Xã Ngọc linh nằm trên 1 vùng đất tương đối bằng phẳng, xung quanh là núi non trùng điệp. Gió lùa qua các khe núi và thổi tung hết mái tôn của trạm kiểm lâm, trạm chỉ còn 1 gian nhỏ và nhà bếp là nguyên vẹn. Nên khách phương xa phải ngủ ngoài hành lang, ngoài sân. Nguồn nước được dẫn từ suối trên núi bằng ống nhựa mềm về tram kiểm lâm và chia ra cho các làng.
Mổi tộc người sống quần tụ lại với nhau và được gọi là làng, xã có 7 làng. Do chính sách định canh định cư của chính phủ nên những năm gần đây họ xuống dưới đất bằng làm nhà. Còn theo bãn năng thì đồng bào thích ở trên cao, làm rẫy dưới xuôi (đất thấp và gần nguồn nước) sau khi thu hoạch xong thì gùi lương thực lên núi cao.
Ở xã Ngọc linh hằng năm có tục đâm trâu, và mổi năm có hằng chục gia súc lên bàn thờ, tốn kém hàng trăm triệu đồng, điều này làm phá sản chính sách xóa đói giãm nghèo của nhà nước ( Trâu, bò được tặng cho người đồng bào vùng cao hy vọng đấy là cần câu cơm cho họ).
Ngay buổi sáng 01/09, từ trạm KL, nhóm vào xã uống cà phê thì gặp 1 chị phụ nữ đi trên đường với trạng thái đang sỉn ( do không được phép chụp hình nên không có ảnh minh họa cho bà con xem). Qua cách ăn mặc, nhà cửa mình thấy người dân còn nghèo lắm, hiếm nhà có xe máy. nhưng ngược lại, người kinh ( nhất là các cán bộ nhà "ta" phục sức không thua kém gì nhân viên văn phòng ở SG.)có vẽ khá giã hơn ( quán cà phê, điểm thu mua nông sản....) đều do người kinh kinh doanh.
Không có Bãn Châu, chỉ có làng người Châu trên đường vào xã Ngọc Linh, làng nhìn rất tồi tàn, hầu hết là nhà sàn chân thấp ( độ cao của sàn khoãng nửa mét). Khi đi qua cảm giác giống như làng chết vì im lìm và vắng vẻ, chỉ vài trẻ nhỏ lỏ mắt nhìn khách lạ. đường xá được xây dưng khá qui mô, đoạn qua làng người Châu có cả vĩa bê tông dọc theo đường, phân chia đường và lề đường.