What's new

Xuyên Việt tuổi 20

Quay lại ngắm nhìn lần nữa cột cờ giới tuyến, có một điều chắc chắn rằng lá cờ đỏ sao vàng năm cánh sẽ mãi mãi tung bay trên bầu trời xanh Việt Nam.

DSC_4055.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Trời xanh, mây trắng, đất Quảng Trị hôm nay thật thanh bình. Gặp lại dòng Thạch Hãn, không cuồn cuộn mà lững lờ trôi.

DSC_4064.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Ghé vào tiệm ăn đường vào thành cổ Quảng Trị ăn trưa. Không khí trong quán đầy náo nhiệt như quên đi cái nắng chói chang. cô bán cơm, chị phụ, rồi những người khách rơm rả trò chuyện bằng giọng nói xứ Quảng, cái giọng mà tôi đã dần quen bởi những người bạn mình. Thằng em tôi có cô bạn gái Quảng Trị, nó bảo : "lúc đầu hok hiểu gì hết, mà giờ chưa nói cũng hiểu luôn" :)) Cái chất giọng đặc trưng thật làm người lạ khó hiểu nhưng khi hiểu thì ôi thôi mới dễ thương làm sao.
Sau hồi trò chuyện thú vị, tôi hỏi đường vào thành cổ.

DSC_4073.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Thành cổ Quảng Trị xây dựng bằng đất vào thời Gia Long,tới năm 1827 vua Minh Mạng cho xây lại bằng gạch. Thành được xây theo lối kiến trúc thành trì Việt Nam với tường thành bao quanh hình vuông được làm từ gạch nung cỡ lớn; kết dính bằng vôi, mật mía và một số phụ gia khác trong dân gian.

DSC_4069.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Thành cổ Quảng Trị còn nổi tiếng là nơi diễn ra trận chiến 81 ngày đêm giữa lực lượng của Quân đội Nhân dân Việt Nam với Quân lực Việt Nam Cộng hòa có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực của quân đội Mỹ. Đây là một trận đánh hao tổn về sức người và của cho cả hai bên.

Tháp chuông tưởng niệm liệt sĩ chiến đấu 81 ngày đêm bảo vệ thành năm 1972.

DSC_4070.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Một bài tuyệt vời, mình hơn bạn 2 tuổi, và tháng 6 năm sau cũng đang có dự định hành trình 45 ngày từ Cà Mau về Lạng Sơn...hy vọng có ngày gặp mặt để chia sẻ kinh nghiệm :). Minh đang vận động thành viên thực hiện chuyến đi trên (dự tính đoàn tối đa 5-6 người, hiện đã có 2 :D), biết là cực khó khăn (nhất là ở vùng Tây Bắc) nên mình bắt đầu kế hoạch từ bây giờ, và rất may mắn có hành trình của bạn là 1 tư liệu quý để bớt phần nào thời gian lên kế hoạch :). Rất cảm ơn bạn :).
 
Chào anh, chuyến đi cũng thật ngắn ngủi, chỉ đủ để thi thoảng nhớ về. Cũng bởi do số tiền có hạn nên ở lại ít thôi, muốn được đi lâu lắm , xuyên Việt 3 lần độc hành chắc nhiều kỉ niệm lắm a nhỉ
Vậy lần tới tiết kiệm đủ làm 1 chuyến dài ngày xuyên lên Tây Đông bắc lun em ;)
 
Một bài tuyệt vời, mình hơn bạn 2 tuổi, và tháng 6 năm sau cũng đang có dự định hành trình 45 ngày từ Cà Mau về Lạng Sơn...hy vọng có ngày gặp mặt để chia sẻ kinh nghiệm :). Minh đang vận động thành viên thực hiện chuyến đi trên (dự tính đoàn tối đa 5-6 người, hiện đã có 2 :D), biết là cực khó khăn (nhất là ở vùng Tây Bắc) nên mình bắt đầu kế hoạch từ bây giờ, và rất may mắn có hành trình của bạn là 1 tư liệu quý để bớt phần nào thời gian lên kế hoạch :). Rất cảm ơn bạn :).

Ohhh :D 45 ngày Cà Mau-Lạng Sơn một hành trình tuyệt vời đây :) chúc các bạn, anh chị 1 chuyến đi thành công tốt đẹp :)) Chờ đón bài 45 ngày này trên diễn đàn nha (c)
 
"Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón...
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ,
Em trao nón đợi và em hẹn hò"

Huế thương !

Xứ Huế mộng mơ đã đi vào thơ ca, để mỗi lúc đâu đó vang lên câu hát lòng người lữ khách lại bâng khuâng nhớ về ! Tôi đến Huế chiều nay, một chiều tháng 5, nắng Quảng Trị vừa buông thì cũng là lúc tôi lăn bánh đến đất Thần Kinh này. Không nắng gắt, không mưa dông, một xứ sở mưa phùn lất phất, buồn nhưng nhẹ nhàng, cứ như tà áo dài thướt tha trong gió. Đẹp nhưng không kiêu sa kiều diễm mà rất đơn giản, mộc mạc. Những chuyến xe ngược xuôi hối hả hướng về cố đô, còn riêng tôi từ từ chầm chậm chạy để nhìn nơi đây rõ ràng hơn. Từ xa tiếng xe lửa "xình xịch" vội vã hấp tấp, tàu chạy chậm dần vì ga Huế đang chờ đón những người lữ khách.

DSC_4082.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Ga Huế màu hồng dịu dàng hiện ra, cái nơi mà những người tha hương luôn nhớ mỗi lần về thăm quê.

DSC_4151.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Lang thang tiến về trung tâm thành phố, dưới bầu trời như mang đậm vẻ u sầu. Chạy dưới hàng phượng vĩ xanh mát bên dòng Hương giang mà lòng cứ mênh mang khó tả. Rồi Kinh thành Huế cũng hiện ra, như đưa ta về thời lầu son gác tía.

DSC_4091.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Qua cửa Tây-Quảng Đức kinh thành uy nghi trước mắt. Kỳ Đài sừng sững lên trời xanh, Kỳ Đài được xây dựng vào năm Gia Long thứ 6 (1807).

DSC_4103.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Cổng Quảng Đức nhìn từ trong thành, phía sau là 9 pháo thần công. Cửu vị thần công được đặt tên theo “Tứ thời”: Xuân, Hạ, Thu, Đông; “Ngũ hành”: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Năm 1816, chín khẩu súng còn được triều Gia Long đặt tên mới nữa là: Thần Oai Vô Địch Thượng Tướng Công Cửu Vị.

DSC_4106.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Quảng trường Ngọ Môn rộng lớn trước Kỳ Đài, con người thật bé nhỏ trước tuyệt tác kiến trúc của cha ông.

DSC_4111.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
Ngọ Môn-cổng chính phía nam của Hoàng thành Huế. Hiện tại đang được tu sửa vì tác động của thời gian. Được xây dựng vào năm 1833, Ngọ Môn trải qua 3 thế kỉ vẫn sừng sững xứng đáng vị thế cửa chỉ dành cho vua chúa và các xứ thần.

DSC_4122.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Lầu Ngũ phụng là phần lầu đặt ở phía trên đài - cổng. Lầu có hai tầng, kết cấu bộ khung hoàn toàn bằng gỗ lim với chẳn 100 cây cột.

DSC_4127.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Đã 5h chiều, tôi không thể vào thăm quan. Cố đô Huế tôi nhất định phải quay lại.
Dòng nước quanh thành màu ngọc bích làm tô thêm vẻ đẹp Ngọ Môn.

DSC_4128.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 
"Trở lại Huế thương bài thơ khắc trong chiếc nón...
Em cầm trên tay ra đứng bờ sông.
Sông Hương nước chảy thuyền trôi lững lờ,
Em trao nón đợi và em hẹn hò"

Huế thương !

Xứ Huế mộng mơ đã đi vào thơ ca, để mỗi lúc đâu đó vang lên câu hát lòng người lữ khách lại bâng khuâng nhớ về ! Tôi đến Huế chiều nay, một chiều tháng 5, nắng Quảng Trị vừa buông thì cũng là lúc tôi lăn bánh đến đất Thần Kinh này. Không nắng gắt, không mưa dông, một xứ sở mưa phùn lất phất, buồn nhưng nhẹ nhàng, cứ như tà áo dài thướt tha trong gió. Đẹp nhưng không kiêu sa kiều diễm mà rất đơn giản, mộc mạc. Những chuyến xe ngược xuôi hối hả hướng về cố đô, còn riêng tôi từ từ chầm chậm chạy để nhìn nơi đây rõ ràng hơn. Từ xa tiếng xe lửa "xình xịch" vội vã hấp tấp, tàu chạy chậm dần vì ga Huế đang chờ đón những người lữ khách.

DSC_4082.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Thấy Huế lại nhớ, cho chú ... nhớ lại chút... Huế xưa...nhé!

attachment.php


attachment.php


attachment.php
 
Ra khỏi thành, tôi chạy dọc bên dòng Hương giang đến chùa Thiên Mụ. Hương giang cứ nhẹ nhàng lơ đãng trong buổi chiều buông.

DSC_4150.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Chợt nhớ câu hát:
"Ai ra xứ Huế thì ra
Ai về là về núi Ngự
Ai về là về sông Hương
Nước sông Hương còn vướn chưa cạn
Chim núi Ngự tìm bạn bay về
Người tình quê ơi người tình quê thương nhớ lắm chi "

Sông Hương-núi Ngự những thắng cảnh xứ Huế làm sao xuyến lòng ai. Rồi cũng tới chùa Thiên Mụ, ngôi chùa tuyệt tác xứ cố đô. Chùa Thiên Mụ nằm tả ngạn sông Hương, chùa chính thức khởi lập năm Tân Sửu (1601), đời chúa Tiên Nguyễn Hoàng -vị chúa Nguyễn đầu tiên ở Đàng Trong.

DSC_4137.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Tháp Phước Duyên 7 tầng, biểu tượng xứ Huế.

DSC_4148.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr

Trải qua bao thăng trầm và bào mòn của thời gian nhưng chùa Thiên Mụ vẫn còn mang trong mình những dấu ấn vàng son của thời phong kiến.

DSC_4145.NEF by Phuc Nguyen Hoang, trên Flickr
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,446
Bài viết
1,147,339
Members
193,506
Latest member
thegioidualuoi
Back
Top