What's new

[Chia sẻ] Tây Tạng mùa đông - về phía Đông Lhasa

Chuyến đi với tôi kết thúc đã 3 ngày, còn với một số bạn giờ mới kết thúc.

Chuyến đi tôi chỉ có duyên đi theo, không tham gia lên kế hoạch hay bất cứ gì khác, thảnh thơi mà tận hưởng.

Hình như tôi đã qua mất cái thời có thể viết những bài với cảm xúc tràn đầy, dù thực sự vẫn tràn đầy xúc động về một vùng đất có thể làm người ta say mê.

Tây Tạng, Tây Tạng, đã có nhiều topic trong diễn đàn này viết về nơi đó. Thêm một topic vốn cũng không có nghĩa gì.
Tuy nhiên các chuyến đi trước đây đều là đi về phía Tây của Lhasa, nay chuyến đi của chúng tôi hướng về phía Đông, đi vào vùng Niyingtri (Lâm Chi) và sang đất Chamdo (Xương Đô).

Về Tây Tạng, Yilka đã có topic khá chi tiết: Trung Hoa tây du kí; hay Backpackervn đầy cảm xúc trong Mây trắng Tây Tạng..., và June với chuyến đi hành hương Kailash kinh điển: Tây Tạng những ngày xanh nắng hạ,... do đó tôi chỉ làm người cóp nhặt lại những gì trên cung đường đã qua, sẽ rơi rụng theo thời gian, và không biết bao giờ mới viết xong.

Nếu không bao giờ viết xong, thì cũng coi như là tình cảm với Tây Tạng cũng sẽ còn lưu mãi.
 
Last edited:
Quảng trường

Đối diện cung Potala xưa kia là một đầm nước, nhưng giờ đã thành một quảng trường, với đài kỉ niệm to cao và một cột cờ của Trung Quốc, ban ngày luôn có 2 lính đứng gác.

Câu chuyện lính Giải phóng Nhân dân TQ (PLA) thập kỉ 50 tiến lên đây và Hồng vệ binh thập kỉ 60 - 70 thế kỉ trước có lẽ chỉ còn trong tâm trí những người già. Những người thế hệ sau dần cũng sẽ quen với hình ảnh thế này.

Để vào cái quảng trường kia phải đi qua trạm kiểm soát, và dày đặc camera theo dõi. Sự tồn tại của chúng là khó chịu rồi, mà khó chịu hơn nữa là lại cấm được cả việc chụp ảnh chúng hoặc tỏ ra chú ý tới chúng !!! Thành ra người ta cứ phải giả vờ như là tự nhiên không biết gì, trong khi biết rõ cái đám camera đang chòng chọc nhìn minh; hoặc là giả vờ nhí nhảnh nhìn vào nó theo kiểu "tao biết mày rồi, mày chả làm gì tao được đâu" trong khi trong bụng chỉ muốn kiếm hòn đá ném cho vỡ nó đi.

11130996675_504655c74f_c.jpg
 
Tắt nắng

Bảy giờ rồi, mặt trời đã xuống sau những dãy núi vây quanh Lhasa. Mọi người nói Lhasa tối muộn lắm, nhưng đấy là mùa hè, còn đây là mùa đông.


Nắng cũng đã tắt rồi. Phải đi tìm chỗ ăn thôi. Chúng tôi đi bộ lang thang cũng mấy tiếng đồng hồ, vi phạm cảnh báo của Tenzin về ngày đầu tiên trên đất Tạng rồi đấy.

Khoản ăn uống thì mình viết không được ngon lắm, hehe.

11131071514_b5ce533e6d_c.jpg
 
Re: Tắt nắng

Bảy giờ rồi, mặt trời đã xuống sau những dãy núi vây quanh Lhasa. Mọi người nói Lhasa tối muộn lắm, nhưng đấy là mùa hè, còn đây là mùa đông.


Nắng cũng đã tắt rồi. Phải đi tìm chỗ ăn thôi. Chúng tôi đi bộ lang thang cũng mấy tiếng đồng hồ, vi phạm cảnh báo của Tenzin về ngày đầu tiên trên đất Tạng rồi đấy.

Khoản ăn uống thì mình viết không được ngon lắm, hehe.

11131071514_b5ce533e6d_c.jpg

Potala trong bức ảnh này thật ủ rũ thiếu sinh khí, khéo vài chục năm nữa thành bảo tàng dân tộc Tạng.
 
Re: Tắt nắng

Potala trong bức ảnh này thật ủ rũ thiếu sinh khí, khéo vài chục năm nữa thành bảo tàng dân tộc Tạng.

Thì nó đã là một bảo tàng rồi còn gì bác ! Khoảng 1 nghìn phòng trong này còn vài chục phòng được vào tham quan, còn lại nghe nói đã trống rỗng hết. Vài trăm nghìn văn vật, tài liệu, thư tịch cổ trong tòa cung điện này đã bị cướp phá, thiêu hủy, hủy hoại trong Cách mạng văn hóa.

Cũng may còn nhờ công Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai mà giữ được vài nơi quan trọng với những báu vật quí giá nhất. Nhưng kinh sách thì đã bị đốt hết rồi. Potala mấy chục năm nay đã chỉ còn là một tòa nhà hấp hối dành cho khách tham quan mà thôi.

Nếu không có những người Tibet vẫn đến đây hành lễ, kora vòng quanh để giữ lại nhịp thở thoi thóp, thì Potala đã chết rồi.
 
Last edited:
Re: Tắt nắng

Thì nó đã là một bảo tàng rồi còn gì bác ! Khoảng 1 nghìn phòng trong này còn vài chục phòng được vào tham quan, còn lại nghe nói đã trống rỗng hết. Vài trăm nghìn văn vật, tài liệu, thư tịch cổ trong tòa cung điện này đã bị cướp phá, thiêu hủy, hủy hoại trong Cách mạng văn hóa.

Cũng may còn nhờ công Lưu Thiếu Kỳ và Chu Ân Lai mà giữ được vài nơi quan trọng với những báu vật quí giá nhất. Nhưng kinh sách thì đã bị đốt hết rồi. Potala mấy chục năm nay đã chỉ còn là một tòa nhà hấp hối dành cho khách tham quan mà thôi.

Nếu không có những người Tibet vẫn đến đây hành lễ, kora vòng quanh để giữ lại nhịp thở thoi thóp, thì Potala đã chết rồi.

Sau này chắc cũng không ai cấm dân Tạng vốn rất say mê tín ngưỡng đi kora vòng quanh chỗ ấy, thậm chí còn khuyến khích để trông cho giống. Nhưng cái cơ bản nhất là linh hồn của tôn giáo nó đã nhạt lắm rồi, văn minh công nghệ vốn xung khắc với niềm tin tôn giáo kiểu chất phác.

May ra còn giữ được lâu hơn ở Bhutan, nhưng mà vấn đề là thế giới nhìn nhận cuộc sống xã hội của họ với thái độ như thế nào. Quá minh triết hay quá lạc hậu.

Thử link một cái ảnh từ fb, chụp cảnh cư sĩ (có lẽ vậy, xét theo trang phục) đang miệt mài đọc kinh và chép kinh dưới ánh nắng của buổi trưa
photo.php

photo.php

https://www.o.facebook.com/photo.php?fbid=2195195199016&l=b6ba1e3192
 
Last edited:
Re: Yarlung Tsangpo

Và rồi dòng Yarlung Tsangpo uốn lượn hiện ra, như một nét vẽ ngẫu hứng của tạo hóa, như một mảnh gương kì lạ uốn éo qua bình nguyên hoàng thổ điểm những chấm vàng rực. Dòng sông này bắt nguồn tít phía Tây, gần núi thiêng Kailash, chảy qua bên dưới Lhasa sang phía Đông rồi ngoặt về Nam, hội với dòng sông Hằng để đổ ra biển cả.

Trên triền đồng bằng của dòng sông này, những bộ tộc Tibet đã tập hợp nhau lại, hình thành vương quốc rồi xây dựng đế quốc, rồi tan rã và khắc khoải. Người Tibet tôn thờ Núi, tôn thờ Hồ, nhưng nếu tôn thờ Sông, thì đây sẽ là dòng sông Mẹ của Tibet. Trong chuyến đi chúng tôi cũng đã đi dọc theo cả dòng chính và chi lưu của con sông này, có lúc sôi trào và có lúc bình yên.

11102139003_88052da9b4_c.jpg
Từ trên máy bay mà chụp được thế này thì tuyệt quá. Cảm ơn Chit
 
Chuyện ăn uống

Cái chuyện ăn uống, nói thế nào nhỉ, tôi cũng là người dễ tính. Nói chung trong tất cả các chuyến đi, dù đi đến địa phương nào, cũng thấy đồ ăn ngon cả. Hoặc giả như chuyến Trung Đông, có 2 ngày chỉ ăn lương khô cũng được, 3 ngày toàn ăn bánh kếp với mứt và kem (cái loại mà hostel phục vụ khách đồng loạt ấy) cũng không sao.

Nhưng mà nếu có ăn ngon thì tất nhiên là khoái rồi.

Lần này trong nhóm có 2 trường phái: một là phải ăn như người Tạng, và hai là cái gì ngon thì ăn bất kể Tạng hay Hán. Vì nhóm từ HN là theo trường phái thứ hai nên tôi chủ yếu là ăn ngon ! Thỉnh thoảng có lúc ăn kiểu Tạng - vẫn thấy ngon như thường dù có nhiều người hay nói đồ ăn Tạng không ngon.

Buổi tối đầu tiên, bốn đứa tình cờ tìm thấy trong một ngõ có chữ Bistro, mò mẫm trèo theo một cầu thang nhỏ lên tận tầng 3, và rồi : ÒA : chui vào giữa một quán trang trí hoàn toàn kiểu Tạng, thế nhưng chủ quán nói tiếng Anh tốt. Mãi về sau mới biết vợ chồng chủ quán bán được 5 năm rồi, và cũng là dân phượt, thích đi đây đó và từng đến Việt Nam.

Thế là bữa tối đầu tiên ở Lhasa hoành tráng với khai vị bằng món trà bơ, món chính là lẩu bò Yak, tráng miệng cũng là trà bơ.

Phải nói thêm là thường quán trà sẽ phục vụ trà sữa; trà bơ vị mặn và ngậy hơn nhiều, ai thưởng thức được thì đều khoái và ấn tượng với món này.
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Không ngờ mùa đông mà cảnh Tây Tạng lại đẹp đến thế, mình thấy còn đẹp hơn cả mùa hè nữa.

Hồi mình đi, hai bạn guider người Tạng cho nhóm mình nói là mùa đông các bạn ấy nghỉ (nghỉ thực sự, cả mấy tháng không làm gì, chỉ suốt ngày chơi bi-a nên các bạn ấy chơi giỏi). Hóa ra vẫn có người đến Tây Tạng đấy thôi.
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Chuyện ăn uống thì rất trường kì.

Đầu tiên là giai đoạn chuẩn bị, đặc biệt với những người khó ăn (như tôi :p), đồ Trung Quốc nổi tiếng là chứa nhiều cay nhiều dầu, dù là cực phẩm Tứ Xuyên cũng sẽ làm bạn nản lòng, nhất là ở những hành trình dài trên 10 ngày. Do đó điều tuyệt đối cần chuẩn bị đó là đồ ăn phải đủ, vì đó là sức khoẻ của bạn trong suốt chuyến đi. Đồ ăn Tạng có nhiều món ngon, nhưng ngon vẫn tiềm ẩn nghĩa là nó thử thách sức chịu đựng thích nghi của cái dạ dày.

Tất nhiên những bạn giỏi ăn đồ địa phương thì tôi rất nể. Nhưng có một số nơi TIỀN CŨNG CHẲNG ĐỂ LÀM GÌ, thì lúc đấy MÌ TÔM SẼ QUÝ HƠN TIỀN!

Chúng tôi thống nhất là chuẩn bị chung (gớm ăn chung ở chung tới tựn 17 ngày), sau đây là danh sách các bạn có thể tham khảo:
- Mỳ tôm/phở/bún khô/lương khô: đủ để ăn sáng (bạn sẽ có những lúc đi từ lúc mờ mắt và tìm đồ ăn sáng mờ mắt).
- Phomai dây: món này mằn mặn, ăn được lúc đang trek, không cần mang nhiều đồ.
- Mắm tép chưng thịt, ruốc cá, muối vừng, thịt hộp: Món Mắm tép chưng thịt thì tuyệt ngon vì chỉ cần nó với cơm trắng là sống sót cả tháng (một cách đàng hoàng).
- Muối và CHANH: nếu mang nó thì có nhiều món bỗng trở thành thân thương như ao làng. Ví dụ như khi đang lang thang ở chợ, các bạn phát hiện ra MỘT CÁI TAI HEO LUỘC.....
- NƯỚC MẮM: Thử mang một lần rồi bạn sẽ biết. Hãy chọn loại chai nhỏ, nước mắm Hạnh phúc chai nhỏ xíu là top choice.
- Sniker, socola, kẹo gừng và các loại đồ ngọt và đồ ăn vặt: Vô cùng hữu ích ghi đi ô tô, lang thang ở hồ, làm thân với bọn nhỏ....
 
Re: Tây Tạng mùa đông - Đi về phía Đông Lhasa

Transit ở Tứ Xuyên một buổi tối, các bạn làm gì, còn chúng tôi đi ăn Lẩu Tứ Xuyên, tất nhiên.

Ở Tứ Xuyên bạn có thể dễ dàng tìm hàng lẩu. Chúng tôi chọn một món mà tôi tự đặt tên là Lẩu Chơi Chuyền, vì bạn sẽ vừa ăn lẩu vừa chơi các que xiên, như hồi bé chơi chuyền bàn 1, bàn 2, càng nhiều bàn thì càng nhiều que. Dân Việt ăn ít chắc chơi đến bàn 5. Ở bàn bên cạnh các mỹ nữ Tứ Xuyên đã chơi đến bàn 30 và có khả năng sẽ sớm phá đảo về môn Chơi Chuyền.

Trước lúc Chơi Chuyền, các bạn sẽ được phục vụ thứ này:
1401644_10201065708231702_1803711391_o.jpg

Bên phải là cốc nước đậu rứt là ngon.
Bên trái là đồ chấm, lúc đầu tôi tưởng là nước mắm, đang xuýt xoa khen các bạn đóng gói đẹp.
Hoá ra đó là DẦU ĂN TƯỜNG AN, các bạn TQ có thể dùng để làm đồ chấm, còn tôi dự tính mang lên Tibet để chống nẻ da!

740017_10201065707311679_431222725_o.jpg

Bóng chuyền đây, bên cay bên không cay. Nhưng sau 5 phút thì không phân biệt được

859122_10201065707751690_550748223_o.jpg

Chương trình vớt ớt sẽ liên tục cho đến khi hết lẩu. Nhưng ớt này chỉ để làm cảnh thôi, ớt thật đã hoà lẫn tự nhiên trong nước, nhiều đến nỗi bạn cứ ăn đi rồi sẽ biết, sẽ chẳng còn bất cứ mùi vị nào, trừ ớt. Dù cho ớt ở lẩu sẽ chỉ cay tới lưỡi, không đi sâu hơn làm sặc như ớt Việt Nam ta.

Thế mới có đoạn, ăn chuẩn bị Mài-tan tính tiền, H thất thanh khi nhìn một cục tròn tròn vừa vớt lên khỏi nồi lẩu, ôi tôi biết rồi, cái này là KHOAI TÂY!!!!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top