What's new

[Chia sẻ] Xứ Quảng

Mặc dù VN có đến mấy tỉnh có chữ Quảng, nhưng chỉ một nơi người ta gọi là Xứ Quảng mà thôi: Quảng Nam.

Viết cái topic này để đóng góp với các bác. Các bác nhiều chuyến hoành tráng quá.

Quảng Nam tách ra từ Quảng Nam-Đà Nẵng được mười năm nay. Xưa vùng đất này thuộc vương quốc Chăm pa (Chiêm Thành) cổ, dần dần trong quá trình Nam tiến, người Việt đuổi và tiêu diệt người Chăm, nên người Chăm ở Quảng Nam gần như không còn nữa.
Quảng Nam cũng là đất có kinh đô cổ nhất của người Chăm: Trà Kiệu, có di sản thế giới là Thánh địa đầu tiên của người Chăm: Mỹ Sơn, và di sản Hội An.
Về thiên nhiên, Quảng Nam có mấy bãi biển đẹp: Cửa Đại, Tam Thanh. Miền phía tây là núi giáp Lào. Hồ Phú Ninh cũng là một hồ nước nhân tạo rất đẹp với rừng được bảo tồn và trồng mới.
Người dân hiền hòa, thật thà, món ăn xứ Quảng có tính đặc trưng: ít vị nhưng vị nào ra vị ấy, mạnh và gắt.

(Chỗ này nếu cần sẽ viết chi tiết sau)

Topic này tớ sẽ không lôi Hội An vào, vì Hội An có lẽ phải có một topic riêng mới đủ, mà tớ thì không rành Hội An như các bác khác.
 
Last edited:
Sông núi sẽ viết sau, đoạn này nói về các di tích Chămpa cổ còn lại trên đất Quảng Nam.

Công trình Chămpa ở xa nhất phía Bắc là ở Huế, Đà Nẵng còn một số di tích, Quảng Nam còn những di tích chính sau:
- Thánh địa Mỹ Sơn
- Kinh đô Trà Kiệu: đã hoàn toàn không còn gì
- Phật viện Đồng Dương: chỉ còn nền
- Tháp Bằng An
- Tháp Chiên Đàn
- Tháp Khương Mỹ

Tháp Bằng An
(Trên quyển bản đồ hành chính ghi là tháp Bằng Sơn)

Theo quốc lộ 1 cũ đi qua thị trấn Vĩnh Điện, sát cửa ngõ thị trấn có một con đường rẽ phải, khoảng 2km là đến tháp Bằng An, được coi là cái linga to nhất Đông Nam Á

 
Last edited:
Tháp Chiên Đàn


MT-TN06_Thap Chien Dan 01.jpg


MT-TN06_Thap Chien Dan 02.jpg


MT-TN06_Thap Chien Dan 03.jpg


Linh vật được thờ trong Tháp

MT-TN06_Thap Chien Dan 04-1.jpg
 
Tháp Bằng An là ngôi tháp Chăm bát giác duy nhất còn lại. Niên đại xây dựng của tháp Bằng An - theo như tấm bảng giới thiệu - là vào thế kỷ 11.

Tuy nhiên theo một số tài liệu, thì tháp được dựng sớm hơn. Theo tấm bia đá được khắc khoảng năm 875 - 977, có ghi lại là vị vua Bhadravarman II của vương quốc Chămpa dựng một ngọn tháp Linga Paramesvara (Linga tối thượng), hình một linga khổng lồ, tượng trưng cho Thần Shiva, hình ảnh linh thiêng nhất của Thượng đế. Hình tượng Linga luôn là trung tâm điểm trong thế giới quan của người Chămpa, không hề dung tục, mà thiêng liêng thần thánh.
Nếu tháp Linga Paramesvara trong bia chính là tháp Bằng An, thì tháp này đã có từ trước tấm bia đó.




Hình dạng Linga đặc biệt của tháp ai cũng có thể nhận ra.

Cũng như tất cả các tháp Chăm khác, cửa tháp quay về hướng Đông để đón Mặt Trời. Phần sảnh kéo dài thành cửa, gồm cửa chính và 2 cửa phụ hai bên. Năm 1940, công chánh Pháp sửa lại bịt phần dưới 2 cửa phụ thành 2 cửa sổ, nên tháp này là tháp Chăm duy nhất có cửa sổ theo kiểu ấy !!!
(ngày nay nhiều bác nhà ta bảo tồn di tích cũng y hệt thế)
 
Last edited:
Cũng giống như hầu hết các tháp Chăm, tháp xây bằng gạch, trang trí bằng đá sa thạch. Đỉnh tháp đã rơi mất từ lâu, nên đứng giữa lòng tháp có thể thấy cái lỗ tròn trên đỉnh, và vì thế trong tháp khá sáng, chứ không tối om như nơi khác.
(Giống thật quá đi mất).

2007_0304_QuangNam198copy.jpg

Ngày nay giữa tháp có một bàn thờ nhỏ thờ Linh vật Linga nhỏ bằng đá, một Linga sứt mẻ mất một góc, và đứng trơ trọi mà không có Yoni hứng đỡ, và một bát hương của người Việt cắm đó, lạnh lẽo và hờ hững. Chắc hẳn những di vật khác đã thất lạc hoặc di cư vào bảo tàng mất rồi.

2007_0304_QuangNam197copy.jpg

Một Linga nhỏ nằm chính giữa một Linga vĩ đại, là hình ảnh của một thế giới quan thần thánh sinh sôi. Phải chăng bên ngoài là Vũ trụ vô tận, bên trong là bản thể kết tinh?

2007_0304_QuangNam203copy.jpg
 
cái linh vật được thờ trong tháp là cái gì vậy thế bác anson?

Trung tâm điểm thế giới của người Chămpa là bộ đôi sinh thực khí Linga-Yoni, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Hình tượng này mang rất nhiều ý nghĩa từ đơn giản đến phức tạp.

Hình tượng Linga-Ioni (L-I) nguyên ủy chính là cơ quan sinh dục nam-nữ, là cái đã-đang-sẽ tạo ra sự sống. L-I là khởi nguyên, duy trì, và tiếp tục của sự sống. Vì vậy nó trở thành linh thiêng vô cùng.

Linga hình trụ thẳng đứng, là cái tạo dựng, định hướng, gốc nguồn, là trục của Vũ trụ. Ioni nằm ngang, là cái chứa đựng, sinh sôi, nâng đỡ, là nền của Vũ trụ. Linga đứng thẳng trên Ioni cũng như núi Mehru (Hán Việt là núi Tu Di) đứng giữa mặt đất và biển cả, là Trời-Đất, Đực-Cái, Cõi Thực Tại - Vô Thực Tại, mà cõi Thực Tại là nơi của Thần và người, cõi vô Thực tại là của ma quỷ, cõi chết.

Do đó, Linga dần trở thành biểu tượng, ngẫu tượng của Thượng Đế tối cao vô thượng. Thượng đế Ishavara trong Ấn Độ giáo tách thành ba đấng Brahma, Visnu, Shiva.
Brahma (Phạm Thiên) là Sáng tạo, khởi thủy, sau sự Sáng tạo vĩ đại, đã chuyển hóa vào cả vũ trụ.
Visnu (Tỳ Nữu) là Bảo tồn, bảo vệ cho vũ trụ thời mới hình thành, duy trì trật tự cho đến khi Shiva xuất hiện. Visnu chỉ thỉnh thoảng trở lại thế giới hiện thân dưới dạng hình của một số vị thần-người như Rama, Phật.
Shiva (Thấp Bà) là Hủy diệt. Nhưng hủy diệt để rồi lại tái tạo. Sự sinh sôi và hủy diệt ở giai đoạn sau Brahma đều do Shiva, cho nên Shiva trở thành hiện thể của Thượng đế tối cao.
 
Tháp Chiên Đàn
Linh vật được thờ trong Tháp

attachment.php
(Tại sao ảnh ko hiện ra?)

Trong bộ Linga-Ioni mà bác Anson chụp này, đây là cái Linga đầy đủ nhất.
Linga đầy đủ gồm ba phần: Phần dưới cùng hình vuông là tượng trưng của Brahma, phần giữa hình bát giác là Visnu, phần trên hình tròn là Shiva.

Những Linga tôn thờ Shiva tối thượng thì chỉ lấy phần tròn làm chính, như cái Linga ở trung tâm Mỹ Sơn


Linga đặt trong tháp thờ, bao giờ cái khe ở đầu cũng quay về hướng Đông (nghĩa là nếu đó là dựng đứng từ một người đàn ông nằm ngửa :D , thì chân anh ta quay về đông, đầu quay về tây, nếu đầu ngẩng dậy sẽ nhìn về đông)

Ioni bên dưới thường là hình vuông, loại tròn như ở Chiên Đàn hiếm có hơn. Ioni là hình dạng của tử cung có khe chảy ra. Cái rãnh chảy ra đó quay về hướng bắc, nghĩa là nếu đây là một người đàn bà nằm ngửa, thì đầu cô ta quay về nam, chân về bắc, vuông góc với người đàn ông. Hai vật này là trung tâm thì hai người thần thánh là hai hướng của vũ trụ.

Trong lễ hội người Chăm, người ta sẽ dùng nước trong, nước thơm, sữa,... dội lên đầu Linga, nước sẽ chảy xuống Ioni, chảy qua rãnh ở phía bắc, nước chảy ra đó được coi là nước thần thánh, được dùng để lau lên người, dội lên đầu...

(Trình bày về Linga-Ioni thế này đủ chưa?)
 
Last edited by a moderator:
Nếu bác còn tư liệu thêm nữa về tín ngưỡng phồn thực của người Chăm thì xin bác cứ tiếp cho anh em thêm kiến thức.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,545
Bài viết
1,153,588
Members
190,114
Latest member
vaota88
Back
Top