What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Hi hi cứ đến đoạn ăn uống là Lymy hào hứng ghê :LL Thảo nào đi với Chitto thành số 10
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Ui giời Gianker lại không biết đến trình một cái liếc mắt sạch không kình ngạc của Chitto rồi :D
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Nói chung về chuyện ăn uống mình rất chi là nhỏ nhẹ. Và bao giờ cũng là người vẫn còn nhai nuốt ừng ực khi mọi người đã rửa tay xỉa răng.

Và không ít lần phải gào lên: "Anh còn đang ăn mà chúng mày bỏ ra hết thế à? Còn nhiều thế này mà không ăn hết đi à!!!".

Nhưng miêu tả về cái đó lại không phải sở trường của mình. Lym cứ có điều kiện thì tung ra nhá, viết tiếp kẻo hứng tụt mất.
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Em đang nhẫn nại chờ Jokhang của anh. Thỉnh thoảng mới ăn thôi!!!! Ăn gì nhiều thế :))
 
Jokhang

Lhapka nói rằng thời tiết khi chúng tôi đến là rất tuyệt. Trước đó 2 tuần ở Lhasa tuyết rơi dầy "đến 60cm", thế nhưng lúc này trời trong vắt không có một tí mây, tí tuyết nào. Đợt này đêm xuống khoảng âm 5 độ và ngày trong bóng râm khoảng gần 10 độ, mùa đông thế là ấm rồi.

Sau đêm đầu ngủ rất ngon, chúng tôi dậy sớm. Trời đã hửng nhưng chưa có nắng vì vây quanh Lhasa là núi cao, chúng tôi đã rời khách sạn để đến quảng trường Barkhor và đền Jokhang. Để vào đây, lại phải qua kiểm tra an ninh.

Đền Jokhang là trái tim của Lhasa, trái tim của Tibet. Ngôi đền được xây dựng từ gần 1400 năm trước thờ pho tượng Phật quý giá nhất của toàn cõi Tibet cũng như cả vùng Bhutan, Nepal, Tứ Xuyên, Thanh Hải, Vân Nam. Người Tibet hướng về thánh địa này như là cội nguồn cõi tâm linh của họ. Ngay từ xa đã có những người làm lễ Ngũ thể nhập địa liên tục liên tục.

Khi chúng tôi bước vào quảng trường Barkhor trước đền, còn mờ tối nhưng những ánh lửa từ các lò đốt hương đã đỏ rực, khói bốc nghi ngút, và những hàng người đang đi kora quanh đền không ngừng nghỉ.

11173782903_46ac2057ac_c.jpg


(Ghét nhất là trên nóc đền cắm một thứ chối tỉ cao ngỏng nghoẻo. Chúng tôi thỏa thuận là từ giờ những bức ảnh chụp mà bị vướng cái thứ thô bỉ ấy thì sẽ dùng công nghệ xóa nó đi.)
 
Sự tích Jokhang

Sự tích kể rằng vua Songtsan Gampo dựng hai ngôi đền để tôn trí hai pho tượng Phật do hai bà vợ người Nepal và người Trung Hoa đem vào. Đền Jokhang được dựng để thờ pho tượng Jowo Mikio Dorje của công chúa Nepal và đền Ramoche thờ pho Jowo Shakyamuni của công chúa Văn Thành. Thế nhưng sau pho của công chúa Văn Thành lại chuyển đến để bên trong đền Jokhang và rồi một ngày thế vị pho tượng kia, pho của công chúa Nepal lại rời đến Ramoche.

Có thuyết đẹp đẽ cho rằng hai bà vợ để tỏ sự hòa thuận nên đã đổi hai pho tượng cho nhau, nhưng tôi không tin thế ! Tôi thì nghĩ rằng nếu có chuyện đổi vị trí hai pho tượng thì chính là do vai trò quyền lực chính trị của hai bà hoán đổi. Bà Nepal tuy là vợ cả, nhưng có lẽ vai trò đã thua kém, hoặc là vào đời sau, khi vua Tạng lấy công chúa Kim Thành, thì vai trò của vị "Phật từ Trung Hoa" đã lấn át vai trò Phật giáo từ Nepal.

Sự tích thì vậy, nhưng khi sau này nhìn tận mắt pho tượng Jowo Shakyamuni thì tôi cũng rất thắc mắc, một pho tượng to như thế, cao đến ba mét và nặng một tấn rưỡi, liệu có thể là đồ mang theo của một công chúa từ cách xa hàng nghìn cây số. Hơn nữa pho tượng đó - theo như kiến thức của tôi - không mang dánh vẻ pho tượng đời Đường; nó mang phong cách tượng Ấn Độ cùng thời kì nhiều hơn. Chuyện gì đã xảy ra thời xa xưa nhỉ ? Có những bí mật gì, những đổi thay gì đã ẩn chứa trong lòng ngôi đền thiêng, mà rồi sử sách không còn ghi lại được?

Dẫu sao với người Tibet, đây vẫn là chốn nương tựa tâm linh.

11173658534_e024575f1a_c.jpg
 
Sự tích Jokhang

Lại có một sự tích nữa, đó là nơi xây Jokhang xưa là một cái hồ nước, ở giữa trái tim của Nữ quỷ. Khi xây đền đổ bao nhiêu đất đá xuống cũng không được. Cuối cùng công chúa Văn Thành ném một cái nhẫn của mình xuống, và cho dê chở đất đến đổ vào thì được, vì chỉ đất do dê chở đến mới lấp được hồ. Truyền thuyết không nói tại sao chỉ con dê mới có tác dụng nhỉ ? Thế bò, ngựa, lừa, la thì sao ?

Tôi thì muốn suy nghĩ rõ hơn một chút. Trước thời xây Jokhang, đây vẫn là vùng đất của đạo Bon, mà hình ảnh Nữ quỷ chính là từ đạo này, là tượng trưng của đạo này. Đạo Bon sơ khai là tín ngưỡng shama, kiểu lên đồng của nhà mình ấy, với các màn nhảy múa nhiếp tâm, thầy pháp nhảy múa, đồng thời có hiến tế. Hiến tế cổ đại của Tibet ở đây thường dùng dê, vì dê nhiều và không quá đắt, quá quí như bò và lừa ngựa. Có thể cái hồ xưa chính là nơi hiến tế dê cho nữ thần đạo Bon.

Khi Songtsan Gampo muốn từ bỏ đạo Bon, ông đã coi nữ thần như Nữ quỷ và cho lấp hồ. Với tư tưởng Phật giáo không sát sinh, chính ông đã dùng những con dê - những vật hiến tế hi sinh trước kia - để lấp chính đạo Bon, lấp cái hồ của tôn giáo cũ. Như thế bầy dê và đền Jokhang là biểu tượng của sự chiến thắng của Phật giáo trước tín ngưỡng cổ đại.

Những suy nghĩ trên của tôi không đọc từ đâu cả, không có bằng cớ nào, đó có thể chỉ là tưởng tượng mà thôi.

Dù sao có một suy nghĩ riêng của mình về chốn này, tôi cũng thấy vui rồi.
 
Re: Sự tích Jokhang

Sự tích thì vậy, nhưng khi sau này nhìn tận mắt pho tượng Jowo Shakyamuni thì tôi cũng rất thắc mắc, một pho tượng to như thế, cao đến ba mét và nặng một tấn rưỡi, liệu có thể là đồ mang theo của một công chúa từ cách xa hàng nghìn cây số. Hơn nữa pho tượng đó - theo như kiến thức của tôi - không mang dánh vẻ pho tượng đời Đường; nó mang phong cách tượng Ấn Độ cùng thời kì nhiều hơn.

Bạn Tenzin nói bức tượng Jowo Rinpoche được chế tác tại Ấn Độ thể hiện hình ảnh Đức Phật tầm 12 tuổi. Trong thời kỳ từ năm 563 đến 483 trước Công Nguyên, còn có 1 bức cùng loại như bức tượng "Đức hạnh cao quý" này cũng được chế tác hiện đang nằm ở Bodhgaya. Trước thế kỷ 7 vua Magadha vùng Bengal Ấn Độ thời đó đã tặng bức tượng cho cha của công chúa Văn Thành trong một lần hai nước Trung Ấn trao đổi vật phẩm quý giá cho nhau, do đó bức tượng là sản phẩm của nghệ nhân Ấn Độ chứ không phải Trung Quốc. Chính 1 vị chức sắc rất cao trong vương triều vua Tùng Tán Cán Bố đã đưa ra yêu cầu công chúa Văn Thành khi sang Tây Tạng phải mang theo bức tượng này.
 
Last edited:
Kora

Hòa vào dòng người, tôi cũng đi Kora vòng quanh Jokhang, theo chiều kim đồng hồ.

Phía trước đền có hai cột phướn cao, và bốn phía đền cũng có bốn cột phướn nữa. Người đi kora phải vòng ra ngoài các cột phướn, và nhiều người chạm đầu vào cột, cầu nguyện. Quanh tôi tiếng cầu nguyện lầm rầm, những chiếc chuyển kinh luân quay quay trên tay của những người phụ nữ, những ông già, những tràng hạt được lần liên tục, những bước chân đều đặn, những dáng người lắc lư.

Thường xuyên có những người hành lễ ngũ thể nhập địa, và những người đi tản ra xung quanh họ. Có người đứng tại chỗ và làm lễ ngũ thể nhập địa ra bốn phía, trán của ông đã là một vết chai lớn do mài xuống mặt đá quá nhiều lần. Lại có cả đứa trẻ cũng hành lễ theo mẹ của mình. Tất cả diễn ra đều đặn như thế đã cả nghìn năm.

Một vòng kora sắp giáp vòng, nắng đã lên vàng như rót mật.

11131078224_1edd33c571_c.jpg


11131002945_ebe3e41e04_c.jpg
 
(Tiếp đi a ui, mùa đông HN e sẽ ngồi đọc về Tây Tạng, vẫn còn 1 lần nữa phải đi hihi e thích Tibet mùa đông lắm lắm ^^)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,189
Bài viết
1,150,438
Members
189,947
Latest member
uyen13579
Back
Top