What's new

[Chia sẻ] [Tây Nam Trung Hoa Ký] Thành Đô, Lệ Giang, Cửu Trại Câu (2009)

Mùa đông năm 2009, YILKA có dịp thăm thú 2 vùng Tứ Xuyên và Vân Nam TQ, vì thời gian chưa cho phép nên bây giờ mới có dịp post lên chia sẻ với Phượt, mong nhận được góp ý của mọi người. Tổng cộng bao gồm 7 bài viết về những điều mắt thấy tai nghe trên cung đường Tứ Xuyên (Thành Đô, Cửu Trại Câu) đến Vân Nam (Lệ Giang và phụ cận).

(Các bài này YILKA cũng có đăng ở blog cá nhân www.icouple.sg/blog , giờ xin post lại trên Phượt )

-----

Trung Hoa Du Ký - Ngày 1: vào Thành Đô

(Link gốc: http://www.icouple.sg/blog/reading-stuff/3187 )


Hành trình vạn lý qua 2 vùng Tứ XuyênVân Nam phía Tây Nam Trung Quốc kéo dài 8 ngày và hơn 3000 cây số đường đi về sẽ lần lượt được gửi đến bạn đọc theo ký sự hình ảnh sau:
- Ngày 1: bay vào Thành Đô (Tứ Xuyên) rồi đáp tàu đi Phàn Chi Hòa
- Ngày 2: từ Phàn Chi Hòa bắt xe buýt đi Vân Nam, đến Lệ Giang cổ trấn lúc chiều tối
- Ngày 3 và 4: thăm thú Lệ Giang ngắm núi nhìn sông, đêm ngày 4 bay về Thành Đô
- Ngày 5: sáng xem gấu trúc Thành Đô, chiều bay đi Cửu Trại Câu
- Ngày 6: khám phá thiên đường hạ giới ở Cửu Trại (page 4)
- Ngày 7 -8: bay về Thành Đô, thưởng thức ẩm thực Tứ Xuyên, rời Thành Đô, kết thúc lần đầu "Bắc tiến" (page 6)

(Các thông tin dùng trong bài viết này và các bài tiếp sau là trải nghiệm cá nhân, thông tin về địa danh, thời tiết và giá cả ... chính xác cho đến thời điểm viết 12/2009, có thể dùng để tham khảo trong vòng thập kỷ tới - không hơn).

Ngày 1: Malaysia - Thành Đô - Phàn Chi Hòa

Với giá cả 2 chiều bay Kuala Lumpur - Thành Đô rẻ hơn nhiều so với vé KL - Hà Nội và ngang ngửa KL - Sài Gòn nên không có gì ngạc nhiên là chuyến bay của AirAsia chật căng người và quần áo rét :D

IMG_4753.jpg


AirAsia X giống hệt AirAsia, khác mỗi chữ X ... vì là hãng hành không giá rẻ nên mọi đồ ăn thức uống và dịch vụ giải trí đều bán trên chuyến bay :D

Đồ nghề: Canon EOS 5D Mark II, ống Canon 17-40mm f4 L USM, ống Canon 70-200mm f4 L IS USM. Máy phụ: Canon G10 ^^

IMG_4776.jpg


Thời gian bay: 4.5 tiếng, hạ cánh xuống sân bay quốc tế ShuangLiu, Thành Đô gần 2h giờ chiều ^^ Ấn tượng đầu tiên là sân bay Trung Quốc cực rộng, hành lang đến cực dài, và trời cực đẹp (11 độ, nhiều mây, không mưa, không nắng, gió nhẹ, thành phố chìm trong sương khói mùa đông). Kiểm dịch sân bay kỹ càng cẩn thận hơn so với Việt Nam hay Singapore, còn hải quan Trung Quốc làm việc nhanh nhẹn gọn gàng, tờ khai Hải quan của Trung Quốc rất đẹp nhưng khu vực này (như thường lệ) cấm chụp ảnh :mrgreen:

Ra khỏi sân bay thì lựa chọn tốt nhất cho du khách là bắt taxi. Xe taxi của Trung Quốc nhiều và dễ bắt, thường có 2 màu trên thân xe, và luôn chạy theo đồng hồ nên chỉ cần đưa lái xe địa chỉ cụ thể là đủ. Quãng đường khoảng 22km có giá khoảng 60 RMB (~ 9 USD) đã bao gồm lệ phí sân bay.

_MG_6602.jpg


Taxi Trung Quốc đi nhanh và lái lạng lách y hệt người Việt Nam đi xe máy :D Đáng chú ý là đường phố lớn của Trung Quốc rất hiếm xe máy, phần lớn người dân đi bộ hoặc đi xe đạp điện nên tiếng ồn khá thấp và trên trục chính chỉ toàn xe hơi. Mọi người đều tuân thủ luật lệ, các ngã tư đều có người điều khiển giao thông nhưng khuyến cáo là phải nhìn trước nhìn sau khi qua đường vì taxi và xe buýt Trung Quốc lái hơn trong phim ...

_MG_6594.jpg


Thành Đô (Chengdu) vốn được coi nút giao thông huyết mạch của Trung Quốc, vừa là ga chính đi các thành phố khác của Tứ Xuyên, lại cầu nối quan trọng đi các vùng phía Tây và phía Nam đất nước. Với mục đích thăm cả Tứ Xuyên và Vân Nam, người viết chọn Thành Đô là điểm dừng chân đầu tiên, từ đây có 2 lựa chọn chính (với giá cả hợp lý) để đi Vân Nam:

- Cách 1: bay hoặc đáp tàu đi Côn Minh (Kunming), lộ trình này cho phép du khách thăm Côn Minh - Đại Lý - Lệ Giang. Đây là lộ trình quen thuộc với các tour du lịch từ Việt Nam, tuy nhiên sẽ mất nhiều thời gian di chuyển trên tuyến Thành Đô - Côn Minh (xx giờ tàu), từ Côn Minh đi xe đến Lệ Giang mất thêm xx tiếng nên sẽ giảm thời gian ở chơi thăm Lệ Giang

- Cách 2: với ý định lấy Lệ Giang làm điểm nhấn của vùng Vân Nam mà bỏ qua Côn Minh và Đại Lý, người viết chọn cách 2 là đi tàu (15 tiếng) từ Thành Đô đến Phàn Chi Hòa (Panzhihua), bắt xe buýt từ Phàn Chi Hòa (7 tiếng) đến Lệ Giang.

Vé tàu ở Trung Quốc chủ yếu mua trực tiếp từ ga hoặc thông qua các đại lý du lịch trong nước. Vé tuy nhiều nhưng luôn luôn nên mua trước từ 3-5 ngày khởi hành vì số lượng người Trung Quốc đi tàu là cực cực lớn, một phần do yếu tố địa lý. Với họ, đi tàu 10-12 tiếng, vượt khoảng cách 800-1000km có thể xem là gần! Với khách du lịch nếu không có điều kiện mua vé trực tiếp thì nên nhờ khách sạn ở Trung Quốc đặt vé cho rồi nhận vé sau khi đã đến nơi.

Người viết đặt phòng với nhà nghỉ Sim's Cozy Garden Hostel (website) - đây là 1 điểm dừng chân nổi tiếng cho khách du lịch bụi toàn thế giới, được HostelWorld và LonelyPlanet xếp hạng cao nhất trong nhiều năm gần đây. Sim's Cozy do vợ chồng Sim (người Singapore) và Maki (người Nhật Bản) quản lý, đã hoạt động trên 20 năm, cực kỳ uy tín và nhiều kinh nghiệm về du lịch Tây Nam Trung Quốc; đồng thời hỗ trợ đặt thuê xe, vé tàu, vé máy bay, tổ chức tour ngắn ngày và dài ngày, xin giấy phép đi Tây Tạng ...

Vài hình ảnh để bạn đọc tham khảo:

_MG_6584-2.jpg


_MG_6577.jpg


Sim's Cozy có tủ sách và bộ sưu tầm phim nhạc khác đa dạng, khách có thể đặt cọc và mượn miễn phí :) (tủ sách này không có cuốn nào tiếng Việt cả ... ) Trong Sim's Cozy cũng có nhà hàng nhỏ, phục vụ món ăn Âu-Á và đồ uống với giá cả phải chăng, chất lượng vừa vừa, mang phong vị món Nhật khá nhiều.

Từ Sim's Cozy tuy không gần trung tâm thành phố, nhưng lại gần với ga tàu và thuận tiện đi thăm TT Bảo tồn và Nuôi dưỡng Gấu trúc của Thành Đô (sẽ được đề cập trong kỳ tới trong bài viết đầy đủ về Thành Đô). Sau khi đến Sim's Cozy lấy vé tàu, người viết đi taxi ra ga tàu Thành Đô, khoảng cách 2km, giá 9 RMB (~ 1 USD).

SIM.jpg


Thành Đô có 2 ga lớn là ga phía Bắc (North Train Station) và ga phía Nam (South Train Station), trong đó ga phía Bắc luôn là điểm khởi hành của các chuyến tàu, các thông tin trên mạng nếu không ghi chú cụ thể thì mặc định là ga phía Bắc. Ga Thành Đô cực rộng, xứng đáng là ga tàu lớn của Trung Quốc :D trong bán kính vài trăm mét trước cửa ga cho đến bên trong ga chỉ toàn người là người, hành lý cũng khó mà nhìn thấy vì quá đông người. Các thông tin biển hiệu đều là tiếng Trung, nhưng số hiệu tàu - giờ khởi hành - sân ga hiển thị số nên vẫn có thể tìm được đúng tàu cần đi. Trước khi vào ga, hành khách phải đưa hành lý qua băng kiểm tra như ở sân bay. Nguyên tắc số 1 là giữ chặt vé + ví + tư trang, chen lấn nhiệt tình không khách sáo, và không đi theo đám đông nào cả vì tất cả mọi người đi về tất cả mọi hướng

(còn tiếp)
 
Last edited:
Ngày thứ hai ở Lệ Giang đã kết thúc, lịch trình tiếp theo là đêm bay về Tứ Xuyên để sáng hôm sau thăm thú Thành Đô (Chengdu).

Tạm biệt Lệ Giang, tạm biệt Vân Nam ... đường ra sân bay Lệ Giang xa 20km, tối hun hút không một ánh đèn, gió cao nguyên thổi vi vút ngoài trời, đến được sân bay mới thở phào nhẹ nhõm, lên máy bay không ngoái lại một lần ... gần một giờ đồng hồ sau đã đáp xuống Tứ Xuyên ... hẹn bạn đọc trong bài viết ngày 5 khám phá Thành Đô :)

(hết ngày 4, hẹn các Phượt thủ ngày mai với ngày thứ 5)

Bài viết của ban quả là hấp dẫn , bạn cho mình biết bay từ Lệ Giang về Cửu Trại bay từ sân bay nào , một ngày có mấy chuyến và bao nhiêu tiền . Cảm ơn bạn :):):)
 
@ Van, VIT: thanks mọi người đã đọc và động viên.

Mình cũng muốn chia sẻ vài kinh nghiệm sau khi tìm hiểu trước và sau khi đi Tây Nam TQ, bao gồm việc ra vào TQ, visa, khách sạn, và tàu/xe/máy bay bên trong TQ.

===

(bài đầy đủ: http://www.icouple.sg/blog/reading-stuff/3113 )

Như đã có dịp giới thiệu với bạn đọc, khám phá Trung Quốc có thể theo rất nhiều lộ trình. Người viết vừa thực hiện xong lộ trình 1 như đã định (du lịch phía Tây Nam Trung Quốc, vùng Tứ Xuyên - Vân Nam), muốn chia sẻ đôi điều mắt thấy tai nghe trên đường thiên lý mà trước hết là khâu chuẩn bị :p

Trung Quốc là đất nước của bốn mùa du lịch, Xuân Hạ Thu Đông chỉ thay áo cho cảnh vật và con người của mảnh đất ngót nghét 5000 năm tuổi này, cảnh sắc mỗi mùa mỗi tiết nói không ngoa đều là những bức tranh đẹp say đắm lòng người. Bài viết này là dành cho Trung Quốc tiết Đông tháng Chạp mùa lạnh năm 2009, khi nhiệt độ trung bình ở phía Bắc Trung Quốc đã xuống dưới độ 0 và tiết trời phương Nam đã là lúc quá Thu lập Đông.

1. Mua vé máy bay:

Kinh nghiệm đi máy bay chắc ai cũng giống nhau: đặt vé càng sớm càng tốt :D đặt trước nửa năm thì có vẻ quá sớm, còn đặt trước nửa tháng thì xem ra quá muộn. Người viết đặt vé máy bay từ Kuala Lumpur (KL), Malaysia - Chengdu (Thành Đô), China trước khoảng 2 tháng, thông qua AirAsia.

Việc đặt vé tuỳ thuộc nhiều vào địa điểm khởi hành và lộ trình chuyến đi, dưới đây là một vài thông tin sơ lược để bạn đọc tham khảo:

- Từ Việt Nam: kinh tế nhất là bay Hà Nội - Côn Minh (Kunming), Hà Nội - Quảng Châu (Guangzhou), Hà Nội - Bắc Kinh (Beijing) thông qua đường bay của Vietnam Airlines. Đánh giá chung: vé nhiều và đắt, đường bay không thuận tiện; lợi thế là có 20kg hành lý gửi, thích hợp với du lịch mùa đông và đi cả gia đình.

- Từ Singapore: kinh tế nhất là bay Tiger Airways từ Singapore đi Quảng Châu (Guangzhou) hoặc Thâm Quyến (Shenzhen). Hai địa điểm này thích hợp với lộ trình du lịch phía Đông và phía Bắc Trung Quốc hơn vì từ 2 thành phố này có thể bay hoặc đi tàu đến các địa điểm lớn khác như Hàng Châu, Bắc Kinh, Thượng Hải. Đánh giá chung: vé đắt và không thuận tiện để du lịch Tây Nam Trung Quốc.

- Từ Malaysia: bên cạnh đường bay quen thuộc từ Kuala Lumpur đi Quế Lâm (Guilin), Quảng Châu (Guangzhou) và Thâm Quyến (Shenzhen), trong năm 2009 AirAsia khởi động đường bay mới nối liền Malaysia đi Thành Đô (Chengdu) thuộc tỉnh Tứ Xuyên. Đây có thể xem là đường bay vàng ở thời điểm hiện tại :D vì Thành Đô, Tứ Xuyên không chỉ là địa điểm du lịch lý tưởng mà còn là mối giao thông quan trọng đi Tây Tạng ở phía Tây, Vân Nam ở phía Nam, Tây An ở phía Bắc. Đánh giá chung: vé nhiều và giá hợp lý, lộ trình lý tưởng ^^

2. Đặt phòng khách sạn/nhà nghỉ:

Lựa chọn số 1 hiện nay (không chỉ cho du lịch Trung Quốc) mà gần như cả thế giới khi đi du lịch bụi là đặt phòng từ HostelWorld. Trang web này có lựa chọn đầy đủ theo từng thành phố của mỗi quốc gia, giá cả có thể chấp nhận được, và đặc biệt tiện lợi. Việc đặt phòng sẽ làm trực tuyến, người dùng sẽ thanh toán trước 10% tiền phòng bằng thẻ tín dụng, và trả nốt 90% còn lại (bằng tiền mặt hoặc thẻ) sau khi đã đến nơi và nhận phòng. Sau khi đặt cọc, HostelWorld sẽ gửi thông tin cụ thể về khách sạn/nhà nghỉ để người dùng có thể liên lạc email/điện thoại nếu cần. Đánh giá chung: tiện lợi, nhanh chóng, danh sách nhà nghỉ được liệt kê đầy đủ với ngày/loại phòng/giá, việc đặt phòng hoàn tất trong vòng 10 phút :d

- Chú ý 1: tiền đặt phòng 10% sẽ không được hoàn trả nếu khách không đến nhận phòng

- Chú ý 2: phí giao dịch mỗi lần đặt là US $2.00 và không hoàn lại

- Chú ý 3: nếu mua vé máy bay của TigerAirway hoặc AirAsia, có thể làm thủ tục đặt phòng thông qua trang liên kết giữa 2 hãng máy bay này với HostelWorld tại: TigerAirway AccommodationAirAsia GoHoliday.

3. Xin Visa du lịch:

Đây có lẽ là bước quan trọng nhất trước khi đi du lịch Trung Quốc :mrgreen: Trung Quốc không chấp nhận xin visa trực tiếp khi bay đến (landing visa) mà thường yêu cầu phải có visa trước khi khởi hành cho phần lớn du khách.

Việc xin cấp visa từ nơi cư trú (người Việt Nam xin visa từ Việt Nam, người Malaysia xin visa từ Malaysia, người Singapore - chẹp chẹp không cần visa :D) cần các giấy tờ tối thiểu sau:

+ Hộ chiếu còn thời hạn ít nhất 6 tháng, với ít nhất 1 trang trống để dán visa vào
+ 1 ảnh kích cỡ 4x6, có thể dùng ảnh đen trắng, phông nền sáng màu (xanh, trắng), không đội mũ, không che mặt, được đeo kính, chắc là được cười :d
+ Đơn xin cấp visa đã điền đầy đủ. Mẫu đơn có thể in trên mạng, nhưng tốt nhất là nên đến ĐSQ để lấy mẫu và điền trực tiếp. Lý do: sẽ tiết kiệm thời gian và công sức khi phải thấp thỏm để ý đến đơn người khác xem nó ra sao nếu đã lỡ in từ trên mạng trước :d
+ Tiền lệ phí (lệ phí sẽ tuỳ thuộc vào loại visa nhập cảnh một hay nhiều lần, thời gian cấp 4 ngày/2-3 ngày/1 ngày, là người địa phương hay là người nước ngoài cư trú)

- Chú ý 1: nếu xin cấp visa từ nước thứ ba (người Việt Nam xin visa từ Malaysia hay Singapore) thì ĐSQ Trung Quốc luôn yêu cầu trình đầy đủ lộ trình với vé máy bay và phòng đã đặt bên cạnh các giầy tờ tối thiểu. Nếu không có vé máy bay hay phòng đặt thì visa sẽ không được cấp :!:

- Chú ý 2: các ĐSQ thường chỉ nhận làm visa buổi sáng và trả visa cả ngày, nên đi sớm để nộp sớm, nên tránh thứ 2 và thứ 6 hàng tuần

- Chú ý 3: visa có thể làm thông qua đại lý du lịch, nhưng thường sẽ mất phí cao. Đối với visa du lịch (loại visa đơn giản nhất) thì nên tự đi xin là hợp lý.

4. Những gì còn lại:

Sau khi các bước 1, 2, và 3 đã hoàn thành thì bước 4 chỉ còn là chuẩn bị hành lý cá nhân, tư trang quần áo, tìm hiểu thêm về địa điểm sắp đến. Bước này hoàn toàn tuỳ thuộc vào khách du lịch cũng như thói quen cá nhân. Riêng với đi du lịch Trung Quốc, người viết có vài điểm lưu ý:

- Xem bản đồ trên mạng về các địa điểm, có thể in ra nếu cần. Đặc biệt quan trọng là xem mẫu tự tiếng Hoa của các địa điểm, vì các thông tin như thành phố, đường xá, phương tiện giao thông quan trọng đều viết bằng tiếng Trung Quốc chứ không phải tiếng Anh :d Khuyến cáo bạn đọc tham khảo thêm từ TravelChinaGuide.

Xem dự báo thời tiết và các trang web về từng vùng (nếu có). Mùa đông của Trung Quốc khá lạnh, nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C, ban đêm có thể xuống dưới 5 độ, tháng 12 có lượng mưa trung bình thấp nhất năm.

- Tìm hiểu về các phương tiện giao thông chính ở Trung Quốc như tàu, xe buýt, xe taxi để biết giá cả, lộ trình, cũng như phương thức hoạt động. Trong các bài viết sau, người viết sẽ chia sẻ vài kinh nghiệm bản thân về việc đi lại trong Trung Quốc.

- Tham khảo sách LonelyPlanet - China hoặc LonelyPlanet - Southwest China: đây là 1 cuốn sách tốt để khởi đầu, nhưng tuyệt nhiên không nên để gối đầu giường :D các thông tin của Lonely Planet - China đủ nhưng chưa chính xác, rộng nhưng chưa sâu, chỉ thích hợp đọc một lần để có cái nhìn tồng quan, còn các chi tiết như điện thoại, đường đi, giá cả thì chỉ chính xác đến 70%. Người viết sẽ đề cập cụ thể hơn trong các bài viết sau ^^

- Xem hội thoại thường nhật bằng tiếng Trung (Mandarin): việc này chỉ mang tính chất biết chút cho vui như hỏi giá cả, ngày tháng, địa điểm ...) chứ để nghe hiểu và đối thoại nhiều với người Hoa thì quả không dễ chút nào :d

- Đổi tiền: tỷ giá trung bình của đồng Nhân Dân Tệ là 1 USD = 6.83 RMB, tỷ giá này khá ổn định. Nên đổi tiền RMB trước khi vào Trung Quốc, nếu không thì có thể đổi tiền ở các khách sạn lớn hoặc trong thành phố, nếu không có lựa chọn nào khác thì đổi tiền ở các ngân hàng ở Trung Quốc, và đặc biệt tránh đổi tiền ở sân bay sau khi hạ cánh vì tỷ giá thấp ( ~ 6.75) kèm theo phí giao dịch đắt (vài chục RMB cho mỗi 100 USD quy đổi). Chú ý: nếu đổi tiền trong Trung Quốc, khách du lịch cần có hộ chiếu và phải giữ hoá đơn để khi cần có thể đổi ngược RMB ra USD lúc ra khỏi Trung Quốc :!:

- Nếu có dự định bay nội địa trong Trung Quốc, khuyến cáo bạn đọc nên tham khảo giá và đặt trực tuyến từ 1 trong 3 sites sau: Ctrip, eLong, và Yoee. Đặc điểm chung của các site này là: giá cả hợp lý, nhiều khuyến mại (từ 10% đến 40%), giao diện tiếng Anh, liệt kê vé của nhiều hãng hàng không nội địa, dùng vé điện tử nên hành khách chỉ cần mang theo hộ chiếu, thời gian đặt vé nhanh, chấp nhận thẻ thanh toán của mọi quốc gia chứ không chỉ của Trung Quốc, có dịch vụ giao vé tận nơi nếu cần. Chú ý: giá cả sẽ thay đổi từng ngày với mức khuyến mại khác nhau, tốt nhất nên đặt vé sớm trước 2-3 tuần.
 
2. Đặt phòng khách sạn/nhà nghỉ:

Lựa chọn số 1 hiện nay (không chỉ cho du lịch Trung Quốc) mà gần như cả thế giới khi đi du lịch bụi là đặt phòng từ HostelWorld. Trang web này có lựa chọn đầy đủ theo từng thành phố của mỗi quốc gia, giá cả có thể chấp nhận được, và đặc biệt tiện lợi. Việc đặt phòng sẽ làm trực tuyến, người dùng sẽ thanh toán trước 10% tiền phòng bằng thẻ tín dụng, và trả nốt 90% còn lại (bằng tiền mặt hoặc thẻ) sau khi đã đến nơi và nhận phòng. Sau khi đặt cọc, HostelWorld sẽ gửi thông tin cụ thể về khách sạn/nhà nghỉ để người dùng có thể liên lạc email/điện thoại nếu cần. Đánh giá chung: tiện lợi, nhanh chóng, danh sách nhà nghỉ được liệt kê đầy đủ với ngày/loại phòng/giá, việc đặt phòng hoàn tất trong vòng 10 phút :d

- Chú ý 1: tiền đặt phòng 10% sẽ không được hoàn trả nếu khách không đến nhận phòng

- Chú ý 2: phí giao dịch mỗi lần đặt là US $2.00 và không hoàn lại

- Chú ý 3: nếu mua vé máy bay của TigerAirway hoặc AirAsia, có thể làm thủ tục đặt phòng thông qua trang liên kết giữa 2 hãng máy bay này với HostelWorld tại: TigerAirway AccommodationAirAsia GoHoliday.

Trong giờ làm việc vội quá viết bài chưa xong đã post. Xin nói thêm về kinh nghiệm đặt phòng qua hostelworld.com

Lần đầu tiên mình đặt phòng qua hostelworld cũng tưởng là mình trả khi đặt trên hostelworld 10% giá trị phòng mình đặt, đến nơi chỉ trả 90%. Thực ra không phải. Phí dịch vụ của bọn này là 10% giá trị phòng đặt + 2 usd 1 lần đặt. Khi mình đến và ở hostel thì phải trả 100%, tức là chi phí phòng khi đặt qua hostelworld là 110% + 2usd. Mình đã hỏi đi hỏi lại bọn chủ hostel mình ở và vào đọc lại điều khoản của hostel thì đúng như vậy

Ngoài ra, mình đã bị scamming khi đặt phòng đi Langkawi, Malaysia tết 2008. Mình 1 hostel không được feedback tốt cho lắm và không nhiều feedback, đến nơi thì taxi chở đến 1 hostel có tên gần giống, theo địa chỉ mình đưa. Chủ hostel bảo không nhận giữ phòng qua hostelworld. Thiệt hại khoảng 6usd nên mình không liên hệ hostelworld để khiếu nại. Search lại trên hostelworld ngay sau đó thì tên hostel không hề có trên trang này nữa, mặc dù login vào booking thì vẫn còn confirmation đàng hoàng.

Ngoài ra, đi Trung Quốc thì có thể đặt phòng trước bằng email mà không mất đồng nào đặt cọc bằng cách search trang web/email của các hostel thuộc hệ thống international youth hostel (thông qua www.yhchina.com) hoặc tên hostel trong lonelyplanet qua Google rồi email cho họ. Phòng dorm khoảng 35-50 tệ/người/đêm. Số giường khoảng 6-8 người trở lên là có thể trả giá giảm 10% tuỳ chỗ. Các youth hostel thường nói tiếng anh, cái này rất quan trọng. Hơn nữa giường đệm phòng ốc nói chung là sạch sẽ, hơn cả phòng giá bèo của Thái, Mã, Indo.
 
Last edited:
Để mình viết cụ thể thêm một xíu về việc đi lại giữa Lệ Giang với Thành Đô và Cửu Trại Câu:

1. Lệ Giang:

- Đa phần khách đến Lệ Giang bằng đường bộ, đi xe buýt từ Côn Minh qua Đại Lý rồi vào Lệ Giang, cái này dễ và phổ biến nhất nên chắc mình ko cần nói nhiều.

- Cách 2 là bay, có thể xem từ các site như Ctrip, eLong để có giá cụ thể, trung bình ko dưới 10 chuyến bay đến LG mỗi ngày từ Tứ Xuyên. Các site này cũng là mình đào bới trên mạng, được xếp vào loại site giá rẻ nhiều khuyến mại, lại có tiếng Anh. Các hãng HK TQ đều là vé điện tử, nên book xong chỉ cần cầm theo passport là boarding ngon lành ^^

- Cách 3 là đi tàu hỏa từ Thành Đô đến Phàn Chi Hòa rồi đi bus từ đây vào LG (cách này YILKA dùng). Nếu bạn có book hostel ở Thành Đô thì có thể nhờ hostel book vé tàu luôn (email cho họ visa, tên tuổi, ngày giờ đến) rồi khi vào Thành Đô sẽ collect vé luôn. Hostel sẽ yêu cầu mình deposit tiền vào tài khoản cho họ, bạn có thể dùng Western Union để chuyển.

Chú ý: ko dễ để mua vé tàu trong cùng 1 ngày vì ga tàu gần như lúc nào cũng đông nghịt, nói đủ thứ tiếng ... vì thế nên nhờ mua trước.

2. Thành Đô - Cửu Trại Câu

- Sân bay ShuangLiu của Thành Đô có mật độ chuyến bay dày đặc, đồng thời chia làm 2 khu, 1 khu riêng để bay từ các vùng khác đến Tứ Xuyên và 1 khu chỉ bay trong Tứ Xuyên.

- Vì CTC nằm trong Tứ Xuyên nên sẽ xuất phát từ sân bay 'nội địa', nên chú ý để đỡ mất thời gian vì sân bay TQ rộng phát khiếp!

- Sân bay Cửu Trại Hoàng Long nằm giữa núi, đường bay vào khá đứng tim (chẳng kém gì phim hành động), hạ cánh rồi lại phải đi taxi hoặc bus vào đến cổng CTC. Đây là 1 điểm bất tiện khi bay đến CTC.

- Các tuyến xe đi từ Thành Đô đến CTC thì đã được post ngay trên site của CTC: http://www.jiuzhai.com/language/english/visit_travel.html Bạn có thể tham khảo dễ dàng.

===

Dưới đây là tiền vé mà mình đã trả trong lần khám phá TQ:

- Bay KUL-Chengdu (2 chiều): 200 USD

- Tàu (nằm cứng - hard sleeper, lower) từ CD - Panzhihua + Bus PZH-LG = 34 USD

- Bay LG-Chengdu (1 chiều): 104 USD

- Bay Chengdu-CTC (2 chiều): 122 + 59 USD = 181 USD

Lý do mình bay nhiều vì chỉ có vọn vẹn 8 ngày mà phải quét KUL-Chengdu-LG-Chengdu-CTC-Chengdu-KUL nên mất nhiều hơn bình thường, được cái có thêm thời gian để tập trung ngắm cảnh và giữ sức để đi bộ.

Nếu bạn còn thấy chỗ nào chưa đầy đủ thì nói mình biết, cheers.
 
Em trao đổi thêm cho các bác đi TQ về sau khỏi bỡ ngỡ:

taxi TQ có 2 loại: loại tử tế và loại "dù". Các bác không thạo tiếng mà cứ ngồi bừa lên xe cho họ chở thì đến nơi họ quát giá thế nào cũng phải chịu vì bất đồng ngôn ngữ. Các taxi "dù" thì không bao giờ chịu bật đồng hồ. Giá rẻ nhất cho 1 lần đi là 10 tệ.

Youth hostel có rẻ nhưng chủ lẫn nhân viên thường không biết tiếng Anh. Em ở vài cái rồi em mới dám nói thế. Giá rẻ tầm 20 tệ/giường/đêm chỉ là dormitory. Nhưng phải chấp nhận khu VS chung. Nếu đi mùa đông thì...ngại phết. Còn nếu các bác muốn tiện nghi thì giá phòng riêng cũng khá cao, chẳng kém gì ở KS. Vậy chỉ nên vào Dormitory nếu các bác đi 1-2 mình, nam giới, bụi, muốn tiết kiệm chi phí. Còn nếu đi đông cứ KS mà ở, chia ra rẻ hều.

Các bác cẩn thận thì đặt phòng trước qua mạng (trả thêm tiền). Còn các bác lọ mọ thì sẽ thấy tìm phòng ở TQ cực dễ. Cách tốt nhất hỏi lái xe taxi hoặc ngay chủ nhà mình ở (trước khi đi đến địa điểm mới). Họ bao giờ cũng rất nhiệt tình giúp đỡ vì người Hoa sống đoàn kết giúp nhau làm ăn. Chở bác đến nơi vào mặc cả đắt quá không ở thì ra bảo họ chở đi tiếp chỗ khác. Cứ canh đồng hồ mà trả tiền không cần hoa hồng gì hết.

Tiếng Trung cổ đọc phải->trái, tiếng Trung hiện đại: trái->phải như thường
 
Last edited:
Lần đầu tiên mình đặt phòng qua hostelworld cũng tưởng là mình trả khi đặt trên hostelworld 10% giá trị phòng mình đặt, đến nơi chỉ trả 90%. Thực ra không phải. Phí dịch vụ của bọn này là 10% giá trị phòng đặt + 2 usd 1 lần đặt. Khi mình đến và ở hostel thì phải trả 100%, tức là chi phí phòng khi đặt qua hostelworld là 110% + 2usd. Mình đã hỏi đi hỏi lại bọn chủ hostel mình ở và vào đọc lại điều khoản của hostel thì đúng như vậy.

Mình nghĩ cái này là do hostel kia ko rõ ràng thôi vì mình ko bị trường hợp này, ở Thành Đô mình book Sim Cozy, còn ở Lệ Giang mình book Mama Naxi Guesthouse, cả 2 đều chỉ phải trả 90% tiền phòng thôi. Còn 2 USD là booking fee online, cái này thì ai cũng mất :D

====

Cũng đồng ý với bác 3000, 1 trong những cách thuận tiện là hỏi ngay chủ nhà mình đang ở xem nên thuê phòng chỗ nào ở địa điểm sắp đi. Trong các hostel mà YILKA ở đều có đầy đủ namecard, số đt của các hostel 'liên kết' ở các tỉnh khác - Bắc Kinh, Hồ Nam, Tứ Xuyên, Hàng Châu, Quảng Châu .... thôi thì đủ cả, nhìn chung là đoàn kết và đầy đủ thông tin có lợi cho khách du lịch :)
 
Bạn yillka làm một chuyến hoành tráng thế mà chỉ có một mình thôi à ? Bạn có thể dịch tên các địa danh ra tiếng Hán Việt được là do đâu ? đọc bài viết của bạn nể thật
 
Bạn yillka làm một chuyến hoành tráng thế mà chỉ có một mình thôi à ? Bạn có thể dịch tên các địa danh ra tiếng Hán Việt được là do đâu ? đọc bài viết của bạn nể thật

Thanks bạn Phima :) các tên địa danh tất nhiên ko phải do mình tự dịch mà là tham khảo từ nhiều nguồn, thực ra cũng ko biết hết đâu mà biết đến đâu dùng đến đó thui, chắc là cũng còn nhiều chỗ chưa chính xác. Mình hay thích đi du lịch riêng lẻ ít người, thích cảm giác tự tìm tòi khám phá, lên plan rồi quẩy đồ đi, cũng chưa đi đc nhiều lắm, sang tháng mình đi Tây Tạng, sẽ phấn đấu về làm 1 seri bài thú vị nữa :)
 
Chào bạn Yilka, mình đang định làm 01 chuyến Thành Đô - Nga My - CTC vào trung tuần tháng 9 này. Chỉ lang thang 01 mình với mớ tiếng Trung ít ỏi, mình đã tham khảo các bạn trên Phuot được một ít KN rồi (qua đọc đi đọc lại các topic). Mình muốn bạn chia sẻ thêm thông tin về k/s và việc ăn uống ở CTC nhé + việc đặt vé máy bay và thanh toán trên mạng nhé (càng cụ thể càng tốt) vì mình chưa bao giờ đặt bằng cách này cả, thanks bạn nhìu.
 
@ zLangTuz: về Cửu Trại Câu mình có xíu kinh nghiệm thế này:

- Khách sạn: mình dùng Hostel World khi đi các nơi. Trong số các hostel ở CTC bạn có thể thấy MIGU và Uncle Jiang giá khá rẻ. Quy trình book thì khá đơn giản: thẻ bạn sẽ bị charge 10% của tổng giá phòng + lệ phí ko hoàn lại 2 USD. Sau khi bạn đã đặt phòng, HostelWorld sẽ cc thông tin của bạn cho hostel mà bạn đặt, từ đó trở đi nhân viên của hostel sẽ liên lạc với bạn qua email, hướng dẫn về bản đồ, cách đi lại, và bạn có thể thoải mái liên lạc hỏi han nhờ book xe, vé, vv ... Phải nói trước là phòng ốc của CTC dưới mức trung bình nhé :D ko đc rộng rãi và thoải mái lắm, sau 1 ngày đi bộ rong chơi mệt mỏi về thì cũng ko sung sướng lắm khi ngả lưng, nhưng mà du lịch bụi thì sẽ thấy chấp nhận đc, nếu bạn đi với người lớn tuổi hay trẻ em thì có thể book loại đắt hơn một chút.

- Thức ăn: CTC ăn đúng kiểu Tứ Xuyên vùng cao: sáng ăn cháo loãng + trứng luộc + rau muối, cứ nhắm mắt nhắm mũi mà ăn thôi, trời CTC sáng khá khô và khó chịu >_< Nếu bạn đi chơi park thì ăn trưa chắc chắn trong Trại rồi, bạn có thể mang mì gói theo và lấy nước sôi (có chỗ lấy nằm ngay ở khu phức hợp Tourist Center ở cuối Thụ Chính Câu gặp Tắc Trác Oa Câu - bạn sẽ dễ dàng tìm thấy trên bản đồ hay cứ thấy chỗ nào đông đông là nơi mọi ng tụ tập ^^). Lần trước mình đi thì ko mang theo mì hay đồ ăn vì ở khu này có vài quầy bán đồ ăn luôn như mì hộp (mở hộp đổ nước nóng làm luôn cho mình), xúc xích, ngô luộc, bánh ngọt ... nói chung là đủ để ăn vừa miệng và tiếp sức đi nốt ngày. Cuối ngày khi ra khỏi CTC thì bạn có thể ăn ở các quán nhỏ quanh cổng hoặc gần khu khách sạn. Cửu Trại về đêm khá vắng, có thể nói là buồn, nếu đi cả nhóm thì rủ nhau vào mấy quán bán đồ "nhậu" thịt nướng thù tạc là thú nhất :D đồ ăn ko có gì xa lạ (thịt nướng, rau nướng, nấm nướng, cái gì cũng nướng ...) và có cả rượu luôn --- ko khác gì quê ta, cứ chỉ và ăn rồi trả tiền, ko cần lo về mặt ngôn ngữ bạn zLangTuz nhé ^^ mình cả ngày chả nặn đc câu nào tiếng Trung ngoài xie xie .... Cũng muốn nói nhưng ngặt ko biết nên tốt nhất là dùng cử chỉ :D

- Về đặt vé máy bay: mình chủ yếu dùng cTrip để đặt. Bạn cứ signup 1 cái account (free) với ctrip để tiện theo dõi lịch trình sau này. Khi bạn xem và chọn ngày đi/về, cTrip sẽ hiện ra giá vé gốc + phụ phí, vd hiện nay bay: Chengdu - CTC - Chengdu tầm tháng 10 thì giá gốc = 1190 RMB, phụ phí (tất cả mọi loại phi = 70 RMB => tổng số tiền bạn phải trả cho vé 2 chiều này là: 1190 + 70 = 1260 RMB. Phí này là toàn bộ tiền luôn, sẽ ko phải trả thêm bất cứ phí nào cho cTrip hay đóng bất kỳ phí nào ở sân bay của Thành Đô cũng như Cửu Trại. Vé ctrip nói riêng và TQ nói chung đều là eTicket nên ngay khi bạn thanh toán bằng cc, vé sẽ đc confirm ngay lập tức, thậm chí bạn ko cần in vé ra luôn mà chỉ cần hộ chiếu là checkin được, thủ tục hàng không thì bạn rành rồi nên mình ko nói thêm nữa :) Về việc đặt vé bằng thẻ cc có đảm bảo ko thì kinh nghiệm riêng của mình là có, mình đã book kha khá từ ctrip, ko gặp bất cứ vấn đề gì.

Bạn zLangTuz cần thông tin thêm mục nào mà mình biết thì sẵn sàng trả lời thêm :) chúc bạn như ý!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,693
Bài viết
1,154,826
Members
190,157
Latest member
ngoisaotravel
Back
Top