ntruonggiang
Phượt quái
Sau này Garcia Market cũng là một tác giả mình thích; cùng một phong cách viết, tài ba và điêu luyện, sáng tác bằng tiếng Tây Ban Nha, ALeho Carpentier cũng là một tác giả đại diện cho nền văn học Mỹ La Tinh nhưng tác phẩm của ông lại kén người đọc hơn.
Truyện ngắn kinh điển thì phải là O' Henry và Tsékhov rồi, Vàng Anh của Việt Nam cũng vậy, họ là những người sinh ra cho thể loại này và có vẻ như chỉ vậy. Về văn học Việt Nam mình vẫn không hiểu vì sao ở tuổi 13 Nguyên Hồng lại có thể viết "Bỉ Vỏ" với văn phong và vốn sống ngồn ngộn như thế, Nguyễn Tuân với "Vang bóng một thời" thì quá nổi tiếng rồi. Hồi còn nhỏ, mình cũng thích Khái Hưng với "Hồn bướm mơ tiên" và "Tiêu Sơn tráng sỹ". Tầm thời gian này, trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm với kỳ án văn chương thời cách mạng, mình vẫn ái mộ Phùng Quán, qua tác phẩm của ông và đồng nghiệp đương thời viết về ông. Trước đây, trên diễn đàn này mình có nhắc đến quyển "Ba phút sự thật" của ông, một quyển sách mang cùng lúc nhiều thể loại: tự truyện, tùy bút, tiểu thuyết... tác phẩm thật sự gợi lên nhiều suy nghĩ về cái sự phù dung của một kiếp người. Trong tác phẩm của mình ông có nhắc đến nhà thơ Phùng Cung, mình xin trích một đoạn ngắn:
“Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam quyết định trích quỹ sáng tác của Hội làm món quà tặng sáu hội viên (trong đó có tôi) đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong 30 năm qua. Hội in cho mỗi người một tập thơ bao cấp, tác giả tự chọn những bài thơ vừa ý trong thơ mình, dày từ hai trăm trang trở lại. Năm anh bạn đang dựng bản thảo. Tôi cả đời chưa bao giờ được in riêng một tập thơ càng hăm hở chuẩn bị.
Và bản thảo đã chuẩn bị xong, chỉ còn mang đến nộp. Trước khi nộp tôi đem đến anh Cung để tranh thủ một vài nhận xét. Nhân dịp này tôi đã dại dột đọc lại tập thơ tích lũy của anh. Đọc xong, lòng hăm hở của tôi chùng lại. Tôi không còn muốn in thơ nữa. Tôi tự nhủ: in làm gì khi chưa có cặp mắt biết nhìn như Phùng Cung?
Thoảng mùi ruộng ải
Thóc giống cựa mình
Nắng vắt ngọn tre đuôi én
Đủng đỉnh điệu cu cườm
Lay nhịp gió may.
(Mùa gieo mạ)
Dưới mắt anh, cảnh vật hiện ra sinh động đến thế! Ngòi bút của tôi đâu còn dám đua chen.
Thấy tôi chán nản, anh Cung động viên khéo:
"Thời cơ chế thị trường, dư luận khách hàng mới là khuôn vàng thước ngọc. Hãy cứ cho ra rồi lắng nghe dư luận".
Trái với tình thế của tôi có điều kiện in rồi mà còn đắn đo, tình thế của anh Cung lại là muốn in mà không có điều kiện. Anh dí dỏm gọi mỉa mai tập bản thảo thơ anh là "Hằng Nga ngủ trong rừng[…]”
Và dung rũi thế nào mà mới đây, ngay trước ngày lên đường một vòng nhỏ với ôm, cái vòng mà mình có ghi lại trong bài " Trên cung đường quen" đợt mình ghé ở Lara homestay mình lại có được chính cái quyển "Hằng Nga ngủ trong rừng" báu vật kia bằng sách giấy hẳn hoi và mới cứng nhá một cách thật tình cờ.
Niềm vui khi "săn" được quyển sách mình yêu thích.
Truyện ngắn kinh điển thì phải là O' Henry và Tsékhov rồi, Vàng Anh của Việt Nam cũng vậy, họ là những người sinh ra cho thể loại này và có vẻ như chỉ vậy. Về văn học Việt Nam mình vẫn không hiểu vì sao ở tuổi 13 Nguyên Hồng lại có thể viết "Bỉ Vỏ" với văn phong và vốn sống ngồn ngộn như thế, Nguyễn Tuân với "Vang bóng một thời" thì quá nổi tiếng rồi. Hồi còn nhỏ, mình cũng thích Khái Hưng với "Hồn bướm mơ tiên" và "Tiêu Sơn tráng sỹ". Tầm thời gian này, trong nhóm Nhân Văn Giai Phẩm với kỳ án văn chương thời cách mạng, mình vẫn ái mộ Phùng Quán, qua tác phẩm của ông và đồng nghiệp đương thời viết về ông. Trước đây, trên diễn đàn này mình có nhắc đến quyển "Ba phút sự thật" của ông, một quyển sách mang cùng lúc nhiều thể loại: tự truyện, tùy bút, tiểu thuyết... tác phẩm thật sự gợi lên nhiều suy nghĩ về cái sự phù dung của một kiếp người. Trong tác phẩm của mình ông có nhắc đến nhà thơ Phùng Cung, mình xin trích một đoạn ngắn:
“Mới đây, Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam quyết định trích quỹ sáng tác của Hội làm món quà tặng sáu hội viên (trong đó có tôi) đã phải chịu nhiều thiệt thòi trong 30 năm qua. Hội in cho mỗi người một tập thơ bao cấp, tác giả tự chọn những bài thơ vừa ý trong thơ mình, dày từ hai trăm trang trở lại. Năm anh bạn đang dựng bản thảo. Tôi cả đời chưa bao giờ được in riêng một tập thơ càng hăm hở chuẩn bị.
Và bản thảo đã chuẩn bị xong, chỉ còn mang đến nộp. Trước khi nộp tôi đem đến anh Cung để tranh thủ một vài nhận xét. Nhân dịp này tôi đã dại dột đọc lại tập thơ tích lũy của anh. Đọc xong, lòng hăm hở của tôi chùng lại. Tôi không còn muốn in thơ nữa. Tôi tự nhủ: in làm gì khi chưa có cặp mắt biết nhìn như Phùng Cung?
Thoảng mùi ruộng ải
Thóc giống cựa mình
Nắng vắt ngọn tre đuôi én
Đủng đỉnh điệu cu cườm
Lay nhịp gió may.
(Mùa gieo mạ)
Dưới mắt anh, cảnh vật hiện ra sinh động đến thế! Ngòi bút của tôi đâu còn dám đua chen.
Thấy tôi chán nản, anh Cung động viên khéo:
"Thời cơ chế thị trường, dư luận khách hàng mới là khuôn vàng thước ngọc. Hãy cứ cho ra rồi lắng nghe dư luận".
Trái với tình thế của tôi có điều kiện in rồi mà còn đắn đo, tình thế của anh Cung lại là muốn in mà không có điều kiện. Anh dí dỏm gọi mỉa mai tập bản thảo thơ anh là "Hằng Nga ngủ trong rừng[…]”
Và dung rũi thế nào mà mới đây, ngay trước ngày lên đường một vòng nhỏ với ôm, cái vòng mà mình có ghi lại trong bài " Trên cung đường quen" đợt mình ghé ở Lara homestay mình lại có được chính cái quyển "Hằng Nga ngủ trong rừng" báu vật kia bằng sách giấy hẳn hoi và mới cứng nhá một cách thật tình cờ.
Niềm vui khi "săn" được quyển sách mình yêu thích.