nhanvan_hoang
Phượt thủ
Tiếp đó là cảnh chèo kéo í ới, nhìn nản luôn. Trời thì vẫn còn mưa nặng hạt, sàn nhà rồi sàn ván của mấy cái ghe trơn trượt cực kì thế mà ai cũng xô đẩy nhau, giành lên bờ sớm, nhốn nháo hết cả. Nói gì thì nói, cũng phải đợi cho tới nhịp khi con sóng nó đưa cái ghe cá sát với mạn thuyền thì mọi người mới dám bước xuống, bình thường nó cách nhau cũng cỡ 1met….
Chần chừ mãi cũng phải lên một cái ghe cá để còn chạy vào tránh gió bão. Từ xa nhìn lại con thuyền trông khá vững trong màn mưa. Phía sau lưng con thuyền là một mảng xám xịt của mây trời…
Chiếc ghe nhỏ chạy có trớn nhào lên bờ cát luôn, ai cũng lo chất hành lý cho mau để chạy về nhà. Đa số họ có người nhà ra đón hết, mình vẫn còn đứng lơ ngơ, đang tính là gọi cho chú Hai để báo là thuyền đậu bên bãi Dong rồi, nãy giờ lo lắng vụ mưa gió quên mất. Cũng muốn nói thêm về vụ đi Thổ Chu để ai có đi thì tính toán trước: trước hết Thổ Chu không phải là hòn dảo du lịch, nó là đảo quân sự 100%, người lạ lên đảo nhìn là biết ngay. Trên đảo có các lực lượng như biên phòng, hải quân, trật tự xã, bộ đội…để chia nhau quản lý đảo. Bộ phận này cho phép bạn đi tham quan, chụp vài bức ảnh nhưng qua bộ phận khác lại không cho thì cũng chịu..... Khi bạn muốn đi Thổ Chu thì phải tính trước mọi tình huống có thể gặp phải, mình cũng khá may mắn khi được giới thiệu về chú Hai là trưởng hội Cựu Chiến Binh của đảo, nếu không thì……Chú Hai nói là may mà cháu ở nhà của chú, không thì chắc là tối sẽ lên đồn để trả lời vài câu hỏi, ngay cả phóng viên cũng phải trình ra một đống giấy phép lung tung, được cho phép đi tham quan những chỗ dân sự và việc chụp ảnh là khá khó khăn. Google về Thổ Chu sẽ thấy có vài bài viết, để ý kĩ một chút sẽ nhận ra đa số các bài viết được thực hiện do những người đi ra đảo theo hình thức: làm phóng sự, viết báo, đoàn thanh niên, tổ chức khám chữa bệnh cho dân nghèo….Mình nhớ có 1 bài viết cũng nhắc tới hình thức du lịch bụi cho những ai muốn ra đó, nhưng thực tế để ra đó với mục đích đi du lịch thì chắc phải anticipate rất nhiều thứ. Chưa khi nào mình thấy đi đảo lại khó khăn như thế này….
“Thổ Châu là xã đảo thuộc huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Nơi đây được coi là điểm xa nhất ở cực Tây Nam của Tổ quốc. Những năm gần đây, đời sống trên đảo có nhiều thay đổi đáng mừng, trường học, trạm xá, đường giao thông... đã có. Nhưng nhìn về đất liền, hay gần hơn là nhìn về Phú Quốc, thì Thổ Châu còn rất khó khăn.
Thổ Châu ngày ấy
Đến Thổ Châu những ngày giáp xuân Canh Dần 2010 cùng với đoàn cán bộ chúc Tết của tỉnh Kiên Giang, tôi nhận thấy nơi đây vẫn khá bình lặng, cuộc sống trên đảo chỉ xôn xao chút ít với sự có mặt của đoàn cán bộ lãnh đạo từ đất liền ra thăm.
Đảo Thổ Châu cách huyện Phú Quốc 105km, cách TP. Rạch Giá hơn 220km. Từ Rạch Giá đi Phú Quốc chỉ mất hơn 2 giờ tàu cao tốc, nhưng để đến Thổ Châu phải mất khoảng 8 giờ ngồi tàu sắt chở người kiêm chở hàng hoá. Bình thường khoảng 5 ngày tàu chạy 1 chuyến. Nhưng cuối năm, tàu thường phải nghỉ bảo dưỡng khoảng 3 tháng. Lúc này muốn vào đất liền phải đi nhờ tàu đánh cá lênh đênh vài ngày trên biển. Vì vậy mà nghe nói đi Thổ Châu, ngay cả một số cán bộ ở huyện Phú Quốc cũng tỏ ra ngao ngán. Bởi lẽ đi đã khó, về càng khó hơn. Gặp lúc biển động thì chỉ còn cách chấp nhận kẹt lại dài ngày trên đảo.
Hiện nay đảo có 474 hộ dân với 1.705 nhân khẩu, trong đó phần lớn là chiến sĩ hải quân, biên phòng lập gia đình và sống lâu dài ở đảo, còn lại là dân nhập cư từ đất liền ra. Dân cư đa số tập trung sống tại Bãi Ngự, từ tháng 4 – 9 hàng năm thì chuyển qua Bãi Dong để buôn bán. Xã có 1 ấp với 7 tổ tự quản, kinh tế chủ yếu là dịch vụ bám vào những chuyến tàu đánh bắt cá, sản xuất tiểu thủ công nhỏ lẻ, trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt hải sản ven bờ. "Gia đình ra đảo đã 7 năm nay, ba mẹ ở nhà làm lặt vặt, em chạy đò chở ngư phủ từ tàu vô bờ, từ bờ ra tàu mỗi ngày kiếm được khoảng 50 – 70 ngàn đồng" – Nguyễn Văn Nhựt – một thanh niên đen nhẻm tôi gặp trên cầu tàu cho biết như vậy. Chị Trương Thị Mỹ Ngọc – người Rạch Giá ra đảo bán rau tươi cho biết: "Ở đây cái gì cũng đắt đỏ, nhất là rau tươi. Đất thì có, nhưng ít ai trồng vì thiếu nước vào mùa khô. Rau chở từ Phú Quốc ra đây mỗi tuần một chuyến, cũng thất thường lắm. Chỉ vào trái dưa leo chị Ngọc nói vui: “Thấy nhăn nheo vậy chứ 2.500đ đó cậu". Đồng chí Trần Thanh Minh – Trạm trưởng trạm kiểm soát Bãi Ngự thuộc Đồn biên phòng 770 cho biết thêm: “Dân ở đây sống nhờ vào những chuyến tàu tạm trú. Tháng 11 đến tháng 3 là lúc tàu ra vô nhiều, nên thu nhập, đời sống cũng khá và nhộn nhịp hơn. Bình thường thì buồn lắm. Tàu đánh cá trúng thì dân đảo cũng trúng mùa dịch vụ, tàu đánh cá mà thất bát thì dân đảo cũng hẻo luôn".
Trên đảo có trường dạy từ lớp 1 đến lớp 9, muốn học trung học thì phải vào Phú Quốc. Đảo còn có một trường mẫu giáo mới xây dựng lắp cửa kính, khung nhôm, nhưng bên trong lại trống tuềnh toàng. Hôm ra đảo, ông Từ Ngọc Ẩn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Composite Kiên Giang (KGC) thấy trẻ em ở trường mẫu giáo thiếu thốn quá đã hứa sẽ tài trợ toàn bộ kinh phí mua đồ chơi, đồ dùng học tập cho các em. Mừng là Thổ Châu có trạm y tế và có 1 bác sĩ tăng cường ra đây. Đảo có một máy phát điện chạy dầu diesel, mỗi ngày cấp điện cho cả đảo từ 7g30' sáng đến 14g chiều, tối từ 17g30' đến 23g. Hôm đoàn ra đảo, trạm phát điện đặc cách chạy sáng đêm nên gần như toàn đảo không ngủ vì vui quá. Giá tiền cho mỗi kilowatt điện tiêu thụ là 7.000đ, toàn bộ máy phát đặt trong Bộ Chỉ huy Cụm hải quân Thổ Châu để nhờ các anh bộ đội quản lý cho an toàn.
Những ngày giáp Tết là lúc trên đảo bắt đầu mùa thiếu nước. Đảo không có dịch vụ khách sạn hay chỗ trọ qua đêm, nên chúng tôi ở nhờ Đồn biên phòng 770. Cả đồn có 3 giếng nước, thì 2 giếng đã sắp cạn. Cả ngày cuốc bộ đi thăm gia đình chính sách, thăm các đơn vị hải quân, biên phòng khắp đảo nên mồ hôi ai cũng đầm đìa, vậy mà đến tối cũng chỉ dám xối tạm một thùng nước cho mát” (Sưu tầm)
Đang loay hoay tìm chỗ trú thì anh bạn hồi nãy ngồi tán dóc trên thuyền xăm xăm đi tới với một bác lớn tuổi “ ông Hai Trường Giang nè, tìm đâu vậy em”. Vài câu chào hỏi làm quên thì mới biết bác Hai đã cho người ra bãi Ngự đón mình, còn Bác ấy đang bận chút việc nhà cậu con nuôi. Cái đảo có 2 khu chính, có bao nhiều người đâu, ai cũng biết ai cả. Bãi Dong với nhiều dãy nhà gỗ chắp vá, tạm bợ trông khá nhếch nhác. Bác Hai nói sẵn dịp ghé nhà con Bác chơi cho biết, đi laonh quanh qua những con đường lõm bõm nước, sâu tít vào bên trong mới tới nơi. Thật ra nơi này là khu chợ tạm, bán đủ thứ như yếu phẩm cho cái đảo, các căn nhà gỗ có cảm giác có thể sập bất cứ khi nào với cơn bão lớn….


Chần chừ mãi cũng phải lên một cái ghe cá để còn chạy vào tránh gió bão. Từ xa nhìn lại con thuyền trông khá vững trong màn mưa. Phía sau lưng con thuyền là một mảng xám xịt của mây trời…

Chiếc ghe nhỏ chạy có trớn nhào lên bờ cát luôn, ai cũng lo chất hành lý cho mau để chạy về nhà. Đa số họ có người nhà ra đón hết, mình vẫn còn đứng lơ ngơ, đang tính là gọi cho chú Hai để báo là thuyền đậu bên bãi Dong rồi, nãy giờ lo lắng vụ mưa gió quên mất. Cũng muốn nói thêm về vụ đi Thổ Chu để ai có đi thì tính toán trước: trước hết Thổ Chu không phải là hòn dảo du lịch, nó là đảo quân sự 100%, người lạ lên đảo nhìn là biết ngay. Trên đảo có các lực lượng như biên phòng, hải quân, trật tự xã, bộ đội…để chia nhau quản lý đảo. Bộ phận này cho phép bạn đi tham quan, chụp vài bức ảnh nhưng qua bộ phận khác lại không cho thì cũng chịu..... Khi bạn muốn đi Thổ Chu thì phải tính trước mọi tình huống có thể gặp phải, mình cũng khá may mắn khi được giới thiệu về chú Hai là trưởng hội Cựu Chiến Binh của đảo, nếu không thì……Chú Hai nói là may mà cháu ở nhà của chú, không thì chắc là tối sẽ lên đồn để trả lời vài câu hỏi, ngay cả phóng viên cũng phải trình ra một đống giấy phép lung tung, được cho phép đi tham quan những chỗ dân sự và việc chụp ảnh là khá khó khăn. Google về Thổ Chu sẽ thấy có vài bài viết, để ý kĩ một chút sẽ nhận ra đa số các bài viết được thực hiện do những người đi ra đảo theo hình thức: làm phóng sự, viết báo, đoàn thanh niên, tổ chức khám chữa bệnh cho dân nghèo….Mình nhớ có 1 bài viết cũng nhắc tới hình thức du lịch bụi cho những ai muốn ra đó, nhưng thực tế để ra đó với mục đích đi du lịch thì chắc phải anticipate rất nhiều thứ. Chưa khi nào mình thấy đi đảo lại khó khăn như thế này….


“Thổ Châu là xã đảo thuộc huyện Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang). Nơi đây được coi là điểm xa nhất ở cực Tây Nam của Tổ quốc. Những năm gần đây, đời sống trên đảo có nhiều thay đổi đáng mừng, trường học, trạm xá, đường giao thông... đã có. Nhưng nhìn về đất liền, hay gần hơn là nhìn về Phú Quốc, thì Thổ Châu còn rất khó khăn.
Thổ Châu ngày ấy
Đến Thổ Châu những ngày giáp xuân Canh Dần 2010 cùng với đoàn cán bộ chúc Tết của tỉnh Kiên Giang, tôi nhận thấy nơi đây vẫn khá bình lặng, cuộc sống trên đảo chỉ xôn xao chút ít với sự có mặt của đoàn cán bộ lãnh đạo từ đất liền ra thăm.
Đảo Thổ Châu cách huyện Phú Quốc 105km, cách TP. Rạch Giá hơn 220km. Từ Rạch Giá đi Phú Quốc chỉ mất hơn 2 giờ tàu cao tốc, nhưng để đến Thổ Châu phải mất khoảng 8 giờ ngồi tàu sắt chở người kiêm chở hàng hoá. Bình thường khoảng 5 ngày tàu chạy 1 chuyến. Nhưng cuối năm, tàu thường phải nghỉ bảo dưỡng khoảng 3 tháng. Lúc này muốn vào đất liền phải đi nhờ tàu đánh cá lênh đênh vài ngày trên biển. Vì vậy mà nghe nói đi Thổ Châu, ngay cả một số cán bộ ở huyện Phú Quốc cũng tỏ ra ngao ngán. Bởi lẽ đi đã khó, về càng khó hơn. Gặp lúc biển động thì chỉ còn cách chấp nhận kẹt lại dài ngày trên đảo.
Hiện nay đảo có 474 hộ dân với 1.705 nhân khẩu, trong đó phần lớn là chiến sĩ hải quân, biên phòng lập gia đình và sống lâu dài ở đảo, còn lại là dân nhập cư từ đất liền ra. Dân cư đa số tập trung sống tại Bãi Ngự, từ tháng 4 – 9 hàng năm thì chuyển qua Bãi Dong để buôn bán. Xã có 1 ấp với 7 tổ tự quản, kinh tế chủ yếu là dịch vụ bám vào những chuyến tàu đánh bắt cá, sản xuất tiểu thủ công nhỏ lẻ, trồng trọt, chăn nuôi và đánh bắt hải sản ven bờ. "Gia đình ra đảo đã 7 năm nay, ba mẹ ở nhà làm lặt vặt, em chạy đò chở ngư phủ từ tàu vô bờ, từ bờ ra tàu mỗi ngày kiếm được khoảng 50 – 70 ngàn đồng" – Nguyễn Văn Nhựt – một thanh niên đen nhẻm tôi gặp trên cầu tàu cho biết như vậy. Chị Trương Thị Mỹ Ngọc – người Rạch Giá ra đảo bán rau tươi cho biết: "Ở đây cái gì cũng đắt đỏ, nhất là rau tươi. Đất thì có, nhưng ít ai trồng vì thiếu nước vào mùa khô. Rau chở từ Phú Quốc ra đây mỗi tuần một chuyến, cũng thất thường lắm. Chỉ vào trái dưa leo chị Ngọc nói vui: “Thấy nhăn nheo vậy chứ 2.500đ đó cậu". Đồng chí Trần Thanh Minh – Trạm trưởng trạm kiểm soát Bãi Ngự thuộc Đồn biên phòng 770 cho biết thêm: “Dân ở đây sống nhờ vào những chuyến tàu tạm trú. Tháng 11 đến tháng 3 là lúc tàu ra vô nhiều, nên thu nhập, đời sống cũng khá và nhộn nhịp hơn. Bình thường thì buồn lắm. Tàu đánh cá trúng thì dân đảo cũng trúng mùa dịch vụ, tàu đánh cá mà thất bát thì dân đảo cũng hẻo luôn".
Trên đảo có trường dạy từ lớp 1 đến lớp 9, muốn học trung học thì phải vào Phú Quốc. Đảo còn có một trường mẫu giáo mới xây dựng lắp cửa kính, khung nhôm, nhưng bên trong lại trống tuềnh toàng. Hôm ra đảo, ông Từ Ngọc Ẩn – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Composite Kiên Giang (KGC) thấy trẻ em ở trường mẫu giáo thiếu thốn quá đã hứa sẽ tài trợ toàn bộ kinh phí mua đồ chơi, đồ dùng học tập cho các em. Mừng là Thổ Châu có trạm y tế và có 1 bác sĩ tăng cường ra đây. Đảo có một máy phát điện chạy dầu diesel, mỗi ngày cấp điện cho cả đảo từ 7g30' sáng đến 14g chiều, tối từ 17g30' đến 23g. Hôm đoàn ra đảo, trạm phát điện đặc cách chạy sáng đêm nên gần như toàn đảo không ngủ vì vui quá. Giá tiền cho mỗi kilowatt điện tiêu thụ là 7.000đ, toàn bộ máy phát đặt trong Bộ Chỉ huy Cụm hải quân Thổ Châu để nhờ các anh bộ đội quản lý cho an toàn.
Những ngày giáp Tết là lúc trên đảo bắt đầu mùa thiếu nước. Đảo không có dịch vụ khách sạn hay chỗ trọ qua đêm, nên chúng tôi ở nhờ Đồn biên phòng 770. Cả đồn có 3 giếng nước, thì 2 giếng đã sắp cạn. Cả ngày cuốc bộ đi thăm gia đình chính sách, thăm các đơn vị hải quân, biên phòng khắp đảo nên mồ hôi ai cũng đầm đìa, vậy mà đến tối cũng chỉ dám xối tạm một thùng nước cho mát” (Sưu tầm)
Đang loay hoay tìm chỗ trú thì anh bạn hồi nãy ngồi tán dóc trên thuyền xăm xăm đi tới với một bác lớn tuổi “ ông Hai Trường Giang nè, tìm đâu vậy em”. Vài câu chào hỏi làm quên thì mới biết bác Hai đã cho người ra bãi Ngự đón mình, còn Bác ấy đang bận chút việc nhà cậu con nuôi. Cái đảo có 2 khu chính, có bao nhiều người đâu, ai cũng biết ai cả. Bãi Dong với nhiều dãy nhà gỗ chắp vá, tạm bợ trông khá nhếch nhác. Bác Hai nói sẵn dịp ghé nhà con Bác chơi cho biết, đi laonh quanh qua những con đường lõm bõm nước, sâu tít vào bên trong mới tới nơi. Thật ra nơi này là khu chợ tạm, bán đủ thứ như yếu phẩm cho cái đảo, các căn nhà gỗ có cảm giác có thể sập bất cứ khi nào với cơn bão lớn….

