What's new

[Chia sẻ] ÚC ƠI...ở lâu mà đã đến những đâu?

Nói đến Úc là người ta lại nghĩ đến một nơi đất rất rộng mà người lại thưa. Trong tưởng tượng của nhiều người nơi đây còn hoang dã lắm, chỉ có mấy chú kangaroo và koala nhảy khắp nơi. Mười năm trước tôi có nói chuyện qua điện thoại với một người bạn ở Mỹ, đang trò chuyện ngon lành họ hỏi “Nói vậy ở Úc có computer chưa?”. Tôi đớ lưỡi. Chắc là bạn nói chơi ha, nghe như một câu đố mẹo. Chẳng nói đâu cho xa, lần trước ở Aarhus khi nói chuyện với mấy bác đồng hương, có bác lại vui miệng hỏi “Ở Úc qua ha, vậy con ở làng nào?”

Tôi ở Úc cũng đã lâu. Đã sống ở Melbourne hơn nửa đời người rồi còn gì. Đã đi học, trưởng thành và đang già đi ở xứ sở kangaroo này như mọi người chung quanh vẫn hay đùa. Ở lâu vậy nhưng chỉ quanh quẩn gần nhà, hướng Bắc chưa qua khỏi Sydney và hướng Tây chỉ mới đến giáp ranh tiểu bang Nam Úc. Ta nói cái gì kề bên hay gần như trong tay mình hay coi thường và bỏ qua, chỉ thích với tới những thứ xa vời. Con người mà. Bởi vậy một trong những điều muốn thực hiên trong tương lại gần là mỗi năm phải đến ít nhất một tiểu bang chứ lo đi la cà ở đâu đâu mà mấy chỗ sát bên vẫn chưa đặt chân đến. Hy vọng sẽ từ từ đi hết và có dịp chia sẻ với mọi người. Mặc dù các chia sẻ về nước Úc trên diễn đàn phượt không ít nhưng với cái nhìn của nguời tự cho mình còn trẻ sống lâu ở đây để coi có gì khác không nhé.
 
"...Rồi đông ngập ngừng tuyết rơi đầy ngõ
Phơi trắng một màu trắng cả giàn hoa
Em vẫn đó bên song bình minh muộn
Ôi nhớ nhà nhớ cái nắng quê xa"

Mượn lại mấy câu này từ nhà Schweini mà mình gởi cũng lâu lâu rồi mặc dù mùa đông chổ mình không có tuyết :) . Phải lái xe lên núi khoảng 2-3 tiếng mới chạm mặt tuyết, nghe đâu năm nay rơi nhiều và dày lắm rồi. Nếu năm nay có rảnh lên đó sẽ đem chút tuyết lạnh về khoe với bà con.

Mấy bữa nay đang nhớ Vietnam, nhất là nhớ cái nắng gay gắt đầy hơi ẩm. Về quê chắc yên ả hơn nhưng đang cũng rất nóng thì phải.

Nhờ hai câu cuối đoạn trên mình mới lục lại đoạn này

“Bò về cõng nắng kéo xe” **
Bụi tre bên nớ lăm le trêu tình
Rì rào ngọn gió đưa tin
Nắng thời mắc cỡ giấu mình bên sông
Lững lơ con nước xuôi dòng
Bóng tre đứng lặng chờ trông ai về
Chiều nay cơn gió tỉ tê
Ta thà ở vậy chẳng mê chi tình.
Ngày vui vờn nắng lung linh
Khi buồn thơ thẩn, làm thinh, uống trà
Đời ban hai tiếng tha
Bò cười nắng xế cõng ta cõng tình.

Vào nhà của một người không quen gởi lại mấy câu này hồi 2 năm trước, bây giờ đọc lại thấy mình cũng chẳng thay đổi mấy. Vẫn chưa tìm về chốn cũ mà các thứ này gom lại một chổ. Nói như các cụ hay ngồi bên ấm trà bàn thế sự là ở đâu bây giờ cũng đô thị hóa thì tìm đâu cái bình dị sến sến ngày xưa.
Đọc lại, ngẫm lại thì “bê tha” nói ngược là “ba thê”. Anh chàng gió này giả bộ nai tơ đi gạ gẫm đây rồi.

(** by hereami)
 
ĐÔNG...CẢM. THÊM CHÚT SYDNEY

Mùa đông là mùa của các loại quả chua nhiều C nhiều nước, cũng là mùa 'cảm' các loại từ cảm cúm, cảm lạnh đến cảm người dưng. Gì chứ thứ cảm người dưng này chưa có thuốc ngừa hay thuốc làm giảm bệnh. Mà đố ai dám bỏ tiền ra nghiên cứu rồi sản xuất loại thuốc đặc trị này, có mà lỗ trắng tay vì đây coi như là bệnh tự nhiên như nắng như gió như nước lớn nước ròng. Chẳng ai muốn tránh, nói chi đến tiêm ngừa. Và có khuyến cáo là loai cảm có từ khởi thủy loài người này không bao giờ tự hết như cảm cúm cảm lạnh gây ra từ virus mà có khi cả đời không khỏi hẳn. Mãn tính? Cái gọi là hệ miễn nhiễm cũng vô phương. Lâu lâu tưởng hết bệnh thật nhưng có dịp nào đó bắt gặp một ánh nhìn, một câu nói hay đi qua một khúc quanh quen quen các triệu chứng bệnh lại dậy lên. Hoá ra vẫn còn âm ỉ, chỉ bị che lấp bởi thời gian và nhịp sống vội vã mỗi ngày.

Đó là nói về một góc nhỏ của mùa đông.

Còn chuyện “ta nhớ ta mơ ta miệt mài rong ruổi..” thì vẫn xảy ra, cố thực hiên đôi khi. Và biết đâu trên những con đường mình qua lại vây vào một trong những bệnh cảm trên kia, bất kể mùa nào thời tiết nào. Khi về có khi lại mang về cái cảm mãn tính như nhắc nhớ cái nơi mình đã đi qua, những gương mặt mình đã chạm và ánh mắt không thể tả bằng lời cứ lay lắc mãi.

Chắc là chỉ treo vài hình ảnh gần Eden trên đường đi Sydney và biển Bondi để gọi là đã ghé. Chọn đi đường dọc bờ biển quanh co thay vì thẳng tắp Hume highway. Cứ chạy lâu lâu lại ngừng nên thay vì đi 8-9 tiếng đằng này gần 17 tiếng mới đến nơi. Qua bao nhiêu phố nhỏ, bao nhiêu cây cầu ngăn ngắn, những con đường hẹp..Mệt phờ, lạnh nhưng đáng một lần đi. Ngày có nhiều mây, có đoạn nắng hé lên được một chút rồi thôi.

Đoạn gần Eden.
18701550663_d79f947ba8_c.jpg


Chạy ngang nghĩa trang Eden. Một nơi đủ nắng gió và biển. Trời lạnh vậy mà có nhiều nhóm mấy bạn choai choai chạy lên chạy xuống bãi biển thường xuyên.
19296079516_c7f0a2e04a_c.jpg


Chạy thêm một đoạn xa xa
19134518880_b9589024bd_c.jpg


Bondi beach buổi chiều đó có một khúc cầu vòng. Mây bay là đà.

19136070409_a1d241fd01_c.jpg

18701609103_9eb29e2e4e_c.jpg


Bắt đầu một ngày lạnh
Sương còn giăng dù nắng hé bên song
Ngày rất ngắn
Nắng tắt mau
Đêm phủ dần …lãng đãng
Quên mất chiều
Quên mất hòang hôn
 
MƯA NẮNG À ƠI...

Mưa đông âm u có người lạc lối
Ướt nhập nhằng vơ vội nón che thơ
Câu hờ câu mơ ai cười ai dỗi
Tóc lạnh theo từng dòng nước ngược trôi

Sáng lờ mờ mang hơi thở khói buông
Nghe ấm lòng cà phê đen uống vội
Chân bước theo chân đâu bóng đâu hình
Âm vẳng lại vỡ òa quanh góc tối

Đã hai ngày mưa rả rít không thôi
Đường lầy lội ướt dầm trưa tháng sáu
Mây buồn đứng lặng mặc gió thờ ơ
Chầm chậm trời đông khép dùm thương nhớ

Mưa đông lơi phơi có người lạc lối
Kéo khẽ màn mây cho nắng ôm cây

19523268766_ebab00f954_c.jpg


Mưa đông âm u có người lạc lối
Tóc lạnh theo từng dòng nước ngược trôi

19523266096_cfc0b4d441_c.jpg


19542527532_a1ab99a170_c.jpg


Sáng lờ mờ mang hơi thở khói buông
Nghe ấm lòng cà phê đen uống vội

18885059961_612ee919af_c.jpg


Chân bước theo chân đâu bóng đâu hình
Âm vẳng lại vỡ òa quanh góc tối

19134581640_fa8d5f2aed_c.jpg


Đã hai ngày mưa rả rít không thôi
Đường lầy lội ướt dầm trưa tháng sáu

18261661953_3400fa8be1_c.jpg


Mưa đông lơi phơi có người lạc lối

19361371460_284d5b5569_c.jpg


Kéo khẽ màn mây cho nắng ôm cây...
 
THẤY CHIẾC LÀ NON..Ừ MÙA XUÂN TỚI

Sắp chuyển mùa. Nắng đã vàng hơn, ấm hơn và ở lại lâu hơn một chút. Dù buổi sáng vẫn còn se lạnh, có khi thêm chút sương lãng đãng và hơi thở vẫn quyện thành những dòng khói mỏng. Vẫn xoa tay hít hà khi đứng chờ đèn đỏ mỗi sáng, cố thở thật châm, thật sâu cái không khí trong lành tươi mát của một ngày mới. Nói văn vẻ vậy thôi chứ khi vừa mở cánh cửa lớn, hơi ấm bên trong tràn ra phả vào mặt vẫn thấy hạnh phúc và thoải mái hơn. Phía ấm êm hay làm con người ta do dự, và cuối cùng níu chặt một bên vai.

Hai bên đường hoa đã bắt đầu nở. Nhiều nhất là màu vàng từ các cây có họ bạch đàn. Có cây cao to, hoa từ các cành thấp gần gốc lên đến ngọn vàng ươm. Có cây thấp lè tè, phải gọi bụi thì đúng hơn, một bó tròn cũng tươi rói. Mà loại hoa này rực rỡ nhưng cũng mau tàn, vài ngày đã thấy ngã màu nâu ủ rũ. Vì toàn thấy các cây này trong lúc lái xe nên chưa chụp hình mang về, thấy từ xa xa mỗi sáng vậy thôi. Và các loại hoa thuộc họ ‘stone fruits’ cũng bắt đầu nở. Các cây mận tây lá đỏ, hoa có màu hồng đậm thường nở sớm hơn các loại khác. Có khi ánh hồng lên một góc vườn. Có khi lác đác vài cây trong con đường nhỏ yên tĩnh.

Magnolia cũng bắt đầu tưng bừng, tím tím trắng trắng tự tin hơn những tán hoa mận yếu và mỏng manh.

Ra đường thấy lao xao hơn, có lẽ thời tiết ảnh hưởng nhiều đến đời sống con người ở xứ này. Người ta đi bộ đông hơn. Cười nói nhiều hơn. Vẻ mặt hớn hở, bước đi vui hơn dáng vẻ lề mề của mùa đông mang lại. Buổi trưa lại có thể ngồi ngoài băng ghế ăn trưa, phơi nắng và tăng lượng Vit D.

Buổi chiều trời không còn hối hả tối. Người ta lái xe bình tĩnh hơn chứ không sang lane vù vù để kịp về trước tối và kịp sưởi ấm sau một ngày ngắn mà cảm thấy dài (mùa đông mà).
Ai cũng mong những ngày nắng ấm đến mau hơn vì năm nay mùa đông lạnh hơn những năm trước. Và hình như cái lạnh đã nán lại lâu hơn. Ai cũng trông chờ những ngày hội hè đầy nắng, chờ những dãy hoa tulip sặc sỡ khoe màu ở Tulip festival, Spring festival với các loại hoa quả khác. Các trận banh cà na AFL cũng gây cấn hơn vì không còn bao lâu đã đến chung kết, Grand Final. Những cuộc đua ngựa cũng bắt đầu để từ từ dẫn đến mùa Melbourne Cup, để bà con diện áo nón đủ kiểu đủ màu như trảy hội, ‘ngựa xe như nước áo quần như nêm’…

Xuân đã gần kề, đang ngấp nghé bên thành cửa.

Những hình dưới đây là mùa xuân trước, có vài hình năm nay. Vẫn đang chờ những ngày tháng 9 trở đi, đầy hoa đầy nắng.

20707673876_6a5b6bb5cd_c.jpg


Giữa tháng 11 trở đi mới thu hoạch trái
20111218314_e6b5e54665_c.jpg


20544706858_5eea15c80f_c.jpg

Mấy chú này đã biết đón nắng, mới mấy ngày trước thôi

20546135958_44a42d6473_c.jpg


20707890116_cb1daf3cbf_c.jpg


20113160033_cec6475276_c.jpg


20546117728_16c04f8520_c.jpg


20111522584_143244cbe5_c.jpg
 
Xem hình mà nhớ mùa xuân melb ở quá chị ơi :)).
Năm nay em qua đón noel và tết duơng nên lỡ mất mùa xuân rồi. Hi vọng đừng nắng vỡ đầu :))
 
Mùa xuân lúc nào cũng làm người ta phơi phới :)
Em qua mùa hè vẫn đẹp, ấm và vui vì có nhiều chỗ để đi chơi hơn.
 
VẪN LÀ “THẤY CHIẾC LÀ NON..Ừ MÙA XUÂN TỚI”

Một ngày nắng đẹp trời trong, đâu chừng 19 độ. Ngày nắng hiếm hoi mặc dù bây giờ đã là cuối đông, cuối tháng Tám. Hai ngày nữa là mùa xuân rồi còn gì. Thời tiết đủ ấm để ra ngoài picnic hay chỉ lang thang đi dạo hít thở không khí mát hay làm vườn, cắt cỏ. Gì chứ ngày đẹp trời thường nghe tiếng ồn của máy cắt cỏ nhiều nhất, lại rơi vào cuối tuần thì càng nhiều người ra dọn vườn như làm đẹp thay áo cho mấy cây cỏ quanh nhà để chúng đón xuân.

Ấm vậy thôi chứ vẫn phải choàng áo khoát và khăn mỏng vào sáng sớm và cuối ngày. Ban đêm vẫn lạnh, đôi khi có sương càng lạnh hơn.

Gần đây phát hiện ra một chỗ picnic lý tưởng gần nhà, phải nói là rất gần mà lâu nay “em nào biết em nào có hay”. Vì có một người khách quen và cô bạn ở chỗ làm sống ở khu này nên họ nói đẹp lắm, dù còn hơi hoang vu một chút. Thế là đi cho biết.

Ở đó bạn có thể ngồi trên cỏ hay đem theo khăn trải. Có một khoản có mái che, lót sàn gỗ có thể ngồi ngay lên đó cũng được. Và ngay trước mặt là một cái hồ khá lớn, nhìn không sâu nên nghĩ chắc là nhân tạo. Dân cư đông nhất ở khu hồ này là vịt, le le và chim chóc các loại. Chúng đang chí chóe vừa phơi nắng vừa nghịch, vừa hấy có người tới không ít con liên leo lên bờ kêu lớn, chắc là muốn làm quen đây.

Nhân tiện trời đẹp nói chuyện gà vịt chút xíu. Thời này từ cái đến con đều ‘công nghiệp’ nên phải nhanh, gọn, nặng ký còn đẹp ngon hay không thì để tính sau. Nói chuyện gà trước nhé. Gà công nghiệp chắc ai cũng biết là có khi cả đời chúng đứng yên một chỗ. Đồ ăn ngay trước mặt, nước nhỏ giọt cũng ngay trước mặt nên chỉ ở trong lồng/khuôn ăn uống cho tới đủ ký rồi thì a le hấp, hết đời. Còn gà chạy rong thì bán mắc gấp mấy lần, mà đâu phải cả đời chúng chạy rong. Được nuôi trong chuồng đến một lúc nào đó rồi thả ra vài ngày trước khi thịt thì gọi đó là gà “chạy”, mà một khi được thả ra nhiều con đứng không vững té lên té xuống chứ nói gì đến chạy. Lý do là vì đứng một chỗ lâu quá từ bé, và vì cái thân lớn quá sức chịu đựng của hai cái giò. Còn chuyện gà KFC có ba bốn chân và không có lông thì thôi không dám bàn tới. Nhiều hơn hai chân mình nghi ngờ nhưng lông không kịp ra kịp dài là có thể. Cái gọi là công nghiệp, nuôi thúc ấy mà.

Còn vịt thì phần lớn vịt ở Úc có khi cả đời chúng không biết đến bơi trong nước là gì. Với chúng đó là một môn thể thao thuộc hành tinh khác. Vịt ở đây được nuôi trên cạn như gà vậy. Càng ngày càng có nhiều farm họ đào hồ nước nho nhỏ cho vịt bơi, điều tự nhiên trời sinh chứ ngày xưa rất hiếm. Nếu vịt không bơi không giũ lông thì mấy cái màn ở giò chúng chắc từ từ sẽ được thay đổi gene để biến mất chứ không thôi thì thừa quá.

Nói chuyện thân phận gà vịt như trên nhiều khi mình nghĩ lại chuyện con người, có khi thấy không khác mấy. Chuyện người thôi để bàn sau, phải nói vài tháng chưa chắc hết.

Trở lại cái hồ rộng với bầy vịt. Thấy mấy chú này ở đây sướng quá so với đồng loại còn gì, bơi thỏa thích dưới trời trong cảnh lại đẹp nên chí chóe suốt. Và nhất là không lo trong thời gian ngắn mình phải “lên đường” đổi kiếp.

Mình trải khăn ngồi bên này bờ hồ, đối diện bên kia là một khu vườn rộng với vô số cây kiểng được trồng trên một khu đất dốc. Không biết chủ nhân khu vườn này có trồng theo quy tắc gì không vì rậm nhưng lại dễ nhìn, thích nhất các loại xương rồng.

Mang theo một giỏ trái cây đủ các loại nào dâu, nào ki wi..Mua thêm cái pizza gần đó còn nóng hổi vừa thổi vừa nhai. Lâu lâu mấy chú dưới hồ lên tiếng bằng không im lặng bốn bề. Ăn uống rồi đi dạo quanh hồ, dừng ở khu vườn bên kia lâu nhất. Lần sau ghé nhất định sẽ xin vào cổng chính để coi hết cả vườn chứ không chỉ nhìn lén từ phía sau.

Trời xanh nắng vàng. No nê rồi nằm chéo chân đọc nốt cuốn sách còn dang dở từ tuần trước. Hạnh phúc đôi khi chỉ đơn giản vậy thôi. Nếu mình cảm thấy ừ..đó là hạnh phúc thì đơn giản mấy cũng là hạnh phúc. Thôi không dông dài nữa, nói hoài hóa ra chẳng đơn giản tí nào.

20345305404_c6a730d57a_c.jpg

Chưa “một lần ta chạm giấc mơ vàng óng” thì thôi ngắm đỡ chùm hoa cải trước nhà

20779854850_622f2eeb27_c.jpg


20967903005_30af2b75b7_c.jpg


20941640576_64f70d5a9e_c.jpg


20345297034_60ea7b7948_c.jpg


20967903105_95290e59d3_c.jpg


20975343821_f8c3f98b96_c.jpg


20345283494_9bd6b34f26_c.jpg


Ước chi thời gian ngưng đây một sải
Quên lo toan đời sau núi vẫn trôi…
 
PHỐ NÚI CAO PHỐ NÚI ĐẦY SƯƠNG*…

Ngày cuối cùng của tháng Tám cũng là ngày cuối đông. Trời âm u từ sáng mặc dù dự báo thời tiết là hôm đó trời nắng đẹp. Đã định là trời đẹp sẽ bắt xe lửa bỏ phố đi lên núi một ngày, mà nếu không đẹp thì thôi cũng dại đi tìm nơi vắng vẻ. Bắt hai tuyến xe, một đến Richmond và một đến thẳng phố núi mà khi đến nơi thì thấy chẳng vắng vẻ tí nào.

Belgrave là một trong những phố (gọi thị trấn chắc chính xác hơn) nổi tiếng thuộc vùng núi Dandenong. Nổi tiếng vì đây là trạm cuối của một đường line xe lửa chạy bằng điện từ trung tâm Melbourne và là trạm đầu của Puffing Billy train chạy bằng hơi nước đến các vùng sâu hơn trong núi. Càng ngày càng có đông người đến đây để đi loại xe cổ này, cũng vì thế mà con phố chính bây giờ nhộn nhịp hơn lần trước mình ghé qua, hình như 4-5 năm trước. Nếu không đi xe lửa từ Melb. mà lái xe thì những vườn trái cây, những đồng cỏ, những cây dương sỉ xanh mướt hai bên đường cũng đủ làm bạn muốn trở lại nơi này. Con đường dần lên dốc với những cua quẹo gắt, những căn nhà thưa thớt, những hàng bạch đàn cao ngất, thẳng đuột. Ù tai và say cảnh.

Con phố chính bắt đầu từ cái bùng binh tréo ngoe, bốn năm ngả mà bảng chỉ dẫn cũng khó nhìn. Nhiều nhất là các quán cà phê, quán ăn. Mỗi quán chiều ngang không quá 3m, chật nhưng họ trang trí theo kiểu boutique rất dễ thương, vài cái bàn nhỏ, vài chiếc ghế cũng nhỏ nhỏ, có vài ghế dựa có nệm, vài chậu hoa dại, vài bức tranh nhỏ đủ màu. Nhìn đơn sơ mà ấm cúng. Và vài cái tên quán cũng ngộ. Thích nghe mùi cà phê thoang thoảng vào những sáng lành lạnh như vầy, ở một nơi mình như quen mà cũng như người khách lạ.


20898758318_2195d43fd3_c.jpg


21094305881_a8a2a33895_c.jpg


21094331971_278db84bdf_c.jpg


21060448306_6d8c553428_c.jpg


Để ý một điều là một dãy xe đậu bên đường xe nào cũng còn dán miếng giấy của Vicroads, người mình hay gọi là thuế đường. Xe nào chạy bằng máy ở Úc cũng phải “registered”mỗi năm, tên tuổi, địa chỉ, số xe.. để đóng thuế và để có chuyện gì xảy ra chính phủ/cảnh sát có hồ sơ. Mỗi năm mỗi chủ xe phải đóng một số tiền nhất định, không đóng mà chạy xe ra đường là chắn chắn bị phạt, chạy đâu cũng không khỏi. Hồi đó giờ mỗi năm Vicroads sẽ gởi cho bạn một miếng giấy registration để dán lên xe một khi đã đóng thuế đường nhưng từ năm rồi được thay đổi khỏi phải dán nữa, chỉ đóng tiền thôi. Mấy anh chạy xe xịn đắt tiền rất vui với thay đổi này vì cái gì bắt buộc, vướng víu hay làm mất thẩm mỹ, nhất là ngay kiếng trước. Vậy mà một hàng xe chừng 6 chiếc khác nhau trên phố hôm đó đều còn dán miếng giấy này nên mình thấy lạ, đến gần xem thì ra miếng nào cũng đã hết hạn đâu hồn tháng 6, 2014. Âu cũng là một cách sưu tầm đồ cổ.

20899846799_139338b2c6_c.jpg

Có một quán Việt.

21060442626_5e3176986f_c.jpg


Đoạn đường ray dành cho Puffing Billy kéo dài khoảng 29km, hoạt động từ năm 1900 cho đến 1953 thì ngưng vì có một đoạn bị đất sụp che lấp đường ray. Sau đó vì nhiều người yêu cầu nhất là cư dân trong vùng nên từng đoạn từng đoạn đường ray được mở lại từ năm 1962 cho đến trạm cuối cùng hiện nay là Gembrook mở vào tháng 10, 1998. Từ lúc được mở lại hầu hết nhân viên trên đoạn đường sắt này đều làm thiện nguyện, chỉ một số ít là làm có lương. Có nhiều xe được trùng tu từ những xe cũ tại đây nhưng cũng có nhiều xe được mua về từ nước ngoài. Và người dân ở vùng này họ tự hào vì nơi đây sở hữu một trong những đoạn đường sắt lâu đời nhất thể giới, và nhất là các xe lửa chạy bằng hơi cổ ơi là cổ. Mấy năm gần đây không những dân ở Úc đến vùng này để đi thử loại xe chạy bằng hơi mà cả khách du lịch nước ngoài đến cũng khá đông.

20463998844_95deb76a2d_c.jpg

Lại là đồ cổ. Lâu lâu lại bắt gặp một vài món nhắc nhớ đến…nữ hoàng. Nhờ vậy mà mỗi năm có thêm một ngày nghỉ lễ để ăn sinh nhật nữ hoàng, thứ Hai đâu tiên của tháng 6 (thật ra sinh nhật đúng của bà là vào tháng Tư-nếu nhớ không lầm)


21086632915_f6bb330b0d_c.jpg



*Còn chút gì để nhớ* (Phạm Duy)
 
Last edited:
Cảnh ở hai trạm xe lửa khác trên đường đến Belgrave. Một trạm với hàng cây trơ tối, và phía xa xa là nắng với hoa, hợp cảnh hợp mùa. Còn một chụp trên đường về, trời trong hơn, nắng ấm hơn và cảnh hiện đại hơn.

21086626455_fb6b16d506_c.jpg


20898722228_61b795cf26_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,048
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top