What's new

[Chia sẻ] Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Đường Trường Sơn Đông theo thiết kế có chiều dài 667,5 km, điểm đầu của tuyến đường là Thị trấn Thạnh Mỹ tỉnh Quảng Nam, điểm cuối của tuyến đường là cầu Suối Vàng, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Đường sẽ được nối vào QL 20 để có thể đến thẳng thành phố Hồ Chí Minh. Tuyến đường với tiêu chuẩn kỹ thuật là đường Cấp 4 miền núi, có mặt cắt 8,00m chạy xuyên qua 7 tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Dak Lak, Phú Yên và Lâm Đồng. Đường đi qua các Thị trấn miền núi quan trọng là: Thạnh Mỹ, Tu-Mơ-Rông,Măng Đen, K’Bang, Ayun Pa, M'Drak, Đưng K'Nớ

Đường Trường Sơn Đông chạy song song với Quốc lộ số 1 ở phía đông và đường Hồ Chí Minh ở phía tây nhằm kích thích phát triển kinh tế ở các vùng mà con đường đi qua, vì những vùng đó còn khó khăn, nghèo đói, mặc dù trong cuộc kháng chiến chống Mỹ nhân dân ở đây đã đóng góp nhiều hy sinh to lớn cho cuộc kháng chiến. Toàn tuyến đường do lực lượng Quân Đội đảm nhiệm thi công.
Con đường này nhà nước mới quyết định xây dựng gần đây nên thông tin trên mạng chưa nhiều, tên đường cũng không thể hiện liên tục, đầy đủ trên Google Maps. Do vậy trong hành trình rất có thể có đoạn đường TSĐ đã làm xong vì chưa được cập nhật trên Maps nên chúng tôi không biết để đi qua.
Để chuẩn bị Leader thu thập thông tin trên mạng, dò tìm trên Maps những đoạn đường có tên TSĐ và các con đường khác kết nối các đoạn đường TSĐ với nhau thành cung đường hoàn chỉnh.
Tham gia hành trình này có 3 người: Leader của Goup Gắn máy - Dulichbui và tôi cùng 1 thành viên khác quen thuộc của Group. Hội quân vào giờ G ngày N tại ngã 3 QL1A giao nhau voi DT610, điểm đến đầu tiên là Thánh địa Mỹ Sơn.
Để đến điểm hội quân mỗi tv xp từ SG theo lộ trình riêng. Tôi gửi xe gắn máy theo xe đò từ SG đến Quy Nhơn (đoạn này tôi đã đi nhiều lần cả QL1A & đg ven biển), từ Quy Nhơn tôi bắt du lịch bui bằng xe máy.
Tôi chọn nhà xe Ngọc Thương đt 0922332222 do xe gắn máy đi cùng chuyến theo người; xe xp lúc 18h từ bến xe Miền Đông đến 6h30 sang hôm sau đã có mặt ở Quy Nhơn. Giá cướ cả người và xe là 500k.

Bài viết có sử dụng một số hình ảnh của 2 bạn đồng hành.

IMG_6526 by Luc Sai Gon, trên Flickr


6h30 đến Quy Nhơn, 7h đã lấy được xe và ăn sáng. 1 dĩa bánh hỏi lòng lợn + 1 tô cháo huyết = 20k giá cũng mềm.

n1 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Để đảm bảo đến Tam Kỳ trước 16h để có thời gian xem trận quyết định giành vé duy nhất bảng D tham dự vòng chung kết bóng đá nữ Asia Cub 2017 giữa tuyển VN & tuyển Myanma; tôi chọn ra ngã 3 Phú Tài đi QL1A.
Tp Quảng Ngãi nổi tiếng có cơm gà Nhung, ghé ăn trưa:
1 dĩa cơm nấu bằng nước luộc gà + 1 tỏi gà chặt miếng + 1 dĩa gà bóp gỏi + 1 lon ken = 125k.
Ưu điểm: mặt bằng rộng dãi, thoáng mát, chất lượng trung bình khá phù hợp cho giới công chức, trung lưu.

n2 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Dọc đường ghé thăm nhà lưu niệm, bệnh viện Đặng Thùy Trâm ở Đức Phổ bên Quốc Lộ 1a, đến 15h30 tới Tam Kỳ, lòng vòng tìm KS, nhà nghỉ. Sau nhiều lựa chọn, qđ chọn nhà nghỉ trên đường Trương Quang Giao giá 120k/p có đầy đủ máy lạnh, nước nóng lạnh, wifi và tương đối sạch sẽ.
17h bà chủ nhà nghỉ cho biết cơm gà nổi tiếng Tam Kỳ: Cơm gà bà Luận ở đường Phan Chu Trinh - cũng may quán này cách nhà nghỉ chỉ khoảng 1km.

n3 by Luc Sai Gon, trên Flickr

1/4 con gà + 1 dĩa cơm nấu bằng nc luộc gà + 1 lon ken cao = 190k. Khuôn viên lịc sự, sang trọng; thịt gà thơm, dai, ngon hơn gà Quảng Ngãi.

n4 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Sáng hôm sau chạy thẳng theo đường Tôn Đức Thắng tôi đến thăm làng chài bích hoạ Tam Bình.
Tam Bình là làng chài cổ nằm ven biển thuộc tp Tam Kỳ, dưới bàn tay của cá tình nguyện viên Hàn Quốc, những bức tường của hơn 100 ngôi nhà ở làng chài nghèo tỉnh Quảng Nam trở thành những bức tranh sinh động. Nghe nói ở đây cũng có 1 số bức tranh của người VN vẽ nhưng người trong nghề dễ dàng phân biệt đâu là tranh Hàn Quốc, đâu là tranh VN.
Đây là ngôi làng bích họa đầu tiên ở Việt Nam.

n5 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n6 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n7 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n9 by Luc Sai Gon, trên Flickr

n10 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

cái bệnh thường gặp của xe cũ đây, muốn chạy hay ngừng tùy thích chỉ khổ cho chủ hi hi

Đúng vậy! Tháo ra bugi vẫn khô, không đóng muội; đạp cần khởi động mà vẫn không đánh lửa, quẹt trực tiếp dây lửa vào xe mà vẫn chẳng xi nhê gì. Anh bạn chủ xe bảo chắc chết mô bin sườn, xe cày đã gần 30 năm rùi chưa thay.
 
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Lại như lần trước: Mất điện. Lần này thì không thể dùng Ex kéo bởi phía trước là dốc lên, rồi dốc xuống, rồi đường rậm rạp thế kia kéo làm sao nổi? Quyết định nhanh chóng đưa ra để xe W nằm lại. Hai người cùng về bản thuê thợ sáng mai đưa lên sửa xe.

Nơi em W nằm lại. Trước mặt là khối đá tảng to bằng cái bàn nhô lên chắn ngang đường.

c9b by Luc Sai Gon, trên Flickr


c9a by Luc Sai Gon, trên Flickr


Đường được phủ dày cành, lá tre khô bánh xe không chạm đất. Rõ ràng đường này lâu rồi không có xe nào chạy qua nhưng phía trước chỉ còn khoảng gần 3km thôi, cố lên.
Xe chạy chậm hơn người đi bộ, anh bạn đi bộ vượt lên, quay được một đoạn clip (Hình cắt ra từ clip).

C5 by Luc Sai Gon, trên Flickr


Có cây đâm ngang vào xe buộc xế phải xuống xe xử lý.

C2 by Luc Sai Gon, trên Flickr


re by Luc Sai Gon, trên Flickr


C1 by Luc Sai Gon, trên Flickr


C3 by Luc Sai Gon, trên Flickr


C4 by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Cũng may là đoạn này độ dốc thấp chừng khoảng 6-7 độ thôi nên 1 người 1 xe còn leo được.


4re by Luc Sai Gon, trên Flickr


5re by Luc Sai Gon, trên Flickr


1re by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ngoài cái nắng nóng của thời tiết, ở đoạn đường này mình còn cảm nhận được hơi nóng của tro than. Hình như khoảng rẫy này mới bị đốt gần đây, nhìn lên sườn núi đây đó vẫn còn loáng thoáng những cọng khói bay lên. Thầm nghĩ chết mẹ, cành lá khô thế này lỡ nó cháy trở lại liệu mình chạy thoát không? Cố lên sắp qua đoạn phủ đầy cành lá khô nguy hiểm này rồi tính.

2re by Luc Sai Gon, trên Flickr


3re by Luc Sai Gon, trên Flickr
 
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Rồi cũng qua đoạn đường phủ đầy cành cấy lá khô, đến đoạn bằng phẳng, ít rậm rạp hơn. Phía dưới chân núi cách chừng vài trăm mét là con đường đỏ lác đác có xe gắn máy chạy. Cảm xúc 2 anh em cả mừng rỡ đã hết đoạn đường khó khăn vì có dấu hiệu ngã 3 sắp tới nơi rồi mặc dù theo bản đồ vẫn còn gần 2km nữa.
Tôi nói với anh bạn lên xe tôi chở, đỡ đoạn nào hay đoạn đó.
Anh bạn thấm mệt ngồi bệt bên đường xua tay: Thôi anh đi đi nhanh lên, cố gắng kiếm nước uống mang lại cho tôi.
Kể cũng tội, đi bộ dưới nắng mất nhiều mồ hôi mất nước nên anh ấy cũng oải lắm rồi.
Trước khi đi chúng tôi không nghĩ con đường này nó lại xấu đến cỡ vậy, từ lúc gặp mấy người dân ở đầu đoạn offroad đến lúc này chúng tôi không gặp 1 người dân nào, không thấy 1 lán trại nào, khi hết nước uống thì chẳng thấy một mạch nước nào chảy qua.
Chạy được chừng 300m là gặp nhiều cây nằm ngang đường, không phải là cây tre, cây nứa mà là cây rừng to bằng thân người bằng bắp đùi còn nguyên cành lá. Không phải 1 cây mà vài dăm cây lớn nằm chắn đoạn đường dài hơn 20m.
Sau khi cố gắng chạy xe thêm chừng dăm, bảy mét chui qua các chướng ngại vật thì đến chỗ không thể chui lách được nữa; quay xe lại cũng không được. Cách chỗ Ex nằm lại khoảng vài chục mét về phía sau là 1 khoảng rẫy cũng mới cháy xong, tro than trên đường còn ấm. Cũng như đoạn đường trước đã qua, tôi nhìn lên sườn núi thấy đôi chỗ còn làn khói mỏng manh bay lên.
Thôi chính thức bó tay rồi. Lúc này khoảng 14h, như vậy sau 2 tiếng đồng hồ kể từ lúc tạm nghỉ trưa chúng tôi chỉ di chuyển được quãng đường 2,3km.



c9e by Luc Sai Gon, trên Flickr


c9f by Luc Sai Gon, trên Flickr


Chụp được 2 kiểu hình này thì điện thoại hết sạch pin, đành ngồi chờ anh bạn tới bàn tính phương án tiếp theo.
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Anh bạn lững thững chống gậy đi bộ tới hỏi tôi:
- Anh tính sao bây giờ?
- Bỏ xe lại, 2 anh em mình đi bộ đến ngã 3 kiếm chỗ nghỉ ngơi ăn uống, mai quay lại chứ sao. Tôi trả lời.
Từ đây đến ngã 3 chỉ còn khoảng hơn 1km nữa thôi nên phương án đi bộ tiếp đến ngã 3 hy vọng gặp dân để có chỗ nghỉ ngơi lấy sức là tốt nhất. Anh bạn thống nhất phương án này rồi tiếp tục đi tới như chẳng có gì diễn rq.
Trong khi tôi loay hoay lựa chọn những vật dụng cần thiết mang theo như võng, áo mưa, đèn pin thì anh bạn tranh thủ bứt lên phía trước, tôi hiểu bạn tôi đang tranh thủ thời gian chạy đua để làm sao tới được nhà dân trước khi trời tối.
Lúc này tôi mới thấm cái khát, cái đói, cái mệt làm đôi chân bước đi nặng nề, rồi lại phải bò, phải trèo lên những thân cây nằm ngang đường nên đã mệt lại càng mệt hơn. Cái mũ bảo hiểm trên đầu lúc này sao nó nặng vậy, cái túi đeo sau lưng nó vướng víu làm sao khi mỗi lần bị cành cây níu kéo. Vượt qua mấy chục mét đường cây rừng nằm ngổn ngang tôi phải ngồi lại lấy sưc nhìn anh bạn vẫn bền bỉ đi bộ đều đều đã cách xa vài trăm mét và khuất khỏi tầm nhìn của tôi.
Hết cây to nằm ngang đường lại đến đoạn đường bị chắn hết mặt đường bởi những những cây do chặt, phát quang xếp cao ngang tầm mắt, kéo dài cả chục mét chờ khô trước khi đốt. Giả sử chướng ngại là những cây lớn kia được cưa máy dọn dẹp thì đến đoạn này không biết làm sao cho xe qua được đây, chắc phải dùng tới máy ủi. Đứng tần ngần tìm cách vượt qua, chui thì không được rồi, vòng xuống dưới thung lũng hoặc vòng lên trên núi để tránh cũng không khả thi vì sườn núi quá dốc. Không biết anh bạn vượt bằng cách nào vì không thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ anh ấy đi vòng tránh. Thầm nghĩ liệu có thể nào anh ấy bị trượt xuống vực không? Tôi hú tôi gọi không thấy tiếng anh bạn trả lời, đt lại hết pin nên không liên lạc được để biết anh ấy đang ở đâu và hỏi xem anh ấy vượt qua đống cây mới chặt ấy bằng cách nào? Chỉ còn cách duy nhất là trèo lên đống cây đó rồi bò qua thôi, cách đó cũng nguy hiểm bởi cành lá cây còn tươi nó có khả năng trôi trượt xuống vực bất cứ lúc nào. Lúc này tôi cảm thấy sờ sợ, cảm thấy còn nguy hiểm hơn cả lúc chạy xe vừa rồi bởi lúc này chỉ có 1 mình, đt liên lạc được lỡ xảy ra sự cố thì nào có ai mà kêu cứu; có ai biết để cứu giúp mình đây! Để đỡ rủi do lỡ trượt xuống vực tôi bò lên đống cây sát mép đường bên núi; lúc bò lúc trườn, không dám đứng thẳng người. Cứ như vậy lúc bò lúc trườn từng mét một, từng mét một rồi cũng vượt qua.
Từ lúc bỏ lại xe qua đi bộ, chui, trèo, bò, trườn được khoảng 800m gặp con đường mòn cắt ngang, đường mòn này chỉ có dấu chân người đi bộ còn mới theo hướng từ con đường đất đỏ phía dưới đi lên. Dừng chân gọi bạn mà vẫn không thấy tiếng trả lời; không lẽ anh bạn đã đi quá xa hay anh bị làm sao rồi!
Theo kinh nghiệm đi đường, nếu dọc đường đi mà có đường dây điện cao thế, đường dây điện thoại chạy song song thì cứ theo con đường đó mà đi thể nào cũng ra tới đường lớn và đến khu dân cư. Nhìn lên đường dây điện vẫn đi thẳng song song với con đường 722 thế là tôi yên tâm đi thẳng luôn mà không rẽ theo đường mòn có dấu chân người. Đi tiếp chừng 70-80m đến khu vực đường bùn nhão, nước đọng; dừng lại quan sát không thấy có vết chân hay vết giầy nào đi qua. Qua xem kỹ dấu vết có cơ sở khẳng định anh bạn mình chưa đi qua nơi đây. Lúc này trời đã về chiều, xung quanh rừng núi âm u tĩnh mịch,con đường phía trước hoang vu đi tiếp lỡ lạc trong rừng thì nguy nên tôi qđ quay lại định bụng rẽ vào đường mòn nếu gặp nhà dân thì xin nước uống và tá túc qua đêm. Sức lực gần như đã cạn kiệt, đôi môi khô rát tôi cố lấy hết sức hú to nhưng vô vọng vẫn không tiếng hú hồi âm.
Khi trở lại chỗ đường mòn vắt qua lúc trước tôi nghe léo phéo tiếng người phía đồi thông xuống đường đất đỏ. Tới nơi thấy anh bạn đồng hành đang ngồi trò chuyện với 2 em bé người dân tộc chăn bò. Gặp lại nhau 2 chúng tôi đều mừng, anh bạn đưa cho tôi chai nước suối còn chừng dưới 100ml và nói gặp 4 cháu chăn bò chúng nó chỉ còn chừng 200ml nước, chúng nhường cho mình; tôi uống một chút và để dành cho anh, anh nhấm nhấm đi cho thấm và đỡ khát; tôi đã nhờ 2 bé trai đi mua nước và bánh rồi, chúng nói quán còn cách đây 3 cây số nữa.
Lúc này đã gần 4h chiều anh đứng lên đi tiếp, anh nói tranh thủ đi vì bản cách đây còn xa nữa. Mệt quá tôi ngồi nghỉ lại nhìn lối tắt đi xuống đường đất đỏ phía dưới mà hoảng, dốc gì mà sâu thế thẳng đuồn đuộc luôn, chắc chỉ dành cho người đi rẫy. Nhìn con dốc này và nghĩ đoạn đường mình mới đi bộ qua: Mai leo dốc đi bộ trở lại chỗ để xe cũng hết hơi đây, dốc này còn kinh khủng hơn cả con dốc đi xuống cột mốc 428 Cực Bắc ở Lũng Cú chứ chẳng chơi. Rồi có khi nào mình phải hy sinh con Ex chiến mã của mình không, biết đâu đêm nay dân nó đốt rẫy chỗ mình để xe thì em Ex trở thành cá lóc nướng trui thôi! Thế quái nào mình lại rơi vào hoàn cảnh trớ trêu này.
Anh bạn đang từng bước lần mò, lần mò đi xuống, tôi ngồi lại trò chuyện với 2 cháu gái chăn bò; chúng là người dân tộc bản địa ước chừng 11-12 tuổi nước da đen nhẻm thân hình nhỏ thó. Các cháu bảo xuống tới đường đất đỏ chú quẹo trái đi 10 cây số là tới bản gần nhất, bản của cháu đấy; còn quẹo phải thì 30 cây số nữa mới có dân. Tôi hỏi tối các cháu ngủ ở rừng à sao bây giờ chưa vê, các cháu bảo bò thì buộc lại còn người thì về vì chúng cháu đi xe đạp để ở dưới đường đất đỏ ấy.
Những 10 cây số nữa ư, lê lết kiểu này thì 8-9h tối mới tới nơi hay mình kiếm chỗ mắc võng ngủ lại thôi, hết sức đi rồi và mai đỡ được 10km đi trở lại. Ngủ lại trong rừng ư, đt hết pin làm sao liên lạc với bạn được, thôi cố đi tiếp vậy. Khi đi các cháu nhắc đi nhắc lại: Chú xuống quẹo trái nhé, nếu gặp 2 đứa mang nước và bánh bảo chúng nó đưa lại cho.
Tôi từ từ xuống dốc không đi theo lối dân đi vì người cứ đổ té về trước phải chọn đi theo đường zich zac gần như chạy ôm từ cây thông này sang cây thông kia. Hết đồi thông phải vòng qua 1-2 đồi thấp hơn cây lúp xúp mới tới con đường đất đỏ. Con đường đất đỏ này rộng chừng 2m đất đá nhấp nhô, nhìn hướng bên phải là con dốc dựng ngút tầm mắt; đường nhỏ cua gấp không ô tô nào có thể đi được; hướng bên trái nơi tôi sẽ đi là khúc cua đi xuống, cây cối khuất tầm nhìn. Đi được chừng 10m thấy bạn tôi nằm dài bên vệ đường, sát bên dòng suối chảy qua; bên anh là gói 2 chiếc bánh mì ngọt và chai nước suối 1,5lit uống dở. Để nguyên quần áo giầy dép tôi lao vào dòng nước rửa mặt mũi chân tay.
Anh nói hai đứa bé nó ngoan quá, mua dùm cho mình được 1 chai nước 2 chiếc bánh mì ngọt hết 40k, còn dư 10k nó trả lại; tôi không lấy còn cho thêm 10k nữa chúng nó mừng lắm. Hai người uống hết chai nước còn bánh thì thì không tài nào nhai nổi. Tôi nói với anh bạn: Bọn trẻ nói tới bản còn gần chục cây nữa, xa lắm thôi tới quán gần đây tôi với anh xin nghỉ qua đêm mai vào bản tính sau. Sau ít phút nghỉ ngơi anh bạn đứng dậy đi trước gặp người đi xe máy ngược chiều, chặn lại phần trần bị lạc trên rừng từ sáng đến giờ chưa ăn uống gì, mệt quá đề nghị giúp chở về bản, chúng tôi xin gửi lại tiền xăng. Người đó đồng ý giúp và nói đường xấu, xe yếu nên chỉ chở được 1 người thôi, một người phải đi bộ vậy. Ừ thế cũng tốt rồi, bạn lên xe còn tôi tiếp tục lê lết. Đi được một đoạn đến con dốc xuống toàn đá hộc nửa chìm nửa nổi lại trơn trượt do nước từ con suối phía trên chảy xuống; nhìn độ dài và độ dốc của con dốc tôi thấy anh tài xế kia nói đúng. Đến con suối thứ 2 chảy ngang đường gặp mấy đứa trẻ đang tắm tôi hỏi sắp đến cửa hàng bán quán chưa các cháu nói còn khoảng cây số nữa, thấy 2 bánh mì ngọt mang theo chả có hiệu ích gì tôi cho bọn trẻ chúng khoái chí chia nhau ăn ngon lành. Nhìn chúng ăn tôi thấy trẻ con ở đây còn khổ quá. Lê lết khoảng 30' nữa được vài trăm mét mà vẫn chưa thấy ai quay lại đón, tôi nghĩ chác bản cũng xa chứ nếu gần thì ảnh đã kêu xe ôm đến đón tôi rồi vì anh biết tôi đã kiệt sức.
Đang mệt ngồi nghỉ bên vệ đường có anh thanh niên chừng 30 tuổi chạy xe đến nói: Chú lên đây cháu chở, bạn chú đang ở nhà cháu.
Tôi mừng quá khác gì đang mệt lả giữa dòng nước vớ được chiếc phao.

Ảnh đoạn đường nguyên thủy 722 men theo sườn núi Đạ Long đã bỏ hoang (Màu xanh) và đoạn đường mới thay thế ( Đường chấm chấm)

722 by Luc Sai Gon, trên Flickr

Ghi chú:
- XO đường 722 nguyên thủy trên google maps, offroad trên núi Đạ Long dài 7,5km
- A điểm xe W hư nằm lại trên núi
- B điểm xe Ex bỏ lại trên núi.
- CD đi bộ tắt xuống đường đất đỏ
- D nơi con suối 1 chảy ngang đường
- E nơi con đường có dòng suối 2 chảy qua.
- Đường đứt quãng màu nâu: Đường bê ton từ Bưu điện Đạ Long trên DT 722 đi thủy điện Krong Nô.
- Đường đứt quãng màu đỏ: Đường đất đỏ đi nối sang DT 722 đi Đưng K'Nớ
 
Last edited:
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Rồi cũng qua đoạn đường phủ đầy cành cấy lá khô, đến đoạn bằng phẳng, ít rậm rạp hơn. Phía dưới chân núi cách chừng vài trăm mét là con đường đỏ lác đác có xe gắn máy chạy. Cảm xúc 2 anh em cả mừng rỡ đã hết đoạn đường khó khăn vì có dấu hiệu ngã 3 sắp tới nơi rồi mặc dù theo bản đồ vẫn còn gần 2km nữa.
Tôi nói với anh bạn lên xe tôi chở, đỡ đoạn nào hay đoạn đó.
Anh bạn thấm mệt ngồi bệt bên đường xua tay: Thôi anh đi đi nhanh lên, cố gắng kiếm nước uống mang lại cho tôi.
Kể cũng tội, đi bộ dưới nắng mất nhiều mồ hôi mất nước nên anh ấy cũng oải lắm rồi.
Trước khi đi chúng tôi không nghĩ con đường này nó lại xấu đến cỡ vậy, từ lúc gặp mấy người dân ở đầu đoạn offroad đến lúc này chúng tôi không gặp 1 người dân nào, không thấy 1 lán trại nào, khi hết nước uống thì chẳng thấy một mạch nước nào chảy qua.
Chạy được chừng 300m là gặp nhiều cây nằm ngang đường, không phải là cây tre, cây nứa mà là cây rừng to bằng thân người bằng bắp đùi còn nguyên cành lá. Không phải 1 cây mà vài dăm cây lớn nằm chắn đoạn đường dài hơn 20m.
Sau khi cố gắng chạy xe thêm chừng dăm, bảy mét chui qua các chướng ngại vật thì đến chỗ không thể chui lách được nữa; quay xe lại cũng không được. Cách chỗ Ex nằm lại khoảng vài chục mét về phía sau là 1 khoảng rẫy cũng mới cháy xong, tro than trên đường còn ấm. Cũng như đoạn đường trước đã qua, tôi nhìn lên sườn núi thấy đôi chỗ còn làn khói mỏng manh bay lên.
Thôi chính thức bó tay rồi. Lúc này khoảng 14h, như vậy sau 2 tiếng đồng hồ kể từ lúc tạm nghỉ trưa chúng tôi chỉ di chuyển được quãng đường 2,3km.



c9e by Luc Sai Gon, trên Flickr


c9f by Luc Sai Gon, trên Flickr


Chụp được 2 kiểu hình này thì điện thoại hết sạch pin, đành ngồi chờ anh bạn tới bàn tính phương án tiếp theo.

đúng như tựa bài, bác chọn đường đi quá cảm xúc, bác đi con đường quá khó nhai rồi
 
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

đúng như tựa bài, bác chọn đường đi quá cảm xúc, bác đi con đường quá khó nhai rồi

Lỡ leo lên lưng cọp bác ạ. Hai anh tin theo anh google maps, không biết đoạn 722 qua núi Đạ Long lại xấu như vậy nên "đâm đầu vào bụi rậm"
 
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Đến nơi đã thấy anh bạn ngồi trước hiên nhà nói chuyện rôm rả với chị chủ. Hóa ra vợ chồng chị chủ nhà đồng thời là chủ cửa hàng tạp hóa nơi mà chúng tôi nhắm đến khi còn lê lết trên đường. Việc đầu tiên của tôi là uống liền 2 chai sữa Nuti lấy sức và sạc điện thoại để liên lạc. Sau khi nghe chúng tôi dãi bày sự tình vợ chồng anh chị chủ nhà nói:
Con đường đó bị sạt lở, không đi được nữa đã bỏ hoang mấy năm nay rồi có ai đi đâu, chỉ có 2 bác mới đi đường đó thôi. Từ khi khởi công nhà máy thủy điện Krong Nô, người ta làm đường beton từ bưu điện vào nhà máy, dân đi Đưng K'Nớ đi tắt mà không phải đi đường vòng qua núi.
À ra thế! Nếu như chúng tôi hỏi kỹ người dân khi bắt đầu vòng lên núi mà có thông tin như vậy thì đâu ra nỗi này. Từ đây ra bưu điện Đạ Long chừng 3 phút chạy xe thế mà hôm nay chúng tôi đã phải đi mất 8 tiếng đồng hồ (9h-17h) với nhiều khó khăn hiểm nguy. Đây là bài học kinh nghiệm mà rút hoài vẫn không hết.

1 phần núi Đạ Long nơi tỉnh lộ 722 nguyên thủy chạy qua, (con đường xa xa bên phải bức ảnh, phía sau quả đồi trước mặt) . Ảnh chụp từ cửa hàng tạp hóa.

c9g by Luc Sai Gon, trên Flickr.
 
Re: Trải nghiệm cung đường Trường Sơn Đông, nhiều cung bậc cảm xúc.

Anh chị chủ nhà lấy ghế cho chúng tôi ngồi nghỉ, lấy chuối cho chúng tôi ăn; thấy chúng tôi lo lắng về 2 chiếc xe còn bỏ trên núi, chị vợ an ủi: Hai bác cứ yên tâm nghỉ ngơi, cháu kêu người lên mang xe về luôn cho 2 bác ngay trong vòng 30'. Nghe chị chủ nói vậy chúng tôi mừng vô cùng, bởi nếu được như vậy ngày mai chúnh tôi không phải đi lên chỗ để xe, không phải chạy xe trở lại những việc mà nghĩ đến là tôi vô cùng ngán ngẩm. Tôi dự tính kinh phí mỗi người chúng tôi dành cho phi vụ cứu hộ này tối thiểu là 500k. Năm trăm ngàn là rẻ chán so với cái giá phải trả nếu mai mình phải leo bộ trở lại, chạy xe trở lại con đường hôm nay mình đã đi.
Đang miên man suy nghĩ thì có cậu thanh niên người dân tộc chừng 17-18 tuổi đến mua rượu. Chị chủ quán mừng như gặp khách quen chỉ vào chúng tôi và nói với nó: Ê mày 2 bác này đi lạc bỏ xe trên núi, mày lên núi mang xe 2 xuống tao cho 100k uống rượu.
Quay sang bọn tôi chị chủ nhà nói: Xe bác làm sao bác kể cho nó nghe, chính thằng này nó đốt rẫy trên đó đấy, chỗ nào trên đó nó cũng biết.
Kéo chàng thanh niên ra mặt đường, chỉ lên núi chúng tôi kể tường tận vị trí, tình trạng từng xe. Chàng thanh niên nói phải có 3 người, mình nó không làm được; gồm 1 xe chở người lên, 3 người chạy 3 xe xuống.
Nghe có lý chị chủ nhà tăng giá lên 200k, cho phi vụ này và kêu nó đi kêu nó gọi thêm 2 người nữa.
Trong khi chờ chàng thanh niên gọi thêm người, thấy chúng tôi lăn tăn về thù lao hơi thấp, chị chủ nhà giải thích:
Các các cứ yên tâm để em làm việc này, giá công như vậy ở đây là ngon rồi, chúng nó làm thuê cuốc rẫy vỡ mặt chỉ được 120k/ngày; chỉ khoảng 30' chạy xe được 200k là quá hời. Em giúp các bác thôi không cò mồi gì đâu.
Khi có đủ 3 người trong đội cứu hộ,người lớn tuổi nhất xem chừng là xếp của nhóm kể lể những khó khăn: Nào là trời sắp tối, đường khó đi, phải kéo xe hư nên có đòi tăng thêm tiền công, chúng tôi nhìn chị chủ nhà ra hiệu đồng ý. Chị chủ nhà nói cảnh cáo:
Chúng mày sống phải có đạo đức, đừng thấy người ta gặp khó mà làm tiền nhé, thế 300k cho 3 đứa được chưa. Lên lấy xe luôn đi..
Khi đưa chìa khóa xe, tôi đến động viên: Các cháu giúp cố gắng làm cho tốt, xong việc bác có thưởng thêm cho.
Lúc này đã là 17h15' chiều.

18h rồi 19h tối vẫn chưa thấy xe về chúng tôi bắt đầu thấy lo lo. Anh chủ nhà thì sốt ruột sao giờ này chúng vẫn chưa về. Nhìn lên núi vẫn tối thui không thấy ánh điểm sáng nào, không lẽ chúng không tìm thấy xe.

Niềm vui của chúng tôi khi anh chị chủ nhà tìm giúp được người cứu hộ lên núi mang xe xuống.

c9l by Luc Sai Gon, trên Flickr

c9h by Luc Sai Gon, trên Flickr


Khi đội cứu hộ lên núi, anh chủ nhà gọi điện liên hệ giúp chúng tôi tìm nhà nghỉ. Phần vì chờ đội cứu hộ lấy xe, phần vì mệt mỏi không muốn đi nữa và cũng có ý trả ơn sự giúp đỡ của chủ nhà; chúng tôi đặt vấn đề gia đình giúp cho chúng tôi nghỉ đêm và ăn tối gia đình. Anh chị đồng ý cho ngủ nhờ không tính tiền, còn ăn gì nói để chị chủ nhà đi chợ.

Gia đình anh chị chủ nhà.

c9m by Luc Sai Gon, trên Flickr


19h30 trời đã tối, đã hơn 2 tiếng trôi qua, không có thông tin gì của đội cứu hộ. Một sơ suất nhỏ không ai có số điện thoại của thành viên nào trong nhóm nên chỉ biết ngồi chờ.

c9n (1) by Luc Sai Gon, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,180
Bài viết
1,150,377
Members
189,941
Latest member
Thao10
Back
Top