What's new

[Tin tức] Thông báo: Lễ hội "Âm vang Hồ Thác"_ TT Thác Bà (Yên Bái)

Hưởng ứng " Chương trình du lịch về cội nguồn" hợp tác 3 tỉnh Yên BÁi, Lào Cai, Phú Thọ.
Tăng cường quản bá hình ảnh du lịch hồ Thác Bà, thu hút các nhà đầu tư từng bước khai thác và phát triển khu du lịch hồ Thác Bầ ngày càng có hiệu quả đưa hồ Thác Bà sớm trở thành khu du lịch cấp quốc gia.
BTC lễ hội "Âm vang Hồ Thác" huyện Yên Bình tổ chức lễ hội trong 3 ngày:
Thời gian: Từ 18 đến 20/11/2011
Địa điểm: Thị trấn Thác Bà - Yên Bình - Yên Bái.
Nội dung hoạt động:
- Hội chợ thương mại (8h ngày 18/11/2011) gồm các gian hàng ẩm thực dân tộc vùng hồ, sản vật địa phương, sản phẩm thủ công mỹ nghệ vv... cùng 40 gian hàng của các tỉnh của các doanh nghiệp trong, ngoài nước.
- Hội trại (sáng 18/11 đến 19/11)
- Trưng bày triển lãm (18 đến 20/11)
- Lễ dâng hương đài tưởng niệm và đền Mẫu Thác Bà (14h ngày 18/11) theo nghi thức truyền thống.
- Giao lưu thể thao (15h30 ngày 18/11/2011)
- Khai mạc lễ hội "Âm vang Hồ Thác" (19h30 ngày 18/11/2011)
- Thư viện sách lưu đông (7h30 ngày 18/11 đến hết ngày 20/11/2011) trình bày giới thiệu những cuốn sách viết về quê hương Yên Bái, lịch sử vùng hồ Thác Bà...vv.
- Giao lưu văn hoá nghệ thuật các dân tộc (7h30 ngày 18/11 đến hết ngày 20/11/2011)
- Chương trình thi đấu thể thao 7h30 ngày 19/11 gồm đua thuyền, bóng chuyền, kéo co, bắn nỏ, cờ tướng, đẩy gậy, ném còn, chọi gà, đánh yến, (8h ngày 20/11/2011) thi chọi trâu
- Tổ chức các tour du lịch trên hồ bằng tàu thuỷ. Thăm quan, giới thiệu giá trị truyền thống của các làng ven hồ, các điểm du lịch, làng văn hoá du lịch Ngòi Tu, Xuân Lai, động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, nhà máy thuỷ điện đầu tiên ở VN.

Trên đây là chương trình hoạt động lễ hội "Âm vang Hồ Thác" Ngoài ra thông tin thêm cho làng Phượt có thể khám phá các cung đường hoang sơ ven hồ qua các làng, bản và đặc biệt khám phá thêm động Ngọc Bạch một động mới được tìm thấy chưa đưa vào khai thác du lịch bằng nhiều hình thức như đi xe máy, qua thuyền và leo núi.

Chúc mọi người lựa chọn chuyến đi thích hợp và khám phá nhiều điều mới mẻ.

Một số hình ảnh hồ trong chuyến khám phá phía Tây Hồ Thác Bà






 
bạn ơi...bạn có đi cung này thì cho mình tham gia cùng với nhé.....
sdt cua mình...0903206147....mình rất thích cung đường này..

Bạn có thể đi từ HN trưa 18/11 lên huyện Lục Yên Tôi đón mọi người tại đây. Nghỉ tối tại huyện Lục Yên.
Sáng 19 khám phá động Chùa São (nơi đã có 1 ông lão bị lạc gần 1 tháng chỉ bắt cá, cua sống và tìm đường ra) sau đó hành trình men theo hồ (đường đẹp) về lhám phá động Xuân Long. Động này nghe nói rất lớn đã được khai thác làm điểm du lịch (cung này vừa đi vừ ngắm cảnh chụp ảnh) nếu ngày đó thằng lính của mình về quê thì vào nhà nó bắt gà ăn trưa rồi bảo nó dẫn đến 1 hang động mơí phải đi bộ 2 km, rồi đi thuyền trên hồ mới vào đến động. nếu không đi tiếp đường ven hồ qua một số làng văn hoá, du lịch khám phá nền văn hoá dân tộc ven hồ và đến chiều về thị trấn thác bà nghỉ ngơi, tham gia lễ hội tại đây đến trưa ngày 20/11 mọi người có thể lên đường Về HN.
Dự kiến như vậy mọi người chuẩn bị để đi nhé. Còn nhiều điêu cần khám phá ở Lục Yên nhưng thơờigian có hạn tính sau. (một số bản quanh lục yên rất nhiều hang đông đẹp nhưng phải trecking leo núi nhiều sợ không kham được) để tính sau.
Chương trình đi vì thời gian không nhiều và lại ở Yên Bái nên không mở topic để mọi người tham gia cùng. Mọi người muốn cùng đi thì sắp xếp thời gian và đi cùng theo lịch này.
 
Last edited:
Chùa hang São thuộc thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái. Chùa có tên gọi theo tiếng địa phương là chùa São, São là một bản của làng Nhân Mục, thuộc tổng Lâm Trường Hạ, châu Lục Yên xưa. Lý giải về tên chùa có ý kiến cho rằng trước đây thường có đàn chim São bay về và làm tổ trong hang, vì vậy đặt tên São cho tên chùa.
Chùa có tên chữ là Hương Thảo tự, Hương tên chữ là Hương Núi, Thảo có nghĩa là Thảo mộc, với ý nghĩa:” Mùi thơm của các loài cây nơi núi cao”.
Di tích chùa hang São có toạ độ VN2000; 497921m, 2243113m, nằm trong núi São độ cao 200 m, thuộc địa khối Đông nam dãy Phu Sa Phìn, chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, thuộc thôn São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái.
Di tích chùa hang São cách UBND xã Tân Lập 1.2km về hướng Nam, cách huyện lỵ Yên Thế 25 km về hướng Bắc, cách thành phố Yên Bái 82km về hướng Nam. Để đến được di tích có thể đi bằng đường bộ và đường thuỷ khá thuận lợi. Đường bộ: từ thành phố Yên Bái, theo quốc lộ 70 Yên Bái - Lao Cai đi tới ngã ba Khánh Hoà, rẽ phải theo đường Đông Hồ tới km10, địa phận làng Sâng, xã Tân Lĩnh rẽ phải theo đường liên xã đi Phan Thanh khoảng 7 km, là tới di tích. Đường thuỷ: từ cảng Hương Lý, du khách du ngoạn trên Hồ Thác Bà, ngược dòng sông Chảy tới bến São là tới di tích.
Di tích chùa hang São, xã Tân Lập, huyện Lục Yên được xếp vào loại hình di tích Lịch sử –Văn hoá. Hang chùa São, thôn São, xã Tân Lập huyện Lục Yên nằm trong vành đai kiến tạo địa chất của vỏ trái đất, quá trình đứt gãy của địa khối Đông Nam dãy Phu Sa Phìn kéo dài từ kỷ Cambri cách đây 540 triệu năm chấm dứt vào kỷ Krêta, cách đây 65 triệu năm. Có thể nói đây là một giai đoạn có nhiều biến động mạnh mẽ nhất trong lịch sử nước ta. Trong giai đoạn này Lục Yên chìm ngập dưới biển trong các pha trầm tích và được nâng lên trong các pha uốn nếp của các vận động tạo núi Calêđôni và Kimêta thuộc đại trung sinh, vì vậy các dãy núi vùng Lục Yên đều có hướng Tây Bắc - Đông Nam. Sự uốn nếp và nâng lên trong các hoạt động tạo núi đã tạo điều kiện cho nước dễ thấm và hoà tan đá vôi thành Các bon natcaxi cùng các điều kiện vật lý hoá khác là nguyên nhân chính tạo ra địa hình địa mạo và sự kỳ ảo của hệ thống hang động đất Ngọc Lục Yên nói chung, Hang chùa São nói riêng.
Chùa hang São là một trong những chùa hang nổi tiếng đẹp và linh thiêng ở Yên Bái, tuy vậy nguồn tài liệu, thư tịch cổ nghi chép về chùa São không nhiều, sử liệu trong hồ sơ là tài liệu ghi chép điền dã thực địa và tài liệu dân tộc học.
Khởi thuỷ chùa São được các cư dân Tày bản địa xây vào thế kỷ XIII – XIV để thờ Phật. Tới thời Lê Trung Hưng Khi Vũ Văn Mật xây thành Đại Đồng, châu Thu Vật, trấn Tuyên Quang, con gái là Vũ Thị Ngọc Anh tinh thông văn võ lại am hiểu nghề nông. Vũ Văn Mật tiến cử bà với vua Lê và được vua Lê phong chức phó tướng, phụ trách quân lương hậu cần. Với trọng trách của mình, bà chúa Bầu họ Vũ đã đem kinh nghiệm canh tác ở miền xuôi lên; phổ biến cho bà con Tày bản địa và quân binh trong vùng khai hoang ruộng nước, trồng bông dệt vải. Bà đã cùng chủ tướng Vũ Văn Mật xây dựng nên một hệ thống thành nhà Bầu rộng khắp. Bà cũng là người trực tiếp luyện quân, tập binh để bổ sung lực lượng, riêng Chùa hang São bà biến làm kho tập kết lương thực phòng khi chiến tranh với nhà Mạc.
Theo “Kiến văn tiểu lục” của Lê Quí Đôn, bà Vũ Thị Ngọc Anh do có nhiều công lao trong xây dựng căn cứ và dạy dân trồng lương thảo được bà con trong vùng tôn từ như: “Bà chúa lương”- “Bà chúa kho”- “Bà chúa Bầu”- “Bà Anh thần nông”. Người địa phương còn gọi bà là “Bà Bụt hay bà Ỏn”. Theo “Đại Nam nhất thống chí”, doanh trại chính của bà Vũ Thị Ngọc Anh là thành Bến Lăn, nơi có võ trường huấn luyện quân binh. Sau khi bà mất, tưởng nhớ tới công ơn của bà, sau này nhân dân thôn bản tôn thờ bà Vũ Thị Ngọc Anh trong chùa hang São.
Sang tới thời Nguyễn với việc coi trọng việc tu bổ đình đền chùa và nghi thức tế tự, nhân dân bản São dựng thêm một ngôi chùa nhỏ với ba gian nhà tranh, kết cấu theo kiểu chuôi vồ thờ Phật và bà Vũ Thị Ngọc Anh ở trước chùa hang.
Chùa hang São nằm trong núi São (Ta Di), chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam có độ cao 150m so với mặt ruộng, cửa hang quay theo hướng Đông Bắc, gần song song so với tả ngạn sông Chảy, cách sông chảy khoảng 500m. Quần thể chùa hang São gồm 1 chùa thiên tạo (chùa São) và một chùa nhân tạo (chùa hang).
Chùa São cách chùa hang 100m, hiện tại chỉ còn phần nền nằm trong khu khuôn viên trường tiểu học xã Tân Lập và nhà ông Hoàng Thanh Nghị. Quan sát chúng ta thấy phần nền đã bị biến dạng, không thể nhận biết chính xác vị trí từng hàng chân cột và các bước gian. Trong lớp đất mặt có nhiều ngói vỡ, so sánh chúng khá đồng dạng với các mẫu ngói được phát hiện tại Đình làng São.
Chùa hang là một ngôi chùa thiên tạo, từ lâu đời đã được nhân dân sử dụng làm nơi thờ cúng. Chùa hang chia làm ba chùa; chùa Hạ, chùa Trung và chùa Thượng.
Chùa Hạ, là một mái đá có mặt nền gồ ghề, cách mặt ruộng hiện tại 2m, rộng 10m, sâu 5m, chính giữa là một ban thờ bằng đá khá bằng phẳng.
Chùa Trung là một vách đá dựng đứng và được nối với chùa Hạ bằng một con đường nhỏ cheo leo bám theo vách đá.
Chùa Thượng là ngôi chùa có diện tích lớn nhất, chùa có cấu tạo gồm 2 phần; hang trên và hang dưới:
Hang trên (Tiền Đường) có mặt nền tương đối bằng phẳng, có đường thông với Trời, sâu hang 32m, rộng hang 38m, cao trần 15 – 18m, diện tích 1216m2.
Hang dưới (Hậu cung) thấp hơn so với hang trên khoảng 5m, sâu hang 79m, rộng hang 22m, cao trần 15 – 18m, diện tích 1738m2.
Chùa hang São là một trong những hang động đẹp, là một bảo tàng địa chất sống động có giá trị đặc biệt trong việc nghiên cứu sự hình thành và phát triển của các cư dân Việt cổ. Chùa hang São đã ăn sâu trong tiềm thức dân gian, là nơi sinh hoạt tôn giáo tín ngưỡng lành mạnh của các cư dân địa phương.

Hang chùa São khác với hang Cảm Dương và hang Hùm, hang Cảm Dương có giá trị về Bảo tàng thạch học, hang Hùm có giá trị khảo cổ học nổi tiếng phía Bắc, hang São có giá trị về Phật giáo sơ khai ở Yên Bái, ngoài ra chùa còn có giá trị về mặt quân sự… Trong ba hang động ở Lục Yên ngoài giá trị riêng biệt của nó, thì hang chùa São nằm ở địa đầu của Hồ Thác Bà ngay sát bên dòng sông Chảy. Đứng ở hang São bạn có thể vừa ngắm dòng sông chảy qua dãy núi đá vôi nơi đây như “Hạ Long nổi trên núi”, và các đảo xa xa. Trước cửa hang là cánh đồng ruộng lúa, những ngôi nhà sàn thấp thoáng của dân tộc Tày – Nùng tạo thành bức tranh thiên nhiên sinh động trên trốn bồng lai.
Chùa Hang São đã được Uỷ ban nhân dân tỉnh Yên Bái cấp bằng chứng nhận di tích cấp tỉnh theo quyết định số 1395/QĐ – UBND Ngày 17/9/2009

Nguồn http://www.dulichvietnam.com.vn/Por...i_tich_chua_hang_Sao-Yen_Bai/?print=391269300
 
Last edited:
hồ Thác Bà của tỉnh Yên Bái, nơi được ví như “Hạ Long trên núi” là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất Việt Nam hình thành khi xây dựng Nhà máy thuỷ điện Thác Bà.
Hồ nằm trên địa phận hai huyện Yên Bình và Lục Yên. Hồ rộng gần 20 nghìn ha gồm hơn 1.300 đảo xanh lớn nhỏ soi bóng dưới mặt gương hồ, cùng hệ thống hang động đẹp ẩn sâu trong lòng những dãy núi đá vôi. Chính sự kỳ bí ấy tạo cho Thác Bà một vẻ đẹp lung linh huyền hoặc nhưng lại rất thân thiện, hữu tình.
Đi thuyền trên hồ Thác Bà, du khách không chỉ cảm nhận được bầu không khí mát lành từ nước, từ gió hồ Thác mà còn được hoà mình cùng thiên nhiên hào phóng, thả hồn mình vào mênh mông trời nước, điệp trùng núi đảo tưởng chừng như vô tận. Thắp một nén nhang tại đền Mẫu, trút bỏ những tính toan bộn bề cuộc sống, cầu cho cõi lòng thanh thản nơi cửa Phật từ bi để tiếp tục cuộc hành trình đưa du khách khám phá vẻ đẹp kỳ ảo của nhũ đá, của những tượng đá tự nhiên kỳ lạ ẩn chứa bao khát khao hoài bão của con người tại quần thể hang động đá vôi trên hồ như: Động Thuỷ Tiên, động Xuân Long, hang Bạch Xà, Thác Bà, Thác Ông ...
Núi Cao Biền là dãy núi lớn và dài nhất của thắng cảnh hồ Thác Bà. Đứng trên đỉnh Cao Biền mà đón ánh ban mai hay đợi hoàng hôn buông trên hồ Thác thì không có gì thú hơn. Du khách được thoả sức phóng tầm mắt mà nhìn ngắm, mà cảm nhận vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên, nét lung linh huyền ảo sắc nước gương trời của một vùng đất là nơi giao thoa giữa miền Tây Bắc và Trung du Bắc bộ, cửa ngõ của vùng Tây Bắc. Để tìm lại dấu ấn xưa của chợ Ngọc, chợ Ngà nổi tiếng Thác Bà một thời bán, buôn sầm uất... Ngồi ca nô ngược dòng sông Chảy không bao xa du khách sẽ được thăm thú vùng đất Ngọc Lục Yên với những danh thắng nổi tiếng như động Chùa São, đền Đại Cại… và chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của những tác phẩm tranh đá quý tự nhiên dưới bàn tay tài hoa của người thợ.
Được công nhận là Di sản văn hoá dân tộc từ tháng 9/1996, thắng cảnh hồ Thác Bà bên cạnh những lợi thế về vị trí địa lý như nằm trên trung lộ Hà Nội- Lào Cai, những làng, bản ven hồ Thác hiện nay vẫn còn giữ được nét hoang sơ, nguyên thuỷ cùng bản sắc văn hoá đặc trưng của cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng, Mông, Dao, Phù Lá, Cao Lan... Các lễ hội truyền thống, tập quán sinh hoạt văn hoá riêng có của từng tộc người vẫn đang là sự lôi cuốn du khách thăm thú, tìm kiếm và khám phá Thác Bà.
thôn Ngòi Tu, xã Vũ Linh, huyện Yên Bình, nơi quần tụ của 5 dân tộc, chủ yếu là đồng bào Dao quần trắng đã được Công ty Du lịch-Thương mại Yên Bái đầu tư, giới thiệu khách du lịch đến nghỉ ngơi thăm quan. Tại đây, du khách được hoà mình cùng nhịp sống thường nhật và những sinh hoạt văn hoá của người dân bản địa. Hiện nay thôn Ngòi Tu đã có nhiều hộ được đầu tư hoàn chỉnh đủ điều kiện để đón khách nước ngoài. Năm qua, thôn đã đón tiếp hàng trăm đoàn khách thăm quan, chủ yếu đến từ các nước Đức, Pháp, Ý, Thuỵ Điển, Úc và Việt kiều
Nguồn http://touristvina.com/danh-lam-thang-canh-yen-bai/141-huyn-o-h-thac-ba-yen-bai.html
 
Bạn có thể đi từ HN trưa 18/11 lên huyện Lục Tôi đón mọi người tại đây. Nghỉ tối tại huyện Lục Yên.
Sáng 19 khám phá động Chùa São (nơi đã có 1 ông lão bị lạc gần 1 tháng chỉ bắt cá, cua sống và tìm đường ra) sau đó hành trình men theo hồ (đường đẹp) về lhám phá động Xuân Long. Động này nghe nói rất lớn đã được khai thác làm điểm du lịch (cung này vừa đi vừ ngắm cảnh chụp ảnh) nếu ngày đó thằng lính của mình về quê thì vào nhà nó bắt gà ăn trưa rồi bảo nó dẫn đến 1 hang động mơí phải đi bộ 2 km, rồi đi thuyền trên hồ mới vào đến động. nếu không đi tiếp đường ven hồ qua một số làng văn hoá, du lịch khám phá nền văn hoá dân tộc ven hồ và đến chiều về thị trấn thác bà nghỉ ngơi, tham gia lễ hội tại đây đến trưa ngày 20/11 mọi người có thể lên đường Về HN.
Dự kiến như vậy mọi người chuẩn bị để đi nhé. Còn nhiều điêu cần khám phá ở Lục Yên nhưng thơờigian có hạn tính sau. (một số bản quanh lục yên rất nhiều hang đông đẹp nhưng phải trecking leo núi nhiều sợ không kham được) để tính sau.
Chương trình đi vì thời gian không nhiều và lại ở Yên Bái nên không mở topic để mọi người tham gia cùng. Mọi người muốn cùng đi thì sắp xếp thời gian và đi cùng theo lịch này.

Chương trình của pác hấp dẫn quá !!!
Mử 14/11 em lại phải vào SG rồi, thật đáng tiếc, đáng tiếc .......
 
1. Đặc sản:
Du khách đến thăm huyện yên Bình sẽ được thưởng thức nhiều đặc sản nổi tiếng như:
1. Thủy sản hồ Thác Bà: Cá, tôm tự nhiên của sông Chảy, cá Đào Kiều
2. Gạo Bạch Hà
3. Gạo Nếp Tú Lệ
4. Bưởi Đại Minh
5. Camquýt ở Yên Bình ( cam Lục Yên)
6. Mơ lai xã Tân Nguyên
7. Cây thị thiêng ở thôn Cây Thị- xã yên Bình
8. Nước ống từ cây Phìa Lùa
9. Chè Yên Bình
10. Táo mèo Yên Bái
11. Rau Cải mèo
12. Cơm lam nấu từ gạo nếp tú lệ
13. Măng tươi, măng khô…
II. Ẩm thực:
1. 1. Cơm lam: Trên tuyến du lịch đến Miền Tây, du khách sẽ được thưởng thức món cơm lam đặc sản từ những hạt gạo nếp Tú Lệ tròn mẩy nướng trong ống nứa hoặc hóp tươi. Cơm chín với vị thơm của hạt gạo quyện với mùi thơm tự nhiên của nứa tươi khiến du khách khó lòng quên một món ăn vùng sơn cước.
2. 2. Thịt trâu nướng: Thịt trâu cắt hình chữ nhật, to bản, dày 0,5cm ướp cùng các gia vị và hạt sẻn – một trong những gia vị riêng có trong các món ăn của người Thái. Sau khi thịt ngấm gia vị, đem nướng trên than củi. Thịt chín có màu vàng và vị thơm. Khi ăn, khách du lịch được thưởng thức vị thơm đặc trưng của hạt sẻn.
3. 3. Xôi ngũ sắc: Xôi ngũ sắc ở miền Tây Yên Bái được làm từ gạo nếp Tú Lệ. Gạo được ngâm với nước lá vắt từ các loại cây có màu sắc tự nhiên như: đỏ, tím, vàng, xanh…, sau đó đem đồ trên bếp lửa hồng. Khi chín xôi được cho vào coóng khẩu (một đồ dùng của người dân tộc Thái) hoặc đơm trên đĩa. Khách du lịch sẽ bị quyến rũ bởi màu sắc, độ dẻo và vị thơm đặc trưng. Đây là một món ăn dân tộc được khách du lịch ưa chuộng.
4. 4. Thịt gà xôi: Người Thái có câu “mổ gà mái ghẹ đãi khách ăn”. Đây là cách thể hiện lòng kính trọng, quý mến mỗi khi có khách tới chơi nhà. Gà chặt thành từng miếng nhỏ, thìa là, rau húng rừng, ớt bột, muối….Sau đó dùng lá ngõa, lá dong gói lại cho vào chõ tre đặt trên ninh đồng xôi. Đây là món ăn thường để đãi khách qúy.
5. 5. Măng chua héo: Những chiếc măng tre trắng và to, có vị he được bóc vỏ, rửa sạch thái vát mỏng dọc thớ, dài khoảng 5 đến 6 cm. Măng ngâm nước lã trong chum từ 20 đến 25 ngày cho có mùi chua, sau đó đem ra phơi. Nấu với thịt, gà, cá….rất ngon. Kết thúc một ngày du lịch, du khách được thưởng thức món ăn mang hương vị đặc trưng của núi rừng.
6. 6. Rêu đá vùi than: Một loại rêu thường mọc ở suối nơi có nhiều đá. Sau khi lấy về rửa sạch và vắt hết nước. Sau đó tẩm với các gia vị như sả, gừng, hạt sẻn, bột ớt….gói vào lá dong và vùi trong than hồng. Đây là một món ăn lạ, thu hút sự tìm hiểu và khám phá về văn hóa ẩm thực các dân tộc Yên Bái đối với khách du lịch.
7. 7. Cá sỉnh nướng (cá suối nướng): Đây là một loại cá chỉ có ở Văn Chấn – Nghĩa Lộ. Loại cá này sống ở suối không hề có vị tanh, là món ăn đặc trưng của các dân tộc nơi đây. Khi ăn chỉ nướng trên than hồng và ăn nóng thì mới thấy được vị thơm ngon của chúng. Trên mỗi bàn ăn của khách du lịch không bao giờ thiếu đĩa cá nướng thơm ngon này.
8. 8. Cá trê nấu măng tre chua
9. 9. Cá nướng mọi
10. 10. Cá ngạnh nấu canh chua
11. 14. Cá chép hấp bia
12. 15. Cá trắm om trám
13. 16. Cá rút xương bỏ lò
14. 17. Cá hấp
15. 18. Cá dung rán
16. 19. Cá quả nấu ám rau cần
17. 20. Chả tôm nướng mía
18. 21. Cuốn tôm, trùng nhồi thịt tôm…

Trích nguồn http://kbchn.com/2011/09/25/du-lịch-về-với-cội-nguồn/

Ngoài ra ThácBà còn có Cá Tầm hiện đang là đặc sản khá thịnh hành ở Yên Bái
 
Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch tỉnh Yên Bái vừa báo cáo khảo sát sơ bộ về quy mô hang động Cảm Dương. Đây được coi là động đẹp nhất của Yên Bái và có thể được xếp hạng trong nhóm 10 hang động đẹp nhất Việt Nam.
Cửa động Cảm Dương (Ảnh: tnmtyenbai.gov.vn)


Động Cảm Dương có vị trí nằm ở lưng chừng núi Bạch Ngọc, thuộc địa phận thôn Chính Quân, xã Liễu Đô, huyện Lục Yên, Yên Bái. Lòng động có thể chứa được hàng ngàn người, cửa động rộng khoảng 25 m, vòm cao khoảng 12m, trong động có nhiều động nhỏ. Trong các động có nhiều nhũ đá với nhiều kích cỡ và hình thù lạ mắt, có nhiều nhũ đá hình dáng rất đẹp. Tại các động cũng có nhiều lạch nước được hình thành…
Động còn khá nguyên vẹn, hoang sơ, hầu như chưa có tác động của con người.
Theo đánh giá của ông Tạ Xuân Hiếu, Giám đốc Sở VH-TT&DL Yên Bái, động Cảm Dương với không gian cảnh quan thiên nhiên đẹp có thể trở thành điểm du lịch hấp dẫn của vùng “đất ngọc” Lục Yên. UBND tỉnh đã có văn bản giao cho ngành VH-TT&DL khảo sát, xác định giá trị của động để đề xuất phương án bảo tồn, phát huy. Huyện Lục Yên cũng đã chỉ đạo xã Liễu Đô và Công an huyện có phương án bảo vệ không để dân vào động đập phá nhũ đá.
Động được người dân xã Liễu Đô phát hiện ngày 1/2/2009.

Nguồn http://traitimyenbai.net/news/yen-bai/hang-dong-dep-nhat-yen-bai.html
 
Em vừa xem báo thì thấy ở Trạm Tấu- Yên Bái có một đặc sản nữa anh Giantia ơi , thú vị lắm chỉ tội đường vào hơi cực , vào được cũng hay :

ơ hay? thế chuyến đạp xe qua Mù Căng Chải mà chưa nghe, tìm hiểu về "Đặc sản" này ah? không chỉ ở Trạm Tấu mà Mù Căng Chải cũng là một điểm nóng đây.
 
Hôm đó ở Chế Cu Nha có nghe cô giáo bảo có mấy thầy ở đó buôn ma túy bị bắt rồi làm em sợ quá , đêm nằm trong lều cứ sợ bọn nghiện đến nó quấy .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,699
Bài viết
1,154,967
Members
190,158
Latest member
Daiak
Back
Top