What's new

“Thái Lan có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội?”

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội?

....



“Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội?” - thằng bạn cắt khố đâm hông một câu ngang xương. Tức cành hông, tăng-xông lên gần tới đỉnh!



“Tui thấy tour dài nhất đi bên đó có 7 ngày, ông làm gì cứ rị mọ tới tới lui lui như đi trốn nợ vậy cà?” – nó bồi thêm. Cái thằng cà chớn! Nói thiệt là nhỏ lớn giờ số lần tui xài tiếng Đan Mạch chỉ đếm trên đầu mấy ngón chưn, vậy mà bây giờ muốn qua bển sống để nói cho thả giàn!



“Nói với ku như nước đổ đầu vịt Thanh Đa à! Mày cất cao cổ cò cổ vạc, vác chiếu qua nhà tao để tao kể cho mà nghe. Trợn mắt cái gì, chuyện Thailand còn hay hơn Nghìn đêm lẻ một, vậy mày phải vác chiếu đi là phải rồi còn ừ à gì nữa”.



Mạnh miệng nói xong, tôi cũng phải 3 chân 4 giò lên mạng tìm tòi thông tin hỗ trợ. Lạc vô xứ nhà lá này thấy thiệt là hứng chí, nhưng xem đi xem lại thấy thông tin sao mà ít hều vậy cà. Thông tin chỉ đâu đó Bangkok, Pataya, xa lắm là Chiangmai, Phuket, thỉnh thoảng có thêm mấy miệt khác mà thông tin sao trống huơ trống hoắc. Mấy ông cất công viết cuốn Lonely Planet Thailand dày cộp, gấp 3 lần cuốn Vietnam, mấy anh hai ở TAT chổng mông viết brochure du lịch cho hầu hết các tỉnh thành Thailand… vào mục này xem chắc ngửa cổ than trời, đấm ngực bùm bụp… buồn tình dữ lắm á. Thailand mà chỉ vậy làm gì hàng năm cả 20 triệu du khách đổ xô (trừ 2010 bạo động giảm xuống còn 14T, gần gấp 3 Vietnam!). Thôi, nhân tiện trả lời bạn hiền, tui chen vô đây thêm ít ít, có gì mấy ảnh đọc được cho tiền tip mình kiếm gì đó mần chơi, hén!




Tài hèn sức mọn, không tham vọng gõ một topic “lộng lẫy” ( - như khói trời, của cô Tư miệt đất mũi; như “Cá khoai lộng lẫy” – của tờ Sài Gòn Tiếp Thị; như “Côn trùng lộng lẫy” – của Tuổi trẻ Cuối tuần; … mà có thể mai mốt ai đó đi Tibet, India… cám cảnh dân tình nhọc nhằn đóng phân bò thành bánh làm chất đốt mà chơi luôn cái tựa “Cứt khô lộng lẫy” chắc cũng được hoan nghênh… - lại cái tật lan man rồi), cái thằng motdoidirong tui chỉ dám chen vào đây tám chút lúc hưỡn. Mà dù gì, nó cũng là “Thông tin du lịch Thailand”, phải không ku. Rảnh rỗi, không vác chiếu qua nhà tao được mày vào đây đọc cho nó tăng pageview của anh hai mày. Có hưỡn hơn nữa rủ mấy em tuổi teen mối ruột đăng ký vài chục cái nick vào đây bấm nút Thanks lia lịa, cho anh hai mày qua một đêm bỗng đổi đời như mấy em Vietnam đưa đồ - à quên, Vietnam ai-đồ thì càng tốt. Nghen ku!

* *
*​




Thailand, những ngày đầu năm thật khác!



Những triền đồi, những bãi bồi ven sông lau trắng miên man trong nắng mới. Đám lau sậy ngày thường còi cọc xấu xí xác xơ tơi tả vì gió vì mưa, vì đám gia súc ngược ngạo dẫm nát giờ kiêu hãnh phô phang rừng cờ lau trắng trong thanh khiết. Đám gió hung hăng dữ tợn ngày nào giờ lả lơi ve vuốt ôm ấp đẩy đưa… làm sông chiều không dậy sóng xanh chỉ xô bờ những con sóng bạc đầu, bạc đầu, miên man….




P1040248.jpg

Những triền lau bạt ngàn Sukhothai



Miền nhiệt đới đã qua ngày qua những ngày hè. Lũ sen hồng sen bạch đã tàn đã úa, đã nhường lại sông nước ao hồ cho đám súng hừng hực sức sống rừng rực đỏ vươn cao. Cái nắng vàng rực những ngày đông chói chang Thailand, đám súng càng rực rỡ phô trương hơn… vì chúng biết giờ là thời khắc huy hoàng của chúng.



P1040092.jpg

Súng trong Sukhothai Historical Park



Nhưng chúng đã lầm! Mùa này chỉ có lũ sen là thảo hiền nhường nhịn thôi. Coi nè, bọn hướng dương hoàng tộc con cháu thần mặt trời chúng tao chẳng thèm liếc lấy một cái với bọn súng hèn mọn chúng mày đâu. Thẹn thùng, lũ súng khép nép ôm nụ khi nắng lên, chỉ có hướng dương kiêu hãnh nhìn thẳng vào mặt trời cháy bỏng, chẳng thèm cần lấy một mảnh Rayban, dù là kính dzỏm mua ở Trương Định, cho nó gọi là!



P1011634.jpg

Những cánh đồng hướng dương Lopburi


“Nè khoan phát biểu nghen mậy! Biết thế nào mấy cũng càm ràm “Mấy cái bông đồ yêu đó tui dzìa miền Tây thiếu giống gì”, tao đưa ra cái hình này là quê mình hết có à nghen!”.



P1040286.jpg

Hoàng hôn Sukhothai chiều nắng đẹp (lộng lẫy!).​




…..


Còn ít nhất 99 chương hồi nữa!
 
Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? – 43

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? – 43



“Ừ, thôi, mấy cái gì không thực thì thôi đừng mơ màng tới nó nữa! Đi chỗ khác chơi đi anh hai! Mà bữa giờ sông suối núi đồi, lễ hội hoành tráng quá. Có chỗ nào yên yên một tý ghé chơi đi chứ mắc công người ta nghĩ ông ham dzui suốt ngày đâm đầu vô mấy cái lễ hội đó miết thì kỳ lắm. À, mà ông nhớ lôi cái bản đồ ra cập các điểm đến cho bà con người ta tham khảo nghen.”



“Ok! Tao dắt mầy đi Nguyệt Thành, chốn yên bình. He he he, ở Thailand mà có Nguyệt Thành nữa, mầy có nghe tới giờ chưa? Nhắm 2 con mắt ốc bươu vàng của mầy lại, đừng có trợn ngược lên nữa!”


* *
*​



“City of the Moon” là tên gọi không chính thức của thành phố miền Đông Nam Thailand này. Thành phố nhỏ này đặc biệt là có rất nhiều cư dân Việt Nam. Họ sang đây sớm hơn những đồng bào của mình ở Ubon hay Đông Bắc Thái rất nhiều, ngay từ thế kỷ XIX. Đây cũng có lẽ là một trong những yếu tố làm thành phố này có những nét khác với các nơi khác trên đất nước có quốc giáo là Phật giáo (Tiểu Thừa) này.



Ít người chọn để du lịch, nên dù từng nổi tiếng là trung tâm châu ngọc của vùng Đông Nam Á, Nguyệt Thành giờ còn giữ được nếp sống lặng lẽ yên bình. Những con đường nhỏ vắng vẻ, râm mát, những con hẻm sạch sẽ người dân túm tụ tụ ba ở các quán café đầu hẻm, y như Sài Gòn ngày cũ,… Ngay giữa phố, bạn có thể dễ dàng bị lôi cuốn bởi những ngôi nhà sàn gỗ trước sân hoa cỏ xanh ngời, và những nụ cười chào hiền hòa khó lẫn của những người dân miệt cuối dòng Mekong…


5711824689_3180815d10_b.jpg


5711824919_af9943c8db_b.jpg

Hẻm vắng. Chiếc nón ngộ nghĩnh



5711825847_276bb3f666_b.jpg

Nhà sàn giữa phố xanh.


Điều lạ là ở đây là bạn có thể tìm thấy những ngôi nhà thờ kiến trúc Gothic hay những ngôi chùa hòa lẫn sự lộng lẫy của kiến trúc tiểu thừa và sắc đỏ, cùng những rồng phụng không thể thiếu của các ngôi chùa Hoa – những gì mang theo của những người dân Việt (và Hoa) từ đất 9 rồng.


5712386154_65b9d3b198_z.jpg


5712385952_95d0e9c73f_z.jpg


5712386380_661531aed7_b.jpg

Con đường xanh đến ngôi nhà thờ xinh


5711826033_f1e6b68f0b_b.jpg

Ngôi chùa rực rỡ không xa lắm ngôi nhà thờ xinh


Đơn sơ vậy thôi, nhưng khi nào đã chán chê con đường bộ từ Bangkok về Sài Gòn qua ngõ Aran-Poipet mà chọn con đường Bangkok, Hat Lek – Krong Koh Kong, Phnompenh, Sài Gòn… bạn nhớ ghé Chanthaburi / Nguyệt Thành nghen. Chỉ vài giờ thôi, bạn sẽ gặp một Thailand khác, và một góc nhỏ của Lục Tỉnh những ngày tháng cũ.



___________________

Còn ít nhất 57 chương hồi nữa!
 
Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 44

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 44



“He he he, ông chơi cú đá giò lái hay quá há. Từ mấy chỗ đông vui nhộn nhịp ông quăng tui một cái đùng vô cái xứ hóc bà tó mà nhỏ lớn tui chưa hề nghe ai nhắc đến chứ du với lịch cái khỉ khô gì. Còn mấy miệt nào giống dzậy hông, ông chơi luôn cho đủ bộ!”.



“Còn thì nhiều, để tao xả cảng cho mầy vài chỗ thôi, chứ nhiều quá thì không khí nó buồn tênh, chẳng ai vào đây đọc nữa đâu! Mày có biết nơi nào trên đất Thái mà lũ trẻ con mỗi ngày đi học phải băng qua nước khác, rồi chiều về phải băng lại qua nước đó để về hông? Mầy mà biết tao cùi sức móng luôn!”



* *
*



Câu chuyện trên, tôi nghe từ 1 ku HDV người Thái, lúc tôi còn ở Chiangmai. Câu chuyện gợi lên cho tôi bao nhiêu nỗi tò mò, nhất là sau khi tìm kiếm được thêm thông tin về nơi đó. Nhưng phải sau 2 năm, tôi mới lò dò đến được đó.


Nằm trên cung đường hỏa xa tử thần, miền đất này không nổi tiếng như Kanchanaburi nhờ vào bộ phim Cầu sông Kwai nổi tiếng, nhưng đây chính là nơi xảy ra giao tranh khốc liệt nhất. Từng được Miến Điện sử dụng làm con đường chính trong những cuộc viễn chinh tấn công xâm lược Thái Lan từ thời Ayuthaya (1350 – 1767),… đến chiến tranh thế giới thứ 2, vùng đất này lại được quân đội Nhật chọn để đặt tuyến đường sắt chạy từ Miến sang Thái.


5714704475_49d7e4ecc2_z.jpg

Wat Wang Wiwekaram ở Sangkhlaburi. Bạn có thấy giống chùa Mahabodhi - Đại Giác Ngộ Tự, ở Bodh Gaya?


5714699443_7ca4ed5930_b.jpg

Three Pagodas Pass,…



Và đến bây giờ, miền đất này vẫn chưa bình yên…


Tôi đang kể với bạn về Sangkhlaburi, về Three Pagodas Pass,…



___________________

Còn ít nhất 56 chương hồi nữa!
 
Re: Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 44

Mày có biết nơi nào trên đất Thái mà lũ trẻ con mỗi ngày đi học phải băng qua nước khác, rồi chiều về phải băng lại qua nước đó để về hông? Mầy mà biết tao cùi sức móng luôn!”

Ở Việt Nam, người dân ở biên giới Tây Ninh có thể về An Giang, Đồng Tháp gần hơn 100km nếu đi băng qua Campuchia mà về. (Phải quen biết nhân viên 2 cửa khẩu Việt/Cam để thuận tiện cho việc mang xe cơ giới qua.). Cái giống ở đây là vùng đất như cái mỏ vẹt của nước này cắm vào đất nước kia.
 
Mình ở Thái cũng được một ít lâu rồi, nhưng không đuoc đi nhiều như ban motdoidirong. Ngưỡng mộ bạn quá. Mong đọc tiếp những bài sau. Giọng văn cua bạn vừa lãng mạn vừa man mác buồn.
 
Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 45

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 45



Sangkhlaburi là 1 huyện biên giới của tỉnh Kanchanaburi. Huyện biên giới giáp với Myanmar này vẫn chưa bình yên, không vì phía bên Thailand mà vì những đội quân du kích chống đối chính quyền Myanmar (Karen Liberation Army) bên kia biên giới vẫn thường xuyên qua lại nơi đây, chưa kể những con đường đi của hoa anh túc cũng dọc ngang qua lại… Dù chỉ ở đây một đêm, tôi cũng đã gặp những du kích quân đó, trong một đêm lưng tưng một mình bên quán lề đường ven chợ, rồi đến cả một đám đông ở nhà một bạn trẻ địa phương, rồi đến… đến lúc tỉnh giấc, đầu nhức như búa bổ,… thấy trên bàn đầu giường có mấy khẩu súng!!!


5725548914_df4f880ab1_b.jpg

Bình minh muộn màng lười nhác trên phố Sangkhlaburi


Sangkhlaburi nổi tiếng bởi chiếc cầu gỗ làm bằng tay dài nhất Thailand, ngôi chùa Wat Wang Wiwekaram với Chedi Buddhakhaya mô phỏng theo Đại Giác Ngộ Tự ở Bodh Gaya và được dát vàng lấp lánh, ngôi chùa chìm trong hồ Wat Saam Prasob (The Sunken Temple) ngày xưa vốn nằm giữa phố, hồ xanh Khao Laem, con đèo Ba Kiểng Phật (Three Pagodas Pass)…


5725548870_d7f27603e6_b.jpg

Cầu gỗ làm bằng tay dài nhất Thailand mờ mờ trong sương sớm


5725549160_0d3c00d2e8_b.jpg

… rồi trong nắng sớm (hình từ net)


Vùng đất mà trẻ con Thái, Miến đi học phải ngang qua ngang lại nước này nước kia chính là vùng “mỏ vẹt” ở đèo Three Pagodas Pass. Đèo Ba Kiểng Phật, cũng là cửa khẩu Thái-Miến, nhưng chỉ dành cho dân bản địa 2 nước. Khách nước ngoài từ Thái được phép qua Myanmar chơi trong 1 ngày, trong bán kính 10km tính từ biên giới. Có điều, bạn phải xin phép trước tại Sangkhlaburi chứ đừng đợi đến biên giới (thủ tục có thể thay đổi, nhưng kiểm tra thông tin trước vẫn hay hơn). Hôm đó, tôi đến Sangkhlaburi chiều hơi muộn, hết song-thẻo, tôi phải đi xe ôm lên Three Pagodas Pass. Đến nơi, trễ quá nên cửa khẩu đã đóng. Lang thang ở đó chơi, tôi lại phát hiện một điều hay hay. Các hàng quán ở đây lại có 2 mặt tiền hoặc 2 cửa, một mặt bên Thái, mặt sau là bên Miến. Sau khi xin phép chủ nhà, tôi chui tọt qua bên Miến lang thang một đoạn, gặp mấy anh trai Miến mặc váy ăn trầu đỏ hoét cũng thấy hay hay. Về Sài Gòn, cũng vỗ ngực với bạn bè là “tao qua Miến Điện rồi”, còn đưa hình ra làm bằng chứng. Bây giờ mới thấy nhớ cái thời ngây ngô.


5725548830_497302870e_b.jpg

Ku xe ôm chở tôi và 2 nhóc tì ở Three Pagodas Pass, người Thái hay Miến?



5724992695_c8a64741b4_b.jpg

Xóm làng Myanmar


Có lẽ hồ Khao Laem là một trong những điểm thu hút du khách chính ở Sangkhlaburi. Điều đơn giản là lang thang trên hồ, bạn sẽ chiêm ngưỡng được gần hết những điểm du lịch nói trên, chỉ trừ Three Pagodas Pass mà thôi. Hôm đó, sau một đêm ngật ngưỡng, lại phải rời Sangklaburi bằng chuyến xe sớm nhất nên tôi tranh thủ một vòng lang thang trên hồ sớm. Mọi thứ đều tuyệt vời, chỉ trừ việc chụp hình vì ở miền cao nguyên này, trên phố gần 8am mặt trời còn ngái ngủ, huống chi trên hồ đầy sương.


5725549114_490cb83b67_b.jpg

Wat Saam Prasob (The Sunken Temple) lúc tôi đến…

5725549210_01bd6c487b_b.jpg

… và mùa khô (hình từ net)



Rồi tôi đi. Chia tay vội vã Sangkhlaburi một sáng cao nguyên yên bình, tôi biết chắc rằng mình sẽ còn quay lại miền đất này…


___________________

Còn ít nhất 55 chương hồi nữa!
 
Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 46

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 46


“Dzui quá há! Tui thấy ông rất hạp với mấy cái vụ gì có liên quan đến bom đạn thì phải. Hay ông qua bên Afghanistan đi. Bên đó đang tuyển người sang gỡ đạn cưa bom đó. Thấy cũng hạp với ông lắm! Mà hồi đó, sao ông hổng theo mấy anh ku du kích quân Karen đó ở luôn bển luôn, về Việt Nam làm gì cho nó cực?” Nó có vẻ hứng chí (!?) hay đang tức tối?!

“Thì có sao tao kể vậy thôi mà. Thiệt sự là lúc đó tao cũng đâu có biết mấy anh ku đó là du kích du kư gì đâu. Thấy tao ngồi chơi một mình, mấy ảnh rủ cụng ly cho vui, rồi vậy vậy… thôi mà! Mà mầy ơi, mấy vụ này có nhằm nhò gì đâu. Từ từ rồi tao kể nữa cho mà nghe. Đi chơi phải có thăng có trầm mới vui chứ. Nếu muốn bình an gia đạo, mầy ở nhà cho khỏe. Đi làm gì cho mệt!”



“Nhưng ông đem súng đạn ra hù vậy, ai dám tới đó nữa!”. Lại cằn nhằn!

“Không, súng đạn đâu hổng thấy chứ dân tình ở đó hiền khô à. Tao đi lơn tơn một mình ngoài đường, họ kêu tao lên xe ngồi chở đi. Tao vô quán (quán khác) ngồi một mình, họ cũng qua hỏi chuyện, sợ tao ngồi một mình buồn… Tao không biết đường ra bến xe, họ đang mần, bỏ việc dắt tao ra bến xe… Ở đó yên bình lắm!”



“Thiệt hông cha nội? Để bữa nào tui qua bển coi hổng phải dzậy ông biết tay tui!” Phải vậy hông trời! “Vậy bển còn miệt nào bình yên, mà liên quan đến súng đạn bom ông coi có hông kể nghe cái coi chơi!” Làm khó tui hả trời!

“Okie! Dễ ợt. Để tao kể cho mầy nghe một miền đất cũng từng bom súng đạn ì đùng nhưng giờ yên bình hết biết! Yên tâm đi, không dắt mầy đi mấy cái tỉnh Hồi giáo ly khai Nam Thailand đâu mà lo!”


* *
*


5728662325_0dda267311_b.jpg

Vẫn còn những nhắc nhớ về ngày xưa


Thành phố này là một trong 7 điểm quân Nhật đổ bộ vào Thailand trong Thế chiến II, ngày 8.12.1941. Bom rơi đạn nổ và máu đã đổ lênh láng trên miền đất hiền hòa này. Mặc dù, lúc bấy giờ chỉ có hơn 100 binh sĩ của quân đội Thailand đóng ở đây, quân Nhật đã vấp phải sự chống trả quyết liệt của những cảm tử quân và cả những người dân với những binh khí thô sơ. Không những vậy, binh lính và quân đội Thailand đã đốt cháy những kho xăng dầu cùng nhiều công trình khác hòng chận bước tiến nhanh của quân xâm lăng… Cuộc chiến đấu ngắn ngủi nhưng anh dũng của người dân nơi đây được xem như một trong những nốt son về sự quật cường trong việc bảo vệ gìn giữ đất nước của người dân Thailand.


5728663189_f831e7c13d_b.jpg

Biển trưa​



Chiến tranh rồi cũng qua, thời gian đã xóa hết những dấu xưa tang thương, miền đất yên bình này giờ vẫn lặng lẽ bình yên. Là thủ phủ của tỉnh, nhưng nó nằm yên ả bên bóng che của một thành phố khác trong tỉnh, nổi tiếng là “bãi tắm Hoàng gia”, nơi đây hầu như không có khách du lịch, nhất là khách du lịch ngoại quốc… Đó là lý do tôi tìm đến đây, khi đọc được những thông tin này.


Manaw_Panorama1.jpg

Một bãi biển nơi đây (hình từ net – mới đẹp vậy!!!)


Để rồi một trưa nắng ở phố vắng im, bên biển bình yên, tôi ngỡ ngàng…


___________________

Còn ít nhất 54 chương hồi nữa!
 
Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 47

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 47



Thành phố Prachuap Khiri Khan là thủ phủ của tỉnh cùng tên, nhưng người ta lại biết đến thành phố du lịch Hua Hin của tỉnh này nhiều hơn. Dường như gần đây, một số công ty du lịch Việt Nam có tour đưa khách đến Hua Hin. Ở Hua Hin còn có một quán “Cà phê sữa đá Việt Nam” nữa đó. Hua Hin, được xem là “bãi tắm Hoàng Gia” từ khi một số thành viên hoàng tộc chọn và xây dựng ở đây những khu nhà nghỉ dưỡng từ những năm 20 thế kỷ XX. Hua Hin thật sự thú vị, nhưng tôi lại yêu thích Prachuap Khiri Khan nhiều hơn, do sự thanh bình xanh mát của phố biển hiền hòa.



Tôi đến đây sau một đêm say ngất ngư ở bãi biển náo nhiệt Hua Hin, nên tôi đang mong tìm một chốn bình yên. Đến khi chiếc xe bus bỏ tôi xuống 1 bến xe trưa nắng váng vất, tôi mới biết mình đã đến một chốn hơn cả bình yên, dường như phải gọi là cô tịch mới đúng. Men theo những con hẻm nắng lóa từ bến xe tôi lò dò ra biển. Chỉ có mình tôi ở biển trưa. Du khách không có, dân địa phương hoặc đang chài lưới ngoài khơi, hoặc nghỉ trưa trong nhà, chỉ có kẻ cầu bơ cầu bất không chốn nương thân mới hành xác ngoài đường nắng nung chảy nhựa đường này mà thôi…



5738945277_2c2fd8291f_z.jpg

Con đường lạ này, doi đất lạ này……đã chia Prachuap Khiri Khan thành 2 nửa biển trời khác biệt….


5739493462_89d5ddc425_b.jpg

… một bãi biển ngũ sắc…



5739493382_e591bb91d7_b.jpg

… một Hạ Long nhỏ (!?)….​



Do vậy, tôi có một biển trưa, một con đường nắng, một ngôi chùa cao…. Cho riêng mình.



___________________

Còn ít nhất 53 chương hồi nữa!
 
Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 48

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 48



Biển Prachuap Khiri Khan trông lung linh vậy nhưng sao khách du không tìm về? Không những thế, ở Prachuap Khiri Khan các món ăn rất đặc sắc. Tôi là một đứa ít chú tâm đến việc ăn (việc uống thì rất rất quan tâm!!! :T) nhưng khi thử món đặc sản của Prachuap Khiri Khan, gồm các loại hải sản hấp chung với các loại gia vị, ngũ cốc, củ quả… trong lá sen... trời ơi, bây giờ nhớ lại vẫn còn thèm. Người Prachuap Khiri Khan cực kỳ mến khách, thân thiện… Sao vẫn vắng tênh nơi đây?


P1190065.jpg



P1190090.jpg

Ngôi chùa trên đồi cao…​


Theo thiển ý của tôi, chắc có 2 vấn đề. Vấn đề đầu tiên rất rõ ràng là trông xa thì đẹp vậy nhưng biển Prachuap Khiri Khan không có những bãi cát đẹp, chỉ gồm những bãi hẹp, sâu và cát có lẫn phù sa nên hơi sẫm màu, giống ở Hà Tiên xứ mình. Do vậy nên các bạn khoai Tây ít thích. Lý do thứ 2 có lẽ là do các bãi biển sạch đẹp tiện nghi của Hua Hin gần đó, và trên nữa là Chaam đã thu hút hết khách rồi. Vì Hua Hin không những bãi đẹp mà còn có nhiều loại hình du lịch biển lôi cuốn khác như lặn biển ngắm san hô, leo núi, trèo đèo khám phá các hang động,… Nói chung, đến Prachuap Khiri Khan, dù có thích lắm đi nữa, cũng chỉ hợp cho những người đi biển mà không tắm biển, không lặn biển,… như tôi (!?), và những người muốn tìm sự yên tĩnh cho riêng mình (?!).


P1190088.jpg

Chùa dưới chân núi.​


Nếu bạn cũng tưng tửng như tôi, Prachuap Khiri Khan rất thích hợp! Nhất là nơi đây bên biển xanh, có những công viên cũng xanh mát, có 1 ngôi chùa thanh thoát trên đồi cao, nơi bạn có thể thả hồn theo những tiếng chuông thanh thanh trên cao, tiếng chuông văng vẳng trong hương sứ lãng đãng trên cao xanh như có như không,… nơi bạn sẽ thoải mải phóng tầm nhìn ra biển xanh mênh mang đảo lớn đảo nhỏ chập chùng hay xa nữa những rặng núi đồi xa xa… bên kia đất Miến Điện!!! Prachuap Khiri Khan là nơi hẹp nhất trong bán đảo Nam Thailand mà, bề ngang ở đây nơi hẹp nhất chỉ 10km. Vậy đương nhiên vào những ngày đẹp trời, “tầm nhìn xa trên 10km” thì trên đồi cao bạn sẽ dễ dàng phóng tầm mắt sang đất Miến Điện xa xa bên kia, mà mơ!!!


P1190086.jpg

Biển xanh bên dưới



P1190105.jpg



P1190109.jpg

Tiếng chuông vẳng trong gió thoảng chút hương sứ dịu dàng..


Vậy bạn có đi Prachuap Khiri Khan không?



___________________

Còn ít nhất 52 chương hồi nữa!
 
Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 49

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 49



“Cái tên này “Prachuap Khiri Khan” đọc làm sao dzậy? Nói thiệt với ông, tui thấy cái tên thôi là tui muốn ớn rồi, nhưng mà thấy ông kể nó cũng được được hén! Thôi để khi nào tui có đi Hua Hin, tui tranh thủ ghé qua!” Phải mầy nói thiệt không ku!


“Đọc là “pra-chủa-ki-ri-khản”, nghe lên là biết Thái Lan phải hông! Thực ra nếu muốn đi nghỉ ngơi trốn tránh đám đông thì tới đây nằm vài ngày là hết ý cây bông lý luôn! Ý mầy sao, mầy còn muốn tao dắt đi mấy chỗ hẻo lánh như dzậy nữa hông?”


“Ừa,sao cũng được! Ông chủ xị mà!” Dạo này cũng biết điều ghê đó chứ! “Kỳ này mình đi đâu nữa ông?”. “Okie, đang ở biển vắng giờ chạy lên rừng hoang chơi nghen. Chỗ này thì hổng có gì đặc biệt lắm, có điều con đường tới đó thì đẹp và nổi tiếng lắm “Death Highway” và nếu tới chỗ đó hả, cũng riêng một mình mày một trời luôn”.



Nó trợn tráo con mắt “Ủa, trước giờ tui chỉ nghe có Death Railway / Đường sắt Tử thần ở Kanchanaburi thôi mà, làm gì có Death Highway / Xa lộ Tử thần! Mới sáng tác hả ông?” Dạo này cũng có chịu khó nhớ chút hén, cũng được! “Dzậy mới nói chứ! Death Railway bữa khác tao dắt mầy đi, còn bây giờ là Xa lộ Tử thần – nghe có muốn offroad không ku?”



* *
*​


Xa lộ Tử thần, con lộ 1090 chạy từ Mae Sot đến Um Phang được “đặt tên” này đến 2 lần. Chạy dọc biên giới Thái – Miến, những năm 70, 80 của thế kỷ trước, lúc vùng biên giới này còn chưa ổn định, con đường này là chiến tuyến của những đội quân du kích. Bao nhiêu đạn rơi, bao nhiêu thân người đã ngã xuống, đặt tên cho con đường. Đến cuối những năm 80, tình hình biên giới đã ổn định, con đường này vẫn tiếp tục được mệnh danh Death Highway vì sự nguy hiểm bởi các đèo dốc uốn lượn quanh co khúc khuỷu… thường xuyên gây ra tai nạn của nó.



Một điểm lý thú khác. Là huyện cực nam của tỉnh Tak, Um Phang giáp với huyện cực bắc Sangkhlaburi của tỉnh Kanchanaburi nhưng 2 bên ngăn cách bởi những cánh rừng âm u, cũng nằm dọc biên giới Thái – Miến, nơi mà những đội quân du kích chống đối chính quyền Miến Điện (Karen Liberation Army) vẫn đang trú náu. Cung đường trekking nguy hiểm nhưng cực kỳ hấp dẫn nối Um Phang và Sangkhlaburi là một trong những thách thức cho những du khách yêu thích mạo hiểm.


P3270097.jpg

Bản làng của người tỵ nạn Miến Điện trên con đường Xa lộ Tử thần



P3260061.jpg

Hoàng hôn dịu dàng trên Xa lộ Tử thần​



Nghe về Um Phang như vậy, đang ở Mae Sot, tôi bèn leo tót lên chiếc song-thẻo nhồi chật cứng người, lắc lư, nhồi lên, xộc xuống leo qua những con đèo dốc ngược của Xa lộ Tử thần lần mò đến Um Phang.



___________________

Còn ít nhất 51 chương hồi nữa!
 
Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 50

Thailand có gì mà đi chơi miết ở bển vậy cha nội? - 50



Đường đi từ Mae Sot đến Um Phang quả là nguy hiểm, đèo dốc quanh co lên lên xuống xuống giữa rừng xanh núi đỏ. Có điều, những ngày mùa khô này thì gặp núi xơ xác đỏ nhiều hơn là rừng xanh. Đây là điểm bất lợi của chuyến đi Um Phang mà khi đến nơi tôi mới biết.


P3250030.jpg

Chiếc song-thẻo tôi đi Um Phang, giống xe ở Cambodia hoặc Laos hơn há! (Xe đang bị kiểm tra).​


Trên con đường này, có nhiều doanh trại quân đội và nhiều xe quân sự chạy trên đường. Thêm nữa là có nhiều khu trại tỵ nạn của người dân Myanmar. Lúc đầu tôi không biết, thấy sao nhà ở Thailand mà lại lụp xụp như vậy, thêm nữa sao thấy dây kẽm gai chăng dằng dặc ven làng, dọc theo đường đi. Tò mò vậy thôi nhưng chẳng biết hỏi ai, mãi đến Um Phang gặp 1 bạn trẻ biết nói tiếng Anh, hỏi và được giải thích.


P3260006.jpg

Ở Thailand, giờ ít còn những con đường đất này. Mùa khô bụi mù, tưởng lạc qua Cambodia!​


Tôi đến Um Phang lúc gần 9g đêm. Phố xá tối thui, đèn đuốc leo lắt. Lò dò nhờ ông chú tài xế song-thẻo chở đến cái địa chỉ GH theo LP, nó đóng cửa. Chú dắt đi đến 1 cái nhà sàn to đùng gần đó, kêu bà chủ ra xì xồ xì xào gì đó rồi kêu tôi vào. Té ra đây là 1 căn nhà cho khách thuê dạng homestay nhưng đang mùa vắng khách nên chỉ có gia chủ ở nhà, còn đám nhân viên biết nói tiếng Anh thì về Mae Sot nghỉ ngơi hoặc cày cuốc. Té ra, tôi đến đây vào mùa thấp điểm nhất của du lịch Um Phang.


P3260023.jpg

Con sông giờ còn chút nước.


P3270078.jpg

Một góc chùa vắng Um Phang


Sáng hôm sau, tôi càng biết rõ thêm về bất tiện khi du lịch mùa thấp điểm. Rừng khô cháy, sông cạn khô nên các tour trekking, rafting đều không có khách, do vậy, các điểm cty du lịch đóng cửa nghỉ ngơi. 2 con thác đẹp nổi tiếng thì mùa này cũng khô khốc, nước chảy lèo tèo… nói chung là “hổng có gì để chơi ở đây mùa này hết anh hai ơi” – tôi phiên dịch câu nói của thằng ku em thiệt tình ở 1 công ty du lịch đang ngồi ngáp vặt canh công ty.


P3260018.jpg

Người phụ nữ chăm chỉ ngồi chằm lá để lợp nhà​


Chưa tin lắm, tôi thuê chiếc xe gắn máy chạy lơn tơn, thấy đúng y chang vậy. Sông suối cạn khô cạn khốc, các hostel vắng teo, chẳng thấy mấy bạn Tây balo đi lơn tơn gì cả. Nhưng sau cùng, tôi vẫn nghỉ lại thêm Um Phang 1 đêm nữa, trước khi tiếp bước lang thang. Chỉ đơn giản vì người dân nơi đây quá hiền lành, cuộc sống nơi đây quá đỗi hiền hòa… mà tôi vừa qua những ngày chạy marathon du lịch nên cần có 1 điểm dừng. Cuộc sống ở đây yên bình đến mức ở chợ, buổi tối về, người ta chỉ phủ tấm bạt nylon, chặn vài hòn gạch lại, để tênh huênh đó… rồi về…


P3260075.jpg

Đêm về, các sạp hàng ở chợ cứ phủ bạt lên là xong​


***


P3260046-Copy.jpg

Chiều. Ở nhà. Nắng vàng. Cô nhóc con cháu chủ nhà mới bé xíu mà điệu ơi là điệu​


Vậy thôi, chuyến đi Um Phang của tôi xem như “thất bại” sao tôi nhớ ngày bình yên đó vô chừng. Tôi ở lại thêm Um Phang 1 đêm nữa, dù “chẳng có gì để chơi” nơi đây. Ngày tôi chạy xe lơn tơn chọc chó phá mèo. Nắng thì ra sông lên suối tìm hang hốc xó xỉnh nào còn chút nước tý bóng râm mà nằm. Đêm về, mình tôi nguyên căn nhà sàn vắng tênh với lủ khủ là Chang, Singha… nghe ai đó nỉ non mộng mị “.. thời gian là lệ úa, nhỏ xuống tình không tên…” giữa gió khuya đại ngàn…



Thấy đời mình như đang trôi!


___________________

Còn ít nhất 50 chương hồi nữa!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,644
Bài viết
1,154,393
Members
190,155
Latest member
ncvinh123
Back
Top