What's new

[Chia sẻ] Trải nghiệm sốc văn hóa khi du lịch một mình ở Ấn Độ trong 29 ngày

Là một đứa con gái – sang Ấn Độ một mình và bị sốc văn hóa của đất nước đầy thị phi này là một trong những quyết định điên rồ nhất trong hành trình khám phá thế giới của mình.

Mày bị điên à?
Mày có biết Ấn Độ là xứ sở của nạn hiếp dâm không?
Đó là những phản ứng của bạn bè, gia đình khi được biết mình chuẩn bị bay qua Ấn Độ. Mình biết mọi người luôn lo lắng cho sự an toàn của mình. Nhưng là một đứa cứng đầu, ưa mạo hiểm và luôn bị cám dỗ trước những điều mới lạ, mình đã không để cho những lời tiêu cực làm ảnh hưởng đến kế hoạch . Kết quả là mình đã có những trải nghiệm dở khóc dở cười chia sẻ cho các bạn. Mọi người có thể đọc thêm những trải nghiệm tại blog cá nhân mình [/B][/URL]

Tại sao là Ấn Độ?​

Đón hoàng hôn ở Ấn Độ

Một người bạn mà mình gặp được ở Ấn Độ

Mình đến với Ấn Độ một cách rất tình cờ. Lúc đó mình đang ở Sri Lanka và visa sắp hết hạn. Những ngày cuối cùng ở Sri Lanka, mình vô tình gặp Amit, một người bạn Ấn Độ ở chung hostel. Amit biết chuyện của mình nên nói ” Tại sao mày không thử qua Ấn chơi. Ấn có nhiều điều thú vị hơn Sri Lanka nhiều. Đã vậy còn sát bên nữa chứ”. Thế là mình ” Ờ ha! Thôi đi Ấn “. Vậy là mình đã lên website xin visa điện tử , nộp tiền, có visa, mua vé và bay đến Cochin.

Tất nhiên mình không phải là đứa ngơ đến nỗi không biết Ấn Độ là nước như thế nào. Trải qua cả tháng ở Sri Lanka nên mình đã chuẩn bị tâm lý vững vàng . Nhiều người nói tại sao phải hành xác bản thân trong khi có thể đi đến những nước dễ dàng và thân thiện hơn. Đối với mình, việc đi du lịch không chỉ để du ngoạn, hưởng thụ mà còn để khám phá, hòa nhập với nền văn hóa và con người địa phương. Du lịch là để thoát khỏi vùng an toàn, thử thách khả năng sinh tồn và thích nghi của bản thân.

Ấy vậy mà từ những ngày đầu tiên đặt chân đếnẤn Độ[/B], mình đã không khỏi bàng hoàng bởi những sự khác biệt quá lớn về văn hóa này.[/B]

Những cú sốc văn hóa Ấn Độ mà mình đã trải qua​

Văn hóa lắc đầu của Ấn Độ : Đồng ý lắc đầu, từ chối cũng lắc đầu​

Sau khi làm thủ tục check in ở sân bay, mình bắt xe bus để bắt xe về hostel. Mình có hỏi một chú bảo vệ gần đó có phải xe màu vàng là để về chỗ địa chỉ hostel mình không thì chú lắc đầu rồi bỏ đi. Rồi mình hỏi một chị đứng gần mình thì chị ấy trả lời YES nhưng vẫn lắc đầu. Ủa vậy là phải hay không ? Mình nhớ ra người Sri Lanka họ cũng hay đồng ý bằng cách lắc đầu. Để chắc chắn hơn mình hỏi lại chị ấy một lần nữa . Chị vẫn lắc đầu và lần này tận tình chỉ cho mình trạm để xuống. Khi đó thì mình mới dám chắc là đúng.

Phải ở một thời gian thì mình mới hiểu được ý nghĩa của sự lắc đầu đó. Ai xem cô dâu tám tuổi[/URL][/B] rồi thì sẽ biết được kiểu lắc đầu này. Nếu như họ lắc nhẹ từ trái sang phải một đến hai lần có nghĩa là họ đồng ý[/B], hoặc họ đồng tình với những gì bạn nói. Còn nếu họ lắc nhiều cái nhưng nhẹ nhàng nghĩa là có thể. Còn họ lắc đầu mạnh với vẻ mặt không mấy vui vẻ thì đó là không[/B]. Ra ngoài đường nếu thấy người lạ lắc đầu và mỉm cười với bạn thì người ta đang tỏ ra thân thiện.

Đây là một nét khác biệt văn hóa ở Ấn Độ[/B] mà mình cảm thấy rất thú vị. Hành động lắc đầu này phổ biến và mạnh mẽ đối với người miền Nam hơn là người miền Bắc.

Bò là để thờ – không phải để ăn​

Đang ngồi thiu thiu ngủ trên xe bus bỗng nhiên bác tài xế thắng gấp, mình cứ ngỡ đâu là tông xe . Hóa ra dừng xe để cho bò qua đường. Mình bỗng cảm thấy quái lạ : Bò nhà ai mà ban ngày lại để đi giữa quốc lộ. Mình đem chuyện này kể với ông chủ hostel mình ở thì ổng cười lớn. Người theo đạo Hindu coi bò là một biểu tượng linh thiêng, cần được bảo vệ và tôn kính. Giết bò là điều phạm thượng, bị cấm kị đối với người Ấn Độ.

Bò ở Ấn Độ


Bắt gặp chú bò đang chill
Bởi vậy việc bắt gặp một chú bò đang thong thả đi qua đường hay nằm giữa bãi biển ” tắm nắng ” là chuyện thường như đi chợ. Lỡ có bị chặn đường thì cũng lơ luôn nha chứ đừng ném đá hay tỏ thái độ. Có một hôm xe bus mình đi bị kẹt đường hơn hai tiếng. Đơn giản chỉ vì hai chú bò đứng đánh nhau ở giữa đường. Điều này cũng đồng nghĩa bạn sẽ không tìm được thịt bò ở bất kì đâu.

Có một điều tưởng chừng như vô lý nhưng là có thật. Ấn Độ có những viện dưỡng lão dành cho những chú bò già yếu có nguy cơ bị giết mổ trái phép. Tại đây bò sẽ được nhân viên sẽ chăm sóc tận tình. Họ sẽ đem đi chôn nếu chẳng may bò qua đời.

Văn hóa đốt xác chết trên sông Hằng Ấn Độ​

Đi dọc theo bờ sông Hằng, mình quan sát thấy có nhiều củi chất thành đống để chờ hỏa thiêu xác người chết. Theo như lời Amit, một người bạn mà mình gặp ở Sri Lanka, giá thiêu xác trung bình là 100.000 Rupee (35 triệu VND), càng gần bờ sông càng đắt . Nhà nào mà không đủ tiền thì họ sẽ quấn xác chết và cứ thế thả trôi sông. Khi thiêu xác đàn ông nằm ngửa và xác đàn bà nằm sấp. Phụ nữ sẽ không được tham gia . Bởi vì người ta tin rằng nước mắt làm cho linh hồn người chết bị vấn vương, khó dứt bỏ trần thế. Chứng kiến cảnh tượng ấy khiến mình rùng mình.

văn hóa đốt xác trên sông hằng


Hỏa thiêu xác trên sông Hằng
Thoạt nghe thì có vẻ kinh di nhưng hành động hỏa thiêu xác đã trở thành một phần không thể tách rời trong văn hóa sông Hằng. Họ tin rằng đốt xác sẽ giúp người chết gột rửa tội lỗi và giúp họ siêu thoát.

Văn hóa ẩm thực Ấn Độ​

Cùng với thịt bò, thịt heo cũng bị cấm kị đối với những người theo đạo Hồi[/B], đạo Hindu[/B] ở Ấn Độ. Người Ấn ăn trứng, thịt gà hoặc hơn hết là ăn chay. Điều này là trở ngại lớn nhất dành cho một meat lover như mình .Đi vào mười nhà hàng thì hết tám nơi chỉ phục vụ thức ăn chay. Vì vậy để tìm được một quán ăn thích hợp là cả vấn đề với mình .

ớt chiên bột- món ăn đưuòng phố ấn độ


Ớt chiên bột – món ăn đường phố Ấn Độ
Không phải là một người khó khăn trong chuyện ăn uống, nhưng ẩm thực Ấn Độ vẫn còn là một thử thách lớn đối với mình. Thời gian đầu mình không ăn không quen nên bị đau bụng, có hôm tào tháo rượt cả đêm. Nhưng nhập gia thì tùy tục, ăn hoài đâm ra ghiền.

Những ánh nhìn chằm chằm​

Bất kể đi đâu, làm gì mình luôn trở thành tâm điểm của mọi ánh nhìn. Mình biết do mình là người nước ngoài nên gây ra tò mò, thích thú cho người dân địa phương. Nhưng những cái nhìn ấy thật sự làm mình khó chịu. Những cái nhìn chằm chằm soi mói như đang quan sát từng chuyển động, cử chỉ.

Lúc mình thuê khách sạn ở Jaisalmer, ông chủ khách sạn lúc nào cũng nhìn mình chằm chằm. Ban đầu mình nghĩ đơn thuần chỉ là văn hóa tò mò. Nhưng càng về sau ông ấy càng tiếp cận mình. Ổng năn nỉ mình ở lại thêm vài ngày nữa ổng giảm giá cho. Đỉnh điểm một hôm, ổng nắm tay mình làm mình chết khiếp. Vậy là gói đồ chạy khỏi khách sạn ấy .

Mình luôn tránh đi đến chỗ đông người một mình. Nếu có thì đi cùng với nhóm bạn hoặc ít nhất với một người khác để tránh nguy hiểm cho bản thân.

Mình nhớ mãi có một lần mình đi bộ ra đường vào 10 giờ tối để mua chai nước. Con hẻm mình ở vắng tanh không có một bóng người . Ở đầu hẻm là một đám thanh niên khoảng bảy người. Và con đường duy nhất để về hostel là đi ngang qua đám thanh niên ấy. Lúc ấy, mình sợ muốn phát khóc và trong đầu mình tràn ngập hình ảnh nữ sinh Ấn Độ bị cưỡng hiếp tập thể[/URL][/B] trên xe bus năm 2012 . Mình nhắm nghiền mắt, cầu trời khấn phật và cắm đầu chạy một mạch về nhà không thèm ngoảnh đầu lại. Cũng may là không ai đuổi theo mình.

Động vật vô gia cư khắp nơi​

Ngoài bò, chó mèo hoang lang thang khắp các ngóc ngách. Là một người yêu động vật, mình xót xa khi nhìn thấy cảnh một chú mèo hoang què, bẩn thỉu đang lục tung thùng rác để tìm kiếm những miếng ăn còn sót lại. Bên kia đường, những chú chó con ngây thơ tội nghiệp đang khép nép bên chó mẹ ốm yếu, gầy đến trơ xương. Tất cả những chi tiết ấy đã phát họa nên bức tranh về sự nghèo đói, bế tắc, lẩn quẩn của những tầng lớp ổ chuột nơi đây.

chó hoang ở Johpur


Hai chú chó hoang ở Johpur
Hồi bé, mẹ mình thường hay nói quạ là điềm xui. Nếu quạ xuất hiện ở nhà nào thì gia đình đó sẽ có người chết. Nhưng qua Ấn Độ mình cực kì hoang mang vì quạ bay cả một bầu trời, quạ làm tổ trên cả cây cổ thụ.

Những đứa trẻ tội nghiệp xin ăn​

Ban đầu khi thấy mình, có hai đứa bé tội nghiệp lại xin tiền mình. Lúc ấy mình đã cho mỗi đứa 100 rupee. Sau đó lại có ba đứa bé nữa. Rồi hết nhóm này đến nhóm kia. Dù rất muốn nhưng mình không thể gặp ai cũng cho được.

trẻ em nghèo tội nghiệp


Hai đứa trẻ tội nghiệp
Ở Ấn Độ bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ nheo nhóc xòe tay xin tiền . Nhiều lúc mình tự hỏi không biết những đứa trẻ này tự đi xin vì hoàn cảnh mưu sinh hay gia đình bắt chúng nó phải làm vậy .

Tiếng anh INDISH​

Bản thân mình không phải là giỏi giang gì nhưng mình rất tự hào về vốn tiếng Anh của mình. Bởi vì đây là công cụ kiếm tiền và giúp mình tồn tại trên bất kỳ đất nước nào. Nhưng khi đến Ấn Độ sự tự tin ấy hoàn toàn biến mất vì mình không thể nào hiểu được người địa phương. Đôi khi mình phải hỏi đi hỏi lại đến lần thứ hai, thứ ba.

Có một lần, vì hiểu nhầm ý của chú bảo vệ mà mình đã lên nhầm chuyến xe buýt. Rồi phải bắt xe đi ngược về.

Đừng hiểu nhầm mình, người Ấn Độ họ rất giỏi tiếng Anh. Nhưng với một chất giọng đặc trưng, đôi khi họ làm cho người nước ngoài như mình cảm thấy bối rối.

Ấn Độ dưới con mắt của một cô gái nhỏ bé​

Sự khác biệt văn hóa là vậy, không chỉ riêng Ấn Độ mà mỗi nước đều có những nét văn hóa đặc trưng khác nhau. Tìm hiểu nét đẹp của nền văn hóa ấy, hòa nhập với người địa phương chính là lý do của việc đi du lịch trải nghiệm.

Ngoài những trải nghiệm không mấy dễ dàng, mình gặp rất nhiều người tốt bụng và thân thiện. Họ biết mình đi du lịch một mình nên đã nhiệt tình giúp đỡ, cho mình nhiều lời khuyên bổ ích. Có nhiều người còn ra sức bảo vệ mình một cách quá mức vì họ không nỡ để một cô gái chân yếu tay mềm xoay sở một mình. Họ khăng khăng tự họ đưa mình đi tham quan bởi vì lý do đi một mình nguy hiểm.

Mình gặp được Amit, một chàng trai lém lỉnh và thông minh. Amit cũng chính là người đưa ra ý tưởng cho mình đến Ấn Độ. Amit đã mời mình về nhà chơi và đãi mình những bữa cơm gia đình. Amit còn tình nguyện đưa mình đi chơi khắp nơi và là hướng dẫn viên địa phương cho mình.

ngắm bình minh ở Hampi


Ngắm hoàng hôn trên đỉnh Hampi
Hơn hết, kiến trúc lịch sử của những toà lâu đài, những ngôi đền cổ chính là điểm quyến rũ lớn nhất của Ấn Độ .Phải tận mắt chứng kiến bầu trời nhuộm màu cam đỏ cháy chiếu xuống những tảng đã hoa cương trắng tinh khiết của Taj Mahal và phản chiếu dưới mặt hồ yên tĩnh hay trắm trại qua đêm ở sa mạc Thar ngàn sao củaRajasthan[/URL][/B] thì mọi người mới cảm nhận được điều mình kể.

Nếu còn chần chừ lo ngại về an tòan, visa hay chi phí du lịch Ấn Độ, bạn có thể xem thêm bài viết chia sẻ từ A đến Z về Ấn Độ[/URL]của mình.

Kết luận​

Ấn Độ không giống với những gì mọi người nghĩ . Đất nước nào cũng có hai mặt cả. Nếu chấp nhận tiếp cận với một tư duy mở , một trái tim chào đón và thời gian để tìm hiểu đủ lâu, mình tin bạn sẽ có cách nhìn khác, thêm yêu vẻ đẹp văn hóa và con người Ấn Độ.
 
Last edited by a moderator:
Em cảm ơn chị Ngân. em cao đến tận... 1m59 lận á, không nhỏ đâu =))). Nếu chị muốn đọc thêm hoặc tìm hiểu thêm thì có thể ghé qua nhà em https://tammysunsea.com/ để xem thêm nhé
hi Tammy ,em cao nhỉ ,thật ra chị nói nội công của em đấy ! Ah, chị vào đường link của em chậm lắm ,nên cũng chưa đọc được bài nào .
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,079
Bài viết
1,149,326
Members
189,862
Latest member
angindustries
Back
Top