What's new

[Chia sẻ] Vệ sinh phượt A đến Z

Fansipan và "đi vũ trụ"

Chinh phục Fansipan là niềm ước mơ của nhiều Phượt tử, chứ không chỉ riêng mình. Leo Fansipan cho mình cảm xúc rất đặc biệt, đối diện những khó khăn tưởng như không vượt qua nỗi, đối diện với chính bản thân mình, hai chân không muốn lê bước, hai vai nặng trĩu, có lúc chỉ muốn lăn đùn ra nghỉ mặc kệ "cục inox 3143" kia... Có những lúc hả hê khi giơ tay chạm những vầng mây, tò mò "nếm" từng ngụm mây lạnh ngây ngất... Và thét lên sung sướng đến đích 2200, 2800, cuối cùng 3143. Quá nhiều thứ để phải tận dụng hết các giác quan để cảm thụ, để ghi nhớ cho riêng mình và chia sẽ cho gia đình bạn bè mình :)

Nói về đi Fan, nhiều Phượt tử, Phượt gia chia sẽ rất nhiều kinh nghiệm về chuẩn bị đồ đạt, quần áo theo mùa leo, thức ăn, dụng cụ, tập thể lực và tinh thần... Qua chuyến đi vừa rồi mình cũng muốn chia sẽ một bài học nhỏ mà mình học được Bộ Film "Up" của Disney. Cụ thể là từ cậu nhóc Russell - một hướng đạo sinh - một Phượt tử nhỏ tuổi nhưng rất chuyên nghiệp. Đó là bài học "đi Vũ trụ" :)). Đợt leo Fan vừa rồi chắc hàng trăm người trên này. Vấn đề đi Vũ trụ là cũng nan giải về tính "thẫm mỹ" cũng như môi trường. Bài học của Russell:
1. Bạn phải có 1 cuốc - xẻng Đa năng nhỏ gọn có thể gấp lại được. Hoặc ít nhất cả đoàn nên có một vài cái.
2. Mục đích của nó rất đơn giản: đào một cái lỗ hay hố dễ thương tuỳ vào năng lực của bạn
3. Sau khi Vũ trụ Vũ triết xong, đơn giản lấp lại

=> thế là xong quy trình đi Vũ trụ vừa đơn giãn, vừa Văn hoá, vừa bảo vệ môi trường. Hy vọng kinh nghiệm nhỏ nhỏ này đến các nhà Phượt chúng ta.
 
Fansipan và "đi vũ trụ"

Chinh phục Fansipan là niềm ước mơ của nhiều Phượt tử, chứ không chỉ riêng mình. Leo Fansipan cho mình cảm xúc rất đặc biệt, đối diện những khó khăn tưởng như không vượt qua nỗi, đối diện với chính bản thân mình, hai chân không muốn lê bước, hai vai nặng trĩu, có lúc chỉ muốn lăn đùn ra nghỉ mặc kệ "cục inox 3143" kia... Có những lúc hả hê khi giơ tay chạm những vầng mây, tò mò "nếm" từng ngụm mây lạnh ngây ngất... Và thét lên sung sướng đến đích 2200, 2800, cuối cùng 3143. Quá nhiều thứ để phải tận dụng hết các giác quan để cảm thụ, để ghi nhớ cho riêng mình và chia sẽ cho gia đình bạn bè mình :)

Nói về đi Fan, nhiều Phượt tử, Phượt gia chia sẽ rất nhiều kinh nghiệm về chuẩn bị đồ đạt, quần áo theo mùa leo, thức ăn, dụng cụ, tập thể lực và tinh thần... Qua chuyến đi vừa rồi mình cũng muốn chia sẽ một bài học nhỏ mà mình học được Bộ Film "Up" của Disney. Cụ thể là từ cậu nhóc Russell - một hướng đạo sinh - một Phượt tử nhỏ tuổi nhưng rất chuyên nghiệp. Đó là bài học "đi Vũ trụ" :)). Đợt leo Fan vừa rồi chắc hàng trăm người trên này. Vấn đề đi Vũ trụ là cũng nan giải về tính "thẫm mỹ" cũng như môi trường. Bài học của Russell:
1. Bạn phải có 1 cuốc - xẻng Đa năng nhỏ gọn có thể gấp lại được. Hoặc ít nhất cả đoàn nên có một vài cái.
2. Mục đích của nó rất đơn giản: đào một cái lỗ hay hố dễ thương tuỳ vào năng lực của bạn
3. Sau khi Vũ trụ Vũ triết xong, đơn giản lấp lại

=> thế là xong quy trình đi Vũ trụ vừa đơn giãn, vừa Văn hoá, vừa bảo vệ môi trường. Hy vọng kinh nghiệm nhỏ nhỏ này đến các nhà Phượt chúng ta.
Là người vừa ra khỏi lính......Với một chuyến đi....Trong ba lô không bao giờ được thiếu cái cuốc.....Cuốc đừng dừng loại cuốc nhỏ mà dùng cuốc to khoảng dài 20cm X rộng >= 20cm là ok...Loại cuốc phải cứng để có thể dùng làm dao khi cần....Trong 3 tháng quân trường tại Singapore Army Force mình đã chứng minh cho họ thấy cái lợi hại của lưỡi cuốc mà cha ông đã dùng nó đào hầm đánh giặt ngoại xâm......Trước khi hành quân mình ra góc hè mài cái cuốc cho sáng bén lắm....Vào rừng mình dùng nó chặt cây phá lối đi (dù có dao-nhưng chỉ có leader được dùng dao )....Khi đào hầm ngủ mình đào 7 cái 1 ngày còn bạn mình chỉ đào đươc một hoặc là không có gì.................Và cái thứ hai là một túi nhựa có zip chóng nước bao gồm 1 cuộn giấy + bột phấn (cài này độc nhiều nhưng ít thấy bạn nào có khi đi phượt nó là dạng bột phấn như baby johnson dùng cho trẻ em khi hâm..)cài này quan trọng nó thay cho nước làm khô nếu bị mắc mưa.......
Và có một đều rất quan trọng khi đi trong rừng là...Rừng là đất thiêng phải giữ gìn cho con cháu sau này nó vào mà không phải nói tục sau mà bẩn thế.....Kinh nghiệm còn trong lính....Khi hành quân tất cả những dụng cụ gì đem theo đều được liêt kê ra danh sách...Từng viên kẹo bộc bánh,túi cơm....Đều được ghi tên........Và số lượng.....Và chuẩn bị mấy cái bọc có zip để khi ăn bánh ăn kẹo giữ vỏ lại mà đem về danh trại ném vào xọt rác..Nhưng trước khi ném vào xọt rác sẽ được kiểm tra với số lượng khi đem đi.....Nếu thiếu sẽ bị phạt....Trong rừng nếu bị ai đó phát hiện vứt rác có tên sẽ bị phạt......
Trên đuòng xuyên rừng có thể dùng dao dẹp đường chứ không được dùng dao chặt cây to hay băm dằm lên cây...Rừng thiêng là nơi Ngàn Năm ta dùng.........
Đốt lửa thì phải coi khu vực đó cho phép không và kho đốt lửa phải dùng cuốc dọn sạch sẽ một mảnh đất..Không thì cháy rừng thanh lơn Người quay hết.....
 
...Trên đuòng xuyên rừng có thể dùng dao dẹp đường chứ không được dùng dao chặt cây to hay băm dằm lên cây...Rừng thiêng là nơi Ngàn Năm ta dùng.........
Đốt lửa thì phải coi khu vực đó cho phép không và kho đốt lửa phải dùng cuốc dọn sạch sẽ một mảnh đất.....

Thank và đồng cảm với tinhkypham3003. Mình đã đi cùng nhiều bạn phượt rất có ý thức giữ gìn môi trường. Nhưng cũng còn rất nhiều bạn, dù không chặt cây lấy gỗ, nhưng cứ vẫn chặt cây thoải mái, thậm chí còn công khai post ảnh chặt cây rừng lên diễn đàn.
 
Mới gần đây, chúng tôi lên Y tý săn mây. Hôm đoàn tôi đến Y tý trời khá xấu, mưa rả rích cả đêm. Sau khi khảo sát kỹ những NN tại Y Tý (NN cô Mỷ, cô Si, Hoàng Thắng), bọn tôi chọn ngủ lại NN Minh Thương (trông sạch sẽ nhất) và đặt Ms Đông (chủ NN, DĐ: 0948840483) nấu ăn luôn. Nhà nghỉ này mới khai trương đầu T9/2012, khá sạch sẽ và tiện nghi. Nhà làm hoàn toàn bằng gỗ, với gác 2 có 1 sảnh lớn và 5 phòng riêng với chăn đệm trắng.

DSCN0050.jpg



Rệp giường

Có 1 điều tôi phải nhắc các bạn là phải rất cẩn thận để không bị rệp hoặc bọ cắn khi ngủ lại ở Y Tý. Đoàn tôi đã bị rệp cắn và sau đó tìm hiểu thêm, tôi đã xác định đó là vết cắn của rệp giường (bed bugs). Tôi không có chứng cứ nào để nói do rệp NN MT cắn cả.


DSCN0091.jpg


Ms Đông cũng nói với tôi là “ nếu anh ở NN khác thì rất có thể bị bọ chó cắn”. Tôi tin lời cô ấy vì thấy mọi thứ rất mới và sạch, và tôi không đề phòng gì cả. Nếu tôi chui vào túi ngủ để ngủ (mang theo) thì có thể đã không bị sao cả. Tôi cho rằng việc NN có rệp hoặc bọ chét cũng là bình thường. Chúng ta là người có quyền lựa chọn ở đâu, vì vậy không nên đổ lỗi nặng cho chủ NN. Tất nhiên nếu chắc chắn nhìn thấy rệp, ta nên nói với chủ NN để họ diệt rệp, thế thôi. Nói cho cùng, bạn không có lựa chọn nào khác. Những NN khác rất có thể cũng thế, hoặc tệ hơn. Còn ngủ lều ngoài trời mưa lạnh thì thay vì bị rệp cắn, bạn có thể phải trả giá khác (!). Nói túm lại là ta nên cẩn thận để tránh rệp đốt. Còn có bị dăm vết rệp đốt thì cũng không phải là chuyện to tát lắm. Chỉ cần mang theo một loại thuốc bôi chống ngứa có chứa Hydrocortisone là ổn (ví dụ Cortizone). Đã sống hoang dã thì đành phải chấp nhận chung sống với côn trùng thôi! Quan trọng là các bạn đừng có rước vị khách khó chịu đó về nhà là được. Rệp còn tấn công nhiều căn hộ, gia đình, khách sạn ở Mỹ. Và các chuyên gia về rệp giường (bed bugs) Mỹ nói sạch sẽ chưa phải là đ/k đủ để không bị rệp tấn công.

Sau này kể lại về chuyện 'rệp cắn' ở Y Tý thì hình như ai cũng phát hoảng. Có vài đoàn nhờ tôi tư vấn cách r'sống chung với lũ'. Tôi có đọc nhiều lời khuyên của các chuyên gia Mỹ về cách xử lý v/đ bedbugs. Chưa ai dám khẳng định biện pháp nào giúp ngủ chung giường với rệp mà không bị cả.

Tôi thì tôi chỉ khuyên bạn tôi rằng:
1. Bạn hãy lật đệm lên và xịt thuốc chống muỗi thông dụng vào đáy giường; hoặc xịt vào sàn gỗ nơi sẽ nằm;
2. Bạn hãy ngủ trong túi ngủ (hoặc lều) có phun kỹ thuốc chống côn trùng thông dụng như SoftFel, hoặc ngâm tẩm Clo (loại dùng cho vào bể bơi ấy)
3. Nên mang theo thuốc bôi chống ngứa có chứa Hydrocortisone, Flucinar để bôi sau khi bị cắn.

Còn một điều nữa là nếu bạn bị rệp cắn, khi về nhà hãy bỏ đồ ngoài nhà. Sau đó giặt sấy, phơi nắng quần áo, túi ngủ, lều...để đảm bảo chắc chắn bạn không mang con rệp nào vào nhà. Nếu nhà bị nhiễm rệp sẽ mất rât nhiều công sức làm sạch.
 
Lâu rồi không quay lại nơi đây, nhờ mấy likes và thanks nên lại ngó qua.
Thôi thì ta lại nói chuyện phiếm về bẩn-sạch tý.
Vẫn là chủ đề vệ sinh, nhưng mình lại muốn nói về chuyện 'bẩn'. Nếu như làm con tính so sánh, thì có lẽ phải đến 70% thời gian chúng ta ở bẩn, hay đại loại là ở trong tình trạng đến lúc làm vệ sinh, như rử tay, rửa mặt, tắm..vv. Sau cái vụ rửa ráy đó một lúc thì bạn sẽ lại rơi vào tình trạng 'không thật sạch'. Đúng thế không nào?
Như vậy là chúng ta 'bẩn' nhiều hơn 'sạch'. Cái tỷ lệ sạch-bẩn này thay đổi rất nhiều với mỗi người, mỗi tầng lớp dân, mỗi dân tộc. Bọn người Kinh chúng tôi cứ hay chê người dân tộc bẩn. Mà quả thật, nhìn thấy họ 'bẩn' hẳn hoi.
Rồi, bẩn thì sao nữa nào? Nói đến đây là tôi bị ngắc ngứ, ậm ừ...và cái đầu bắt đầu suy nghĩ...Có rất nhiều bài viết nghiên cứu về cái cơ chế 'bẩn tự nhiên' bảo vệ cơ thể nên tôi không dám nói bừa. Như con hổ báo, hươu nai ấy, chúng có đi tắm hàng ngày như con người đâu (?), chúng có dễ bị bệnh như con người đâu (?) Chúng ăn rất bẩn (nếu so với người) mà chẳng làm sao.

Thôi tôi sign out đây, không thì toàn bộ lý thuyết vệ sinh của tôi sụp đổ vì bọn động vật hoang dã mất.
 
Là người vừa ra khỏi lính......Với một chuyến đi....Trong ba lô không bao giờ được thiếu cái cuốc.....Cuốc đừng dừng loại cuốc nhỏ mà dùng cuốc to khoảng dài 20cm X rộng >= 20cm là ok...Loại cuốc phải cứng để có thể dùng làm dao khi cần....Trong 3 tháng quân trường tại Singapore Army Force mình đã chứng minh cho họ thấy cái lợi hại của lưỡi cuốc mà cha ông đã dùng nó đào hầm đánh giặt ngoại xâm......Trước khi hành quân mình ra góc hè mài cái cuốc cho sáng bén lắm....Vào rừng mình dùng nó chặt cây phá lối đi (dù có dao-nhưng chỉ có leader được dùng dao )....Khi đào hầm ngủ mình đào 7 cái 1 ngày còn bạn mình chỉ đào đươc một hoặc là không có gì.................Và cái thứ hai là một túi nhựa có zip chóng nước bao gồm 1 cuộn giấy + bột phấn (cài này độc nhiều nhưng ít thấy bạn nào có khi đi phượt nó là dạng bột phấn như baby johnson dùng cho trẻ em khi hâm..)cài này quan trọng nó thay cho nước làm khô nếu bị mắc mưa.......
Và có một đều rất quan trọng khi đi trong rừng là...Rừng là đất thiêng phải giữ gìn cho con cháu sau này nó vào mà không phải nói tục sau mà bẩn thế.....Kinh nghiệm còn trong lính....Khi hành quân tất cả những dụng cụ gì đem theo đều được liêt kê ra danh sách...Từng viên kẹo bộc bánh,túi cơm....Đều được ghi tên........Và số lượng.....Và chuẩn bị mấy cái bọc có zip để khi ăn bánh ăn kẹo giữ vỏ lại mà đem về danh trại ném vào xọt rác..Nhưng trước khi ném vào xọt rác sẽ được kiểm tra với số lượng khi đem đi.....Nếu thiếu sẽ bị phạt....Trong rừng nếu bị ai đó phát hiện vứt rác có tên sẽ bị phạt......
Trên đuòng xuyên rừng có thể dùng dao dẹp đường chứ không được dùng dao chặt cây to hay băm dằm lên cây...Rừng thiêng là nơi Ngàn Năm ta dùng.........
Đốt lửa thì phải coi khu vực đó cho phép không và kho đốt lửa phải dùng cuốc dọn sạch sẽ một mảnh đất..Không thì cháy rừng thanh lơn Người quay hết.....

Sao bác lại đi lính tận bên Sing vậy?
 
Thật sự có ích cho ACE trong cuộc sống hàng ngày.

Nhưng có cách nào khác hơn là dùng xẻng ( cuốc) hoặc lá cây ko?

Vấn đề vệ sinh thì theo mình nên phân làm 2: tiểu và đại

Tiểu thì có thể dùng cái này:
$_12.JPG


Hoặc cái này:

$_12.JPG


$_12.JPG


và rất thoải mái với cái này

$(KGrHqF,!oEFEDFzjJHTBRHqFIiODQ~~60_12.JPG


nhưng vấn đề là phải đảm bảo vệ sinh cho cá nhân và môi trường.

Tôi có ông bạn người nước ngoài, cần các bạn giúp tư vấn thêm về vấn đề tế nhị này để ông ấy tự tin phượt cùng anh em. Ông ấy bị haemorrhoids hay còn gọi là trĩ.
 
mang mớ đồ này đi thì mệt lắm. chỗ trống trải thì chạy toẹt cái vào bụi rậm là xong còn thành thị thì tìm cây xăng. Cây xăng lơn lớn tí là cái nào cũng có wc hết.
 
Bởi vậy, đi với tụi NN thì thấy đem theo balo to đùng. Nhưng nghĩ kỹ lại thấy thật tiện lợi.

Có lần lâm trận mới biết, xe thì không dừng để ..., có đồ nghề vẫn hơn.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,182
Bài viết
1,150,410
Members
189,945
Latest member
Karide
Back
Top