thik_di_choi
Phượt tiên
Rời Kontum, chúng tôi lên đường đi Bờ Y, ngã ba Đông dương. Hôm trước định bắt con gà để đến cột mốc cho nó gáy phục vụ ba nước nhưng anh em đói quá nên xịt mất rồi. Con đường đi Bờ Y từ Kontum rất đẹp vì đây cũng là đường chính từ Kontum đi Đà nẵng
Đường rộng rãi thoáng với những con dốc trải dài
Hai bên đường ngút ngát cao su
Chúng tôi dừng lại ở Tân Cảnh, nơi có đài kỷ niệm chiến thắng Đak to-Tân cảnh. Ở đây có một ngôi nhà rông theo phong cách người Bana và hai chiếc xe tăng với tấm bia ghi lại tên, tuổi những liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch đó
Nhà rông
Một trong hai chiếc xe tăng
Và chiếc kia
Trên đường đi từ Tân Cảng đến Pleikan, dấu vết của cơn lũ lịch sử vẫn còn. Những nhà dân bị lũ cuốn trôi vẫn chưa thấy dựng lại. Bên đường, cơ man là gỗ vụn vẫn còn sót lại.Theo chúng tôi được nghe kể, đợt lũ lịch sử đó cuốn trôi không biết bao nhiêu là gỗ trên rừng, đa phần là bị chặt phá chưa kịp chuyển đi nên có câu "cháy nhà lòi ra mặt chuột, lũ lụt lòi ra mặt kiểm lâm". Trên đường đi còn có một khu ở huyện Đak Hà tôi quên mất tên, đại loại là khu bảo tồn rừng. Khi thành lập những cây gỗ quí lâu năm đã được đánh dấu thế mà sau vài năm tìm lại tuyệt không thấy đâu nên hàng loạt cán bộ bị kỷ luật. Cảnh báo về bảo vệ môi trường, lâm luật hiện diện ở nơi đây với tần suất dày đặc nhưng hình như càng nơi nào cấm nhiều thì người ta càng làm dữ như kiểu trên đống rác thì có chữ cấm đổ rác, cấm WC thì khai mù.
Chúng tôi đến Bờ Y vào gần trưa. Thị trấn Pleikan- Ngọc hồi bây giờ tấp nập hơn rất nhiều so với cách đây vài năm. Bến xe tấp nập với xe ra Bắc, vào Nam cùng với xe liên vận quốc tế đi Nam Lào. Cảm giác sự thông thương qua cửa khẩu này không nhiều mặc dù người ta đã nói rất nhiều về vai trò của cửa khẩu này với nền kinh tế Tây nguyên nói chung và Kontum nói riếng. Thi thoảng có vài xe tải, chủ yếu chở gỗ, vài xe liên vận, dăm ba xe Lào qua lại. Cửa khẩu yên bình đến kỳ lạ và cán bộ hai bên cũng nhàn tản, đuổi ruồi. Trong quán mà chúng tôi ăn trưa bên đất Lào, có cả cán bộ biên phòng Lào, Việt cùng gia đình ăn trưa. Sau khi check lại 14C một lần nữa, chúng tôi quyết định quay lại Kontum để đi Pleiku
Cửa khẩu Bờ Y
Trở về
Đường rộng rãi thoáng với những con dốc trải dài
Hai bên đường ngút ngát cao su
Chúng tôi dừng lại ở Tân Cảnh, nơi có đài kỷ niệm chiến thắng Đak to-Tân cảnh. Ở đây có một ngôi nhà rông theo phong cách người Bana và hai chiếc xe tăng với tấm bia ghi lại tên, tuổi những liệt sĩ đã hy sinh trong chiến dịch đó
Nhà rông
Một trong hai chiếc xe tăng
Và chiếc kia
Trên đường đi từ Tân Cảng đến Pleikan, dấu vết của cơn lũ lịch sử vẫn còn. Những nhà dân bị lũ cuốn trôi vẫn chưa thấy dựng lại. Bên đường, cơ man là gỗ vụn vẫn còn sót lại.Theo chúng tôi được nghe kể, đợt lũ lịch sử đó cuốn trôi không biết bao nhiêu là gỗ trên rừng, đa phần là bị chặt phá chưa kịp chuyển đi nên có câu "cháy nhà lòi ra mặt chuột, lũ lụt lòi ra mặt kiểm lâm". Trên đường đi còn có một khu ở huyện Đak Hà tôi quên mất tên, đại loại là khu bảo tồn rừng. Khi thành lập những cây gỗ quí lâu năm đã được đánh dấu thế mà sau vài năm tìm lại tuyệt không thấy đâu nên hàng loạt cán bộ bị kỷ luật. Cảnh báo về bảo vệ môi trường, lâm luật hiện diện ở nơi đây với tần suất dày đặc nhưng hình như càng nơi nào cấm nhiều thì người ta càng làm dữ như kiểu trên đống rác thì có chữ cấm đổ rác, cấm WC thì khai mù.
Chúng tôi đến Bờ Y vào gần trưa. Thị trấn Pleikan- Ngọc hồi bây giờ tấp nập hơn rất nhiều so với cách đây vài năm. Bến xe tấp nập với xe ra Bắc, vào Nam cùng với xe liên vận quốc tế đi Nam Lào. Cảm giác sự thông thương qua cửa khẩu này không nhiều mặc dù người ta đã nói rất nhiều về vai trò của cửa khẩu này với nền kinh tế Tây nguyên nói chung và Kontum nói riếng. Thi thoảng có vài xe tải, chủ yếu chở gỗ, vài xe liên vận, dăm ba xe Lào qua lại. Cửa khẩu yên bình đến kỳ lạ và cán bộ hai bên cũng nhàn tản, đuổi ruồi. Trong quán mà chúng tôi ăn trưa bên đất Lào, có cả cán bộ biên phòng Lào, Việt cùng gia đình ăn trưa. Sau khi check lại 14C một lần nữa, chúng tôi quyết định quay lại Kontum để đi Pleiku
Cửa khẩu Bờ Y
Trở về
Last edited: