What's new

[Chia sẻ] Vệ sinh phượt A đến Z

Có nhiều cái hay ở chính cái...điểm yếu nhất (lạ thật!)
Vì nó "mỏng xèo" nên có thể đút vào đâu cũng được!, lại nhẹ nữa !


Chú ý SIZE chữ bạn nhé !
 
Last edited by a moderator:
Trời lạnh có ngủ lều được không ?

Bạn tôi nói luôn ngủ lều mùa hè cũng đã là ‘điên” nữa là mùa đông ! Hì hì, có lẽ mình điên thật chăng.

Nói về chỗ ở ‘ấm hay lạnh’ không thôi thì tôi thấy có mấy loại:
• Điều hòa nóng: chỉ có ở các k/s 3sao trở lên, đa phần ở các thành phố, trị trấn lớn. Cái này chắc không có ở những địa bàn xa xôi, hoặc giá cả không hợp với dân phượt.
• Phòng có lò sưởi: chắc chỉ ở Sapa là nhiều nhất, còn thì mình thấy ít nơi dùng loại này.
• Phòng k/s, nhà nghỉ bình dân, tức là không có cái gì bức xạ nhiệt (trừ cái ‘vốn tự có’).
• Nhà sàn, đa số là có khá nhiều khe hở ‘cho nó mát’. Đa số các homestay cũng thuộc loại này.
• Lều (sẽ bàn kỹ sau).

Ngủ K/S, nhà nghỉ thì khỏi phải bàn, nhưng nếu bạn vẫn muốn ‘thiên nhiên’ vào cả những lúc trời lạnh (với ngủ lều, ngủ bản) thì không phải v/đ nhỏ. Ngoài việc phải chuẩn bị đủ đồ ngủ (lều kín, túi ngủ, đệm, q/a ) thì kỹ năng cũng rất quan trọng. Cái đệm là thứ hay bị mọi người coi thường. Chức năng chính của đệm là cách nhiệt, tránh cái lạnh của mặt đất. Túi ngủ hoặc chăn thường không giải quyết được v/đ cách nhiệt. Có nhiều loại đệm phù hợp ngủ lều. Nhưng loại thông dụng và rẻ nhất là tấm cao su xốp chất liệu NBR (Nitrile Butadiene Rubber).

Đệm này kết hợp với túi ngủ, q/a ấm đảm bảo cho bạn ngủ ngon, trong lều với nhiệt độ ban đêm đến 12ºC .
Hồi giữa tháng 12/2011 nhóm mình đi phượt Mộc Châu. Trời khá lạnh (khoảng 13-15 độ ban đêm). Một số cương quyết ngủ lều, một số nói ít nhất thì cũng phải là nhà sàn. Không bên nào chịu bên nào nên mình đành chia đôi: một nửa ngủ nhà sàn gỗ (với chăn đệm dày), môt nửa vác lều ra rìa rừng thông, sát vườn cải ngủ cho ‘thiên nhiên’.

Tối đến ‘bọn nhà sàn’ ra thăm ‘bọn ngủ bờ bụi’ với tinh thần ‘động viên’. OK mời các bạn vào lều chơi. “Ah, hóa ra trong lều cũng không đến nỗi nào, nhưng tối ngủ chắc là lạnh lắm đây”-bọn nhà sàn nghĩ vậy. Tối hôm sau bọn ngủ nhà sàn mới thú nhận là ngủ nhà sàn gió lùa lạnh quá, không biết ngủ lều còn lạnh đến mức nào…Cuối cùng hóa ra là bọn ngủ lều không lạnh chút nào cả. Tuy vậy cả nhóm vẫn không rõ tại sao nằm giữa trời (dù là trong lều) lại không lạnh bằng nhà sàn.

Qua phân tích kỹ thì thấy rằng:
1. Về nguyên lý thì đất truyền nhiệt kém nên lòng đất bao giờ cũng lạnh chậm hơn (và nóng chậm hơn). Ví dụ điển hình là khi mùa hè ta vào hang, hầm cảm thấy rất mát. Ngược lại, vào muà đông thì trong hang/hầm rất ấm, nước giếng sâu dưới lòng đất cũng rất ấm. Tết vừa qua, gia đình tôi đi thăm khu sông nước-hang động Tràng An/Ninh Bình. Ngoài trời khá lạnh, chỉ khoảng 14 ºC. Khi thuyền vào hang mọi người chờ đợi cái lạnh thấu xương của đá núi thì lại cảm thấy ngược lại: rất ấm áp. Cái lạnh mà con người cảm giác thấy là cái lạnh của không khí phía trên mặt đất. Còn ở độ sâu 0,8m nhiệt độ luôn chậm pha so với nhiệt độ bề mặt khoảng 1 tháng, tức khoảng 3-5 ºC. Nếu xuống sâu hơn nữa thì độ lệch pha còn lớn hơn. Vì vậy nhiệt độ bề mặt đất là bằng hoặc thấp hơn chút xíu nhiệt độ không khí vào mùa đông.

2. Lều ngủ khá kín, nên chống được gió lùa, do không gian hẹp nên giữ được hơi ấm.
3. Vị trí lều thấp sát đất nên ít bị gió thổi vào, làm mất nhiệt.

Chính vì những lý do trên mà vào mùa đông, khi nhiệt độ trên 10 ºC, ngủ lều ở nơi sát đất, khuất gió, sẽ ấm hơn là ngủ nhà sàn, hoặc nhà không kín.

_DSC0453.jpg

Mùa đông, lều nên dựng nơi khuất gió, không mở cửa lưới.

Trường hợp trời rét đậm, xuống dưới 9 ºC, chúng ta cần đặc biệt cẩn trọng, nếu không sẽ rất khó ngủ vì lạnh. Hồi chúng tôi lên fansipan, ngủ đêm trong lều tập thể (không kín, bị gió lùa) ở độ cao 2800m, nhiệt độ khoảng 5 ºC thì khá là khó ngủ.
 
Last edited by a moderator:
Ngủ nhà sàn chỉ phù hợp với trời nóng. Ngoài lí do vách thưa gió lùa còn nữa là nhà sàn không khí đối lưu nên càng mất nhiệt. Có lều, túi ngủ, tấm trải...thì ngủ ngoài trời thú hơn nhiều trừ khi mưa.
Ngoài các cách chuẩn bị đã được chia sẻ trên forum. DOCHANH có kinh nghiệm : Lót đệm bằng lá cây. Chọn các loại cành mềm không gai, lá không có lông. Lá khô càng tốt. Bẻ cành gãy từng đoạn ngắn ( không cần đứt rời ) xếp dày đều theo chiều ngang thân người nằm. Dùng tấm lót, nilon,giấy, vỏ thùng carton trải lên là được tấm đệm vừa ấm vừa êm.
Ngủ ngoài trời nên lưu ý phòng chống côn trùng. Nếu có thuốc xịt côn trùng nên xịt trên diện rộng, bụi rậm ẩm thấp. Xịt trước khi nằm khoảng 30ph để bớt mùi thuốc. Nếu dùng thuốc bôi thì tránh để thuốc dây vào niêm mạc dễ bị bỏng rát. Các bạn lưu ý, các loại thuốc diệt côn trùng đều độc với người. Trường hợp không có thuốc, đốt xông khói các loại cây có tinh dầu cũng rất tốt.
 
Vệ sinh tại k/s, nhà nghỉ
Nơi đây đúng là ít ai trong cánh mày râu cho là bẩn (?). Tôi cũng thấy đa phần các k/s nhà nghỉ hoặc là sạch, hoặc là không đến mức gây phiền toái cho khách. Nhưng chỉ cần 1 lần bạn thử cái NN bẩn cũng là quá đủ rồi.

Kể cả các nhà nghỉ to đùng, trông có vẻ sạch mà thực sự không sạch chút nào! Tôi đã 1 lần nghỉ lại 1 khách sạn lớn nhất TX Sơn La (tôi không nhớ tên). Tôi may mắn không sao, nhưng cậu bạn tôi đã bị rận một trận kinh hoàng, lại còn suýt lây cả nhà.

Các loại chăn đệm xếp thành đống cao ngât ở các nhà sàn, bản làng sinh thái...trông thế chứ mùa này ẩm và mốc lắm, chưa kể là chúng có con gì bên trong không.

Lần đi phượt ở Đà Bắc, đến tối, chúng tôi tìm mãi chỉ thấy có đúng 1 cái nhà nghỉ, tên gọi là Hiền Lương. Sân vườn thì đẹp, nhưng phòng và chăn đệm thì thật đáng ngại. May mà chúng tôi có chuẩn bị túi ngủ nên mọi người đều dùng túi ngủ trên giường đệm. Cũng là vì trời lạnh quá, chứ nếu ấm thì thà mang túi ngủ ra bãi cỏ, ban công nằm còn dễ chịu hơn.

Vì vậy, lời khuyên của tôi là bạn nên mang theo 1 túi ngủ mỏng/nhẹ nếu có ý định vào một nhà nghỉ nào đó mà mình chưa từng đến.

Chú ý Font và SIZE nhé.
 
Last edited by a moderator:
Tôi thường độc hành nên chuẩn bị đồ ăn gọn nhẹ và hợp khẩu vị. Xin kể để các bạn tham khảo :
Một chai nước 0,5l để uống khi thật cần thiết. Một chai nước trà loãng được pha trước khi xuất hành để uống thường xuyên.
Cà phê hòa tan loại không đường. Giúp tỉnh táo trên đường. Cũng là phương tiện giao lưu khi ăn nhờ ở đậu đồng bào.
Thuốc lá theo gu của mình (các bạn thông cảm tôi nghiền thuốc lá ).
Lương khô. Tôi không thích lương khô nhưng vẫn mang vì khi đói + mệt lại không có hàng quán thì lương khô là nhất. Có lần tôi phải đập vụn lương khô pha với nước uống.
Ruốc thịt (thịt chà bông ) làm thực phẩm dự trữ nhỡ khi gặp hàng cơm mà mình thấy thức ăn '' hơi ghê ghê ''.
Cá hộp. Cái này đồng bào khoái hơn thịt hộp. Vào nhà người ta được mời thịt gà, rượu trắng mà mình không xì ra được cái gì thì kỳ lắm.
Một hộp DEEP dạng mỡ để bôi chống côn trùng. Một hộp thuốc xịt chống côn trùng mùi thơm và bóc nhãn mác

Mặc dù đã say rượu, mình vẫn nhớ xịt thuốc và giải thích : Em say rượu phải xịt dầu thơm để một lúc mới ngủ được !=))
a4c9e96b8a7474896089ebc6a358435a_41559418.dsc09491.jpg
 
Mình thích cái chiêu 'bóc nhãn mác' của dochanhv. Không phải lúc nào cũng nên 'minh bạch' dở hơi.

Mình cũng xịt thuốc, nhưng chỉ vào đệm thôi. Và không chắc là lũ chấy rận chạy đi? hay tá hỏa bu vào cái túi ngủ và người mình...?
Kể ra xịt thẳng vào người mình thì chắc ăn hơn
 
Mình thích cái chiêu 'bóc nhãn mác' của dochanhv. Không phải lúc nào cũng nên 'minh bạch' dở hơi.

Mình cũng xịt thuốc, nhưng chỉ vào đệm thôi. Và không chắc là lũ chấy rận chạy đi? hay tá hỏa bu vào cái túi ngủ và người mình...?
Kể ra xịt thẳng vào người mình thì chắc ăn hơn

Đúng thật là xịt vào người mình thì chắc ăn hơn là xịt vào đệm... ^^ Cái thuốc xịt này có chống được muỗi không ạ. hay phải bôi kem riêng nữa?
 
Đúng thật là xịt vào người mình thì chắc ăn hơn là xịt vào đệm... ^^ Cái thuốc xịt này có chống được muỗi không ạ. hay phải bôi kem riêng nữa?

Xịt lên người được bác ạ. Dùng loại REMOS của RONTO ấy.
Riêng vùng mặt-cổ thì xịt lên tay rồi xoa lên mặt.

Lâu rồi 1 lần mình đi nghỉ vào mùa hè oi bức, bỗng nhiên mất điện.
Ngoài trời gió mát nhưng nhiều muỗi lắm. Còn nằm trong màn thì nóng không chịu được.
Thế là nghĩ ra chiêu bôi remos vào người rồi vác chiếu ra hành lang nằm ngủ. Muỗi bu đến khá
nhiều nhưng không đậu xuống đốt.
Thế rồi cũng qua đêm ngon giấc (có khi bị muỗi cắn mà vẫn ngủ cũng nên!)

Tôi đã dùng loại này để phụ thêm thuốc chống vắt, hiệu quả lắm.

Xịt REMOS bên trái, thuốc chống vắt bên phải. Đây là hai loại xịt chủ lực tôi dùng khi đi rừng.
Xitmuoi.jpg


Loại thứ ba là xịt muỗi thông dụng, dùng để chống kiến, vắt, côn trùng cho lán trại.
Tuy nhiên thuốc gì cũng vậy: bạn đừng nên lạm dụng!
 
Mình thích cái chiêu 'bóc nhãn mác' của dochanhv. Không phải lúc nào cũng nên 'minh bạch' dở hơi.

Mình cũng xịt thuốc, nhưng chỉ vào đệm thôi. Và không chắc là lũ chấy rận chạy đi? hay tá hỏa bu vào cái túi ngủ và người mình...?
Kể ra xịt thẳng vào người mình thì chắc ăn hơn
Cảm ơn bác đã hiểu ý DOCHANHV .
Theo thiển ý của em, các loại hóa chất chống côn trùng ít nhiều đều có tác dụng xấu đến con người. Vậy sử dụng thế nào cho an toàn, hiệu quả là tùy theo từng trường hợp cụ thể.
 
WC NƠI HOANG DÃ, TRONG RỪNG

Suy nghĩ đầu tiên của nhiều người khi đến nơi ‘hoang dã’ là cứ việc ‘WC hoang dã’ luôn,- ‘đơn giản như đan rổ’ lại tiện…vv. Tôi công nhận suy nghĩ đó nghe rất hợp lý. Hehe, thì tôi cũng là người việt nam… ‘hay đái bậy’ mà. Cố lý gải về điều này mà tôi vẫn không hiểu tại sao lại thế (?). Nhưng chắc chắn là tôi rất giống đa số anh em ở điểm…bậy này, (mặc dù rất xấu hổ).

Thói quen ‘…bậy’
Còn thực tế thì sao? Đương nhiên trong thành phố thì quá bậy cái việc ‘bậy’ rồi. Khốn nỗi thành phố của chúng ta có rất ít WC. Không bậy thì làm thế nào đây? Có lẽ các lãnh đạo, người quản lý của chúng ta không có cái văn hóa vệ sinh chăng (?).
Còn ở những nơi hoang dã thì sao? Có nên ‘hoang dã’ không? Tôi thấy có rất nhiều tình huống mà cái tưởng như ‘có lý’ thì trở nên ‘không có lý’, thậm chí là ‘crazy’.
Xin ví dụ luôn: đường, lán lên Phansipan ở khu vực rất hoang dã. Và cái ‘WC hoang dã’ trên đường, chỗ nghỉ đã và đang là nỗi kinh hoàng của nhiều người. Còn rất nhiều nơi hoang dã trở nên mất vệ sinh và mỹ quan vô cùng.
DSCN6707_resize_resize.jpg

Những chỗ ít người đi cũng có v/đ nảy sinh, khi chúng ta ‘WC hoang dã’. Khi một nhóm phượt dừng chân cắm trại đâu đó trong rừng, thì mỗi người chọn một nơi làm ‘WC hoang dã’ cho mình. Kết quả là số lượng WC không xác định tăng lên theo số người. Và hậu quả đáng sợ sẽ xảy ra là: ô nhiễm môi trường,-> ô nhiễm tinh thần , -> ô nhiễm văn hóa.

Vậy nên, cho dù tôi, hoặc bạn đã từng quen ‘thiên nhiên’ thì rất mong tất cả ace phượt hay nói KHÔNG với việc làm ô nhiễm thiên nhiên.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,485
Bài viết
1,153,187
Members
190,103
Latest member
Penguin1
Back
Top