What's new

[Chia sẻ] Xứ Quảng

Mặc dù VN có đến mấy tỉnh có chữ Quảng, nhưng chỉ một nơi người ta gọi là Xứ Quảng mà thôi: Quảng Nam.

Viết cái topic này để đóng góp với các bác. Các bác nhiều chuyến hoành tráng quá.

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.
Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.
Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.
Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.

(Chỗ này nếu cần sẽ viết chi tiết sau)

Topic này tớ sẽ không lôi Hội An vào, vì Hội An có lẽ phải có một topic riêng mới đủ, mà tớ thì không rành Hội An như các bác khác.
 
Last edited:
Kiến trúc khu nhà mồ của người Cơtu,dọc đường từ huyện Đông Giang chạy lên thỉnh thoảng ven đường lại rải rác những nấm mồ có hình dạng tương tự,nhưng vì mưa nắng dãi dầu nên nó hoang phế nhiều hơn...
Mình không đủ kiến thức để giải nghĩa những hình vẽ chạm khắc vào những khu mộ,nhưng cảm nhận nó có 1 vẻ đẹp thiêng liêng...
attachment.php
 
Lượm lặt chút nè:
"Người Cơ-tu quan niệm nhà mồ-quan tài của người chết luôn là một hình ảnh của ngôi nhà người sống. Nhà mồ Cơ-tu thủa xa xưa rất giống nhà ở, với mái hồi tròn nhưng hiện nay kiểu nhà mồ này còn thấy rất ít, phổ biến nhất vẫn dạng nhà mồ có mái hình vuông hoặc chữ nhật có 4 hoặc 6 cột. Quan tài Cơ-tu vẫn có mặt cắt hình tròn hay hình bầu dục tương tự như nhà ở của người sống. Họ coi hồn của những người chết sẽ hoá thành “thần” phù hộ cho buôn làng, cộng đồng luôn đoàn kết và gặp nhiều điều lành, mùa màng bội thu, dân làng no đủ, ít bệnh tật, sức khoẻ dồi dào... Vì vậy, người Cơ-tu luôn có sự quan tâm đặc biệt đến người chết, do đó tục làm nhà mồ và quan tài là sự ước muốn của người Cơ-tu từ bao đời nay.

Nhà mồ và quan tài của người Cơ-tu được dựng ở khu nghĩa địa chung của làng hoặc của dòng họ nằm ở khu rừng phía Tây của làng. Theo truyền thống, người Cơ-tu chỉ điêu khắc, trang trí quan tài và nhà mồ cho người chết khi đã làm lễ cải táng, đây là lễ lớn quan trọng, tốn kém trong các hội lễ. Ngoài lý do tâm linh, lễ cải táng của người Cơ-tu cũng là dịp để cho người sống thể hiện sự giàu có hay địa vị của mình. Nơi đây, hình ảnh rõ nhất đập vào mắt chúng ta là hai đầu trâu ở hai đầu quan tài và ở một phía đầu hồi nóc của nhà mồ. Ở đây, con trâu được nghệ nhân Cơ-tu điêu khắc, mô phỏng rất rõ nét và tự nhiên bằng một khối tròn của thân cây y như thật: sừng trâu, đầu, tai, mắt... chỉ khác thân của nó là thân của quan tài. Quan tài là một thân cây lớn nguyên vẹn được xẻ ra làm đôi, phần nắp, phần thân và hai đầu trâu dính chặt vào thân không có mộng nối."

Nguồn: http://cema.gov.vn/modules.php?mid=5697&name=Content&op=details#ixzz0tHyOoQHt
Tuy nhiên việc xây dựng nhà mồ tại khu làng truyền thống mang ý nghĩa du lịch nhiều hơn vì theo em biết người ta rất ít khi dựng nhà mồ cạnh làng. Và thực tế mà nói thì em không thích nhà mồ này bằng cái nhà mồ ở xã A Ting, huyện Đông Giang do anh Nga làm cho bố vợ mặc dù hiện nay nó đã bạc màu rất nhiều bởi thời gian.
 
Morning kiếm tấm hình đó úp lên mọi người xem thử nhé.Mà mình nghĩ với cảnh phá rừng hiện tại bây chừ muốn tìm ra 1 thân cây đủ to để khoét làm cái quan tài như thế cũng đã là cả 1 vấn đề.Người Cơtu giải quyết vấn đề này như thế nào em nhỉ?
Còn vấn đề về địa đạo Anông nữa,mình thấy trên tạp chí,sách báo quảng bá hình ảnh như là 1 điểm đến du lịch,trên đường Hcm cũng có bản chỉ dẫn rõ ràng.Vậy mà khi mình tìm đường vào thì mấy anh ở đồn BP 645 nhất quyết không cho vào dù đã tìm đủ mọi cách năn nỉ,ỉ ôi...,mấy ảnh bảo muốn vào phải có giấy phép ,mà mình hỏi giấy phép xin ở đâu thì mấy ảnh cũng chịu.Thật tiếc.Em là người đang ở Tây Giang có thể giải thích giúp anh rõ hơn không?
 
Ở Tây Giang (Hiên ngày xưa) cũng có cửa khẩu (tức đồn biên phòng) đi qua Lào đó thienson. Mình thấy mọi người vẫn gọi là cửa khẩu Gari, từ Tà Viêng đi lên mấy chục km nữa mà đường thì cực kỳ khó. Còn cửa khẩu ở Nam Giang đi lên được công nhận là cửa khẩu quốc tế rồi (Đắk Tà ócc) nhưng qua biên giới thì bên kia vẫn chưa có đường tốt, mình mới đi đường đó qua Paksé rồi qua Thái hồi cuối năm 2009, đường còn xấu nhưng so ra với trước đây thì vẫn còn tốt chán. (Điều này rất giống khi đi ở khu vực biên giới Thượng Lào-Tây Bắc Việt, hễ hỏi các bạn Lào là đường trước mặt đi được không thì đều nhận được câu trả lời là đi được, đường tốt chán trong khi mình đi qua thì hơi bị thất kinh một tẹo).

Tượng nhà mồ Cơ-Tu thì rất phong phú... Hay khi nào rảnh thienson tìm hiểu thì post lên cho đầy đủ. Mình từng dự một lễ hội đâm trâu ở Tây Quảng Nam và rất ấn tượng về cách chia thịt của đồng bào (mỗi nhà một phần mà trong phần ấy không thiếu bộ phận nào của con trâu). Chuyến đi Trường Sơn Tây năm ấy đã vác về một cái ngọn đâm trâu làm kỷ niệm, bây giờ cũ kỹ hết cả. Tiếc là không có hình ảnh hay clip nào lưu, hồi đó mình chưa có máy ảnh.
 
Cách đây 10 năm muốn làm một cái nhà mồ cũng là chuyện rất khó rồi chứ đừng nói là bây chừ anh ơi. Theo em biết thì muốn làm một cái nhà mồ người ta phải chuẩn bị từ rất lâu, đặc biệt là đối với những gia đình có điều kiện thì ngay từ khi còn sống họ đã lo liệu từng chút một về việc làm nhà mồ cho mình sau này. Với mỗi người Cơ tu việc có được một nhà mồ sau khi an nghỉ là niềm hãnh diện rất lớn, không chỉ cho bản thân mà còn cho cả gia đình, dòng tộc, nên khi anh Nga làm nhà mồ cho bố vợ xong thì ngoài những điều ấy anh còn được mọi người ngợi khen là con rể có hiếu (con rể chứ không phải con trai đâu nhé).
Riêng việc đến địa đạo A Nông thì đúng là phải liên hệ trước để xin giấy phép vì địa đạo nằm ngay biên giới Việt Lào( cách khoảng 1km). Hôm đấy em quên mất cái vụ giấy phép vì đang mải vi vu ngoài Bắc, hehe, thôi hẹn lần sau đến cứ ới em trước vài ngày em tìm cách lo cho nhé.
 
@Miên nữ:À mình nhớ ra cái cửa khẩu ở Tây Giang rồi,nó nằm trên khu 7,mà ngày xưa đường từ xã Lăng lên đâu có đi xe máy được hả chị?Ở trên đấy có 2 thứ đặc sản là Sâm khu 7 và cây Ba kích(và 1 thứ không phải đặc sản nhưng cũng rất nổi tiếng đó là lá ngón)2 thứ trên mình có dịp thử qua,còn cái món thứ 3 thì chưa dám.Năm 2001 mình có theo mấy anh em giáo viên cắm bản lên đó 1 lần,hình như đi bộ 2 ngày 1 đêm thì phải.Vừa rồi mình rất muốn lên thăm lại nhưng thời gian hạn chế qúa,có lẽ mai mốt nhờ Morning sắp xếp làm thổ địa cho mình 1 chuyến.
Chia sẻ vài tấm hình:
Một góc làng truyền thống Cơtu:
attachment.php

Nhà dài:
attachment.php
 
Last edited:
Quảng Nam Quê hương tôi!

Bạch tuộc người gốc Quảng Nam nhiều đời. từ khi vào Phượt mình đã có dự định sẽ viết về Quảng Nam quê hương yêu dấu của mình để cho bạn bè khắp nơi biết hiểu hơn về Quảng Nam về cái mặn mà chân tình và mộc mạc của con người Xứ Quảng, nhưng mình mới chỉ là phượt hóng hớt, kiến thức còn hạn chế nên lần lựa mãi..... đọc Xứ Quảng đã lâu rất khâm phục và quý mến thầy Chito vì bài viết về quê hương mình, sợ post vào làm hỏng cả toppic, nhưng nghe a thienson bảo đã hỏi ý kiến và được chủ topic đồng ý, nên Bạch tuộc cũng góp một vài điều về Quảng Nam theo những gì mình đã thấy và cảm nhận.

Đầu tiên đó là : Cung đường đi Nam - Đông -Tây Giang thật đẹp và quyến rũ.

Đi khoảng 20 phút từ cầu vượt Hoà Cầm là đã thoát khỏi cái ồn áo nào nhiệt của phố xá, trời cao mây trắng , gió thổi vi vu. Hai bên đường cây và cây xanh ngát mát rượi tâm hồn bỗng thư thái hòa mình vào khỏang không xanh mát ấy:

attachment.php


Đồng lúa xanh xanh hoà quyện với màu xanh bạt ngàn của rừng núi của cây cối . Cuối tuần chỉ cần bỏ ra vài chục phút là đã có thể tận hưởng cái không khí trong lành và không gian xanh ngút ngàn :

attachment.php


Những lo toan vụn vặt của đời sống thường ngày sẽ tan biến vào hư không khi bạn tự mình vi vu và khẽ hát nho nhỏ : mây bây trên đầu và nắng trên vai......

attachment.php


Cung đường quanh co uốn lượn lên dốc thả dốc gió phả vào mặt mát rượi , rất cảm giác cho những ai mê những cung đường đẹp:

attachment.php


Những đám mây ngao du lúc bay lúc đậu trên các chỏm núi tạo ra một bức tranh xanh xanh -trắng trắng - rồi lại xanh xanh . xanh của trời - trắng của mây và màu xanh bạt ngàn của núi rừng, đem lại cho ta một cảm xúc thật tuyệt vời vào một ngày cuối tuần :

attachment.php


Một cung đường phù hợp cho những ai có ý định thư giãn vào ngày cuối tuần và thoát khỏi cái ồn ào của phố xá ......
.............................
 
Ai từng đến hoặc biết đến Quảng Nam đều từng nghe 2 câu thơ:
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say
Ngày xưa,ở vùng Gò Nổi,có ông già họ Lê nấu rượu rất ngon.Mỗi chiều,mọi người trong làng đều ghé quán ông để thưởng thức hương vị cay cay độc đáo này.Riêng đối với lớp con trai trong làng,họ ghé quán không chỉ vì rượu ngon mà còn để ngắm nhìn cô gái con ông chủ quán.Tên cô là Hồng Đào.Cô gái rất đẹp,nước da trắng ngần,tóc đen nhánh chảy mượt như dòng nước sông Thu.Ánh mắt cô gái lấp lánh.Bắt gặp ánh mắt cô gái,các chàng trai lòng dạ xốn xang,rượu chưa kịp uống đã thấy lòng lâng lâng...
Nhưng rồi ,cô gái sang ngang...về làm dâu xứ khác làm cho biết bao trai làng ngẩn ngơ.Danh rượu trở thành nỗi tiếc nuối âm vọng hoài trong câu ca:
Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say...
 
Có một số ảnh về Quảng Nam đẹp, thiết nghĩ giấu coi một mình thì xấu quá, chia sẻ cho các bạn xem nhá:)

Ruộng bậc thang Quảng Nam:

attachment.php


Dòng sông Thu Bồn khi đã xuống hạ lưu:

attachment.php


Ngã ba sông Thu Bồn và Sông Hoài :

attachment.php
 
Hồi bé, được một lần về Quảng ăn gà tre ở đèo Le, huyện Quế Sơn, Quảng Nam. Cho đến bây giờ vẫn thấy không thịt gà ở nơi nào ngon bằng.

Ký ức cứ giữ miết hình ảnh con đèo hoang vu, cao chót vót, ngoằn nghèo. Đỉnh đèo, dưới chân suối Nước Mát dăm ba hàng quán tranh, bán thịt gà - con gà bằng nắm tay của ba, thịt dai, ngọt, thơm, nhứt là miếng thịt bắp sậm màu dẻo, đậm đà, bùi bùi béo béo. Ăn xong thì tắm suối Nước Mát, nước rất mát, xong rồi đi qua bên kia đèo đi tiếp lên Kẽm (hòn Kẽm đá Dừng), nơi thượng nguồn sông.

Đèo Le nối giữa đồng bằng và vùng bán sơn địa. Ai lên Trung Phước đèo Le/ Làm ơn cho gởi nắm chè mồng năm. Do địa thế, hình như chỉ Quảng Nam mới có những câu ca gửi gắm cái tình giữa người dân hai vùng núi và vùng biển thông qua đặc sản.

Đèo Le giữ vị trí đặc biệt trong lòng nhiều người Quảng Nam xa xứ, những người mà trải qua thời kháng chiến đi bộ qua lại đèo Le, ghé uống bát nước, ăn tô cháo gà. Nghe kể thời đó, đèo Le như vùng kháng chiến, bên cạnh những hàng quán bán gà, có quán nước mà cũng là quán thơ của nhà thơ Khương Hữu Dụng, có tiệm hớt tóc - cũng là 1 cái chòi tranh - của nhà Quảng Nam học Nguyễn Văn Xuân. Thầy Xuân vừa cắt tóc vừa kể chuyện xưa tích cũ, cắt mãi mấy tiếng đồng hồ mới xong một cái đầu.

Còn đây là đèo Le ngày gặp lại. (Tranh thủ 2 ngày rảnh rỗi trong chuyến đi không-phượt chạy từ Đà Nẵng - Quế Sơn (qua đèo Le) - Khâm Đức - Tam Kỳ (ghé đảo Tam Hải) - Đà Nẵng). Bây giờ thì mình đã biết đèo Le thấp tè ngắn ngủn chẳng là gì so với nhiều con đèo khác. Duy chỉ niềm tin vào "thiên hạ đệ nhất kê nhục" gà tre đèo Le thì vẫn không có gì lay chuyển nổi.

Tình hình là không còn những hàng quán thơ mộng hai bên đường nữa. Thay vào đó là một nhà hàng bê tông. Mình vào gọi hai con gà một nướng một luộc kèm cháo.

attachment.php


Gà vẫn ngon, nhưng mà không ngon như trong ký ức. Đường lên suối Nước Mát thì như thế này

attachment.php


Đỉnh đèo xây dựng dở dang.

attachment.php


Khác với ngày xưa khách ăn gà đi xe hơi khá nhiều.

attachment.php


Duy vẫn còn đó một miền quê mộc mạc, xanh mướt dưới chân đèo. Bên kia bến đò Trung Phước là làng Đại Bường bốn mùa cây trái.

attachment.php


PS - Lúc đi đò lên Kẽm, chú lái đò nói giống gà tre đèo Le không đủ cung cấp cho khách gần xa kéo đến ăn gà, nhà hàng trên đỉnh đèo chủ yếu là bán gà kiến (một giống gà cũng ngon nhưng không bằng gà tre). Ây da, vậy là ngày trở lại tuy ruộng dâu chưa hóa bể nhưng cũng không thể uống nước hai lần trên một dòng sông.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,626
Bài viết
1,154,152
Members
190,153
Latest member
kientruckhangvinh
Back
Top