What's new

Thám hiểm hang động Anh-Việt tại Quảng Bình, 2010

Đoàn khảo sát hang động Anh thuộc Hội nghiên cứu hang động Anh (BCRA - British Cave Research Association) bao gồm các nhà hang động thuộc vào hạng lão làng đa phần là người Anh đã thực hiện các cuộc khảo sát hang động trên lãnh thổ Việt Nam tính đến năm 2010 là tròn 20 năm. Trong năm 2009, họ đã khảo sát và xác định hang Sơn Đoòng thuộc hệ thống hang Phong Nha nằm trong khu vực VQG Phong Nha - Kẻ Bàng là hang lớn nhất thế giới với trần hang có chỗ lên tới hơn 200m, rộng 150m. Đây là một phát hiện gây chấn động giới khoa học, đặc biệt đối với giới khoa học trái đất cũng như với cộng đồng du lịch mạo hiểm. Đến năm 2010, họ quay lại VN với nhiệm vụ hỗ trợ cho kênh truyền hình NatGeo Channel và tạp chí NatGeo Magazine đưa tin về hang động này, đồng thời tiếp tục khảo sát thêm các hang động mới ở khu vực VQG PN-KB với sự giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm của các nhà khoa học Việt Nam thuộc trường Đại học KHTN, ĐHQGHN. Tôi tham gia đoàn với tư cách phiên dịch viên, đồng thời cũng tham gia khảo sát hang cùng họ.

Trang thiết bị cho chuyến khảo sát của tôi đa phần là do đoàn khảo sát trang bị cho, bao gồm:
- Balo chống nước EXPED
- Túi ngủ chống nước, túi giữ ấm, võng, đệm mút
- Mũ bảo hiểm Petzl, đèn đeo trán Petzl Extra 52/53 cùng pin sạc ACCU 4
- Thiết bị leo núi (SRT kit)
- Găng tay bảo hộ
- Tất dài chống nước Sealskinz
Đồ ăn, nước uống chủ yếu là ăn cùng với dân địa phương đi cùng, ngoài ra khi vào hang thì được cấp thêm Energy Bar chống đói và mất sức.

Tổng thời gian toàn chuyến khảo sát là 7 tuần, gồm 6 chuyến đi ngắn và 1 chuyến dài vào hang Én và Sơn Đoòng.
___________________________________

Chuyến 0, 1, 2: xã Tân Hóa, huyện Minh Hóa
Mục đích chuyến đi là khảo sát các hang trong khu vực thung lũng Tú Làn như báo chí năm ngoái đã đưa tin.

Chuyến 0 + 1 (từ 24/3, 4 người): sau khi đến xã Tân Hóa và liên hệ được với người dân địa phương, ngay chiều hôm đó (khoảng 15h30) chúng tôi đi khảo sát một hang nước cạnh làng, theo người dân thì vào mùa lũ nước chảy vào hang này rất nhiều. Kết quả là hang không lớn lắm, nền toàn bùn dẻo quánh, trơn trượt. Cuối hang bị đá chặn nên không có lối ra, chúng tôi quay lại làng tầm 17h30 và ăn tối, nghỉ ngơi chuẩn bị chuyến đi hôm sau vào thung lũng Tú Làn.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Chuyến 1: sáng hôm sau, xe Transit đưa chúng tôi ra điểm đổ bộ hôm trước. Sau 15' chuẩn bị đồ, chúng tôi lên đường. Chặng đường như người dân nói là đi 4h qua 2 hung 3 eo bắt đầu là màn lội suối, sau đó đi vào bãi ngô đang trổ cờ của dân làng. Sau khi vượt một eo, chúng tôi đi qua một hung bằng phẳng gọi là Hung Ton, xung quanh toàn cây bụi cao cỡ ngang ngực và tất nhiên là khá đẹp. Hết hung đến eo, chúng tôi gặp ngay cửa hang Hung Ton mà theo người dân địa phương là có thông sang hung Tú Làn, nhưng không phải mục tiêu chính trong chuyến lần này nên bỏ qua. Lội bộ tiếp trên các sườn dốc dựng đứng, đá tai mèo nhọn sắc đến nỗi tôi đi giày đế cứng mà vẫn thấy đau nhói gan bàn chân. Đi tiếp đến hết đoạn đường cheo leo này là đến thẳng hung Tú Làn mà khi vứa xuống dốc đã nghe tiếng nước ào ào khá rõ. Tính ra tôi leo đoạn đường này không vất vả lắm, mất tổng cộng khoảng 2h30' kể từ khi xuống xe, tự hào ghê gớm :))

attachment.php


Trong khu vực thung lũng (hung) Tú Làn có 3 hang 4 cửa, cả 3 đều có nước chảy thường xuyên, trong đó 2 hang có dòng chảy lớn. Trong chuyến này chúng tôi khảo sát hang có dòng chảy nhỏ nhất, mà vào mùa khô chỉ là một thác nước nho nhỏ. Kết quả rất khả quan ngay từ chuyến đi đầu, tuy rằng gần như cả hang là phải bơi bì bõm. Lúc đến thung lũng là khoảng 10h, 11h vào hang khảo sát thì đến 19h hơn mới ra khỏi hang. Rất may vì chúng tôi đi cùng những người địa phương rất tận tâm, họ đã chuẩn bị sẵn củi lửa và nước sôi nên khi về đến trại việc chuẩn bị bữa tối không đến nỗi quá vất vả. Sáng hôm sau chúng tôi dậy sớm, tiếp tục khảo sát hang từ 7h30 và quay ra tầm 13h để ăn trưa, sau đó nhanh chóng thu gọn đồ đạc di chuyển ra khỏi rừng trước khi trời tối. Quãng đường ra đa phần là xuống dốc nên đi nhanh hơn, chưa mất đến 2h. Xe đợi tại bãi cỏ đổ bộ hôm qua, đưa chúng tôi về nhà ông Phó CT xã làm vài cốc bia mát lạnh rồi quay lại Sơn Trạch. Dù đường đẹp, vắng nhưng tôi vẫn không về kịp đèo Đá Đẽo khi hoàng hôn trải vàng thung lũng :(
 
Chuyến 2 (27/3 - 9 người): Quay lại hung Tú Làn với mục tiêu khảo sát nốt 2 hang còn lại và chụp ảnh. Vì vậy lần này ngoài thiết bị khảo sát và đồ ăn còn thêm một mớ thiết bị nhiếp ảnh nữa 8-}

Chúng tôi quay lại Tân Hóa vào trưa ngày 27/3, và vì trước đó đã gọi điện cho dân địa phương để họ cắt đắt người đi cùng nên khi đến nơi, dân lên xe chạy thẳng là điểm đổ bộ lần trước, chuẩn bị gói ghém đồ đi vào rừng luôn. Đến hơn 15h thì tới hung, mọi người cắt đặt cắm trại, dỡ đồ và chuẩn bị đi hang luôn. Tôi sau khi chuẩn bị xong xuôi tăng, võng thì cũng vội ra mặc đồ bơi (wetsuit) và áo phao, chuẩn bị đồ (máy ảnh, tripod, đèn, helmet) nhưng ngớ ngẩn thế nào quên béng mất lọ xịt Ventolin Inhaler. Chuẩn bị xong thì vừa 4h, tôi cũng 3 chuyên gia và 3 porters lội ngang qua suối (khá sâu, dưới có đá nhọn) sang bờ bên kia để lên cửa khô của hang số 2 trong hung Tú Làn (sau đó hang này đc rename là Hang Ken vì dòng nước ở đây chảy thông ra thung lũng La Ken (hung Ken)). Trong hang khô khá rộng rãi, trần hang cao khoảng 60m nhưng hang chỉ kéo dài khoảng 500m, sau đó chuyển qua một vách đá xuống thẳng dưới phần hang nước - lúc này có 4 người đang bơi và khảo sát dưới đó. Đến lúc này thì tôi đuối vì phần thì ớn, phần thì lo vì không mang Ventolin trong khi đang có triệu chứng hen xuất hiện - thế nên là quay lại phần phòng hang rộng để chụp ảnh và tự quay về trại.

attachment.php


Campsite tại hung Tú Làn

attachment.php


AS tự nhiên, phơi sáng 25"

attachment.php


attachment.php


attachment.php


(3 hình chụp với chế độ B, light painting)

Tối hôm đó nhóm khảo sát quay về trại khoảng 6h hơn, sau đó tôi và họ cùng chuẩn bị đồ ăn là mỳ Ý với sốt cà chua - thịt lợn, đun nước pha trà, coffee đủ loại, ai muốn uống loại nào tùy ý. Đến đêm trời bắt đầu lạnh, nhiệt độ giảm khá nhanh, chỉ cần thở ra là mù mịt như trong film luôn nên tôi quay về võng đi nằm, xui xẻo là quên túi ngủ chống nước ở ks nên chỉ có mỗi túi giữ ấm nên nằm trằn trọc khá lâu. Lúc sau không chịu được bèn vác luôn mấy khúc gỗ về cạnh võng nhóm lửa hi vọng đỡ lạnh để mà ngủ được. Trong lúc đó thì nhóm chuyên gia hang động vẫn ngồi tán phét cạnh đồng lửa lớn, 3 porters mượn đèn to đi spear-fishing ngoài suối. Lúc sau, tầm 23h kém thì một chuyên gia sang chỗ tôi
"Phuong, do you sleep?"
"Not yet. What's up?"
"We plan to take some photos and do need your help"
"Alright, I'm coming"
Họ đưa tôi lên tảng đá giữa hang Tú Làn (hang 1 - cửa hang bài trên đã post) và bắt đứng yên làm mẫu chụp ảnh theo kiểu light panning (or painting?) nghĩa là chụp chế độ Bulb, mở màn trập lâu rồi dùng một nguồn sáng chính quét qua các phần của hang.
24h, kết thúc vụ làm mẫu, tôi quay về võng đi ngủ. Lúc này các porters đi săn cá cũng đã về, sản phẩm là một ít cá nhỏ cỡ cổ tay và 1 chép cỡ bàn tay xòe (đấy là ko đo độ dài). 4h sáng, lửa tắt, lúc đó rất lạnh nên tôi (đành) phải dậy cời lại đống lửa mà ngồi sưởi cho đến sáng.

Ngày thứ 2 ở Tú Làn, mọi người dậy khá sớm vì đêm lạnh quá. Khoảng 7h30 nhóm chuyên gia tiếp tục đi khảo sát, chia 2 người đi tiếp Hang Ken trước, 5 người đi sau qua hang nhỏ (Tố Mộ) khảo sát trong khi tôi ở lại trại ngủ nướng. Nhóm Tố Mộ sau hơn 1h khảo sát quay ra đi tiếp vào Hang Ken vừa chụp ảnh vừa khảo sát thêm, tóm được tôi lúc đó chán đời ngồi vắt vẻo trên tảng đá trước cửa Hang Ken câu bống (bé bằng ngón tay, hix :()
14h30, một nhóm nhỏ 2 người ra khỏi hang về lán nấu bữa trưa. Sau đó tôi và 1 chuyên gia đi cùng một porter quay trở lại làng rồi ra Quy Đạt nghỉ, chờ hôm sau xe đến đón chuyên gia về Hà Nội. Ra đến KS ở Quy Đạt, trông tôi không khác gì phỉ: đầu tóc bù xù, quần rách bươm túi, bùn đất ướt át không kể mùi mồ hôi.
Nhóm chuyên gia còn lại trở về 2 ngày sau đó, trải qua thêm 2 đêm mưa phùn, gió bấc lạnh kinh hoàng. May phước tôi ra sớm, chứ không có túi chống nước mà nằm lại khéo toi rồi :))
 
Chuyến 3: Hang Thắng (Vuc Tang): đây là một hố sụt lớn cỡ nhất nhì trong khu vực VQG PN-KB. Hang đã được khảo sát liên tục từ 2007, 2009 và đến năm nay là lần thứ 3.

Sau gần 1h đồng hồ chạy ngược butterfly-river (đường 20 vào thời điểm này rất nhiều bướm trắng bay thành đàn dọc từ phía Lào về VN), 2 xe UAZ thả chúng tôi tại km24 rd20 khoảng tầm 10h để sửa soạn vào rừng. Ngay từ khi còn ở trên đường, nắng khá gắt nhưng đã có vài chú vắt đất xông ra ngoài đường đón tiếp chúng tôi, may mắn là có đề phòng nên ko sao. Lần này vào rừng tôi thử xài combo boot + long socks + gaiter (mua ở Umove) để xem mức độ chống vắt của nó ntn.
Bắt đầu đi vào rừng là tuột xuống một dốc thoải, đoàn đi dọc ngược lên một con suối cạn, lòng suối phủ toàn lá khô. Tuy vậy cứ liệu hồn, mùa mưa toàn bộ nước của vùng núi xung quanh sẽ dồn cả xuống đây rất lớn. Đường khá dễ đi, không có quá nhiều đoạn leo khó. Tuy vậy khó chịu nhất là lũ mòng - nhìn như những con ong to cứ bay vo ve xung quanh mọi người, chỉ chực đậu lên là chích hút máu thỏa thuê. Được cái bọn này đốt đau còn dễ nhận biết, chứ lũ vắt đất nhan nhản xung quanh nó cắn êm như ru mới tởm. Sau khi leo hết 1 con dốc, chúng tôi dừng lại nghỉ ăn trưa. Lúc này tôi mới kiểm tra mức độ hiệu dụng của đôi gaiter mua ở Umove: 2 em vắt đang làm ổ béo tròn trong giày phải. Công việc tiếp theo rất đơn giản: bắt bỏ vào lửa, tiện thể đốt điếu thuốc lấy tro trộn với rêu đá dán vào vết cắn cho ngừng chảy máu. Lúc này Mr Du, CA xã, mới dạy tôi một chiêu mới: khi đi vào rừng nhớ để ý cây rau tàu bay vì hoa của nó giúp vết vắt cắn ngừng chảy máu rất nhanh.
Sau khi ăn trưa đạm bạc (bánh mì + cà chua + phô mai Con bò cười), chúng tôi đi tiếp ngay vì đường còn khá dài. Quả thực đoạn đường sau này mới thực vất vả vì hầu như toàn lên dốc toàn đá và đất rất trơn vì vừa mưa hôm trước. Nhòm porters dự định sẽ nghỉ lại giữa đường (khoảng 14h) vì thời tiết nhiều mù, đường lại khó nhưng do độ máu của nhóm chuyên gia khá là cao, họ quyết định đi tiếp. Đó là một quyết định sáng suốt vì chỉ sau tầm 3h leo dốc các thể loại, chúng tôi đã đến được chỗ lán cắm trại khá là tốt, có điều nước ăn phải dùng nước đọng, cũng có nghĩa là khỏi tắm rửa khoảng 4 ngày :D
Sáng hôm sau, nhóm chuyên gia di chuyển vào khu vực hang và ở lại trong đó đến ngày thứ 4 mới ra. Ngày thứ 5 của chuyến đi, chúng tôi quay trở ra đường 20 mất khoảng hơn 4h, đi khá nhanh vì đường xuống dốc là chủ yếu nhưng "được" cái rất trơn vì trời liên tục mưa và mù
Trong chuyến lần này tôi biết được vài thứ mới: hoa rau tàu bay chữa vắt cắn, canh rau môn rừng, món lá chân chim hơ lửa chấm muối ớt đâm, thêm thịt luộc hoặc thịt nướng còn tuyệt nữa =P~

attachment.php


Chiếc lán này khá là tốt, bên trong có đầy đủ nồi niêu bát đũa

attachment.php


Đội bạn

attachment.php


attachment.php


attachment.php


(chụp đom đóm, ISO 1600, ex 120s vì có một chú bay thẳng vào ống kính)
 
Chuyến 4: Trở lại Tân Hóa: mục đích chuyến này là tìm thêm các hang mới ở khu vực thung lũng La Ken có cửa ra của dòng suối lớn chảy qua hang Ken ở hung Tú Làn.
Chúng tôi đến làng tầm buổi trưa, dừng chụp ảnh lũ trẻ con một lúc rồi đi luôn. Đường đi tương đối dễ dàng, bằng phẳng, chỉ có một đoạn phải đi qua hang Cây Chuột, đã ks năm 1992, là hơi khó khăn một chút mà thôi (thật tình đường đi chả có gì đặc biệt để mà kể).

attachment.php


cái đen đen mà bọn trẻ con cầm là kính lặn tự chế dùng để lặn xuống suối bắn cá

attachment.php


hang Cây Chuột

Đêm đầu tiên cắm trại bên suối. Nhiệm vụ của tôi rất đơn giản: đi lấy nước nấu ăn. Ra giữa dòng lấy nước đem về trại, chuyên gia hỏi lấy chỗ nào, chỉ ra giữa dòng, chuyên gia đổ hết - hỏi tại sao, chuyên gia bảo lấy chỗ nước chảy xiết sạch hơn b-( đấy là em lại thêm kn nữa :))
Ngày thứ 2, di chuyển qua thung lũng La Ken, hy vọng tìm đc hang mới - cuối cùng quay lại đúng cửa ra của hang Ken - cả đoàn lại quay về. Trên đường về porter chỉ thêm 1 hang nhỏ nữa, nhưng mà vào đc có nửa tiếng cả nhóm lại quay ra vì hang ngập sâu mất hút luôn, ko bơi qua được. Kết quả là quay trở lại lại bờ suối cắm trại qua đêm. Tối hôm đó chúng tôi nằm ườn ngoài bãi sỏi bên sông nói chuyện, mới ngộ ra một điều là họ cũng là thành phần khoái du lịch khám phá: làm việc quần quật cả năm, để dành ra một khoản rồi góp lại với nhau đem sang VN tiêu vào thám hiểm hang động - như vậy là vừa thỏa mãn thú vui bản thân, vừa mang lại kết quả nghiên cứu mới vừa cho VN, vừa cho TG.

attachment.php


attachment.php


attachment.php


Sau khi qua hang Cây Chuột thì sang thung lũng này - người dân thường qua đây đi gỗ, thả trâu bò. Đêm đến có thể đi soi đèn bắn cá, đập ếch thoải mái. Hôm đầu tiên tôi được thưởng thức món cá quả nướng trui to khoảng cổ chân, còn các chú porters bắn đc ối cá trắng, có con chép to cỡ 3-4kg. Đến đêm thứ 2 thì ăn đêm với món ếch xào sả ớt.

attachment.php


Chụp trời đêm (f2.8 iso 1000 ex 1010s). Đó là lần đầu tiên trong đời tôi nhìn thấy vệ tinh bay trong đêm, tận 3 cái lận
 
Last edited:
Chuyến 5: Vực Trô. Điểm đổ quân là cạnh một cây cổ thụ rất lớn ở khu vực Khe Gát.

attachment.php


Chúng tôi đi ngược khe suối cạn (chỗ này khá nhiều lộc vừng cỡ lớn, gốc đẹp bị nước cuốn) vào một thung lũng nhỏ đang vào vụ lạc trồng xen cao su 1 năm tuổi. Dọc đường rất nhiều rau tàu bay, hoa của chúng nở xù ra, nếu mà thổi bay bay cũng hay (kém hơn) hoa bồ công anh một chút. Từ thung lũng này leo ngược một con dốc đất (trời mưa thì ôi thôi sung sướng =.=) vào thung lũng bên trong. Trong vùng này có khá nhiều người dân vào đi rừng, chủ yếu là đi đạp trầm đạp huê (tên khác là Sưa đỏ). Hôm vào chúng tôi gặp vài tốp nhỏ đang đi ra, có vẻ là họ cùng nhóm với nhau và đã đạp được một cội huê khá lớn.
Ngày thứ 2, trời đổ mưa - và vắt hân hoan chào đón. Chúng tôi đi trong mưa đến trưa thì đến khu vực có hang. Nhóm porter chia nhau làm lán, tôi đi caving với chuyên gia và được dạy cho cách đo và di chuyển trong hang. Khu vực này có 3 hang gần nhau, trong đó có 1 hang tịt, 2 hang thông. Trong 2 hang thông thì 1 hang thấp khá tối và hẹp, nhưng rất nhiều dơi trong đó; hang còn lại nằm cao hơn, rộng rãi, thoáng đãng và khả năng trước đây khoảng dăm chục năm người Rục đã sử dụng hang này làm chỗ cư ngụ vì chúng tôi tìm thấy ở đó 1 chiếc nồi cũ đã han rỉ nhiều. Ngoài ra vách đá ở đây cũng là nơi cư ngụ ưa thích của vượn với bằng chứng là màu vàng ở vách đá và mùi hôi khá rõ ràng. Hang này sau đó được tôi đặt tên là "Yellow Cliff Cave".
Ngày thứ 3, trời không mưa nhưng mà đường trơn và ướt. Sau khi vượt qua dốc, nhóm chuyên gia gồm 2 thằng thanh niên (1 24t (tôi), 1 27t) và 2 ông già (1 49t, 1 60t) chơi trò việt dã xuống dốc bao gồm 2 đoạn dốc đất nhỏ và một dốc đá lớn (dân gọi là răng đá), cứ gọi là chạy chứ ko phải đi nữa. Điên hết sức!

attachment.php


Nhìn từ đỉnh dốc ra ngoài Khe Gát. Ở gần giữa hình là cây cổ thụ nơi đổ quân.

attachment.php


Chụp ảnh lưu niệm tí :">
 
Last edited:
Chuyến 6: Cha Lo, Minh Hóa. Khu vực Cha Lo được coi là một trong những trọng điểm khảo sát hang động ở QB.

Chuyến đi lần này đến hang Vục (hay Voọc, vì ở trên vách đá cửa hang rất là nặng mùi X_X). Đường đi khá quanh co khúc khuỷu, nhiều dốc đá và mỏm đá sắc nhọn nhưng không đến nỗi khó đi lắm vì đây ngoài việc là trọng điểm khảo sát hang động còn là trọng điểm khai thác gỗ. Chúng tôi xuất phát đi từ 7h30 theo đường mòn, đến tầm 10h thì được nếm mùi mưa rừng. Lúc này các hõm đá lại là chỗ trú mưa lí tưởng cho cả nhóm. Mưa khoảng 30' thì tạnh, chúng tôi đi tiếp và được thưởng thức đặc sản rừng Cha Lo: vắt xanh. Được cái loài này tuy độc nhưng cắn đau nên bị cắn phát biết luôn - bắt giết tại trận, không ai bị bọn nó làm ổ trong tất. Riêng tôi được 6 chú vì cái tội dùng tất bình thường (tất dài Pierre Cardin 40k).
Đến cửa hang, nhóm chuyên gia và tôi rất là thất vọng vì cái cửa bé tẹo, nói ngoa thì bảo bằng lỗ chó chui chứ thật tình là phải bò mời chui qua được. Nhưng được cái nhóm porters không nói xạo: họ bảo cửa vào chật nhưng bên trong hang to lắm, đúng thế thật. Sau khi qua cửa đến một phòng hang rộng cỡ 50m, cao 60m. Bên tay phải có một ngách hang, leo một đoạn phải chui qua vào đến một phòng hang khác rất lớn, rộng cỡ 100m cao 7-80m, ở đây nước đọng thành vũng, có thể lấy nấu ăn được. Đi tiếp leo qua các khối đá đổ khoảng 300m đến phòng hang cuối cùng, đo được chiều rộng lên tới 140m cao hơn 100m - chỗ này do đói và khát nên tôi đã ra ngoài trước mất rồi =.=. Chiều dài hang đo được cỡ 800m.
Ngày hôm sau chúng tôi quay về luôn. Trên đường về thì được chứng kiến cách người dân "ăn ong" như thế nào. Quả thực món này rất chi là ngon, nhưng khuyến cáo ai tiêu hóa kém hay bị dị ứng thì đừng có thử.

attachment.php


Phòng hang đầu tiên

attachment.php


Phòng hang thứ 2

attachment.php


attachment.php


Trong hang nó cứ khúc khuỷu như thế này

attachment.php


attachment.php


Trèo lên lấy tổ ong bằng dây rừng

attachment.php


Sản phẩm đây
 
Trong cả đợt đi thì cả đội thường xuyên chia làm nhiều nhóm nhỏ đi các khu vực khác nhau, trong đó có nhóm đi dài cả tuần liền trong rừng, điều kiện sinh hoạt rất khó khăn.
Ví dụ:

attachment.php


Muốn được như thế này thì phải làm sao?

attachment.php


Phải đi nhiều, đôi chỗ gặp vài cái này

attachment.php


Hay cái này

attachment.php


Thiếu nước thì phải chặt dây rừng hứng nước
 
Chuyến cuối chúng tôi vào hang Én chơi - chỗ này làm resort tuyệt hảo: cắm trại tốt, có nước chảy, điều hòa tự nhiên, thức ăn luôn sẵn

attachment.php


Chụp từ trong ra tối quá lại ko có chân, thôi thì vẽ vậy - dù sao cũng na ná thế (giống tornado hơn)

attachment.php


Từ cửa lớn xuống (góc 10h: đầy phân chim >"< + bị bỏng 1/2 lòng bàn tay do flashbulb nổ trên tay)

attachment.php


Bên trong

attachment.php


Chỗ này ai cũng biết

attachment.php


Điểm cuối cuộc tình (203 đui đèn, xếp xong thu vén gọn gàng xách ra Sơn Trạch bỏ thùng rác =))

attachment.php


Kết: toàn bộ chuyến thám hiểm đạt kết quả tốt. Hình ảnh, bài viết (NatGeo Mag) và film (NatGeo Channel) về hang động sẽ được xuất bản vào cuối năm nay.
 
Last edited:
Cho cái này up lên tí các bác nhỉ
Theo link sau
thì nhóm thám hiểm thuộc Hội Địa lý Hoàng gia Anh (Royal Geographical Society - RGS) trong đợt thám hiểm hệ thống hang ở VQG Gunung Mulu (Malaysia) hồi giữa năm tin rằng Deer Cave vẫn là hang có hành lang lớn nhất thế giới (biggest passage), tức là đã tái chiếm lại vị trí mà Hang Sơn Đoòng đạt được từ 2009 sau đợt khảo sát của nhóm do TS. Howard Limbert dẫn đầu thuộc Hội Nghiên cứu hang động Anh (British Cave Research Association - BCRA).
Tin hot mới lên báo, e đc share link hwa đấy.
Robbie Shone, người chụp ảnh chính cho nhóm thuộc RGS , cũng là phụ tá chính của NAG Carsten Peter (NatGeo Mag) chụp bộ ảnh về hang Sơn Đoòng trong đợt khảo sát hồi tháng 3-5/2010 vừa rồi. Hình vẽ chì hang Én trong post #9 là của hắn đó.

Có thông tin j mới sẽ post hầu các bác sau.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top