What's new

Lan man miền Bắc

Như Nguyễn Nhật Ánh bây giờ, Duyên Anh và Từ Kế Tường đóng vai trò nhà văn cho tuổi nhỏ ngày trước nhưng quyển sách in đậm dấu ấn lên tuổi thơ mình lại là một quyển sách dịch, quyển "Con voi đầu đàn", quyển sách viết về một chú voi oai dũng được nuôi dưỡng trong một trại voi từ nhỏ, lớn lên và trở về với thiên nhiên, quyển sách với rất ít người biết và đến khi mình hầu như không nghĩ là có người đã từng đọc như mình thì lại gặp ngay một cách ngẫu nhiên, mà chẳng phải ai xa lạ, chính là một đứa bạn đồng nghiệp ở ngay phòng kế bên, thân thì cũng chẳng là thân nhưng vẫn thường cùng ăn trưa và cafe giữa cữ. Cho qua những bộ sách kiếm hiệp của Kim Dung hoặc Nam Kim Thạch và Cổ Long sau này mang phong cách tân kiếm hiệp với nhân vật chính không rõ "sư môn" mở đầu truyện bằng võ công tuyệt thế, không chiêu thức lằng nhằng chỉ tóm gọn trong một chữ nhanh và óc phán đoán như các nhân vật trong truyện trinh thám của Simenon. "Của chuột và người", quyển sách tuổi thiếu niên của mình cũng là một quyển sách dịch của John Steinbeck, gần đây mình có xem phim làm từ tác phẩm này, phiên bản quay năm 1992, quay rất sát với truyện và hay, chỉ tội nhân vật Lennie với chiếc đầu hói lại già hơn trong truyện của mình nhiều quá. Nếu phải chọn một quyển sách cho mỗi độ tuổi mình đã qua, không do dự mình chọn "Alexis Zorba" của Nikos Kazanzaki cho tuổi thanh niên của mình dù trong độ tuổi này mình đọc rất nhanh và rất nhiều với hầu hết tác phẩm của Dostoievski, Leon Tolstoy, Tsekhov, Albert Camus, Sartre, Nietzche,... chung lại là các quyển đã phát hành ở thời gian ấy của các tác giả từ Đông sang Tây, từ cổ chí kim. Quyển sách xuất bản từ trước 75 do một đồng nghiệp lớn hơn vài tuổi cho mình mượn, Bảo Thạnh, nghe đâu giờ đã là phân viện trưởng cái phân viện mình làm ngày trước. Quyển này trong lần tái bản gần đây nhất mình mua tặng bạn bè thân quen đến nay vẫn còn giữ vài quyển. Mình có tật xấu là cái gì thích thì ngoài mua để dùng thường xuyên lại có thêm một hoặc hai bản để dành.

Em thích nhất là quyển " Ngựa chứng trong sân trường" thời còn niên thiếu. Xin mạo mụi hỏi xem a còn nhớ tác phẩm này không! trong các tác giả a đã nêu tên trong comment này. Tác phẩm này nêu lên tinh thần cao thượng của một thầy giáo đã đai đen ( Không thủ đạo-. Đệ nhất đẳng huyền đai) khi cần thiết thì vẫn cho học trò biết một ít về võ thuật. Nhưng nhà " kỹ sư tâm hồn vẫn là một kỹ sư đẹp trong ánh mắt học trò.
 






Nếu ko lầm thì đây là Jardine du Luxembourg, một chốn hẹn hò lý tưởng cho các cặp tình nhân nhất là vào thu.

Góp hình 1 góc Paris nhìn từ trên tháp Effeil
000108 by PQ C, on Flickr
000107 by PQ C, on Flickr​


Bạn cuhoya đã đi được nhiều nơi quá nhé! Xin chúc mừng bạn! Mình thật sự không biết bao giờ mới đi được những nơi trên..hi.hi.​
 
Last edited:
Những con đường lá vàng mình chụp trong Jardin des Tuileries lúc từ bảo tàng Louvre ra, còn Le Jardin du luxembourg thì nằm bên tả ngạn sông Seine hơi xa một chút về phía Nam. Những con đường lá vàng vào mùa Thu Paris thì đều lãng mạn như nhau cả nên rất khó nhận biết. Nếu có thêm vài tấm này nữa thì bạn chắc sẽ nhận ra ngay mà không nhầm. Xa xa là biểu tượng “Cây bút chì” của Place de la Concorde và hồ nước này cũng ở mặt Tây công viên.







 
Last edited:
Vài tấm Paris chụp từ tháp Eiffel từa tựa góc nhìn các tấm hình bạn gửi.


































Paris thì dễ có ảnh lắm, cứ giơ máy lên thì lại có ngay. Ai đó đã nói: “Nếu muốn ngắm cảnh thì đừng mang máy ảnh”, mình chắc chưa đạt đến mức biết ngắm cảnh nên vẫn thường mang theo máy. Mình chụp ảnh có khi vì phong cảnh trước mắt hiện ra đẹp ngỡ ngàng buộc phải có ảnh, không có máy thì phone hay tablet, kiểu gì cũng phải có ảnh giữ lại khoảnh khắc mình đang chiêm ngưỡng với tâm trạng thật phấn khích. Ảnh chụp được may thì cũng đẹp nhưng vẫn thấy không thể nào như những gì mình trải qua, chỉ là có chút kỷ niệm. Về lấy ảnh ra khoe với bạn bè để thúc: Đi đi, đẹp lắm, ở ngoài đẹp hơn nhiều. Gặp phải bạn thân "ngại đi" còn đưa ra những "khuyến mãi" hấp dẫn kiểu như anh đi đi phòng em lo, ... Đó sẽ là trường hợp lúc mình qua Y Tý, Đồng Văn, Mèo Vạc hay đoạn mới mở qua Bàu Trắng. Từng metre đường đi qua nơi đây đều là những cảnh đẹp khó quên.

Nhưng cũng có khi ảnh đẹp mang về mà lòng không vui chụp chẳng qua vì mọi người có ảnh nơi nào đó đẹp quá mà mình đến rồi chẳng lẽ lại về không, lúc chụp cứ phải tránh tới, né lui loay hoay đủ kiểu. Ảnh ra rồi lại cắt xén, xóa cái này, che cái nọ. Nói chung là chán lắm.
 
“Ngựa chứng trong sân trường” cũng là một quyển rất “nổi” của Duyên Anh, nhưng với tác giả này, lúc nhỏ mình lại thích “Những con suối ở miền Đông” hơn. Trạc tuổi mình và duonghai mấy ai chẳng đọc qua Duyên Anh đúng không.


Mình có tật xấu là cái gì thích thì ngoài mua để dùng thường xuyên lại có thêm một hoặc hai bản để dành. Chẳng vậy mà.











 
Và đây nữa, dù dư biết loại đèn pin sản xuất ngay tại nước Mỹ này sẽ còn "chạy tốt" cả khi mình đã không còn. Cũng lâu rồi hàng hóa tiêu dùng sản xuất ngay trên đất Mỹ đã trở thành hàng hiếm. Motor Harley, Hộp quẹt Zippo, đèn pin Maglite, Surefire danh tiếng đã trở thành đặc sản dù chất lượng không phải lúc nào cũng làm hài lòng người mua nếu không là fan hâm mộ.





Đặt kế bên chiếc đèn 2 pin AA để biết cây Maglite 6D nó to cỡ nào :).



 
Với dĩa nhựa thì lại khác, một ngăn dĩa cho các bản backup những dĩa nhạc yêu thích hầu như là phải có vì loại này sẽ nhanh chóng bị lỗi bất chấp việc nâng niu cũng như được sử dụng trên các thiết bị ngoại hạng. Về việc vì sao đến nay vẫn còn một lượng người dùng nhất định yêu thích dĩa nhựa dù để đạt được cùng chất lượng âm thanh như trên các đầu phát CD tầm trung việc đầu tư cho một bộ phát dĩa nhựa phải hơn gấp nhiều lần, cùng việc giữ gìn cẩn thận và nâng cấp bảo trì. Với mình có lẽ đó là cái cảm giác âm thanh đến tai mình là từ sự dao động của đầu kim chạy trên các rãnh dĩa đang quay đều chậm rãi mà không qua bất kỳ một bộ chuyển đổi DAC nào hơn là chất âm mộc mạc thiên sáng nó tạo ra.


 
Nếu cho mình chọn thêm một quyển thứ 2 thì chắc chắn sẽ là "Lạc lối về" của Heinrich Bonn, viết về một thế hệ sau thế chiến, không viết nhiều và cũng được biết nhiều như Remarque hay Hemingway cho những tác phẩm thời kỳ hậu chiến nhưng từng quyển sách của ông đều để lại ấn tượng sâu sắc nơi người đọc bởi cái không khí bàng bạc, cam chịu và đượm buồn.

Lạc lối về, đây là quyển mình mua sau này thôi, quyển mình đọc trước đây bung cả bìa, gáy lại mất mấy trang đầu và ra đi không trở lại sau một lần cho mượn. Cho mượn sách, nỗi khổ tâm của những người mê sách, lòng cứ canh cánh lo cho đến lúc quyển sách trở về nằm ngay ngắn trong tủ dù người mượn có là ai đi nữa.







 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,487
Bài viết
1,147,924
Members
193,549
Latest member
suamaylanhlimosa
Back
Top