What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Về Lhasa

Rời đỉnh đồi và rời Samye, chúng tôi tiếp tục con đường về Lhasa, cũng là con đường xưa vua Tsongkham Khambo đã dời đô.

Giờ ngồi đây, sau những ngày mênh mông thảo nguyên Mongolia, đôi ngày cũng gặp những tu viện, những pho tượng Phật mang phong cách Tibet, tôi lại càng thấy thấm hơn với Tibet, một cội văn hóa - tôn giáo rất lớn, một cội của nhân loại đang bị thoái hóa. Một nghìn ba trăm năm sau Liên Hoa Sinh, ai sẽ hồi sinh Tibet một lần nữa?

Những huy hoàng quá khứ giờ chỉ giống như một thứ bảo tàng quá vãng. Giống như rặng cây trên cát bên bờ sông kia, đẹp đó, nhưng không dễ lan tỏa và mạnh mẽ vươn lên cao hơn nữa.

14540695845_421de01740_c.jpg


Sông vẫn trôi mãi về Đông

14354118938_2d424ffb30_c.jpg
 
Lhasa

Trở về Lhasa, chúng tôi nghỉ ngơi cuối buổi chiều, lang thang vào những con phố. Ngày hôm sau tôi mới thăm Potala và Jokhang, khối óc và trái tim của Tibet.

Tôi đã để hai kho báu này lại ngày cuối của chuyến đi, như thế sẽ luôn cảm thấy háo hức và chờ đợi. Hơn nữa, khi đã hiểu một phần về thiên nhiên, phong cảnh, con người Tibet rồi thì sẽ cảm được sâu hơn hai nơi này, mới hiểu tại sao người Tibet bỏ công sức, của cải, từ trí tuệ đến đức tin của mình vào hai công trình thiêng liêng nhiều đến thế.

Từ đồng bằng sông Yarlungshangpo đến đồng bằng Lhasa là một bước chuyển lớn với vương triều Tsongpan Gampo. Từ các đàn tế đạo Bon đến ngôi đền Jokhang là một sự thay đổi văn hóa tín ngưỡng rất dài. Tibet từ thời các bộ tộc du mục lỏng lẻo bước sang vương quốc và đế quốc mới, phát triển trong mấy trăm năm sau đó.
 
Potala

Từ một cung điện nhỏ trên đồi cao của Tsongpan Gampo, Dalai Lama 5 Vĩ đại đã xây dựng lại thành một khối kiến trúc khổng lồ, với 13 tầng dựa vào quả đồi đá cũ. Công trình có cả nghìn gian phòng, trong đó ba tầng trên cùng là quý giá nhất, là nơi ở, làm việc, thờ cúng, và chôn cất của các Dalai Lama.

Trước khi bước lên những bậc thang đầu tiên, có một cột đá dựng thẳng. Đó là tấm bia dựng khi hoàn thành Potala, để tưởng nhớ tất cả những người đã chết khi xây dựng cung điện này. Có bao nhiêu người Tibet đã chết? Không ai biết chính xác. Trong mấy chục năm xây dựng, có thể đã có hàng trăm, thậm chí hàng nghìn người chết. Tên của họ không được ghi lại, mà chỉ có một tấm bia đá này.

14588973378_af48348b56_z.jpg
 
Last edited:
Lên Potala

Những người mới đến Lhasa đã vội thăm Potala thường dễ thấy mệt vì đường dốc leo thang lên khá cao. Cung Potala không phải chỉ là nơi ở và làm việc của Dalai Lama mà còn là hệ thống các phòng làm việc của các vị Lama chức sắc, giống như các vị quan của một triều đình. Đây còn là kho tàng lớn lưu trữ của cải của Tibet, cũng như vũ khí, lương thực... dùng cho một chính quyền.

Con đường này trước kia Dalai Lama 13 đã cho làm phẳng lại để ông có thể lái xe ô tô lên tận lưng chừng cung điện.

14775262922_341a969c0e_c.jpg



Cửa kia dẫn vào khu vực các tầng phía dưới, nơi ở của những quan chức, người phục vụ cho triều đình Dalai Lama. Theo như Tenzin nói thì 1000 căn phòng của Potala giờ đã trống rỗng, chỉ còn 24 phòng mà mọi người được tham quan là còn giữ được những gì của quá khứ. Đó cũng là nhờ công của Chu Ân Lai dưới thời Cách mạng Văn hóa.

14775620475_4a3eb271e0_c.jpg
 
Tường Potala

Các bức tường của Potala được quyện bằng đất sét nện. Ở dưới chân cung điện tường dày đến 4-5 mét, lên cao vẫn còn 2 - 3 mét, và các tầng trên cùng tường dày gần 1 mét. Cũng vì lớp tường dày thế nên cung điện rất vững chắc. Quân TQ đã từng bắn đạn pháo vào tường nhưng cũng không phá được gì.

Những bức tường dày cũng giúp giữ ấm cho cung điện trong thời tiết giá rét nơi đây. Giữa các bức tường này đã có nhiều sự kiện, có cả những mưu mô tranh giành. Đừng tưởng các vị Dalai Lama là các bậc thánh không bị phàm trần chi phối. Trong số các Dalai Lama, có những người đã chịu dựng lên rồi phế bỏ. Người ta cho rằng các Dalai Lama từ thứ 6 đến 12 đều từng chịu những áp lực chính trị và thậm chí một số chỉ là những tù nhân cao sang giữa tòa cung điện này.

14588969878_824196a2d4.jpg
 
Bạch cung

Sau những bậc thang cao, những lớp cửa nặng nề, chúng tôi đến sân phía Đông của cung điện. Sân này đứng ở vị trí nóc tầng thứ 9. Đây là nơi trước kia người Tibet được đến trong những lễ hội, nhảy múa ca hát.

Trước sân là tòa Bạch cung, nơi ở, làm việc và tĩnh tu chính thức của Dalai Lama. Tầng trên cùng căng vải màu vàng, có cửa sổ là nơi Dalai Lama sẽ từ đó nhìn xuống dân chúng đang ca hát nhảy múa và chờ đợi bên dưới. Phía xa hơi của Bạch cung là Hồng cung, khối nhà trát đất sét đỏ, là nơi thiết triều và đặt các tháp mộ của các đời Dalai Lama.

Từ sau cánh cửa của Bạch cung, chúng tôi không được phép dùng máy ảnh. Trong các gian phòng tại đó có hàng chục camera theo dõi. Điều may mắn là chúng tôi có thời gian thoải mái để nhìn ngắm, bàn luận, không phải lo dòng người nghìn nghịt đẩy đi như trong mùa cao điểm.

14589123377_f5c7b6694c_c.jpg
 
Re: Lhasa

Trở về Lhasa, chúng tôi nghỉ ngơi cuối buổi chiều, lang thang vào những con phố. Ngày hôm sau tôi mới thăm Potala và Jokhang, khối óc và trái tim của Tibet.

Tôi đã để hai kho báu này lại ngày cuối của chuyến đi, như thế sẽ luôn cảm thấy háo hức và chờ đợi. Hơn nữa, khi đã hiểu một phần về thiên nhiên, phong cảnh, con người Tibet rồi thì sẽ cảm được sâu hơn hai nơi này, mới hiểu tại sao người Tibet bỏ công sức, của cải, từ trí tuệ đến đức tin của mình vào hai công trình thiêng liêng nhiều đến thế.

Từ đồng bằng sông Yarlungshangpo đến đồng bằng Lhasa là một bước chuyển lớn với vương triều Tsongpan Gampo. Từ các đàn tế đạo Bon đến ngôi đền Jokhang là một sự thay đổi văn hóa tín ngưỡng rất dài. Tibet từ thời các bộ tộc du mục lỏng lẻo bước sang vương quốc và đế quốc mới, phát triển trong mấy trăm năm sau đó.

Trái ngược với nhóm của Chitto, Potala và Jokhang là 2 điểm mình không ghé vào trong suốt 1 tháng ở Tibet!

Potala hoành tráng và lộng lẫy thật đấy, nhưng đó chỉ là cái xác trống rỗng, còn hồn phách đã theo chủ nhân của nó-Đức Dalai Lama-đi mất rồi. Minh thấy Potala giờ như một cái máy in tiền khổng lồ với hàng đoàn người rồng rắn xếp hàng từ cổng lên tới trên điện. Nhìn nản quá nên thôi.

Jokhang thì lính Tàu diễu hành rầm rập chung quanh, ngay trước mặt người hành hương đang miệt mài cúi lạy. Trông phản cảm quá nên cũng thôi luôn!

Mà đó là hồi năm 2007, giờ chẳng biết như thế nào...
 
Sau 2008 thì Potala và đặc biệt Jokhang còn bị TQ kiểm soát chặt chẽ gấp cả chục lần nữa kia.

Tất nhiên sẽ có những người như bạn, không muốn vào nơi mà bạn cho là "không hồn", cũng có những người vào chỉ để chỉ trỏ, có người vào chỉ để đánh dấu. Đó là quyền và cách nghĩ của mỗi người.

Chúng tôi thường nói rằng: Nếu như Dalai Lama còn ở Tibet, chắc là chúng tôi chả bao giờ được bước chân vào Potala ấy chứ, vì nó là cấm địa, giống như cung điện của các vị vua vẫn còn đang tại vị trên thế giới ấy, có mấy ai được bước vào đâu ! Lúc ấy thì không chỉ "hồn" mà cả "xác" của Potala cũng chả ai được thấy !

Cá nhân tôi nghĩ rằng, công trình này đã là tâm trí, sức lực, niềm tin của Tibet trong hàng trăm năm kiến tạo nên, thì từng viên đá, từng cây cột đều thấm đẫm một phần hồn của người Tạng. Sự linh thiêng của một công trình không phải ở hương khói quanh nó, ở những thầy tu quanh nó hiện tại, mà còn cả trong quá khứ. Tất cả những điều đó đều thật đáng cho tôi trân trọng và mong muốn được nhìn, được chạm vào tận mắt tận tay. Dù là một cung điện sống hay một bảo tàng, nó cũng là di sản của nhân loại và mình mong muốn được tận mắt thấy nó. Cũng vì ý nghĩa quá khứ và ý nghĩa tâm linh của hàng nghìn thế hệ, nên dù không phải người Kitoo giáo, tôi vẫn hôn vào tảng đá liệm Chúa Jesus; không phải tín đồ Mật tông, tôi vẫn hành lễ trước điện thờ.

Các đền đài Ai Cập, liệu có còn cái hồn không khi các Pharaoh chết cả ngàn năm rồi? Cung điện Huế có còn hồn không? Mỹ Sơn có còn hồn không? Các bảo tàng trên thế giới có còn hồn không khi chẳng còn các vua chúa quý tộc lượn lờ trong các lâu đài đó nữa. Và mọi người có đến thăm các chốn đó không?

Tôi thì sẽ không bao giờ vì căm ghét chính quyền Trung Quốc mà lại bỏ không đi thăm kho báu của người Tibet cả !

Vạn pháp do tâm tạo. Chấp cảnh hay chấp người cũng đều là vọng cả. Dalai Lama hay một chú tiểu chân đất, thậm chí một con mèo hoang lang thang trong Potala, cũng đều có sức sống giống nhau cả.
 
Last edited:
Potala và Jokhang là 2 điểm mình không ghé vào trong suốt 1 tháng ở Tibet!

Đại ca TD tung hoành mấy nước Trung Á, đi ngược lại từ Tân Cương về Zanda, rồi nằm vùng ở Kailash cả hơn tuần lễ thì em nghĩ ở chặng sau có muốn cũng không thể có sức ham hố bất cứ cái gì thêm ở Lhasa được nữa rồi, không nói riêng về Potala hay Jokhang nhỉ ? :)

Tôi vào thăm lại Potala và Jokhang không phải vì mùa đông vắng khách vé được giảm 1/2 hay vì thời gian được thăm Potala không bị giới hạn trong 1h như quy định (vì bạn Tenzin quen với đội cảnh vệ Potala). Có một điều ước nhỏ khi tôi đứng ở sân Potala một ngày mùa hè năm cũ đã đưa tôi trở lại Potala vào một ngày đông... Và rồi tới Jokhang chúng tôi đã có được duyên may lớn lao thật chưa từng bao giờ nghĩ đến... Nhưng tôi để a Chitto sẽ tiếp tục cho đúng mạch câu chuyện đã về Lhasa.

Còn tôi thì vẫn thích nán lại thêm chút nữa ở Lhoka (Shannan Prefecture) vì khu vực này cũng thật đặc biệt. Nó chính là cái nôi của văn minh Tây Tạng khi tập trung những nông trại đầu tiên, cung điện (Yumbulagang) và tu viện Phật giáo đầu tiên (Samye) trên đất Tây Tạng.
Đi từ Ningchi xanh mát vốn được coi là Giang Nam của Tây Tạng về tới Tsetang tôi mới cảm thấy chất Tây Tạng thực sự khi cảnh sắc đã hoàn toàn thay đổi sang địa hình hoang mạc .

Núi trọc, cát sỏi khiến sắc màu của sông nước sắc nét hơn rất nhiều

11203179793_5fe6e9a19e_c.jpg


Chúng tôi đến Samye theo chiều từ Tsetang, chiều ngược lại với con đường kinh điển đi phà trên dòng sông Yarlung Tsangpo để tới tu viện nên được ngắm nhìn dòng sông mẹ của Tây Tạng theo hướng khác trước.

11203373115_269b22490d_c.jpg


Chưa hết những dư âm của mùa thu với hàng cây lá vàng bên sông

11203571216_800a515a47_c.jpg


Phía gần chỗ tôi đứng gió thổi rất mạnh và lạo xạo tiếng chân lũ cừu dẫm chạy trên sỏi đá khi thấy người lại gần

11203082525_f4fb8305ed_c.jpg


Nhưng dòng sông thì vẫn lặng lẽ trong bóng chiều

11203690403_5771818f39_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,428
Bài viết
1,152,753
Members
190,079
Latest member
Quynh258
Back
Top