What's new

[Chia sẻ] Vệ sinh phượt A đến Z

Re: Nếu đang leo núi mà muốn đi vệ sinh thì sao ạ?

Câu hỏi của bạn hay thế ^^. Nếu có cây hoặc góc khuất thì tiện nhé.
Nếu mà không có góc khuất nào mà không chịu được nữa thì giải quyết nhanh bằng cách nhờ bạn bè làm lá chắn (bạn đồng giới nhá :D). Không hẳn là leo núi mà ở 1 số chỗ bất tiện không ngang nhiên thay đồ thì mình vẫn phải dùng chiêu lá chắn từ bạn bè thôi he he....
Lấy áo mưa, áo chống nắng, khăn to quàng cổ (khăn rằn)...bất kể thứ gì có thể che đc hì hì......
 
Re: Nếu đang leo núi mà muốn đi vệ sinh thì sao ạ?

Cầm cuộn giấy, đạp phứa vào rừng kiếm chỗ khuất tụt quần ra xả. Xong quay về tươi vui hớn hở như một người bình thường vừa trút bỏ gánh nặng cuộc sống để đi leo núi thôi =))
 
Re: Nếu đang leo núi mà muốn đi vệ sinh thì sao ạ?

nếu nhất định không chịu chui lùm vậy nên thủ một cây dù cho nó loãng moạn
 
Re: Nếu đang leo núi mà muốn đi vệ sinh thì sao ạ?

Ôi đã từng bị 1 lần và ở đoạn toàn dốc đá ko có lùm ,phải chui vào hang đi ( lạnh , sợ té xuống vực , sợ côn trùng , sợ rắn ) vừa đi vừa hãi nhưng cảm giác rất là yomost ^^
 
Có vẻ có rất nhiều tình huống khi chúng ta có cái nhu cầu phức tạp ấy (vừa khẩn cấp, vừa tế nhị).
Đương nhiên ai cũng cần một chỗ khuất để giải quyết v/đ riêng tư. NHưng trên một khu vực hẹp, đông người thì
không có nhiều 'chỗ khuất' để cho mỗi người 1 chỗ đâu. Vậy nên sự cố 'đi vào một nơi kinh hoàng' rất hay xảy ra.

Như tôi đã nói ở trên, tốt nhất là bạn đừng làm khổ người đến sau bằng cách đào hố lấp chỗ bẩn đi.

Còn không thì cũng xin đừng làm bẩn lối mòn. Việc này đơn giản thôi: bạn có thể dùng dao phát quang trước khi 'ngồi'.
Rôi dùng chính lá cây đã phát đó che lại. Tuy không bằng đào hố, nhưng như vậy cũng đỡ rất nhiều cho người đi sau.
Bạn cứ thử 1 lần đi, sẽ có cảm giác nhẹ nhõm vì mình đã có trách nhiệm chung.

Tôi có thêm 1 lời khuyên nữa cho bạn: đa số các nơi rậm rạp trong rừng, nơi chúng ta chọn làm chỗ ngồi, rất nhiều côn trùng.
Muỗi, vắt là loại nguy hiểm, khó chịu cũng rất có thể có. Việc chúng ta 'ngồi' và mùi chắc chắn sẽ làm côn trùng bu đến khá nhanh.
Để không côn trùng nào đến gần, hoặc đến mà phải dừng lại, thì xịt muỗi và xịt REMOS rất hiệu quả. Hãy mang xịt theo, và xịt vào đất vào giày, vào cây cỏ và không khí xung quanh nơi bạn ngồi. Chắc chắn bạn sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức.
 
Điều khó nói về vệ sinh vùng kín.
Nhiều người thấy ngại khi trao đổi kinh nghiệm vệ sinh vùng kín. Chính vì vậy, hay bị mắc bệnh ngoài da vùng kín. Khi vận động trong thời gian dài, khi ngồi xe hay lội nước nhiễm mặn. Da vùng kín đễ bị tổn thương. Lớp biểu bì bị muối trong mồ hôi phá vỡ gây ngứa, rát rất khó chịu. Vô tình gãi hay quần áo cọ vào gây vết xước. Từ đó dẫn đến các loài nấm, vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Nhiều người sử dụng các loại nước vệ sinh có bán sẵn ở hiệu thuốc. Những loại này cơ bản có tác dụng diệt khuẩn,tạo hương thơm tức thời. Cái cơ bản là bảo vệ da trong môi trường khắc nghiệt với thời gian dài lại không được.
Mình có phương pháp này các bạn tham khảo :
- Lấy vỏ cây gạo ( Cây mộc miên, cây bông gòn ) + Vỏ cây duối+ vỏ rễ cây ba chạc + Vỏ bong cây ổi nấu nước thật đặc. Dùng nước này xoa, bôi lên những chỗ da non bị tổn thương kể cả ổ nách, vai khi mang ba lô. Loại nước này có thể chữa ghẻ, hắc lào (lác), tổ đỉa....Bạn nào nách có mùi khó chịu dùng nước này cũng đỡ.
- Trường hợp không có các thứ vỏ cây trên. Ta dùng các loại lá cây có vị chát (talin), đắng nấu nước cũng tốt. Lấy búp bàng, búp sim, búp ổi, búp chè nấu đặc nước.
Hiện nay các bạn nam hay dùng quần chip giấy. Quần này tiện sử dụng khi không có điều kiện giặt dũ. Quần này mặc khá thoải mái. Có điều khi ra mồ hôi thấy những vẩn nhỏ bám trên da. Khi dùng nên vò khô, dũ sạch rồi hãy mặc.
 
Hê, hóa ra chúng ta đang bàn luận về cái vấn đề tế nhị mà ai cũng cần phải giải quyết này à ^^.
Nhắc cái này mới nhớ kỷ niệm đi chơi rừng của bọn cùng lớp mình, lúc đó không có giấy phải dùng ...lá cây để làm cái việc mà ai cũng biết là việc gì đó =)).
Đúng là cái khó ló cái khôn :LL. Đến giờ nghĩ lại vẫn cười đau cả bụng.

Mình thì từ bé đã quen việc đi bờ, đi bụi như thế rồi nên chả lo lắng lắm, cứ đến giờ là hành sự thôi :"> . Chỉ lo mấy bạn mà từ bé đã quen ngồi bệt =)). Són ra quần đến nơi mà vẫn cứng đầu không chịu đi giải quyết :LL
 
Cảm ơn! Em mới đi một vài lần nhưng đều ngủ nhờ hoặc đi ngắn ngày nên cũng ít gặp phải vấn đề. Tuy nhiên, đây là những kinh nghiệm vô cùng quý báu.
 
1. Việc đi VS thường không được đặt ra trong bất kỳ hành trình nào. Nói là 'việc nhỏ' thì cũng là nhỏ.
Nhưng đối với nhiều người thì đó lại là nỗi lo lắng bắt đầu từ khi khởi hành.

Nó có ảnh hưởng nhiều đến chuyến đi không?
Phải nói thật là ở mức độ nào đó là CÓ, nếu không được xử lý phù hợp, đúng cách.
Ví dụ nếu bạn phải nhịn quá lâu, thì chẳng còn hứng thứ gì để nhìn ngắm phong cảnh.
Nếu bạn trong hoàn cảnh nào đó cảm thấy xấu hổ, hoặc bị côn trùng đốt, thậm chí bị thương... khi VS
thì cũng sẽ ảnh hưởng ít-nhiều đến chuyến đi.

2. Có lẽ tới 99% cho rằng chuyện đi VS hoàn toàn là 'riêng tư'.
Thực ra không phải (hoặc không nên cho là) như vậy. Nếu trong đoàn chỉ toàn các bạn từng trải thì mỗi người sẽ
biết cách tự lo cho mình. Nhưng trong rất nhiều hoàn cảnh, bạn nữ đã phải rất lo lắng, sợ sệt, xấu hổ...khi phải tự lo v/đ này.
Tôi nghĩ cả nhóm nên cùng chia sẻ v/đ này khi cần thiết.

Vì vậy, cho dù không cần nêu ra trong công việc hay phân công, nhưng leader nên chú ý chọn chỗ dừng đáp ứng nhu cầu nhiều mặt của cả nhóm. Trong một vài hoàn cảnh (nhất là nơi rậm rạp) tôi nghĩ bạn nam nên chuẩn bị chỗ VS cho chị em. Và ta nên cho rằng đây là 1 trong nhiều việc bình thường của chuyến đi.
 
Tắm rửa khi phượt
Bạn đã bao giờ tắm bằng 1lít nước chưa?(đương nhiên 2 lít thì tốt hơn)

Lần đi ấy, vì nước sạch trên rừng rất hiếm, mỗi người chỉ được phép dùng một lượng nước rất hạn chế, nên tôi ‘phát minh’ ra cách tắm tiết kiệm như thế này, (vì tôi chưa thấy ai đăng ký phát minh này cả, nên cứ nói đại, chủ yếu cho vui thôi):

Tôi mang đi cái ca Inox (mua rẻ ở chợ). Cái ca này rất tiện dụng: nấu nước, nấu đồ ăn và mọi thứ tôi đều dùng nó. Đã 2 ngày trong rừng, tối hôm ấy tôi thèm tắm quá. Tôi bèn đun sôi nửa ca nước (~300ml) rồi cho cái khăn mặt nhỏ vào quấy lên. He he...bọn Tây đi cùng tròn xoe mắt, không biết tại sao tôi lại nấu khăn mặt lên...để ăn chăng (!). Tôi quấy một lúc thì cái khăn hôi hám, dính đầy mồ hôi của tôi ra hết nước bẩn. Tôi kều nó ra và đung đưa một lúc cho nguội bớt, vò vài cái và vắt nước. Lúc này thì cái khăn của tôi đã thơm tho và sạch hơn nhiều. Tôi lấy khăn nóng lau mặt, người, thật dễ chịu...giống như cô tiếp viên xinh đẹp đưa cho bạn khăn nóng để lau trên máy bay ấy.

Cũng phải nói thêm rằng các bạn Tây thích riêng tư nên chui hết cả vào lều để thay quần áo. Vậy nên còn lại một mình bên ngoài, tôi cũng vẫn ‘riêng tư’ lại không bị gò bó trong lều. Tôi lặp lại qui trình này với 3 lần đun-giặt-lau thì cả người và khăn của tôi đã sạch lắm rồi. Phơi lên mái lều và sáng mai tôi đã có cái khăn quàng cổ khô ráo và sạch sẽ.

Hôm sau nữa tôi lại áp dụng ‘chiến thuật’ này để giặt áo nữa, nhưng là dùng nước suối. Với áo thì chỉ cần đun-quấy 1 lần, nhưng cần nhiều nước hơn. Giặt bằng nước nóng già vừa tốn ít nước vừa sạch, lại tiệt trùng nữa!

Sau một ngày đường chạy xe thì nhu cầu ‘tắm’ là rất cấp thiết. Tắm nóng sẽ tăng tuần hoàn máu, cho cảm giác sạch sẽ, thoải mái, mang lại sức lực cho bạn. Bạn có thể ngủ lều, võng, nhưng hãy cố gắng được tắm thoải mái, tốt nhất là với nước ấm. Bọn tôi có lần ngủ lều vào mùa đông, nhưng đã xin tắm nhờ, (có một ít chi phí) và cảm giác thật thú vị.

Ngoài ra bạn có thể áp dụng cách ‘tắm’ đơn giản như trên, không chỉ trong rừng, mà rất nhiều nơi khác: không có nhà tắm, hoặc nhà tắm không kín, lạnh, xa, tối, mất VS...vv.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,944
Latest member
mahormonu81
Back
Top