What's new

[Chia sẻ] Tiền Giang-miền sông nước

IMG_2380.jpg

Thị xã Cái Bè về chiều với rừng ăngten


IMG_2385.jpg

Ăn bữa chiều


IMG_2388.jpg

Dáng hiên ngang trên vỏ lãi


IMG_2383.jpg

Cửa hàng bán tre


IMG_2386.jpg

Cửa hàng bán chậu kiểng


IMG_2389.jpg

Trại cưa hay trại hòm cũng quay ra mặt sông, giống như dân miền Đông quay ra mặt lộ. Không thể thiếu cái ngu thứ ba "Ở đời có bốn cái ngu; Làm mai-Gánh nợ-Gác cu-Cầm chầu"


IMG_2391.jpg

Gỗ của trại cưa. Do không thấy vùng này có gỗ tốt nên tôi cho rằng ngay từ ngày xưa, thời vua Nguyễn, gỗ làm nhà là phải buôn từ rừng Campuchia qua. Ngày nay người ta gọi là buôn lậu gỗ: các ghe thường kéo gỗ từ rừng Campuchia đằng sau, thả ngập dưới nước cho lục bình phủ lên.
 
IMG_2403.jpg

Sáng sớm đón bình minh - không có tiếng gà gáy như thường nghĩ, không có tiếng côn trùng, chỉ có mùi hương nhẹ của nguyệt quế, mùi mưa mát mát và ánh bình minh rạng rỡ.
 
Bác ơi, xin lỗi bác vì em xen ngang nhé.
Bài viết của bác rất chi tiết, hình ảnh sắc nét. Nhưng có nhiều thông tin bị lệch quá, mong bác xem xét mà sửa lại kẻo dân tình la oai oái đó.
- Bác viết "Thị trấn Mỹ Tho", nhưng Mỹ Tho đã là thành phố cấp 2 thuộc tỉnh Tiền Giang từ năm 2005. Bác hạ cấp như thế dân tình người ta không hài lòng đâu ạ.
- Bác viết "cầu dây văng Mỹ Tho". Cây cầu ấy là cầu Rạch Miễu, bắc từ Tiền Giang qua Bến Tre đấy bác ạ. Không có cầu dây văng Mỹ Tho đâu ợ.
- Bác viết "...cồn Thới Sơn - tức cồn Phụng". Dạ, không phải đâu ạ. Cồn Thời Sơn tức cồn Lân, còn cồn Phụng thì vẫn là cồn Phụng. Ngay trong bản đồ mà bác có đưa lên cũng thể hiện rất rõ ràng điều đó.
- Bộ vách nhà cổ mà bác có chụp hình ấy, người Nam Bộ gọi là "vách bổ kho" với bộ song thưa di động cực kỳ độc đáo. "Vách bổ kho" khiến nhà luôn kín đáo khi nhìn từ ngoài vào, nhưng lại cực kỳ thoáng đãng ở bên trong. Hơn nữa, nó có thể tháo dời ra để xếp vào một góc mỗi khi nhà có tiệc tùng cần có không gian thoáng rộng. Em đã được sờ vào bộ vách kiểu ấy ở "Vân Đường" của cụ Vương Hồng Sển.
Có gì mong bác bỏ qua nhé.

Bác đã nói hết những gì em muốn nói và còn nhiều hơn nữa ạ. Xin hết
 
Last edited by a moderator:
Báo chí hay viết về những làng nổi, không có hộ khẩu vì họ sống như dân Digan ở Châu Âu: lang thang trên thuyền, thích chỗ nào thì ở lại một thời gian rồi đi tiếp.


IMG_2365.jpg

Thuyền là nhà, buổi sáng leo lên be súc miệng đánh răng, buổi trưa cả nhà lên mui lật mái ra ngồi ăn cơm, buổi chiều lên mui nhậu cho mát. Nếu cần vào xóm thì có con xuồng nhỏ dắt theo cùng.

Những ghe tàu là từ các địa phương lân cận đến bán hàng trong vài ngày rồi về, họ cũng có nhà có vườn và có hộ khẩu. Khi cắm đậu ghe tàu, họ cũng cần khai báo Tạm trú với chính quyền địa phương, để đơn giản chuyện này, có 1 chiếc tàu sắt nhỏ neo ở trong bờ, bác nào tinh ý sẽ thấy.


IMG_2367.jpg

Nhà nào giàu hơn thì thế này

Còn cái thuyền có mái nan cong kia là tàu du lịch hạng sang, không phải tàu của người dân buôn hàng.

IMG_2380.jpg

Thị xã Cái Bè về chiều với rừng ăngten

Bác lại thăng cấp. Thị trấn Cái Bè hiện nay là huyện lị của huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

IMG_2389.jpg

Trại cưa hay trại hòm cũng quay ra mặt sông, giống như dân miền Đông quay ra mặt lộ. Không thể thiếu cái ngu thứ ba "Ở đời có bốn cái ngu; Làm mai-Gánh nợ-Gác cu-Cầm chầu"

Em cứ tưởng gác cu là phải mang co cu trống ra đồng rồi chui vào bụi rậm nào đó, vậy mới gọi là ngu. Chứ thú "chơi chim" vầy thì sướng chết, ngu chỗ nào?

IMG_2391.jpg

Gỗ của trại cưa. Do không thấy vùng này có gỗ tốt nên tôi cho rằng ngay từ ngày xưa, thời vua Nguyễn, gỗ làm nhà là phải buôn từ rừng Campuchia qua. Ngày nay người ta gọi là buôn lậu gỗ: các ghe thường kéo gỗ từ rừng Campuchia đằng sau, thả ngập dưới nước cho lục bình phủ lên.

Gỗ được thả dưới nước và kéo đi để lợi về công và phản lực thôi. Một số cặp gỗ vào 2 bên mạn để thăng bằng. Nhưng hình ảnh này ngày nay cũng không còn. Nếu buôn lậu mà chỉ nguỵ trang kiểu đó thì cụt vốn sớm. Bây giờ người ta buôn gỗ dễ hơn: "trả tiền" và chở gỗ công khai đi thôi.

Ngoài ra bảo quản gỗ dưới nước tốt hơn bảo quản trên cạn.
 
Cám ơn các bác. Em là người cưỡi ngựa xem hoa, chắc chắn là không có nhiều thông tin. Dù vậy, em mạnh dạn phát biểu nhận xét của em, có gì các bác sửa cho em và các bạn khác hiểu thêm. Thông tin một số em không đi cùng thổ địa nên có thể sai, những chỗ nào em tham khảo sách vở thì em ghi rõ.

@bác trantin84: cái vụ thị trấn-thị xã là do em không để ý, đừng giận nhe. Còn 4 cái ngu là câu vè dân gian, em không bịa thêm tý nào, :Dam
 
Mình là người Thành Phố Mỹ Tho.

Đã nhiều lần định viết một bài tổng hợp về Mỹ Tho cũng như Tiền Giang nhưng rồi lại thôi!
Giờ đọc topic này thấy danngoc cảm nhận về quê mình hay quá! :D
Chờ bài viết tiếp theo của bạn ^^
 
IMG_2435.jpg



IMG_2437.jpg



IMG_2442.jpg

Ở vùng này cũng có chợ tình: có ba ngày hàng năm nước sông hạ xuống nổi lên một doi đất. Trai gái trong vùng kéo ra đây vui chơi, giỡn hớt, chọc ghẹo, làm quen nhau và quan hệ với nhau thoải mái. Lần nào nghe nói cũng có đánh lộn và có khi chết người. Cho nên, chợ tình không phải là đặc quyền của riêng vùng nào, và có lẽ, cũng không phải là đặc quyền của riêng thanh nam thanh nữ.


IMG_2451.jpg

Sáng sớm, hơn 6h một chút nhưng đã có thuyền buôn bán nhỏ đi phục vụ cho các ghe-nhà ở: họ bán đồ ăn sáng, cà phê thuốc lá v.v. Nếu so với cảnh Hà Nội vắng tanh lúc 6h sáng thì rõ ràng nếp sinh hoạt ở đây có phần sôi động hơn.


IMG_2452.jpg



IMG_2460.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,424
Bài viết
1,147,045
Members
193,487
Latest member
judith6
Back
Top