vuthanhminh
Phượt quái
VQG Ba Vì. Tổng hợp thông tin
TỔNG QUAN
Địa chỉ Xã Tản Lĩnh - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội.
Điện thoại 084. 04. 33881082, Fax: 084. 04. 33881203.
Website:Vuonquocgiabavi.com.vn, Email: vqgbavi@gmail. com.
Diện tích 10.782 ha. Cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây.
ĐI VÀ ĐẾN
Về cơ bản với dân bụi, việc đến Ba Vì rất dễ dàng bằng xe máy. Và ngoài phương tiện cá nhân này ra, các phương tiện khác sẽ trở nên bất tiện do địa hình tại khu vực núi Ba Vì.
Lái xe chú ý:
- Ô tô 45 chỗ chỉ lên được đến Cốt 400m.
- Từ cốt 400m trở lên chỉ đi được xe dưới 30 chỗ.
Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường
Hotline 0976380979 (Anh Tân), Emai: [email protected].
Giá vé vào tham quan khu du lịch Vườn quốc gia Ba Vì
Giá vào cửa
- Vé người: 15.000đ/người.
- Vé ô tô dưới 10 chỗ: 15.000đ/xe
- Vé ô tô trên 10 chỗ: 30.000đ/xe
- Vé xe máy: 2.000đ/chiếc.
LƯU TRÚ
Giá một số dịch vụ tại VQG Ba Vì
Giá nhà nghỉ:
- Loại 1: 400.000đ/phòng
- Loại 2: 350.000đ/phòng
- Loại 3: 250.000đ/phòng.
- Nhà sàn 2.000.000 - 2.500.000đ/nhà.
Lửa trại: Từ 500.000 - 1.500.000đ
Loa đài, ánh sáng: Từ 500.000 - 1.500.000đ
Hội trường: Từ 2.000.000 - 3.000.000đ/ngày
Lưu trú ngoài
Nhà nghỉ Ba Vì. 0433881197. Giá từ 130.000 VNĐ – 190.000 VNĐ, cuối tuần từ 180.000 VNĐ – 250.000 VNĐ.
THAM QUAN
Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì có hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình ở Việt Nam, với 3 đỉnh núi cao nhất là: đỉnh Vua 1298m, đỉnh Tản Viên 1227m và đỉnh Ngọc Hoa 1180m.
Các kiểu rừng tự nhiên gặp ở Ba Vì là rừng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh hỗn giao cây lá rộng và lá kim.
Vườn quốc gia Ba Vì có những khu vườn chim, vườn thuốc, vườn xương rồng, vườn cây mẫu để góp phần bảo tồn nguồn gen của 117 loài tre trúc, 70 loài cau dừa, 1.200 loài xương rồng và rất nhiều cây chỉ có ở nơi đây.
Tham quan Vườn quốc gia Ba Vì, du khách có thể thám hiểm cả những thác nhỏ khuất sâu trong núi, lên Cổng Trời hay dừng lại ở độ cao 800 m để ngắm Vườn lan; lách cây rừng tìm nét hoang sơ của những phế tích ghi dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, như: Nhà Thờ cổ, Cô nhi viện, nhà nghỉ cao cấp của quan chức cấp cao của Pháp, nhà tù chính trị, đặc biệt là khu di tích lịch sử tại cốt 600m đánh dấu trận đánh cực kỳ táo bạo của trung đoàn Ba Vì ngày 31/12/1951, đã cắt đứt phòng tuyến Sông Đà của địch, tạo đà cho chiến dịch Hoà Bình năm 1952.
Đứng ở trên đỉnh núi, bạn có thể thả hồn ngắm mây trời, núi rừng, thung lũng, sông, hồ hiện ra phía dưới xen kẽ trong những dải mây bạc, khiến tâm hồn ngất ngây. Đặc biệt vào những ngày trời quang mây, nắng đẹp khi mặt trời chênh chếch hướng Tây, từ trên đỉnh núi có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh thủ đô, nổi bật những khối nhà chung cư hiện đại đến hàng loạt cao ốc ở trung tâm.
Đêm xuống, vườn quốc gia Ba Vì như chuyển mùa rõ rệt, màu đen bao phủ, tiếng chim hót thưa dần, tiếng côn trùng kêu, tiếng vượn hú ngày một rõ... tạo nên những âm thanh mang âm hưởng của núi rừng đại ngàn.
Chia tay với rừng, bạn cũng đừng quên thưởng thức những đặc sản như: cơm lam, rượu sữa ong chúa, bánh chè lam, bánh sữa Ba Vì, nước trà đắng, đó sẽ là những kỷ niệm khó quên.
Hệ thực vật rừng:
Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng 389 loài.
Đáng chú ý là ở đây đã có tới 5 chi 5 loài thuộc họ Đỗ quyên (Ercaceae), 6 loài thuộc họ Chè (Theacae), 3 chi 19 loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae) nhiều hơn số chi cùng họ ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (Nơi có diện tích lớn gấp 10 lần. Ngược lại số chi có loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở nhiệt đới như họ Dầu (Dipterocapaceae) lại tồn tại tương đối ít ở vùng cao Ba Vì.
Đặc điểm các kiểu thảm thực vật rừng
Thảm thực vật ở khu vực vườn quốc gia Ba Vì gồm có 3 kiểu chính:
1. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Đây là một quần thể nguyên sinh bị tác động nhẹ nhưng do được bảo vệ trong thời gian dài, rừng đã trải qua diễn thế hồi nguyên, nên đến nay hình thái và cấu trúc vẫn mang sắc thái một quần thể nguyên sinh. Kiểu thảm thực vật này phân bố chủ yếu trên các hệ thống dông mái núi của các dẫy núi sau đây:
Ngọc Hoa - Tản Viên - Đỉnh Vua
Đỉnh Vua - Đỉnh 1200m - 1189m- 1060m và 969m (hệ thống dông phía tây của đỉnh Vua)
Ngọc Hoa - đỉnh 1021m và 765m (Dải dông phía tây và và đông bắc Ngọc hoa).
Từ 700m trở lên thuộc núi Viên Nam, Vua Bà
Hình thái và cấu trúc: Loài ưu thế sinh thái là các loài cây thuộc khu hệ thực vật đệ tam đặc hữu bản địa Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam. Những họ tiêu biểu gồm: họ dẻ (Fagaceae), họ re (Lauraceae), họ trúc đào (Apocynaceae). Kiểu có cấu trúc đơn giản rừng chỉ có 2 tầng không có tầng vượt tán, quần thụ gồm những cá thể tương đối tròn trịa, rất hiếm thấy cây có bạnh vè kể cả những cây có tầm vóc to lớn như Dổi (Michelia sp), Sến (Madhuca pasquyeri). Tầng ưu thế sinh thái đồng thời cũng là tần cây cao nhất . Cả 2 tầng rừng gồm những loài với tỷ lệ cá thể như sau: Giẻ, sồi (Lithocarpus sp, Quercus conrneys) chiếm 14%; Re, Bời lời Ba Vì (Cinamomum, Litsea baviensis) chiếm 7%; Cồng sữa (Eberhartia tonkinensis) chiếm 6%; Nóng (Saurauia tristyla) chiếm 6%; Trâm (Syzygium sp) chiếm 6% ở đai rừng á nhiệt đới còn có 2 kiểu phụ chính sau đây:
1.1. Rừng rêu ( Rừng cảnh tiên)
Rừng rêu là một kiểu phụ thổ nhưỡng của đai rừng á nhiệt đới ẩm. Kiểu thảm này phân bố chủ yếu ở đỉnh Vua và một ít ở đỉnh Tản Viên. Thảm rừng phát triển trên nền đất Feralit vàng nhạt á nhiệt đới điển hình, tầng đất mỏng phát triển trên đá pocphirit độ dốc lớn, có đá nổi, tầng mùn khá dầy (15-20cm), đất chua PH = 4- 4,5). Loài cây ưu thế trong quần thụ khá rõ rệt điển hình là những loài cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae) chiếm tỷ lệ cá thể 66% trong đó Sồi (Lithocarpus sp) chiếm 21%, Dẻ cau (Quercus platycalyx) 13%, Dẻ gai (Castanopsis tonkinnesis) 11%, Dẻ lá đào (Lithocarpus sp) 8%, rồi đến các loài trong họ Re (Lauraceae) chiếm 12%, các loài Đỗ quyên (Enkianthus pieris và Rhododendron) họ Ericaceae chiếm 11% và các loài trong họ Côm (Elaeocarpaceae) chiếm 5%.
1.2. Rừng thưa á nhiệt đới
Quần thể rừng này do hoạt động chặt chọn của con người từ xa xưa đến nay do được bảo vệ trong thời gian dài nhưng tán rừng vẫn ở tình trạng bị phá vỡ mất hẳn tính chất liên tục vốn có của nó độ tàn che 0,3-0,4, ở những khoảng tán rừng bị phá vỡ thường là những đám rừng, những vạt cây trong họ phụ tre nứa (Bambusaceae) chủ yếu là giang (Dendrocalamus). Kiểu thảm rừng này phân bố ở các sườn núi, dưới các kiểu rừng nguyên sinh, nơi có địa hình khá dốc 40-450, trên đất Feralit vàng nhạt trên núi trung bình, tầng đất mỏng phát triển trên đá Pocphirit, tầng mùn dầy 15-20cm, đất chua Ph = 4-4,5. Tỷ lệ cá thể những loài cây ưu thế cũng không rõ ràng, chủ yếu gồm các loài thuộc họ sau: Trâm (Myrtaceae) chiếm 5%, Bời lời Ba Vì, Bời lời lá tròn thuộc họ Lauraceae chiếm 5%, Sồi thuộc họ Fagaceae chiếm 4%, Phân mã (Mimosaceae) chiếm 4%...
TỔNG QUAN
Địa chỉ Xã Tản Lĩnh - Huyện Ba Vì - Thành phố Hà Nội.
Điện thoại 084. 04. 33881082, Fax: 084. 04. 33881203.
Website:Vuonquocgiabavi.com.vn, Email: vqgbavi@gmail. com.
Diện tích 10.782 ha. Cách Trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km về phía Tây.
ĐI VÀ ĐẾN
Về cơ bản với dân bụi, việc đến Ba Vì rất dễ dàng bằng xe máy. Và ngoài phương tiện cá nhân này ra, các phương tiện khác sẽ trở nên bất tiện do địa hình tại khu vực núi Ba Vì.
Lái xe chú ý:
- Ô tô 45 chỗ chỉ lên được đến Cốt 400m.
- Từ cốt 400m trở lên chỉ đi được xe dưới 30 chỗ.
Trung tâm Dịch vụ du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường
Hotline 0976380979 (Anh Tân), Emai: [email protected].
Giá vé vào tham quan khu du lịch Vườn quốc gia Ba Vì
Giá vào cửa
- Vé người: 15.000đ/người.
- Vé ô tô dưới 10 chỗ: 15.000đ/xe
- Vé ô tô trên 10 chỗ: 30.000đ/xe
- Vé xe máy: 2.000đ/chiếc.
LƯU TRÚ
Giá một số dịch vụ tại VQG Ba Vì
Giá nhà nghỉ:
- Loại 1: 400.000đ/phòng
- Loại 2: 350.000đ/phòng
- Loại 3: 250.000đ/phòng.
- Nhà sàn 2.000.000 - 2.500.000đ/nhà.
Lửa trại: Từ 500.000 - 1.500.000đ
Loa đài, ánh sáng: Từ 500.000 - 1.500.000đ
Hội trường: Từ 2.000.000 - 3.000.000đ/ngày
Lưu trú ngoài
Nhà nghỉ Ba Vì. 0433881197. Giá từ 130.000 VNĐ – 190.000 VNĐ, cuối tuần từ 180.000 VNĐ – 250.000 VNĐ.
THAM QUAN
Vườn quốc gia (VQG) Ba Vì có hệ thực vật nhiệt đới và á nhiệt đới điển hình ở Việt Nam, với 3 đỉnh núi cao nhất là: đỉnh Vua 1298m, đỉnh Tản Viên 1227m và đỉnh Ngọc Hoa 1180m.
Các kiểu rừng tự nhiên gặp ở Ba Vì là rừng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới, rừng thường xanh núi thấp và rừng thường xanh hỗn giao cây lá rộng và lá kim.
Vườn quốc gia Ba Vì có những khu vườn chim, vườn thuốc, vườn xương rồng, vườn cây mẫu để góp phần bảo tồn nguồn gen của 117 loài tre trúc, 70 loài cau dừa, 1.200 loài xương rồng và rất nhiều cây chỉ có ở nơi đây.
Tham quan Vườn quốc gia Ba Vì, du khách có thể thám hiểm cả những thác nhỏ khuất sâu trong núi, lên Cổng Trời hay dừng lại ở độ cao 800 m để ngắm Vườn lan; lách cây rừng tìm nét hoang sơ của những phế tích ghi dấu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, như: Nhà Thờ cổ, Cô nhi viện, nhà nghỉ cao cấp của quan chức cấp cao của Pháp, nhà tù chính trị, đặc biệt là khu di tích lịch sử tại cốt 600m đánh dấu trận đánh cực kỳ táo bạo của trung đoàn Ba Vì ngày 31/12/1951, đã cắt đứt phòng tuyến Sông Đà của địch, tạo đà cho chiến dịch Hoà Bình năm 1952.
Đứng ở trên đỉnh núi, bạn có thể thả hồn ngắm mây trời, núi rừng, thung lũng, sông, hồ hiện ra phía dưới xen kẽ trong những dải mây bạc, khiến tâm hồn ngất ngây. Đặc biệt vào những ngày trời quang mây, nắng đẹp khi mặt trời chênh chếch hướng Tây, từ trên đỉnh núi có thể nhìn thấy rõ toàn cảnh thủ đô, nổi bật những khối nhà chung cư hiện đại đến hàng loạt cao ốc ở trung tâm.
Đêm xuống, vườn quốc gia Ba Vì như chuyển mùa rõ rệt, màu đen bao phủ, tiếng chim hót thưa dần, tiếng côn trùng kêu, tiếng vượn hú ngày một rõ... tạo nên những âm thanh mang âm hưởng của núi rừng đại ngàn.
Chia tay với rừng, bạn cũng đừng quên thưởng thức những đặc sản như: cơm lam, rượu sữa ong chúa, bánh chè lam, bánh sữa Ba Vì, nước trà đắng, đó sẽ là những kỷ niệm khó quên.
Hệ thực vật rừng:
Theo danh mục thực vật đã được thu thập mẫu và kết quả điều tra bổ sung năm 2008, cho tới nay Vườn Quốc gia Ba Vì có 1201 loài thực vật bậc cao có mạch thuộc 649 chi và 160 họ. như vậy, qua kết quả nghiên cứu mới nhất đã khẳng định sự phong phú đa dạng loài thực vật của vườn. So với kết quả điều tra năm 1998, số họ thực vật phát hiện mới tăng 61 họ, số chi tăng 177 chi và số loài tăng 389 loài.
Đáng chú ý là ở đây đã có tới 5 chi 5 loài thuộc họ Đỗ quyên (Ercaceae), 6 loài thuộc họ Chè (Theacae), 3 chi 19 loài thuộc họ Dẻ (Fagaceae) nhiều hơn số chi cùng họ ở Vườn Quốc gia Cúc Phương (Nơi có diện tích lớn gấp 10 lần. Ngược lại số chi có loài thuộc các họ phân bố chủ yếu ở nhiệt đới như họ Dầu (Dipterocapaceae) lại tồn tại tương đối ít ở vùng cao Ba Vì.
Đặc điểm các kiểu thảm thực vật rừng
Thảm thực vật ở khu vực vườn quốc gia Ba Vì gồm có 3 kiểu chính:
1. Rừng kín lá rộng thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp
Đây là một quần thể nguyên sinh bị tác động nhẹ nhưng do được bảo vệ trong thời gian dài, rừng đã trải qua diễn thế hồi nguyên, nên đến nay hình thái và cấu trúc vẫn mang sắc thái một quần thể nguyên sinh. Kiểu thảm thực vật này phân bố chủ yếu trên các hệ thống dông mái núi của các dẫy núi sau đây:
Ngọc Hoa - Tản Viên - Đỉnh Vua
Đỉnh Vua - Đỉnh 1200m - 1189m- 1060m và 969m (hệ thống dông phía tây của đỉnh Vua)
Ngọc Hoa - đỉnh 1021m và 765m (Dải dông phía tây và và đông bắc Ngọc hoa).
Từ 700m trở lên thuộc núi Viên Nam, Vua Bà
Hình thái và cấu trúc: Loài ưu thế sinh thái là các loài cây thuộc khu hệ thực vật đệ tam đặc hữu bản địa Nam Trung Hoa và Bắc Việt Nam. Những họ tiêu biểu gồm: họ dẻ (Fagaceae), họ re (Lauraceae), họ trúc đào (Apocynaceae). Kiểu có cấu trúc đơn giản rừng chỉ có 2 tầng không có tầng vượt tán, quần thụ gồm những cá thể tương đối tròn trịa, rất hiếm thấy cây có bạnh vè kể cả những cây có tầm vóc to lớn như Dổi (Michelia sp), Sến (Madhuca pasquyeri). Tầng ưu thế sinh thái đồng thời cũng là tần cây cao nhất . Cả 2 tầng rừng gồm những loài với tỷ lệ cá thể như sau: Giẻ, sồi (Lithocarpus sp, Quercus conrneys) chiếm 14%; Re, Bời lời Ba Vì (Cinamomum, Litsea baviensis) chiếm 7%; Cồng sữa (Eberhartia tonkinensis) chiếm 6%; Nóng (Saurauia tristyla) chiếm 6%; Trâm (Syzygium sp) chiếm 6% ở đai rừng á nhiệt đới còn có 2 kiểu phụ chính sau đây:
1.1. Rừng rêu ( Rừng cảnh tiên)
Rừng rêu là một kiểu phụ thổ nhưỡng của đai rừng á nhiệt đới ẩm. Kiểu thảm này phân bố chủ yếu ở đỉnh Vua và một ít ở đỉnh Tản Viên. Thảm rừng phát triển trên nền đất Feralit vàng nhạt á nhiệt đới điển hình, tầng đất mỏng phát triển trên đá pocphirit độ dốc lớn, có đá nổi, tầng mùn khá dầy (15-20cm), đất chua PH = 4- 4,5). Loài cây ưu thế trong quần thụ khá rõ rệt điển hình là những loài cây thuộc họ Dẻ (Fagaceae) chiếm tỷ lệ cá thể 66% trong đó Sồi (Lithocarpus sp) chiếm 21%, Dẻ cau (Quercus platycalyx) 13%, Dẻ gai (Castanopsis tonkinnesis) 11%, Dẻ lá đào (Lithocarpus sp) 8%, rồi đến các loài trong họ Re (Lauraceae) chiếm 12%, các loài Đỗ quyên (Enkianthus pieris và Rhododendron) họ Ericaceae chiếm 11% và các loài trong họ Côm (Elaeocarpaceae) chiếm 5%.
1.2. Rừng thưa á nhiệt đới
Quần thể rừng này do hoạt động chặt chọn của con người từ xa xưa đến nay do được bảo vệ trong thời gian dài nhưng tán rừng vẫn ở tình trạng bị phá vỡ mất hẳn tính chất liên tục vốn có của nó độ tàn che 0,3-0,4, ở những khoảng tán rừng bị phá vỡ thường là những đám rừng, những vạt cây trong họ phụ tre nứa (Bambusaceae) chủ yếu là giang (Dendrocalamus). Kiểu thảm rừng này phân bố ở các sườn núi, dưới các kiểu rừng nguyên sinh, nơi có địa hình khá dốc 40-450, trên đất Feralit vàng nhạt trên núi trung bình, tầng đất mỏng phát triển trên đá Pocphirit, tầng mùn dầy 15-20cm, đất chua Ph = 4-4,5. Tỷ lệ cá thể những loài cây ưu thế cũng không rõ ràng, chủ yếu gồm các loài thuộc họ sau: Trâm (Myrtaceae) chiếm 5%, Bời lời Ba Vì, Bời lời lá tròn thuộc họ Lauraceae chiếm 5%, Sồi thuộc họ Fagaceae chiếm 4%, Phân mã (Mimosaceae) chiếm 4%...