Cáo
chăn gà
Em copy bài viết của em vào đây, cái đoạn màu mè trong bài là em viết đỉnh Liang Bian ạ. Em phải post cả bài thì mọi người mới hiểu cái đoạn đấy, mọi người chịu khó đọc cả bài vậy. Hơi riêng tư 1 chút vì em viết trên Blog.
Em sẽ đền công đọc của mọi người bằng ảnh đường lên và đỉnh Liang Bian vào post sau.
Đà Lạt nhớ
Thời tiết thế này tự dưng nhớ Đà Lạt quá. Nơi ấy, tôi đã đến nhiều lần. Lần nào cũng sâu đậm cả.
Những lần Đà Lạt của tôi, trời không xanh thắm mà lại luôn màu xám lạnh, thỉnh thoảng còn mưa liu riu. Tôi nhớ những con đường nhỏ quanh co đèo dốc. Những hàng thông vi vút và những ngôi biệt thự cổ với một vẻ đẹp tiêu điều. Đà Lạt của tôi là một vòng ôm bên hồ Than Thở gió thốc, một người đã cởi áo khoác để phủ ấm đôi vai tôi.
Đà Lạt của tôi còn là hàng ngàn bậc đá. Nhớ biết bao những bậc đá mưa trơn in từng dấu chân một người cõng người yêu trên lưng. Đà Lạt của tôi còn là những quán cà phê nhỏ, những chiếc ghế gỗ để mộc đơn sơ và giọng tôi xa vắng trong tiếng guitar của người tôi thương mến.
Đà Lạt, đó là bồ công anh vàng rực dọc đường. Là baby trắng li ti. Là hoa hồng và nước ấm trong một đêm chân tôi lạnh buốt. Là hoa phượng tím, là lan tiêu, là cát đằng và hàng bao nhiêu loại hoa khác tôi không thể nhớ tên nhưng in sâu vào trí nhớ tôi với những màu sắc rực rỡ nhất.
Có lẽ Đà Lạt của tôi còn là đỉnh Liangbian 2.169m so với mực nước biển. Tôi đã trèo lên trên đỉnh và hơn một lần gần như lạc đường khi vượt qua những đám cây bụi rậm rì, những đồi thông cháy dở, những con đường hoang vu mà không có bất cứ sự chỉ dẫn hoặc tiền trạm nào. Đà Lạt kiểu ấy thì liều quá, tôi chẳng khuyến khích ai làm theo như vậy. Chỉ muốn nói rằng trên đỉnh núi đó có một loài trúc cỏ ( tôi gọi như vậy, đó là loại trúc rất nhỏ, chỉ như một loại cỏ, thân to hơn cái tăm một chút, cao khoảng 20cm-50cm) và ánh sáng bị khuyếch tán một cách kỳ lạ. Ai muốn chụp ảnh nhớ mang ống kính lọc sáng.
Đà Lạt trong ký ức tôi mang hình hài một căn nhà nhỏ, có người bạn và mẹ bạn đã đãi tôi bữa cơm đạm bạc và tiếng nhạc Vũ Thành An. Người bạn ấy được một người bạn khác gửi gắm giúp đỡ khi tôi vào Đà Lạt một mình. Bạn ấy đưa tôi đi ăn cái loại bánh gì người ta quấy trứng với thịt và những cái gì đó, đổ vào một loạt những cái lỗ tròn bằng trôn bát khoét trên đá (hoặc bằng gang thiếc gì tôi không nhớ rõ). Bạn ấy nhất định đưa tôi về nhà ăn cơm một bữa, và mẹ bạn đã cố gắng làm những món mà bà cho là ngon nhất trong khả năng của mình để đãi tôi. Lúc ấy tôi mới hiểu rằng bữa ăn thịnh soạn nhất không phải là ê hề những món sơn hào hải vị, nó còn là một bữa cơm đạm bạc nhưng rất nhiều yêu mến của người nấu. Bây giờ nghe nói người bạn ấy đã ở trời Tây và đã định cư ở đó, nhưng chắc mẹ bạn vẫn ở ngôi nhà nhỏ dưới con dốc và vẫn làm vườn.
Có lẽ Đà Lạt của tôi là một buổi sáng mùa xuân và một cốc cà phê rất dở ở cà phê Tùng. Rất dở vì tôi ngồi im trong vòng vây khói thuốc (tôi ghét thuốc lá) nghe giọng Khánh Ly rất não tình. Thậm chí cả cuộc gặp nhiếp ảnh khùng nổi tiếng của vùng đất ấy cũng không cứu vãn được cái dở của cà phê. Nhưng thôi, đôi khi người ta vào quán không phải vì cà phê ngon mà vì có người đi cùng, ngồi cạnh.
Đà Lạt của tôi, là một loạt những giọng nói không thể biết là Nam hay Bắc. Chỉ biết rằng là lạ, ngồ ngộ. Sau này, tôi đã rất thân quen với một giọng nói có âm điệu như vậy, nhưng giọng nói đó lại hộ khẩu Sài Gòn. Một người bạn của tôi nói rằng đó là giọng của người Bắc 54.
Bây giờ trời se se lạnh, giá lại được ai đó cõng trên những bậc đá hoặc cùng nhau mải miết đi hết những con đường quanh co trên thành phố nhỏ ấy. Giá được ôm bên hồ, giá được cùng nhau ăn bát canh rau bó xôi. Giá lúc trời mưa và gió lạnh có một yêu dấu nắm chặt tay. Chỉ cần họ nắm tay tôi trong gió lạnh thôi, không cần phải nói: anh sẽ yêu em đến lúc chết. Vì tôi sợ những câu nói lặp lại và những điều lặp lại. Tôi cần họ bên cạnh chứ không cần nói yêu tôi đến lúc chết rồi một sớm nào đó họ để lại tôi 1 mình, họ nắm tay thần chết ra đi, vĩnh viễn không quay trở lại, như một thương mến cũ.
Ôi Đà Lạt, nơi ấy là những ngày hoa mộng. Liệu có một ngày nào đó tôi quay lại với những yêu thương nồng nàn và tiếp tục dệt thêm những hoa gấm đời mình?
Liệu có ngày như vậy không?
Em sẽ đền công đọc của mọi người bằng ảnh đường lên và đỉnh Liang Bian vào post sau.
_____________
Đà Lạt nhớ
Thời tiết thế này tự dưng nhớ Đà Lạt quá. Nơi ấy, tôi đã đến nhiều lần. Lần nào cũng sâu đậm cả.
Những lần Đà Lạt của tôi, trời không xanh thắm mà lại luôn màu xám lạnh, thỉnh thoảng còn mưa liu riu. Tôi nhớ những con đường nhỏ quanh co đèo dốc. Những hàng thông vi vút và những ngôi biệt thự cổ với một vẻ đẹp tiêu điều. Đà Lạt của tôi là một vòng ôm bên hồ Than Thở gió thốc, một người đã cởi áo khoác để phủ ấm đôi vai tôi.
Đà Lạt của tôi còn là hàng ngàn bậc đá. Nhớ biết bao những bậc đá mưa trơn in từng dấu chân một người cõng người yêu trên lưng. Đà Lạt của tôi còn là những quán cà phê nhỏ, những chiếc ghế gỗ để mộc đơn sơ và giọng tôi xa vắng trong tiếng guitar của người tôi thương mến.
Đà Lạt, đó là bồ công anh vàng rực dọc đường. Là baby trắng li ti. Là hoa hồng và nước ấm trong một đêm chân tôi lạnh buốt. Là hoa phượng tím, là lan tiêu, là cát đằng và hàng bao nhiêu loại hoa khác tôi không thể nhớ tên nhưng in sâu vào trí nhớ tôi với những màu sắc rực rỡ nhất.
Có lẽ Đà Lạt của tôi còn là đỉnh Liangbian 2.169m so với mực nước biển. Tôi đã trèo lên trên đỉnh và hơn một lần gần như lạc đường khi vượt qua những đám cây bụi rậm rì, những đồi thông cháy dở, những con đường hoang vu mà không có bất cứ sự chỉ dẫn hoặc tiền trạm nào. Đà Lạt kiểu ấy thì liều quá, tôi chẳng khuyến khích ai làm theo như vậy. Chỉ muốn nói rằng trên đỉnh núi đó có một loài trúc cỏ ( tôi gọi như vậy, đó là loại trúc rất nhỏ, chỉ như một loại cỏ, thân to hơn cái tăm một chút, cao khoảng 20cm-50cm) và ánh sáng bị khuyếch tán một cách kỳ lạ. Ai muốn chụp ảnh nhớ mang ống kính lọc sáng.
Đà Lạt trong ký ức tôi mang hình hài một căn nhà nhỏ, có người bạn và mẹ bạn đã đãi tôi bữa cơm đạm bạc và tiếng nhạc Vũ Thành An. Người bạn ấy được một người bạn khác gửi gắm giúp đỡ khi tôi vào Đà Lạt một mình. Bạn ấy đưa tôi đi ăn cái loại bánh gì người ta quấy trứng với thịt và những cái gì đó, đổ vào một loạt những cái lỗ tròn bằng trôn bát khoét trên đá (hoặc bằng gang thiếc gì tôi không nhớ rõ). Bạn ấy nhất định đưa tôi về nhà ăn cơm một bữa, và mẹ bạn đã cố gắng làm những món mà bà cho là ngon nhất trong khả năng của mình để đãi tôi. Lúc ấy tôi mới hiểu rằng bữa ăn thịnh soạn nhất không phải là ê hề những món sơn hào hải vị, nó còn là một bữa cơm đạm bạc nhưng rất nhiều yêu mến của người nấu. Bây giờ nghe nói người bạn ấy đã ở trời Tây và đã định cư ở đó, nhưng chắc mẹ bạn vẫn ở ngôi nhà nhỏ dưới con dốc và vẫn làm vườn.
Có lẽ Đà Lạt của tôi là một buổi sáng mùa xuân và một cốc cà phê rất dở ở cà phê Tùng. Rất dở vì tôi ngồi im trong vòng vây khói thuốc (tôi ghét thuốc lá) nghe giọng Khánh Ly rất não tình. Thậm chí cả cuộc gặp nhiếp ảnh khùng nổi tiếng của vùng đất ấy cũng không cứu vãn được cái dở của cà phê. Nhưng thôi, đôi khi người ta vào quán không phải vì cà phê ngon mà vì có người đi cùng, ngồi cạnh.
Đà Lạt của tôi, là một loạt những giọng nói không thể biết là Nam hay Bắc. Chỉ biết rằng là lạ, ngồ ngộ. Sau này, tôi đã rất thân quen với một giọng nói có âm điệu như vậy, nhưng giọng nói đó lại hộ khẩu Sài Gòn. Một người bạn của tôi nói rằng đó là giọng của người Bắc 54.
Bây giờ trời se se lạnh, giá lại được ai đó cõng trên những bậc đá hoặc cùng nhau mải miết đi hết những con đường quanh co trên thành phố nhỏ ấy. Giá được ôm bên hồ, giá được cùng nhau ăn bát canh rau bó xôi. Giá lúc trời mưa và gió lạnh có một yêu dấu nắm chặt tay. Chỉ cần họ nắm tay tôi trong gió lạnh thôi, không cần phải nói: anh sẽ yêu em đến lúc chết. Vì tôi sợ những câu nói lặp lại và những điều lặp lại. Tôi cần họ bên cạnh chứ không cần nói yêu tôi đến lúc chết rồi một sớm nào đó họ để lại tôi 1 mình, họ nắm tay thần chết ra đi, vĩnh viễn không quay trở lại, như một thương mến cũ.
Ôi Đà Lạt, nơi ấy là những ngày hoa mộng. Liệu có một ngày nào đó tôi quay lại với những yêu thương nồng nàn và tiếp tục dệt thêm những hoa gấm đời mình?
Liệu có ngày như vậy không?