What's new

Xe gắn máy Sg - Siem Reap - Phnompenh - Saigon...

Đoàn vượt biên đã lên đường đúng giờ G và cũng đã hồi hương đúng theo lịch trình, tuy chuyến fượt cũng có những điều không được vui nhưng nói theo 1 cách nào đó tích cực hơn là cũng thoả mãn trải nghiệm của mỗi người... Để có chuyến fượt trải nghiệm được nhiều điều, thành công và vui vẻ trước tiên cá nhân tôi xin có lời cảm ơn các bạn Con Lele, Trần Hữu Tân, Kim Hoa Bà Bà đã có sự chia sẻ, hướng dẩn nhiệt tình trên tinh thần fượt hầu đoàn tích cốp được kinh nghiệm từ các bạn giúp hoàn thành được cung đường fượt này. Đúng giờ G đa số thành viên đã có mặt tại chân cầu vượt An Sương, mong chờ bạn Thạch Anh nhưng không thấy đến, sau này mới biết Thạch Anh do còn mơ màng say ngủ nên đã đi lạc điểm hẹn (rất tiếc). Đoàn không làm đơợc thủ tục đầu tiên vì chính ngay đoàn trường hấp ta hấp hấp lo đt điểm danh, thúc dục thành viên đoàn lại là người quên mang máy chụp hình hihihi thế là để đoàn khởi hành trước vội quay êề lấy máy rượt theo. Cũng may trong đoàn có bạn bị ướt mưa trước ngày đi cảm nên fải tìm quán ăn để uống thốc và tay lái đoàn trưởng cũng lụa nên bắt kịp đoàn ở bến xe Củ Chi. Đoàn thẳng đường lên Tây Ninh đón v/c anh Hải. khoảng 07h30 đoàn đến vườn hoa 30/4 gặp v/c anh Hải và nhận phần xôi, bánh mỳ thịt nguội khẩu phần buổi trưa. Như vậy giơ đoàn mới đầy đủ thành viên,



Đoàn vượt biên hầu như đả các thành phần 4 thành viên từ Hà Nội, 01 từ Đà Nẵng, 02 Tây Ninh và đa số còn lại là xuât fát từ Saigòn. Về phương tiện cũng đa chủng loại và fân khối từ 250cc đến 100cc, Suzuki, Honda số có tay ga có, đặc biệt có cả tinh hoa của khối XHCN xưa là con Mink Khờ nữa…Đoàn chạy đến chợ Thạnh Tây – Tân Biên chờ Aj chủ nhân con tinh hoa XHCN vào chợ mua thùng nước để cấp cứu con Mink Khờ bị nóng máy è ẹt lếch.




Tới đồn BP Xa Mát đoàn nghỉ ngơi trà lá trong sân đồn trước khi làm thủ tục XC.





Làm thủ tục XC, kẹp tờ 1usd vào passport, tay HQ Kam lấy ra còn đưa lên soi thiệt giả? Xong liếc sơ 1 cái đóng dấu cái cộp…thế là xong dẫn xe qua trạm, ra khỏi khuôn viên trạm KS CK tìm bóng cây chờ đoàn, có bạn ra nói cháu kẹp 1usd nó nhìn rồi ra hiệu thêm 1 đồng nữa; người nói cháu quên kẹp usd nó nói đóng 50K…Mọi người cười nói nó fạt tội ngu vì khg chịu kẹp trước 1usd, fạt hơn gấp đôi cho khôn ra hehe. Đúng là tụi HQ Kam nhìn mặt bắt hình dong… người 1usd người 2 usd người 50K VN đồng…
Chạy tới Thị trấn Suông vào mua sim Metfone và nhờ “chớp Internet “ (cài 3G) luôn, sẵn đón thêm 1 bạn người Kam gốc Việt đu theo đoàn…







 
Last edited:
Đoàn tiếp tục chạy 1 mạch đến chân cầu Kizuna bắc qua sông Tonle *** tỉnh Kampong Cham, đoạn sông này hồi còn đóng quân ở Chup tôi có qua lại nhiều lần băng fà quân sự, đương từ fà lênrất dốc xe chạy trợt lên trợt xuống và tôi cũng có 1 kỷ niệm khg bao giờ quên tại địa điểm này. Số là hồi đó tình nguyện vào Hồng binh khi chiến trường Biên giới Tây Nam còn sôi động, cùng học ở quân trường sư 477 có 1 người bân tên Võ nguyên là Fó GĐ Nhà V8n Hoá Thiếu Nhi Tp HCM dân Thành đoàn cũng tình nguyện chung đợt, khi ra trường người mỗi ngả, được biết bạn mình đóng quân bảo vệ trạm Cơ khí fà Kampong Chàm, có lần đi công tác ghé qua thăm, lần theo con đường dất ven bờ tonle bất hỏi thăm dân biết Kon táp VN đóng quân tại nhà máy. Tìm đến thấy có 1 anh bộ đội đang gát cổng, hỏi thăm được biết Võ đang ở đây, Anh chàng bộ đội nói tôi đứng chờ để vào kêu Võ ra. Võ lúc đó body khá nhỏ con nhưng lại mặc bộ quân fục rộng thùng thình trông rất tức cười, an hem ngồi trò chuyện tôi hỏi “ Sao tụi bây hách dịch quá vậy? cùng bộ đội với nhau mà bắt đứng ngoài nắng chờ?” Nó lặng thinh dắt vào trong thấy có 1 cái ô quay bằng mấy tấm tăng (tấm nylon làm áo mưa) trong đó lố nhố mấy cái đầu, nhìn vào mới biết toàn mặc áo thun rách và quần xà lỏn, nó nói “ Tụi tao khg đủ quần áo mặc, chỉ đứa nào gát mới được mặc thôi, còn cả tiểu đội tập trung ở trong mấy tấm tăng che cho khỏi mắc cỡ với dân Kam” nghe nói mà sót hết cả ruột, tôi về đơn vị xin mấy bộ đồ gửi lên cho tụi nó có quần áo mà mặc. Giờ cũng ra quân rồi, cách đây 2 năm biết nó là Fó GĐ XN In của Thành đoàn gì đó, an hem có gặp nhau nhắc lại chuyện xưa cười mà chảy nước mắt. Tình nguyện vào nơi để hy sinh mà còn cực khổ đến khg có quần áo để mặc! Đư1ng trên thành cầu Kizuna đẹp đẻ tôi nhìn về hướng đóng quân của bạn mà thầm nhủ dân mình còn bị mị đến bao giờ mới thoát khỏi cái ách này?
Đoàn trải bạt bờ cát đầu chân cầu để nghỉ ngơi ăn trưa trể…
Của Bùi Minh Quốc
“ Máu Nhân dân tuôn chảy đúc ngai vàng,
Bạo chúa ngồi lem lẻm tụng nhân dân
Ơi em gái Trường Sơn mười tám tuổi
Cùng đồng đội đêm nao truy điệu sốngcho mình
Và cứ thế dấn thân vào lửa dội
Em nghĩ gì sau cặp mắt kiên trinh?
Em nghĩ tới tương lai tươi thắm ngọt lành?
Tương lai ấy bây giờ tôi sống dở
Quay mặt vào đâu cũng phải ghìm cơn mửa
Cả một thời đểu cáng đã lên ngôi









Chiến mã của đoàn



Ăn no , nghỉ ngơi xong đoàn lên giữa cầu Kizuna chụp hình kỷ niệm








Đoàn đi tìm chiếc cầu tre để tham quan nhưng đáng tiếc chiếc cầu tre đã bị trôi trong mùa lũ chỉ còn 1 đoạn ngắn bên cù lao, dan chúng qua cù lao fải đi bằng thuyền to làm fà

 
Last edited:
Thất bại vụ cầu tre, đoàn tiếp tục tham quan Wat Konor, Các ngôi đền Banteay Prey Nokor đặc biệt được biết đến với ngôi đền Wat Nokor nằm ở Khum Kompong Siem, ở khoảng cách 1.200 mét từ thị trấn Kompong Cham. Đài tưởng niệm được xây dựng trên sa thạch và đá ong, vào từ những năm cuối của triều đại của vua Jayavarman VII giữa thế kỷ thứ XI . Nó bao gồm một tháp trung tâm bao quanh bởi bốn bức tường đá ong hình khối chữ nhật.. Tháp trung tâm của ngôi đền Vat Nokor được trang trí bằng các họa tiết đặc trưng của Bayon với những cảnh Phật giáo trên các bức tường. [1] Các ngôi đền cũng được cho là đã được trụ sở của vua Jayavarman VII trong một thời gian, từ đó ông đã mở rộng ảnh hưởng của mình trên công quốc láng giềng. Đền Nokor Bachey là một trong những thắng cảnh du lịch lớn ở Kampong Cham.



















Sau khi tham quan Wat Konor đoàn thẳng tiến Kampong Thom. Do thời gian chờ làm thủ tục XC và chờ đợi ở Suông đón bạn Kam nên thời gian oaàn hơi bị trể. Đoàn cạy đến Kampong ThMar ngay ngã 3 giao lộ QL 6 và TL 71 còn cách Kampong Thom # 37Km trời đã tối đoàn hội ý và quyết định chạy đêm tới Kampong Thom. Đây là chặng đường gian khổ nhất trong suốt thời gian dung ruổi ở đất Kam, do không biết đoạn đường từ Kampong Thmar – Kampong Thom hư hỏng đang s/c nên đoàn đi đêm rất gian khổ, bị sụp ổ trâu nằm lien tục, fải hơn 21h00 đoàn mới đến Kampong Thom. Sau khi book nhà trọ, nhận fòng tắm rửa, mới đi kiếm cơm ăn, hang quán đã hết thức ăn, đa số fải ăn cơm bụi lề đường, tuy vậy cũng làm được vài chai bia Angkor trong khi đợi fái đoàn nữ trang điểm trước khi đi ăn tối hehe!

 
Last edited:




Kampong thom trong cuộc chiến Biên giới Tây Nam và Nghĩa vụ Quốc tế giải fóng Kampuchia thoát khỏi nạn diet chủng của Pôn Pốt Iengsary là chiến trường ác liệt, chỉ là 1 thị trấn nhỏ, ngã 4 chính là trung tâm của thị trấn, ở đó có 1 Hostel dành cho khách sang và 1 Guest house dành cho khách bình dân, gần kế bên là chợ Kampong Thom và vài hàng quán sơ sài nhưng giá cắt cổ + quán bụi vĩa hè cũng khá mắc, 1 dĩa cơm chiên bò chưa đủ no cũng fải 2,5usd... Đây là KS và Guest house độc nhất ngay ngã 4 trung tâm...



Chợ Kampong Thom còn ngủ yên trong sương mai



Ở đâu người nghèo cũng khổ, 1 nắng 2 sương kiếm cơm cho gia đình, cánh xe tuktuk, xe ôm chờ khách sớm




Ngồi tán gẩu chờ đoàn nữ đánh fấn thoa son để đi ăn sáng trước khi đi tham quan cố đô nước Chân Lạp cổ, tiền thân của Đế quốc Khmer và Kampuchia ngày nay







 
Last edited:
Chuẩn bị chiến mã lên đường tham quan Sambor Prey Kuk, Cố đô Sambor Prey Kuk được xây dựng vào thế kỷ VII, nguyên là kinh đô của vương quốc Chân Lạp xưa. Nó có niên đại sớm hơn cả các di tích trong quần thể Angkor. Các kiến trúc của cố đô hoàn toàn bằng gạch và được xây dựng hoàn toàn không có chất kết dính. Cố đô gồm có nhiều tháp nhỏ hình ống cao, trong đó có một đền gọi là Đền Sư tử, nơi diễn ra các hoạt động tôn giáo chính.
Từ đời Bavavacman I cho đến cuối đời vua Giayavacman II chính quyền quân chủ chuyên chế ở nước Chân Lạp ngày càng được củng cố dần, nhất là vùng Biển Hồ và vùng tam giác châu thổ sông Mê Kông. Trong lịch sử Campuchia, thời đại đó còn gọi là thời đại tiền Angkor, thời đại đã lại nhiều di tích về đền đài, tượng thần, văn bia khắc bằng chữ Sankris hay bằng chữ Khmer cổ, hợp thành cái mà người ta gọi là nền nghệ thuật tiền Angkor.


















 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,621
Bài viết
1,153,976
Members
190,147
Latest member
daniel22
Back
Top