hai sau CN được tìm ra ở Lumbini và được lưu trữ tại một ngôi chùa nhỏ tại địa phương. Phiến đá cho thấy hoàng hậu Màyà sinh hoàng tử trong lúc đang đứng vịn cành cây sàla. Hình như sinh con lúc đứng là một phong tục thời ấy.

Trích ảnh từ nhiều nguồn và :
Đức Phật Lịch Sử - H.W. Schumann (1982)
M. O'C. Walshe dịch sang Anh ngữ (1989)
Nguyên Tâm Trần Phương Lan dịch Việt (1997)
 
P1000810.jpg

P1000821.jpg

P1000823.jpg

P1000824.jpg

Xứ cộng hòa của bộ tộc Sakiyas (hay Sakya, Sakka, Thích-ca) thủ đô là Kapilavatthu (Ca-tỳ-la-vệ) và vùng lãnh thổ cổ sơ hiện nay bị ranh giới Ấn Ðộ -Nepal chia cắt, thời ấy tiếp giáp quốc độ Kosala về đông bắc và là một nước chư hầu của đế quốc này. Ðức Phật là một người trong giới quý tộc Thích-ca.

Khi thời điểm giã từ thế tục đã đến, thái tử bảo người quản xa Channa (Xa-nặc) đặt yên cương vào ngựa, nhưng chính chàng lại muốn thấy mặt hài nhi trước khi xuất hành. Khi chàng bước vào phòng công chúa Bhaddakaccànà đang ngủ, ngọn đèn dầu đã tắt và vì bà mẹ trẻ ấy ôm lấy đầu con thơ trong dáng điệu che chở, nên thái tử không thể nào nhìn mặt con mình được. Thế là sau đó, chẳng nhìn được mặt con, chàng rời thành Kapilavatthu lúc nửa đêm cỡi ngựa Kanthaka (Kiền-trắc) cùng với Channa, đến đông môn của kinh thành đã được đóng chặt và canh gát nghiêm ngặt lại nhờ thần lực của chư Thiên mở ra cho chàng.
 
P1000809.jpg

P1000792.jpg

P1000807.jpg

P1000802.jpg

Cách Tilaurakot khoảng 1 km về hướng Tây Nam là vườn cây Nigrodha thuộc làng Kudan, nơi vua Tịnh Phạn hội ngộ với Đức Phật sau 13 năm trời xa cách với biết bao thương nhớ và hy vọng mà phụ hoàng đã dành cho thái tử. Vì vậy, đức vua đã yêu cầu Phật, sau này bất cứ ai muốn trở thành sa môn thì phải được sự chấp thuận của cha mẹ, nếu họ còn sống. Đức Phật chấp nhận lời đề nghị của vua cha. Tại nơi đây, vua Tịnh Phạn đã sắc lệnh cho xây dựng ngôi tịnh xá tên là Nigrodhamma, Tại ngôi tịnh xá này, Đức Phật đã trải qua mùa an cư thứ 15 và thuyết một số bài kinh tiêu biểu như: Tiểu Kinh Khổ Uẩn (số 14), kinh Mật Hoàn (số 18) … thuộc Trung Bộ kinh...

Giữ đúng lời hứa với tôn giả Kàludàyin, đức Phật khởi hành trở về Kapilavatthu ngay khi mùa mưa gió chấm dứt. Ngài không du hành một mình: tôn giả Sàriputta và một số Tỳ-kheo khác theo hầu ngài. Lộ trình dài 60 do-tuần. Một do-tuần (yojana): là một đoạn đường mà một con bò kéo cày có thể đi được,
độ chừng 10 km. Ðức Phật Gotama phải dành sáu mươi ngày để đi khoảng đường 600 km giữa Ràjagaha và Kapilavatthu. Sau khi đi được một phần tư lộ trình lên phía tây bắc, ngài phải vượt qua sông Hằng.
 
Last edited:
P1000867.jpg

P1000868.jpg

Từ cửa thành Đông, lần theo lối mòn hướng về phương Bắc khoảng 2 cây số chúng ta thấy có hai nền gạch một lớn một nhỏ nằm trong khu đất trũng dưới mặt đường khoảng 3m. Chúng ta không thể ngờ rằng, hai ngôi mộ được cho là của vua Tịnh Phạn (Suddhodana) và hoàng hậu Ma Da (Māyā) vẫn còn nguyên vẹn cho đến ngày nay, mặc dù điều này vẫn đang được nghiên cứu chứng minh về sự thật. Người dân cho biết rằng, ngôi mộ lớn là của Vua Tịnh Phạn và ngôi mộ nhỏ là của hoàng hậu Ma Da.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,562
Bài viết
1,153,674
Members
190,124
Latest member
engulam8
Back
Top