36 nghìn km2 diện tích hòn đảo Đài Loan là nơi sinh sống của hơn 24 triệu người. Tuy sánh được với Tp. HCM hay Hà Nội, nhưng Đài Loan và Đài Bắc là nơi có mật độ dân cư "đậm đặc", đi đâu cũng thấy người và người. Tệ hơn nữa, 2.4 vạn người lại phân bố gần như hết vào phía Tây của đảo - tức phía trái của bản đồ. Chỉ phần nhỏ dân cư sinh sống ở phía Đông của đảo - tức phía phải của bản đồ. Nhìn vào bản đồ có thể tưởng tượng đảo quốc này như một chú cá khổng lồ có xương sống gồ lên ở giữa - là nơi tập trung nhiều ngọn núi cao có khi tới hơn 3.000m chạy suốt từ Bắc tới Nam ngăn cách đảo ra làm hai. Phía Tây địa hình bằng phẳng, phía Đông núi non hiểm trở.
Có lẽ những dãy núi ở giữa đảo là tác nhân ngăn cản các tác động tiêu cực của thời tiết như bão tố, phía Đông sẽ là nơi phải hứng chịu những cơn bão đầu tiên chăng, còn bên Tây sẽ yên bình hơn chăng? Phần màu xanh lá cây trên bản đồ tập trung nhiều nhất ở phía tay trái, dân cư tập trung rất đông đúc tại các thành phố lớn như Đài Nam, Đài Trung, Đài Bắc.
Thông thường nếu ai có ý định xe đạp vòng quanh Đài Loan, lời khuyên sẽ là: Đi theo chiều ngược kim đồng hồ !
Tại sao nên di chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ?
Nếu chọn xuất phát từ Đài Bắc, theo chiều ngược kim đồng hồ bạn sẽ tới các điểm đông dân cư, nhiều điểm dừng nghỉ ngơi như Đài Trung, Đài Nam. Địa hình chủ yếu là bằng phẳng có độ khó thấp sẽ giúp cơ thể làm quen dần với cường độ vận động trên xe đạp và cả quen với việc điều khiển xe đạp nữa. Hơn nữa, nhà trọ, nhà hàng dọc đường tại các thành phố lớn đầy nhan nhản nên nếu đói bụng sẽ có ngay cái ăn, nếu mệt mỏi sẽ có ngay chỗ ngủ nghỉ ngơi. Còn gì tuyệt vời bằng?
Tới được Đài Nam, theo chiều ngược kim đồng hồ sẽ bắt đầu đi vào địa hình khó với nhiều đồi dốc núi cao, và như vậy bạn đã có đủ thể lực và dẻo dai để vượt qua chặng đường gian khổ này. Bắt đầu từ đây địa hình sẽ gian khổ và có độ khó đạp xe cao. Có 02 điểm gian khổ nhất trong hành trình đạp xe vòng quanh Đài Loan, một trong số đó là chặng đèo núi quyết liệt và kéo dài tưởng chừng như vô tận - với độ khó đạp xe được phân loại cao nhất: 6 điểm trên thang 6 - trước khi tới được đích Đài Bắc.
Lời khuyên là như vậy, rất logic trong lập luận, rất logic trong mọi chuyện và thật là khó bác bỏ...
Trong cái lạnh 12 độ C, dưới trời âm u và mưa lất phất, một tay Châu Á tới từ Việt Nam lúi cúi cột đống hành lý cồng kềnh trên yên xe, xốc xốc lại cái áo khoác moto và phủi đôi giày cỏ màu đen thời "Napoleon cởi truồng" trong chuyến đi Tây Tạng, Mỹ, Ai Cập, nắn chỉnh lại cái mũ bảo hiểm trên đầu đang tuột mất quoai đeo, hít một hơi căng tràn lồng ngực hắn nhảy lên chiếc xe đạp phóng theo hướng... thuận chiều kim đồng hồ. Chỉ thấy hắn cắm cúi đạp miết về các đỉnh núi cao trước mặt đạp mà với ý chí rằng dù tan xương nát thịt, dù xe đạp có hư, dù bàn đạp có gãy cũng phải đi... thuận chiều kim đồng hồ.
Và hắn bắt đầu chặng khởi nguồn của mọi đau khổ đày ải về thể xác:
Có lẽ những dãy núi ở giữa đảo là tác nhân ngăn cản các tác động tiêu cực của thời tiết như bão tố, phía Đông sẽ là nơi phải hứng chịu những cơn bão đầu tiên chăng, còn bên Tây sẽ yên bình hơn chăng? Phần màu xanh lá cây trên bản đồ tập trung nhiều nhất ở phía tay trái, dân cư tập trung rất đông đúc tại các thành phố lớn như Đài Nam, Đài Trung, Đài Bắc.

Thông thường nếu ai có ý định xe đạp vòng quanh Đài Loan, lời khuyên sẽ là: Đi theo chiều ngược kim đồng hồ !
Tại sao nên di chuyển theo chiều ngược kim đồng hồ?
Nếu chọn xuất phát từ Đài Bắc, theo chiều ngược kim đồng hồ bạn sẽ tới các điểm đông dân cư, nhiều điểm dừng nghỉ ngơi như Đài Trung, Đài Nam. Địa hình chủ yếu là bằng phẳng có độ khó thấp sẽ giúp cơ thể làm quen dần với cường độ vận động trên xe đạp và cả quen với việc điều khiển xe đạp nữa. Hơn nữa, nhà trọ, nhà hàng dọc đường tại các thành phố lớn đầy nhan nhản nên nếu đói bụng sẽ có ngay cái ăn, nếu mệt mỏi sẽ có ngay chỗ ngủ nghỉ ngơi. Còn gì tuyệt vời bằng?
Tới được Đài Nam, theo chiều ngược kim đồng hồ sẽ bắt đầu đi vào địa hình khó với nhiều đồi dốc núi cao, và như vậy bạn đã có đủ thể lực và dẻo dai để vượt qua chặng đường gian khổ này. Bắt đầu từ đây địa hình sẽ gian khổ và có độ khó đạp xe cao. Có 02 điểm gian khổ nhất trong hành trình đạp xe vòng quanh Đài Loan, một trong số đó là chặng đèo núi quyết liệt và kéo dài tưởng chừng như vô tận - với độ khó đạp xe được phân loại cao nhất: 6 điểm trên thang 6 - trước khi tới được đích Đài Bắc.
Lời khuyên là như vậy, rất logic trong lập luận, rất logic trong mọi chuyện và thật là khó bác bỏ...
Trong cái lạnh 12 độ C, dưới trời âm u và mưa lất phất, một tay Châu Á tới từ Việt Nam lúi cúi cột đống hành lý cồng kềnh trên yên xe, xốc xốc lại cái áo khoác moto và phủi đôi giày cỏ màu đen thời "Napoleon cởi truồng" trong chuyến đi Tây Tạng, Mỹ, Ai Cập, nắn chỉnh lại cái mũ bảo hiểm trên đầu đang tuột mất quoai đeo, hít một hơi căng tràn lồng ngực hắn nhảy lên chiếc xe đạp phóng theo hướng... thuận chiều kim đồng hồ. Chỉ thấy hắn cắm cúi đạp miết về các đỉnh núi cao trước mặt đạp mà với ý chí rằng dù tan xương nát thịt, dù xe đạp có hư, dù bàn đạp có gãy cũng phải đi... thuận chiều kim đồng hồ.

Và hắn bắt đầu chặng khởi nguồn của mọi đau khổ đày ải về thể xác:
