What's new

Tháp Chăm Bình Định, qua phóng sự ảnh P&S

Tháp là một dạng kiến trúc tôn giáo mang bản sắc rất riêng của dân tộc Champa. Theo các sử liệu thì trong quá trình trị vì đất nước, các triều đại Champa đã cho xây dựng khá nhiều đền đài; trải qua nhiều thời gian đấu tranh tồn tại, cộng với sự tàn phá của thiên nhiên, con người, cho đến nay trên vùng cư trú xưa của họ chỉ còn lại một số dạng kiến trúc đền đài là các tháp.

So với một số địa phương khác trong dải đất miền Trung, Bình Định là một trong những nơi còn lại khá nhiều dấu tích của nền văn hóa Chămpa. Với 8 cụm di tích tháp trên tổng số 14 tháp quả là một con số khá lý tưởng cho những nhà nghiên cứu khi tìm hiểu vùng Vijaya xưa và Bình Định sau này.

Về tháp Chăm, trong Ấn Độ giáo người ta gọi là Sikhara, một dạng kiến trúc tiêu biểu cho đạo Bà La Môn giáo.

Từ Sikhara có nghĩa là đỉnh nhọn, đỉnh núi nhọn, biểu thị cho núi Mêru trong Bà La Môn giáo. Núi Mê Ru là núi thần thoại có nhiều đỉnh cao thấp khác nhau. Vị thần tối cao ngự trên đỉnh cao nhất. Các vị thần khác tùy theo bậc cao thấp khác nhau mà ngự trị ở những đỉnh núi thấp hơn trên cùng một dãy Mêru. Núi Mê ru được biểu hiện thành kiến trúc Sikhara, người Chăm gọi là Kalan, có nghĩa là đền thờ. Đúng ra Kalan Chăm chứ không phải là tháp Chăm. Nhưng do người ta quen gọi tháp Chăm, đồng thời từ tháp đã trở thành một thuật ngữ kiến trúc chỉ loại hình cao tầng đế nhỏ, cho nên người ta vẫn dùng từ tháp để chỉ cho loại hình kiến trúc này.

Sau khi dời đô về Bình Định vào đầu thế kỷ 11, phong cách kiến trúc tôn giáo của người Chăm có sự biến đổi, giới nghiên cứu gọi là phong cách Bình Định. Trong kiến trúc thể hiện tính hoành tráng, nhưng trong trang trí lại khá đơn giản, không cầu kỳ như giai đoạn trước. Tất cả thành phần kiến trúc đi vào mảng khối là chính, vòm cửa thu vào và vút cao thành hình mũi giáo, các tháp nhỏ trên các tầng như cuộn lại thành khối đậm khỏe, trên mặt tường được tạo các trụ ốp với những đường gờ nổi chạy dọc thân tường tháp, các góc đều được tạo những phiến đá điểm góc cách điệu. Tất cả đều có tác dụng gây ấn tượng hoành tráng từ xa nhìn vào.

Khi định niên đại cho các tháp Chăm thuộc phong cách Bình Định, P. Stec đã đưa ra một giả định như sau: Phong cách bắt đầu từ tháp Bánh Ít hay còn gọi là tháp Bạc (nửa đầu thế kỷ 12), tháp Dương Long (đầu thế kỷ 13), tháp Hưng Thạnh (nửa đầu thế kỷ 12), nở rộ ở các tháp Thủ Thiện, Cánh Tiên (hay tháp Đồng), Phú Lốc (hay tháp Vàng) thuộc thế kỷ 13 và bắt đầu suy thoái ở tháp Po Klung Garai - Ninh Thuận (cuối thế kỷ 13 đầu thế kỷ 14). Sau này Boisselier, trên cơ sở nghiên cứu các tác phẩm điêu khắc, đã cho rằng phong cách Bình Định hay tháp Mẫm bắt đầu từ cuối thế kỷ 11 và kéo dài tới thế kỷ 13 với thứ tự sau: sau tháp Bánh Ít là tháp Thủ Thiện cùng Cánh Tiên, Phú Lốc, tiếp đó là Dương Long, Nhạn Tháp (Phú Yên) và kết thúc là Po Klung Garai. Gần đây sau những phát hiện mới về điêu khắc trang trí kiến trúc, giới nghiên cứu cho rằng tháp Bánh Ít có niên đại đầu thế kỷ 11, còn tháp Phú Lốc, Thủ Thiện và Dương Long có niên đại thế kỷ 12.

Thực tế cho thấy rằng các tháp Chăm đều được xây dựng theo một tín ngưỡng thống nhất thờ thần Siva, một trong tam vị nhất thể của đạo Bà La Môn. Siva tượng trưng cho sự hủy diệt, hai vị thần kia là Visnu tượng trưng cho sự bảo tồn và Brahma tượng trưng cho sự sinh thành, cả ba nằm trong vòng luân chuyển không ngừng. Người Chăm thờ thần Siva là chính, người Khmer thờ thần Visnu là chính. Tín ngưỡng này của người Chăm được kết hợp với tục thờ tổ tiên tạo thành bản sắc riêng trong đời sống tinh thần của họ.

Kỹ thuật kiến trúc và điêu khắc Chăm cho đến nay vẫn còn là một điều bí ẩn đối với nhà nghiên cứu. Làm thế nào để ghép tất cả những viên gạch nâu sẫm thành những tháp, tượng, những đài… chính xác và tinh vi đến như vậy? Cái gì đã tạo thành sự kết dính của những viên gạch ấy, khiến nó có thể đứng vững hơn một nghìn năm nay và sẽ còn đứng vững lâu hơn nữa, nếu không bị chiến tranh và sự xâm thực vô thức của con người. Đã có những cuộc hội thảo chuyên sâu về vấn đề này và đã có những câu giải đáp đúng hay chưa đúng cho giả thuyết đưa ra. Nhưng cái kinh ngạc được gieo vào lòng chúng ta thì vẫn còn mãi.

Tồn tại trong 5 thế kỷ, trên vùng đất Bình Định xưa người Chăm đã xây biết bao những kiến trúc tôn giáo hoành tráng. Những gì còn sót lại hôm nay chỉ là một phần nhỏ trong những di sản mà người Chăm làm ra.

Tháp Chăm, những viên ngọc quý lung linh tỏa sáng trên vùng đất Bình Định đang trở thành di sản trong kiến trúc cổ Việt Nam, văn hóa Việt Nam và Đông Nam Á.
Theo khoahoc.com.vn
 
Last edited:
Các bác cho em hỏi cái biểu tượng như 2 chữ S lồng vào nhau như của bọn phát xít Đức ấy nghĩa là gì thế, em 1 chữ bẻ đôi tiếng Tầu k biết, mà cũng không biết đấy có phải tiếng Tầu không nữa?

Bên này mà giăng ra như thế chúng nó bỏ mịa mình vào tù mất.

Bác đọc kỹ cái link này sẽ rõ thôi!
https://www.phuot.vn/showthread.php?t=95
 
Đóng góp cùng bác một số hình ảnh về Tháp đôi - Quy Nhơn

DSC_3723.JPG


DSC_3727.JPG


DSC_3728.JPG


DSC_3729.JPG
 
Tháp Bánh ít

Tháp Bánh Ít-là một trong bảy cụm tháp của Bình Định còn khá nguyên vẹn. Cụm tháp này được Bộ VHTT xếp hạng quốc gia năm 1982. Khu vực tháp bánh ít có đến bốn toà tháp lớn nhỏ khác nhau nằm trên một đỉnh đồi thuộc xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, cách thành phố Qui Nhơn khoảng 20km. Người Pháp gọi đây là tháp Bạc. Bốn ngôi cổ tháp đều có các tượng thờ, hình vũ nữ đang múa, hình voi, hình các vị thần linh.

Tháp Bánh Ít có cả thảy bốn ngọn. Ngọn to nhất xây ở đỉnh đồi, trông giống như chiếc bánh ít lá gai. Chung quanh ngọn tháp chính, còn có ba ngọn tháp phụ, hình dáng thấp và nhỏ bé hơn nhiều. Trong ba ngọn tháp này, có hai ngọn giống như hai chiếc bánh ít ngọt và một ngọn giống cái bánh ít mặn, đều lột trần.
Từ dưới chân đồi nhin lên khu vực tháp


Lối đi lên tháp đang được xây dựng bao quanh khu vực của di tích gây mất cảnh quan vì đường viền này trông rất giống như bờ vi của đồn bót thời chiến tranh. Đất núi màu đỏ, đường và bờ kè lại làm bêtông màu trắng, tạo tương phản chẳng giống di tích tháp Chăm nào.

Từ dưới Tháp nhỏ nhin lên tháp lớn
 
Last edited:
Cửa sô!



Từ tháp nhỏ nhìn ra tháp lớn



Em các bác đây:LL


Phía ngoài tháp chính còn có cả "Anh yêu em" nhé
 
Last edited:
Gần tháp Bánh Ít là tu viện Nguyên Thiều với phật đài lộ thiên uy nghi trên một đỉnh đồi (tượng màu trắng trong ảnh đấy ah), nhìn xuống giải nước trong xanh của dòng Tân An thơ mộng.Một chiếc tháp trong quần thể 4 tháp nhìn xuống tu viện nguyên thiều, tháp này phải lên đến đỉnh mới nhìn thấy


Một nhánh của dòng sông Kôn-Tân an từ trên đỉnh đồi



Tháp yên ngựa ngay gần tháp chính





Đây là tháp chính đã được trùng tu, ẩu đến mức vữa còn nhìn thấy rõ


Hoa văn xung quanh tháp

 
Last edited:
Bãi đất bằng phẳng phía bên phái quả đồi ngay dưới chân tháp chính hồi xưa là sân bay dã chiến cho trực thăng của quân nguỵ


Và có cái trạm này rẩt vô duyên, lúc e đến có mấy ông đang đánh bài, chả thèm ngó ai ra ai vào nữa(NO)

 
Còn cái tháp này e quên chưa post, bác cứ từ từ vì em đi mấy nơi liền Hầm hô, Bảo tàng quan trung, cầu thị nại, bãi cát titan bên nhơn hữu đẹp vô cùng


E thấy cái bụi này sát gần khu vực tháp chính, chụp chơi:LL :LL :LL
 
Có nhầm địa danh không Chuối ơi? Quy Nhơn làm gì có địa danh Nhơn Hữu, hình như là Nhơn Hội thì phải (kiểm tra lại trí nhơ di nhá :LL ) Nhưng phải công nhận Chuối Phượt "sâu" phêt (c)
 
Chính xác là Nhơn Hội, khu công nghiệp mới của Bình Định-đi qua cái cầu dài te tua..
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,616
Bài viết
1,153,958
Members
190,146
Latest member
sportifiles
Back
Top