What's new

[Chia sẻ] Từ Sài Gòn đi đường Trường Sơn Đông đến thăm các làng Bích Hoạ ở Miền Trung đang mùa bão lũ.

Tháng 5/2020 đường Trường Sơn Đông (TSĐ) từ Ttr Thạnh Mỹ đến Trà Vân của tỉnh Quảng Nam đã thông xe, đồng nghĩa với việc hơn 500km đg TSĐ đã liền mạch qua các tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi, KonTum, Giai Lai, Phú Yên, ĐakLak. Nhóm Gắn Máy Dulibu quyết định tiến hành trải nghiệm con đường này dự kiến vào trung tuần tháng 11/2020, công việc khảo sát lập kế hoạch chi tiết được hoàn thành vào cuối 9 có nội dung cơ bản như sau:
Hành trình 8 ngày theo hướng SG - Đà Lạt-đèo Ở mê ga - Ttr Khánh Vĩnh - M’Drak-AyunPa-Ttr Sơn Tây- Ttr Thạnh Mỹ-Thánh địa Mỹ Sơn- Các làng Bích Hoạ: (Thọ An - Tam Thanh-Tâm Hải-Thanh Thuỷ) rồi về SG bằng đường ven biển.
Mọi năm đầu tháng 11 Trung Bộ đã hết mưa nhưng năm nay mưa bão liên tục kéo dài gây lên thảm họa lũ lụt khủng khiếp đến cuối tháng 11 chưa ngưng. Phép đã xin, công việc chuẩn bị đã xong. Ngày xp 14/11/20 siêu bão số 13 mang tên VAM CỎ trên đường đổ bộ vào miền trung nên thành viên đặt tên cung là Trường Sơn Đông mùa săn bão.
Hơn nửa tháng trước ngày khởi hành cơn bão số 9 đã tàn phá Quảng Bình , Thừa Thiên Huế tạo nên các biển nước mênh mông, hàng chục người bị mất tích, thiệt mạng. Trước ngày xp 7 ngày tin xấu liên tục báo về : Đường TSĐ bị sạt nhiều đoạn, tắc đường ở địa phận Kon Plong (KonTum), đường từ Sơn Tây lên Thạnh Mỹ hoàn toàn bị cô lập. Lúc này đạn đã lên nòng, không lui được, nhóm vẫn quyết tâm đi với suy nghĩ còn vài ngày nữa, nhà chức trách sẽ san ủi để thông đường thôi,đường giao thông là huyết mạch mà.
(.Bài viết có sử dụng hình ảnh của các bạn đồng hành)

Họp đoàn trước ngày xuất phát.
618CDE5D-3A2C-4DCF-93B6-0E6EC8835CC2.jpeg
 
Last edited:
Bây giờ quay lại hành trình:
Do không thể đi tiếp đường TSĐ lên Thạnh Mỹ, trong cữ cà phê sáng đoàn họp bàn chuyện bẻ cung. Bàn tán khá sôi nổi mọi người đều đưa ra ý kiến của mình, tựu trung có 2 phương án chính ban đầu được nêu ra:

    • Điểm đến tiếp theo là Thánh địa Mỹ Sơn. Để đến TĐMS đoàn đi theo các tỉnh lộ qua các huyện Sơn Hà, Trà Bồng (Quảng Ngãi); Bắc Trà My, Tiên Phước, Hiệp Đức, Quế Sơn, Duy Xuyên (Quảng Nam).
    • Quay trở lại đg đã đi về thị trấn An Khê, đi QL19 thăm quan Tây Sơn Thượng - Hạ Đạo, trải nghiệm đèo An Khê rồi về SG bằng đường ven biển, hành trình giảm đi một ngày.
PA1 bị nhiều người bác bỏ vì đang mưa bão đi qua nhiều huyện miền núi nên độ rủi ro rất cao, đặc biệt các huyện Bắc Trà Mỹ, Tiên Phước báo chí đã đưa tin. Nên lấy an toàn là ưu tiên hàng đầu.
PA2 cũng không được đồng thuận cao do không muốn quay lại đường cũ và đề nghị nên sử dụng hết 8 ngày cho hành trình.
Cuối cùng đoàn thống nhất: Đi thị trấn Đi Lăng rồi theo QL24 ra Quảng Ngãi tiếp lên tp Tâm Kỳ. Bỏ thánh địa Mỹ Sơn, tiếp tục trải nghiệm 4 làng Bích Hoạ rồi về theo đg Ven Biển như kế hoạch.
Ngày thứ 4 đoàn xuất phát từ tt Sơn Tây dưới trời mưa tầm tã.

Một số hình ảnh về ảnh hưởng của bão lũ số 9.

Một nhịp cầu sông Rin trên đg nối xã Sơn Mùa với tt Sơn Tây bị lũ cuốn trôi.
7BCAD13F-40BC-4C19-85A2-34AB0D508EC6.jpeg

14D4397A-D4B2-437B-A2F3-C63DA7AB61E9.jpeg
7BCAD13F-40BC-4C19-85A2-34AB0D508EC6.jpeg
40024637-7969-40C8-9E5F-23F65AD50707.jpeg


40024637-7969-40C8-9E5F-23F65AD50707.jpeg
Một ngôi nhà ngay đầu cầu, bàn tay chị chủ nhà chỉ mức ngấn nước lũ cao nhất còn đọng lại cao hơn mặt cầu chừng 6m
61AC0861-CDB7-44B5-853D-1A97875F5CAA.jpeg
E65157F1-B165-404D-BD80-69D3E0256231.jpeg


Cầu sông Rin vào thị trấn Đi Lăng, dấu hiệu của mức lũ cao nhất vừa qua (rác bán trên cây ở độ cao hơn mặt cầu chừng 6-7m).
5324FFCD-E2B8-40AD-805F-3D50A14D50D0.jpeg
 

Attachments

  • AB92F960-ED19-4D66-B2A3-3AAEF601EFD1.jpeg
    AB92F960-ED19-4D66-B2A3-3AAEF601EFD1.jpeg
    569.2 KB · Views: 66
Last edited:
Đường từ tt Sơn Tây đến tt Di Lăng địa hình thấp dần, đường khá tốt dốc thoại thoải uốn lượn quanh co.

Cổng chào ranh giới giữa huyện miền núi Sơn Tây và Sơn Hà tỉnh Quảng Ngãi.
93D96499-312D-4B45-80EC-42740E5A52BC.jpeg
Đến thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) đoàn quẹo vào QL24 hướng về tp Quảng Ngãi, qua thị trấn chừng 10km là hết địa hình đồi núi, hai bên đường những ruộng lúa vườn cau êm ả thanh bình liên tiếp nối nhau. QL24 đường phẳng lì tốc độ luôn được đẩy lên 60-70km/h

Hàng cau lối nhỏ thường thấy bên quốc lộ.
5F1FE460-744E-48F5-AA01-5DEBF7BE1032.jpeg
8BE6933A-6FA1-427F-A2D6-A06FE9962F64.jpeg

7155C224-7561-49F2-B674-3963D03E2E37.jpeg


Khi còn cách QL1A 10km chúng tôi quẹo trái vào con đường bê tông nông thôn khá đẹp chạy chừng khoảng 40km đến thăm Làng Bích họa Thọ An xã Bình An huyện Bình Sơn Quảng Ngãi.
Thọ An là một làng miền núi của người dân tộc Cỏ. Làng nằm trên 2 quả đồi đất trọc lốc, không thấy cây rừng hoặc cây cổ thụ nào còn sót lại. Cả thôn có khoảng 100 căn nhà cấp 4, một số căn đã bị tốc mái bay cả dui mè do trận bão vừa qua. Thoạt nhìn ban đầu tôi tưởng đây là khu dân cư đã bỏ hoang vì dưới căn nhà tốc mái là các đống đổ nát.
8E41E7AF-CF86-4ADB-A471-775132D90B56.jpeg
D72DA244-BBF2-4EFA-A12C-A57E819279E5.jpeg
EA307786-23FD-4AF3-B8FB-0DE961948994.jpeg
B39E2FA7-B791-4A27-9894-4E4D0046EEBB.jpeg
94ED1C6D-7F94-43EC-9F0E-55608C1105B9.jpeg
 
Người Cor hay còn gọi là dân tộc Khùa có khoảng hơn 30.000 người sống tải rác ở Nam Quảng Nam và Bắc Quảng Ngãi, trong chiến tranh người Cor nơi đây ủng hộ và đi theo Cách Mạng. Hiện nay họ sống chủ yếu bằng trồng lúa, khoai mì, mía ở vùng đất trũng và trên sườn đồi. Cuộc sống của họ còn rất khó khăn, họ tiếp xúc nhiều và ảnh hưởng văn hoá của người Kinh: từ nhà cửa giọng nói, trang phục y người Kinh vậy.

Tiệm tạp hoá hiếm hoi, mặt hàng nghèo nàn, Cô chủ ngồi bế em bé.
5FB8CA6B-0376-4DAF-BF00-8D0E9121B0F4.jpeg
5803B26F-CF04-478C-9D49-04B43A4E4B50.jpeg


Trò chuyện với hai người dân bản địa
0D27C202-3D43-48F7-A444-D8A9009ACFE9.jpeg


Các cháu nhỏ học bài
70A15701-39E1-4A8B-A01C-9141B29A41FA.jpeg


Một vài hình ảnh ở làng Bích Hoạ Thọ An, những bức tranh này ban đêm tự phát sáng
2ECB7B15-EC62-47B4-BCB8-1599D8A967AC.jpeg
1E37B666-73CE-4965-817A-9426B0A9A24B.jpeg
026985A3-61B4-4838-8AFF-BE208C69B0D0.jpeg
71B45878-D862-4416-B4AF-66EE0CC991DB.jpeg
E0E80F50-3E1B-44EC-A753-4C854D559D95.jpeg
96ED43C5-3C11-45F5-AB82-D733FF7FE0AD.jpeg
 
Cái nghịch lý ở đây là:
- Thọ An là nơi cư trú ở vùng núi của người dân tộc mà không thấy bản sắc văn hoá của người dân tộc từ kiến trúc nhà của, trang phục, tiếng nói cho tới trên gọi khu dân cư.

- Chính quyền địa phương muốn biến nơi đây thành điểm thu hút khách, đã đầu tư bài chục km đường bê tông từ QL1A; QL24 vào nhưng tại nơi đây chưa hề có cơ sở dịch vụ nào như Nhà Nghỉ, quán ăn, cửa hàng phục vụ du khách. Cuộc sống của người dân còn rất kham khổ.
A9FB9B61-4865-43C5-9DC2-09595E7A3DAF.jpeg
4A99EF3D-E811-4DD1-B4DA-0DF7727E5293.jpeg
1C57E851-0CAF-45DC-A25B-B1057F4B7DB7.jpeg


44651074-277E-43AD-80D4-5C8FBA9BCA69.jpeg

073D3B17-A121-4525-A406-DC84132A4B97.jpeg
8F1EA3B6-1CEA-4E84-91CC-EE52FD6A8728.jpeg
C3EE9CF3-7D25-4629-B3A1-C1500F79B8D0.jpeg
44651074-277E-43AD-80D4-5C8FBA9BCA69.jpeg


BC975694-5B1B-478B-AEB5-F0D548EC306F.jpeg

468E188C-91F8-45E9-B464-D71114C547EB.jpeg
 

Attachments

  • 5E68D8FB-8B8F-4EDC-9036-F2E765275238.jpeg
    5E68D8FB-8B8F-4EDC-9036-F2E765275238.jpeg
    555.6 KB · Views: 60
Last edited:
Cái gọi là làng du lịch Bích họa Thọ An này, không có một quán nước, một cái ghê chi du khách ngồi. Chúng tôi trực chỉ ra QL1a để về tp Tam Kỳ, trời nắng gắt, người thấm mệt, bụng đói; đoàn ghé vào quán ăn bình dân bên đường ăn trưa rồi đến quán võng gần đó nghỉ ngơi. Thế là đành lỡ hẹn với cơm gà đường Phần Đình Phùng tp Tâm Kỳ.

Từ tp Tâm Kỳ đoàn ghé quảng trường Mẹ Thứ qua cầu Trường Giang hướng ra biển.

1F50A767-D997-46C6-88CD-273CFD100455.jpeg
E2F7640F-75C4-4302-8B32-8B3F93322606.jpeg
290525C2-1F8A-420D-8AAA-E9F812ECD5E5.jpeg


Làng Bích họa Tâm Thanh dạo này vắng khách du lịch, chúng tôi chọn homestay Biển Xanh ngay bờ biển để nghỉ. Gọi là homestay nhưng thiết kế như tiêu chuẩn như khách sạn mini, có đủ tiện nghi cần thiết; giá tương xứng: phòng đôi 450k, phòng đơn 300k giường rộng rãi. Đặc biệt phục vụ giặt quần áo miễn phí.
DF7A83AF-CAB8-4D8B-AD0B-E81EAD720118.jpeg
3EBF6235-2067-481E-9331-F0E9AB58225B.jpeg



Còn sớm! Ra biển quẫy trước khi đi dạo và ăn tối. Bãi biển vắng tanh, cả mấy km dọc mép nước chỉ có mấy đứa chúng tôi.
8FEC72FB-3117-4267-B71E-57CD8673E0CB.jpeg
6574EAF5-72DA-474C-96C9-7EC298AC230C.jpeg
311C4FF2-51C0-4E83-A5D2-7BB4604BCE58.jpeg
4AD72499-F1CE-4CE7-AC6D-E44B0A619D13.jpeg
3A27DEE2-E954-4183-B253-B77B5EEC67DB.jpeg
 
Last edited:
Từ nhà nghỉ xuôi về phía nam 4km đến ngã 4 là khu trung tâm của xã Tam Thanh, nơi đây có quảng trường, tập trung nhiều hàng quán. Chúng tôi chọn quán vỉa hè, với các món đặc trưng vùng biển: Hải sản nướng các loại. Các món tươi ngon, giá cả hợp lý: 730k/7ng.

Kết thúc ngày 4 hành trình 182km.

CFCDCB5E-FE38-4DAB-A0CE-42C91B51CB8D.jpeg
F905D21A-D148-43FC-A060-9AEC7472C855.jpeg
ADD26437-249D-4B88-B8EE-9916C0F4FE2C.jpeg


Sáng hôm sau tà tà ngắm nghía các bức họa nơi đây.
7AE45C0A-3A2D-4664-BF67-9FE763178095.jpeg
2CF9A492-EC4D-462B-94DE-6FF7789072BC.jpeg
9C4D42D1-A74A-4044-ABEB-F5F0CEB377C9.jpeg
231F50DA-73E0-4CE6-B79B-0666C936E245.jpeg
6392A14A-463F-4631-8681-CBFD368A516C.jpeg
 
So sánh nội dung các bức họa ở 2 làng Bích họa Thọ An & Tâm Thanh có sự giông nhau là phản ánh phong cảnh & đời sống sinh hoạt của người dân địa phương nhưng cũng có sự khác biệt do địa hình, việc làm, sinh hoạt ở 2 vùng địa hình, 2 dân tộc khác nhau. Ở Thọ An sử dụng Sơn phát quang nên về đêm phát sáng lung linh.
Tiếp theo một số tranh ở Tâm Thanh.
8DA8A9FE-6625-47BC-B830-FA549833B6F1.jpeg
B7BAEFF1-F63A-4117-BB2F-9A73EED0CFC3.jpeg
C91D90AD-8FD2-44D9-9F69-A7303D9368DF.jpeg
81FCB170-F232-43BC-9CA3-2323D9DB5DBB.jpeg
7F2F422F-C942-4EE2-8A05-DA874AAEAC01.jpeg
1BBE1F9D-C708-4B16-ABD7-446D2843605E.jpeg

4B5F8BC5-47DD-4988-8403-C86D2566CD74.jpeg
 
Last edited:
Rời làng Bích họa Tâm Thanh đoàn theo con đường liên xã chạy ven biển hướng tới xã đảo Tâm Hải, đường rất nhỏ xấu, nhựa đường bong tróc nham nhở tạo nên vô số; Cũng may các xe công trình đang nâng cấp đường này. Khả năng đến Tết ta gần 15 km đường Tam Thanh-Tam Hải sẽ hoàn thành.
Bến phà sang xã đảo Tam Hải, phà nhỏ xe hơi trọng tải 3 tấn chào thua.

41296C4E-4234-4F19-81E6-BE5591BAF490.jpeg

D3B2CE95-6496-46D9-86BE-4FC442DE920D.jpeg

E23F4FAE-C1E9-4E76-88DE-555160879610.jpeg


4708F8CD-E881-47CD-ABFA-B2446AF3D391.jpeg

F7688AAC-F48D-45E1-9407-B75E8B1706D3.jpeg


Bích họa tại xã đảo Tâm Hải, sao mà nó nhạt nhoà.
590B5DED-0587-4D2C-8211-F1A96B23AAF4.jpeg
932E94C5-6AEC-4B45-868F-87BA4DBAD63E.jpeg
3FD33232-4527-41E2-903A-13404459313B.jpeg
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,179
Bài viết
1,150,359
Members
189,939
Latest member
chuyengiatrimun
Back
Top