What's new

[Chia sẻ] Vòng quanh châu Âu trong 20 ngày (lịch trình trang 1)

Picture688.jpg

Công trình hiện đại kế cận. Khác với quan điểm của Mỹ là bảo tồn toàn bộ quần thể (do tụi Mỹ cũng ít công trình lịch sử), quan điểm Châu Âu sẵn sàng cho xây công trình hiện đại nằm cạnh, tương phản với kiến trúc cổ, xem đó như là hình ảnh của quá trình biến đổi phát triển đô thị. Ví dụ như ở SG, hình ảnh Nhà thờ Đức Bà bên cạnh những nhà cao tầng hiện đại không làm họ khó chịu mà lại xem đó là cái có thật, thể hiện nhiều ý nghĩa. Tất nhiên, tổng thể không gian phải hài hòa với nhau về đường nét, hình khối, màu s8a1c. Thường thì đường nét hình khối hiện đại phải đơn giản, làm nổi bật nét đẹp của khối kiến trúc cổ. Màu sắc cũng được áp cụng tương tự.

Picture690.jpg

Thuyền du lịch trôi trên sông, kèm theo với âm nhạc vui vẻ náo nhiệt

Picture693.jpg

Và nối kết với trụ sở Quốc hội hiện nay (Bundestag)
 
Picture718.jpg

Bãi cỏ phía trước là nơi mọi người ra nghỉ ngơi vui đùa, sinh hoạt giao lưu, rất tự nhiên và thoải mái. Không có cái không khí gượng ép, dòm dỏ lẫn nhau của các kỳ nghỉ hồng xanh đỏ tím vàng của ta, và chín chắn đúng mực chứ không nhí nhố, dở già dở trẻ của các hội thao, mít tinh.

Picture731.jpg

Có 1 khu thẳng trước mặt nhà quốc hội bị rào lại. Có thể đây là nơi đặt chân máy ảnh đẹp nhất, cũng có thể có lý do khác.

Mass_demonstration_in_front_of_the_.jpg

Bãi cỏ này từng là nơi của mít tinh

Reichstag_after_the_allied_bombing_.jpg

Sau ngày 7-5-1945 thì nó ngổn ngang xác xe tăng, pháo, vũ khí, hố bom đạn, sắt thép cháy khét

Graffiti_inside_the_ruins_of_the_Ge.jpg
Cuộc tiến công của Hồng quân tại đây vô cùng ác liệt, được xem như việc tiêu diệt biểu tượng cuối cùng của chủ nghĩa phát xít
 
Picture788.jpg

Bây giờ em phải đi sân bay để tìm balo thực phẩm, trong đó có cái nồi cơm điện, vật quyết định tinh thần của chuyến đi. Đi chơi kiểu này mỗi mất mát nhỏ nhất trên đường đều là không thể bù đắp nổi; 1 cái mũ, đôi dép, nắp đậy máy ảnh, dây nối từ máy ảnh qua PC, đồ sạc pin, gói kẹo mà ở nhà mình không bao giờ thèm ăn...

Picture789.jpg

Vandalism - sự phá hoại tài sản công cộng, cùng với bọn chơi grafitti, là những thứ đáng ghét ở đây. Bản thân chữ vandal có gốc từ dân Đức: Vandal là 1 bộ tộc Goth thường xuyên đi đánh cướp đế quốc La Mã, đã chiếm Roma năm 455 SCN là phá hoại rất nhiều công trình và cổ vật vô giá.

Picture790.jpg

Trên đường đi bus ra Tegel flukhafen

Picture791.jpg

Chai nước táo có 2 loại nắp: nắp mút cho trẻ em và năp mở cho người lớn.
 
Picture792.jpg

Vào đúng văn phòng tìm đồ lạc hôm qua, gặp 1 cô nhân viên khác. Cô này niềm nở cho biết balo của em đã tới nơi, in cho tờ biên lai nhận đồ và 1 sơ đồ đi đến phòng nhận đồ lạc.

Hơ hơ nhưng tìm ra phòng đó cũng khá vất vả vì khu này vắng và ngoằn ngoèo. Hỏi đường nhân viên sân bay 2 lần mới tìm được. Văn phòng nằm trong 1 container ghi toàn chữ tiếng Đức. Em học được chữ Ausgang, tức là cửa ra.

Picture793.jpg

Không 1 bóng người. Anh chàng nhân viên bốc xếp ngoài kia hồi nãy bảo là phải điện thoại cho nhân viên họ mới mở cửa tò vò ra tìm đồ cho mình. Bốc đt lên nói toàn tiếng Đức. Em đành ngồi chờ. Có 2 bác người Thổ tới, sau này em đoán là dân buôn hàng, họ gửi hàng qua đường không và đến đây nhận. 1 ông biết tiếng Đức làm phiên dịch cho ông kia. Ông biết tiếng Đức chỉ em mở cửa chui vào gặp bọn nhân viên, thấy 1 đám nam nữ đang ăn cơm và tán tỉnh nhau, vội chui ngay trở lại sau khi phải xin lỗi. Chờ cho mấy bác Thổ nhận hàng xong (họ khá thân quen với tay nhân viên giao đồ), em thò luôn tờ biên lai vào, bất kể cái quy tắc xếp hàng của bọn văn minh. Tay nhân viên ban đầu bảo em gọi điện thoại đi, rồi sau khi giao xong hàng cho đám THổ bèn cầm lấy biên lai xem sau khi hỏi kỹ xem hình dáng, màu sắc và nội dung bên trong balo. 5p sau anh ta vác balo em ra, đề nghị em điền vào biên lai rồi giao hàng. Thủ tục khá đơn giản, nhẹ nhàng. Mở ra em thở phào vì còn nguyên hũ mắm và cái nồi ;D ;D
 
4h sáng hôm sau lóc cóc mò dậy để đi tàu sớm 6h10 tới Praha.

Picture806.jpg


Picture807.jpg

Ga trung tâm.

Picture810.jpg


Picture811.jpg

Nội thất toa

KHác với Nhật Bản thích dùng màu sắc trung tính như đen xám trắng, Đức, Tiệp thích dùng màu nguyên như vàng, cam, đỏ, tím, xanh... thiết kế mỹ thuật của họ trông rất mạnh mẽ, thô khỏe nhưng có phong cách riêng và khá đẹp. Toa tàu Châu Âu có lẽ rộng hơn tàu Nhật. Nhưng người Nhật sạch sẽ, tỉ mỉ chau chút hơn. Hạ tầng của Nhật phát triển khá đồng đều, em tới tận cực bắc của Hokkaido mà nhà vệ sinh công cộng ở đấy không thua gì Tokyo, nếu không nói còn đẹp hơn. Cùng 1 tiêu chuẩn về thẩm mỹ, tiện nghi, vệ sinh trên khắp nước Nhật. Ở ga metro Fukuoka, mỗi ga đều có tên riêng và có logo riêng (quá khiếp) thiết kế rất rất đẹp. Phong cách thiết kế cũng rất quan trọng, đó là bộ mặt của sự phát triển xã hội. Người Nhật không tự hào vì là nước có nền kinh tế đứng thứ 2 TG, mà vì họ có số nhạc sĩ và nghệ sĩ nhạc cổ điển chiếm tỷ lệ dân số đông nhất nhì thế giới (không chỉ âm nhạc, mà là nghệ thuật nói chung). Số người và chất lượng chơi nhạc cụ cổ điển nghiệp dư ở Nhật đáng làm thế giới kính trọng. Trong khi đó, tại SG, mỗi kỳ lễ tết là 1 dịp cho thiên hạ kiếm chác, các công ty thiết kế đồ họa B' thiết kế đường hoa TPHCM in ảnh Thủy thủ mặt trăng treo đầy đường, chiếu đèn xanh đỏ lấp lánh. Chúng ta sẽ trả giá đắt vì không đào tạo được nghề mỹ thuật CN cho mình.

TUy nhiên, không gian công cộng của Châu Âu có cái thoải mái, tự nhiên và sang trọng mà Nhật không có.

MỘt lưu ý nhỏ nữa là toa tàu Nhật có ghế ngồi có thể xoay được 180 độ theo hướng tàu chạy để không say tàu, nhưng tàu Châu Âu thì không.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,578
Bài viết
1,153,809
Members
190,132
Latest member
thetkenoithat
Back
Top