What's new

Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Chả biết post đâu nên quăng tạm vào đây, mod nếu thấy chỗ nào phù hợp thì move giúp nhé.

Lâu nay, tên gọi đỉnh núi có độ cao 2.979 m (hoặc 2.971m) mà các đoàn đi xuất phát từ bản Xà Hồ (Trạm Tấu – Yên Bái) vẫn được gọi là Phu Song Sung, hoặc Tà Chì Nhù. Tên này bắt đầu từ đâu, mình không rõ lắm, có lẽ từ chuyến đi của quycoctu; tuy nhiên, tên gọi này chưa thống nhất. Khi nói chuyện với những porter trong các chuyến đi thì có nhiều người nói Phu Song Sung là đỉnh núi khác.

Nhân tìm kiếm thông tin cho một số chuyến đi, mình lấy được bản đồ khu vực Yên Bái dưới dạng bản đồ quân sự Mỹ năm 1954:
http://www.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/txu-oclc-6535632-nf48-10.jpg
(do một thành viên ttvnol.com chia sẻ)

Trong bản đồ quân sự, khu vực Yên Bái có 2 núi gần nhau là Phu Song Soung và Phu Luong; trong đó, đỉnh lâu nay vẫn gọi là Phu Song Sung/Tà Chì Nhù nằm trên núi Phu Luong.
attachment.php



Theo chú thích trong bản đồ quân sự thì Phu, Pha = mountain (núi).
attachment.php



Theo Google Maps, đỉnh lâu nay gọi vẫn gọi là Phu Song Sung/Tà Chì Nhù (nằm trên núi Phu Luong trong bản đồ quân sự) được đánh dấu với tên Phú Lương.
attachment.php



Vậy, nếu căn cứ theo bản đồ quân sự Mỹ 1954 và đỉnh núi được đặt tên theo núi thì tên gọi Phu Song Sung dành cho đỉnh núi có độ cao 2.979 m ở trên là không chính xác, mà phải gọi là Phu Luong.
 
Last edited:
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Mình nhầm về con số, 3012 thôi chứ không phải là 3020. Nhưng nói chung lệch cao đến 14m kể cũng hơi lạ. Con số 2998 m của đoạn biên giới giữa mốc 79 và 80 là con số đo thực tế bằng máy móc (không biết VN đo hay TQ đo, có thể cả 2 cùng đo), những điểm nào đo trên bản đồ đều được ghi lại rõ trong nghị định thư là "đo trên bản đồ". Loại máy móc đo thì trên nghị định thư cũng mô tả rõ rồi.
Như vậy có lẽ 10 đỉnh cao nhất VN có lẽ sẽ là (có phải không hả bạn?):
1/ Fan 3143
2/ Pusilung 3083
3/ Putaleng 3049
4/ Bạch Mộc 3045
5/ Khang Su Văn (U Thai San) 3012
6/ Tả Liên 2993
7/ Tà Chì Nhù (Pú Luông) 2979
8/ Đỉnh gần Mốc 83/2 2967
9/ Nhìu Cồ San 2965
10/ Lùng Cúng 2913
...
Không biết còn đỉnh nào bất ngờ vào Top nữa không nhỉ.
Về cơ bản thì căn cứ vào nghị định thư, những điểm nghi vấn trước kia như đỉnh 3081 (đoạn mốc 82/1 - 82/3) hay 3048 (đoạn Mốc 79 - 80) đều không cao được như vậy?
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

@ axionov_nd: mình không nghi ngờ con số 2.998 m trong Nghị định thư; mình nghi ngờ việc sử dụng phần mềm ứng dụng GPS trên smartphone của nhóm Thành Lucky.
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Tạm tổng hợp thông tin đến thời điểm hiện tại:

1) Fan Si Pan: 3.143 m; đã được đo đạc tại thực địa.

2) Pu Ta Leng: 3.096 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Nhóm anh Phạm Đức Thắng (Bodyparty) là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.
Rất có thể đỉnh này thấp hơn Phu Si Lung nhưng do mình chưa có số liệu đo đạc chính thức của tổ chức có chuyên môn nên tạm để ở vị trí này.

3) Phu Si Lung: 3.083 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Nhóm bạn Bạn Nhím là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.

4) Ki Quan San / Ky Quan San (Kuo Kouan Chan): 3.044 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Vẫn thường được dân du lịch gọi là Bạch Mộc Lương Tử.
Nhóm bạn Nguyễn Hữu Thương (singleboy) là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.

5) U Thai San / U Thái San: 2.998 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Nằm trên đường biên giới Việt – Trung, thuộc địa phận Phong Thổ – Lai Châu, trong khoảng từ mốc 79 đến mốc 80.
Trên các bản đồ cũ và tài liệu cũ ghi độ cao 3.048 m và 3.020 m; chưa rõ đỉnh nào trùng với đỉnh 2.998 m đã được đo đạc.
Nhóm bạn Thành Lucky (thanhlucky) là nhóm khách du lịch lên đỉnh 3.048 m đầu tiên.
Theo Thành Lucky, đỉnh này có tên là Phàn Liên San.

6) Ta Lien: 2.987 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Nhóm bạn Thành Lucky (thanhlucky) là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.

7) Pú Luông (Phu Luong): 2.985 m và 2.853 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Vẫn thường được dân du lịch gọi là Tà Chì Nhù hay Phu Song Sung (Phu Song Sung là núi khác có độ cao 2.613 m).

8) Bạch Mộc Lương (Phai Mu Len / Phai Mu Leng): 2.967 m và 2.918; đã được đo đạc tại thực địa.
Nằm trên đường biên giới Việt – Trung, thuộc địa phận Phong Thổ – Lai Châu, trong khoảng từ mốc 83/1 và mốc 83/2.
Trên các bản đồ cũ ghi độ cao 2.998 m và 3.081 m.
Nhóm bạn Tuấn Hoàng (boconyeudau) là nhóm khách du lịch lên 2 đỉnh này đầu tiên.

9) Nhìu Cồ San (Niu Co San): 2.950 m và 2.945 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Nhóm anh Bazo và Phạm Đức Thắng (Bodyparty) là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên.

10) Lùng Cúng (Lang Cung): 2.913 m và 2.771 m; đã được đo đạc tại thực địa.

11) Sa Phình (Phu Sa Phin): 2.879 m; đã được đo đạc tại thực địa; 2.874 m, tính đến năm 1984, chưa được đo đạc tại thực địa.
Vẫn thường được dân du lịch gọi là Tà Xùa / Tà Sùa.

12) Nam Kang Ho Tao: 2.875 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Nhóm bạn Nguyen Thi Thu Huong (thuhuongbk) là nhóm khách du lịch lên đỉnh này đầu tiên và gọi đó là Sinh Tcha Pao / Xi Giơ Pao (Sinh Tcha Pao là núi khác có độ cao 2.833 m)

13) Tao Phoung Chan: 2.860 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Theo Hòa Huy Ngô (hachi8), đỉnh này có tên là Lảo Thẩn, Hâu Pông San.

14) Tả Giàng Phình / Ngũ Chỉ Sơn (Ta Yang Ping): 2.859 m; đã được đo đạc tại thực địa.

15) Xi Giơ Pao (Sinh Tcha Pao): 2.833 m; đã được đo đạc tại thực địa.

16) Phư Kha Luông / Phu Khao Lương (Fu Kho Luong): 2.810 m; đã được đo đạc tại thực địa.
Thuộc địa phận Phong Thổ – Lai Châu.

17) Núi Pao: 2.805 m; tính đến tháng 5/1979, chưa được đo đạc tại thực địa.
Thuộc địa phận Tân Uyên – Lai Châu.

Ghi chú: số liệu về độ cao ở trên lấy theo nhiều tờ bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 do Cục Bản đồ – Bộ Tổng tham mưu – Quân đội Nhân dân Việt Nam ấn hành các năm 1975, 1979, 1984, 1991 và Nghị định thư Phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc, không phải số liệu do khách du lịch đo bằng máy định vị. Việc đo đạc tại thực địa là do các tổ chức có chuyên môn tiến hành đo.

Trên bản đồ địa hình, nếu 1 cao điểm có ký hiệu tam giác màu đen và ghi chú bằng chữ màu đen thì là đã được đo đạc tại thực địa.

Trong Nghị định thư, Khoản 3 Điều 3: "Các điểm đặc trưng mới tăng thêm (điểm chuyển hướng của đường biên giới hoặc điểm địa hình đặc trưng) trên đường biên giới được biểu thị bằng điểm A, B hoặc độ cao (lấy đến 1m) trong Nghị định thư này được đo tại thực địa hoặc đo trên bản đồ biên giới. Trong mô tả hướng đi của đường biên giới, điểm đặc trưng đo tại thực địa hoặc ghi chú tọa độ địa lý, tọa độ địa lý lấy đến 0,01"; điểm đặc trưng đo trên bản đồ được ghi chú bằng cụm từ "(đo trên bản đồ)"."
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Mình biết mỗi 1 cái về đỉnh nam kang ho tao , thực ra nó là đỉnh giữa 2 bản nậm kang và bản hồ thào , nên trên maps hiển thị không dấu thế , 1 bản ở lào cai , 1 cái ở lai châu .
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Em vẫn hóng những cập nhật của anh Sư thầy (một đứa em đã đi cùng anh 1 cung)
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

@secretbox86: tớ vẫn chưa nhận ra cậu, đi cùng chuyến nào nhể ?
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Không liên quan lắm đến nội dung trong topic nhưng có thể giúp ích cho những người hay vọc bản đồ.

Một số thổ ngữ trong địa danh sông núi (Nguyễn Khắc Ngữ, Phạm Đình Tiếu – Địa lý Việt Nam – Institut de l’Asie du Sud-est, 1986, trang 5 – 6)

attachment.php


attachment.php


Trong đó: Thổ = Tày, Mán = Dao, Ra-đê = Ê-đê.
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

bác sư Thầy có thể cung cấp thêm ít thông tin về đỉnh 14 15 16 đc k ạ
mà e đọc cmt trên tưởng đỉnh 15 cao hơn 2k6 thôi
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

Giờ nhiều người đi trek mà các đỉnh vẫn chưa rõ cao bao nhiêu thực sự nhỉ?
 
Re: Về tên gọi Phu Song Sung và thông tin về một số đỉnh núi khác ở Việt Nam

bác sư Thầy có thể cung cấp thêm ít thông tin về đỉnh 14 15 16 đc k ạ
mà e đọc cmt trên tưởng đỉnh 15 cao hơn 2k6 thôi

Về đỉnh 15 (Sinh Tcha Pao), mình đã trình bày rõ ở trang 1:

- Theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1:50.000 năm 1965, độ cao 2.833 m, đã được đo đạc tại thực địa (có hình tam giác màu đen).

- Theo bản đồ địa hình tỷ lệ 1:250.000 năm 1954, độ cao 2.833 m.

- Theo Google Maps, độ cao ước chừng 2.665 m.

Hiện chưa có nhóm nào đi thực địa đỉnh này. Mình không rõ độ chính xác của thông tin của Google Maps nhưng mình tin vào thông tin từ bản đồ (độ cao 2.833 m).

Về đỉnh 14 (Ta Yang Ping), mình cũng đã trình bày rõ ở trang 4. Đã có nhiều nhóm leo đỉnh cao thứ 2 trong "5 ngón tay", còn đỉnh cao nhất thì chưa.

Về đỉnh 16 (Fu Kho Luong) thì để mấy hôm nữa mình post nhé, dạo này làm biếng quá :D

Mình chưa đi thực địa nhiều nên kết quả mình đưa ra chỉ dựa vào bản đồ, Google Maps, các tài liệu có liên quan về Nghị định thư cũng như kết quả đi thực địa của các nhóm.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,546
Bài viết
1,153,605
Members
190,116
Latest member
Thangcho07
Back
Top