What's new

[Chia sẻ] Từ Marốc đến Tunisia...

MARỐC - "THẾ GIỚI PHẲNG"
- ghi chép và dịch tham khảo thêm từ The Quest For Kasbah

Với vị trí địa lý chiến lược thuận lợi, nằm giữa cưả ngõ giao thương giữa châu Á, châu Âu và châu Phi, nối liền hai bờ Đại Tây Dương và Điạ Trung Hải, từ lâu đất nước Marốc đã trở thành điểm gặp gỡ cuả nhiều luồng thương mại và văn hoá. Bởi thế, có lẽ khái niệm "thế giới phẳng" đã trở nên quen thuộc với người dân ở vương quốc Bắc Phi duyên dáng này từ rất lâu rồi.

Chỉ cách điểm cực nam châu Âu có hơn 30km, tức là 35' đi tàu từ miền Nam Tây Ban Nha xuyên qua eo biển Gibraltar, Marốc trở thành điểm dừng chân lý tưởng mở đầu nỗ lực khám phá lục địa đen cuả chúng tôi. Ghé thăm Marốc vào những ngày tháng 4, thời điểm đẹp nhất trong năm khi khí hậu không quá nóng và khách du lịch chưa quá đông, vùng đất này thực sự thú vị và huyền bí hơn nhiều so với chúng tôi đã kỳ vọng.

4575_529548104234_4301865_31415760_825912_n.jpg

Tàu qua eo biển Gilbratar

1. Fès

Sau 5 tiếng đi tàu hoả từ Tangier, chúng tôi đã đến Fès, thành phố lớn thứ tư Marốc. Cũng như các hoàng thành cổ khác ở các nước Bắc Phi đã từng là thuộc địa cuả Pháp, Fès được chia thành 3 khu: Fès el-Bali (Fès cổ), Fès Jdid (Fès mới) và Ville Nouvelle (phố mới, do người Pháp xây dựng). Các khu phố cổ cuả người Arập ở Bắc Phi, gọi là medina, thường là trung tâm mua bán thương mại thủ công, với đặc trưng là tường thành bao quanh và chi chít các ngõ phố nhỏ bên trong. Các phố nhỏ này lại được chia thành các khu chợ, souk, bán đồ ăn và các sản phẩm đặc trưng, rất gần với khái niệm phố cổ Hà Nội.

Fès được xây dựng trên bờ dòng Oued el-Jawahir, Dòng Sông Ngọc. Thành phố dễ nhận ra với những bức tường vàng rực nắng và các đền thờ đạo Hồi mosque. Đi qua cổng lớn Bab Bou Jeloud, du khách sẽ vào chằng chịt những lối đi cuả medina, mang theo cảm giác như đang rơi qua những lang lớp cuả lịch sử và dừng lại ở rất gần hiện tại. Ở Fès, người ta bảo ngay cả những người dân sống bên ngoài medina cũng ngại vào tìm đường vì sợ bị lac. Không có bản đồ hay biển tên phố, medina ở Fès là xoắn xuýt biết bao nhiêu ngõ nhỏ đan vào nhau, mất phương hướng chẳng khác gì khi người lạ cố đọc hiểu chữ Arập vậy, những nét vòng và nét thẳng vô tận, vậy sao lại thành ngữ nghĩa? Cũng bởi nhỏ hẹp, có ngõ chỉ rộng 50-60cm, mà người dân chủ yếu đi bộ hay dùng lưà để thồ hàng. Chỉ khi tối đến, khi người qua lại đã vãng và các cưả hàng đã dọn đồ mới thi thoảng thấy tiếng xe máy bình bịch qua lại.

4575_529548119204_4301865_31415763_8073173_n.jpg

Lúc mới đến, chúng tôi đã đi lạc, tất nhiên, lạc đến mức một lúc sau chỉ mang máng nhớ ngõ này hình như mình hoặc đã qua rồi hoặc là chưa qua. Ấy vậy nhưng chỉ mất một buổi sáng để quen với cảm giác lẫn lộn phương hướng, chúng tôi cứ thế thả bộ tự do quanh những con phố, rồi dần dần đắm mình trong cái không gian nhỏ hẹp nhưng hình như được chiếu trong chiều thời gian vô tận này, những bận rộn màu sắc, mùi vị và âm thanh. Thoảng trong không khí là mùi café, đinh hương, oliu, hoa hồng, bạc hà, mùi mỡ rán xì xèo hay mùi thơm ngọt cuả những bánh phủ sóng sánh mật ong. Thấp thoáng xen lẫn là tiếng chuyện trò vui vẻ nhỏ to, tiếng leng keng cuả thợ đúc đồng, tiếng chuông lúc lắc từ những con lưà chở đồ len lách trong ngõ phố, rồi tiếng chuông gọi giờ cầu kinh ... Chỉ khi mặt trời lặn hẳn, đêm buông xuống và phố tắt đèn thì những âm thanh trong trẻo ấy mới chầm chậm ngừng lại.

4575_529548109224_4301865_31415761_606474_n.jpg

Như nhiêù khách du lịch đến Fès và các nhiều thành phố Hồi giáo khác, chúng tôi cũng tò mò được đến thăm các mosquemedersa, cho dù phải đến tận nơi chúng tôi mới chắc chắn rằng những nơi trang nghiêm này chỉ dành cho tín đồ Hồi giáo, du khách chỉ được ở ngoài chụp ảnh chứ không được ngó nghiêng hay đặt chân vào thăm.

4575_529548169104_4301865_31415773_2384072_n.jpg

Fès đã từng đóng vai trò là trung tâm văn hoá ở Marốc trong hơn một ngàn năm. Nhiều medersa, trường đại học Hồi giáo, đã được xây dựng. Bởi vậy nên mới có câu ngạn ngữ, "Ko có tấc đất nào ở Fès mà một người thông thái chưa từng sống qua." Karaouine Mosque được giới thiệu là trường đại học cổ xưa nhất ở phương Tây, truớc cả ĐH Oxford và Sorbornne. Thư viện ở đây chưá tới 30 nghìn đầu sách, bao gồm cả kinh Koran từ thế kỷ thứ 9. Nhiều nhà tư tưởng và thám hiểm lớn đã học tập ở đây.

Cũng chính ở Fès, vua Marốc đã ký Hiệp ước Fès với Pháp và Tây Ban Nha, biến Marốc thành nước bảo hộ. Mặc dù nhà vua vẫn đứng đầu chính quyền, nhưng người châu Âu giữ các trọng trách, được hưởng quyền lợi kinh tế, con cái được đi học, trong khi người Marốc thì ko. Sau 38 năm "bảo hộ", đến khi dành lại độc lập, chỉ có 15% người Marốc được đi học, một sự thật lịch sự thật đáng buồn ngay trên chính mảnh đất đã đi trước cả châu Âu trong việc xây dựng thư viện và truờng học.

Ai đó đã ước tính rằng có khoẳng 200 vòi nước, 200 nhà tắm công cộng, 200 trường dạy kinh Koran và 300 mosque lớn nhỏ trong khu medina này, riêng Karaouine Mosque có thể chứa tới 20 nghìn người. Bởi thế, nếu ai đó nói họ biết hết medina ở Fès, đấy là họ đã nói dối. Dường như ở đâu trong medina này cũng ẩn chứa trong nó bí ẩn lịch sử. Khu henna souk từng là trại điều trị tâm thần lớn nhất cuả vương quốc Merenid, và là bệnh viện thú y cho đến Thế chiến thứ 2.

4575_529548144154_4301865_31415768_1979843_n.jpg

Cũng chính ở Fès, từ cảm giác bỡ ngỡ, thậm chí có phần khó chịu khi được mời chào mua hàng một cách quá đáng, chúng tôi đã dần dần làm quen với văn hoá và con người Marốc. Toát lên từ họ là thái độ cởi mở, thân thiện và nhiệt tình, rất thích trò chuyện và tiếp xúc với người lạ. Họ chào chúng tôi bằng câu chào tiếng Nhật, tiếng Trung bập bõm, đoán già đoán non những kẻ châu Á này đến từ Nhật, Trung, Hàn hay Đài Loan, để rồi ồ à thích thú khi chúng tôi nói rằng mình từ Việt Nam đến, và ở Việt Nam chúng tôi nói "Xin chào". Rất dễ dàng nhận ra rằng medina ở Fès tiệt vắng bóng các phương tiện liên lạc hiện đại. Thay vào đó, người người mua bán, trao đổi trực tiếp, hay đơn gỉản là mừng rỡ được gặp gỡ, được rộn ràng thắm thiết ôm hôn nhau.

Người Marốc có câu châm ngôn rằng, "Kẻ vội vã là kẻ đã tự đặt một chân mình xuống mồ." Với sự thong thả chậm rãi hiếm thấy trong thế giới hiện đại, có lẽ thời gian ở đây là vĩnh hằng, là thứ mà dường như ai cũng sẵn có, và có rất nhiều...

4575_529548159124_4301865_31415771_6350956_n.jpg

Fès medina nhìn từ trên cao

(chắc là phải còn nữa)
 
Last edited:
Theo như kinh nghiệm xương máu của mình thì không nên đi Casa và nếu đi Marrakesh thì cũng chỉ nên ở 2 ngày 1 đêm là vừa đủ để thăm tất tần tật các attractions ở đây. Thấy Marrakesh hơi bị overrated mà lại còn đắt nữa chứ (các bạn Moroccan ở Fes cũng bảo mình thế). Fes thì tuyệt vời, Tangier cũng không nên bỏ qua. Mà các bạn nếu đã stop ở Tangier thì có thể take day-tour đi Chefchaouen. Bên đó họ chuẩn hoá nôm na như sau:

Casa: economic center
Rabat: political center (nhưng cũng nhiều thứ để xem phết)
Marrakesh: tourist city
Fes: cultural city
Tangier: cái này kô ai chuẩn hoá nhưng mình tạm gọi nó là international city của Marốc vì nơi này bị ảnh hưởng bởi nhiều nền văn hoá (do ngày xưa nhiều bọn nhảy vào đánh chiếm)

Nếu đã đi Morocco thì mọi người phải ít nhất ở Riad một lần. Riad là dạng nhà truyền thống ở đây. Riad thì có vườn còn Dar thì không có vườn. Mấy cái riad thì hầu như đều ở trong medina. Bạn nào đi Marrakesh in big group thì mình recommend Riad O2, giá cả khoảng 30 Euro/ pp/ day, sở dĩ chỉ recommend cho group vì đường đi từ ngoài medina vào tới riad khá ngoằn ngoèo, tối tăm, đi buổi tối khá sợ nếu phải đi một mình hoặc đi group nhỏ.

Nếu ai muốn cưỡi lạc đà ngủ sa mạc thì cũng nên đi thử. Mình đi hơi hâm vì chạy từ Marrakesh lên Fes rồi mới đi Sahara (chỗ mình dừng lại để vào sa mạc là Merzouga), nhưng nói chung là đoạn đường từ Fes -> sahara cảnh 2 bên đường phải gọi là breath-taking (sẽ demo ảnh sau). Nếu đi sa mạc thì chỉ nên đi 2 ngày 1 đêm (đêm đó ngủ ngoài sa mạc). Các bạn chọn tour (hoặc deal với bọn tour, vì thường chúng nó sẽ bảo đi 3 ngày 2 đêm và trọn 1 ngày 1 đêm sẽ ở trong 1 cái Khách sạn đơn sơ ngoài rìa sa mạc chỉ đủ tránh cái nắng chứ không thoát khỏi cái nóng). Lý tưởng nhất là đến cái thị trấn (nơi các bạn bắt tiếp xe jeep vào trong sa mạc) vào khoảng 5 giờ chiều, đi xe jeep 1 tiếng đến cái khách sạn nơi cho các bạn thuê lạc đà, cưỡi lạc đà thêm 1.5 tiếng nữa, trời mát mẻ mà lại còn được ngắm hoàng hôn. Ngủ lại 1 đêm, sáng hôm sau ngắm bình minh rồi cỡi lạc đà về, xuất phát 7h sáng trời cũng còn man mát. Về đến chỗ khách sạn thích thì nghỉ ngơi một tẹo, tầm noon khởi hành chiều về là đẹp. Lúc mình mua tour bên đó (đi từ Fes, 3 ngày 2 đêm thì giá là 260 Euro/ person, nhưng nói chung có thể negotiate xuống thêm được nữa).
 
Đi Casa thăm Grand Mosque cũng rất hay chứ, ngoài ra từ Casa nên đi tiếp Rabat thủ đô của Ma-rốc, thăm lăng mộ vua và ngắm cảnh bến tàu từ đỉnh đồi cũng rất đẹp
 
Cả Casa có mỗi cái Hassan II Mosque đấy đáng xem, nên nếu phải chọn thì đi Rabat và Fes vẫn hơn.
 
Last edited by a moderator:
Đi marakech hút thuốc đã lắm à...
Nhưng cẩn thận, không nên mua mang về, nghe bà con bảo cái đó châu âu cấm nhâp. Không chắc.
Casa thì nói chung chỉ nổi do cái phim yêu đuơng với cái cafe Rich. Kiến trúc hiện đại tàm tạm. Mất chất.
Fez hay Medina of Fez , vẫn là nhất theo mình. Phố cổ thì khỏi nói, nhưng nếu để ý cái Texture của thành phố, thì phần xây mới phía bên kia sông cũng rất tuyệt, Cảm giác thay đổi, cả về quy hoạch lấn Asmosphere. Có thời tụi nó còn muốn Fezđứng lên làm lãnh tụ thế giới Arab nhưng bị Ai cập với các nước khác nó dũa cho te tua.
Nhin chung Maroc rất tuyệt, cơm ngon rượu, thuốc phê, giá rẻ.
 
Last edited by a moderator:
Cho mình hỏi là bạn sang Tunesie của hãng bay nào vậy?
Mình bay hãng giá rẻ SYPHAX của Tunesie nhưng họ cho 20kg/valise. Mà mình không tìm ra là max sẽ bao nhiêu kg/ valise họ chấp nhận (mình có 60kg nhưng muốn nhét trog 2 valise ko biết có ok ko nữa???)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,177
Bài viết
1,150,350
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top