What's new

[Chia sẻ] Tiền Giang-miền sông nước

IMG_2299.jpg

Cẩn xà cừ rất công phu


IMG_2297.jpg



IMG_2298.jpg

Bộ cửa vào gian thờ chính rất thô sơ, có lẽ đã bị tháo mất trong thời loạn lạc và thay bằng một bộ mới hợp thời hơn.
 
IMG_2321.jpg

Đi tiếp dọc con đường ven rạch nay đã được lát bê tông. Người địa phương phóng xe máy ào ào dọc đường. Thấy khách du lịch là giơ tay vẫy và hello. Rất thân thiện. Cây trái xum xuê. Đặc biệt là nhà nào cũng ráng có trồng mấy cây hoa kiểng.


IMG_2322.jpg

Nhưng có lẽ hình ảnh một ngôi nhà sung túc và thành đạt nay đã thay đổi. Nhà gạch hay bê tông dù sao cũng rẻ hơn, tiện lợi và dễ làm hơn. Chưa kể trông cũng giống trên thành phố hơn.


IMG_2323.jpg

Còn bằng không thì thế này.


IMG_2324.jpg

Cò đất cũng xuất hiện ở đây


IMG_2325.jpg

Những cầu bê tông ở đây giới hạn thời gian đi ghe xuồng: khi nước lên thì thuyền không chui qua cầu được, nước xuống thấp thì không vô được kênh.
 
IMG_2326.jpg

Rẽ vào một lối đi cách nhà ông Kiệt ở trên khoảng chừng 500 m, là một ngôi nhà khác, cũng làm khoảng 1930.


IMG_2330.jpg

Khác hẳn với phong cách khôn khéo, ranh mãnh của chủ nhà đầu tiên, vợ chồng gia đình này rất chất phác, rụt rè. Tuy nhiên cần nhấn mạnh là tất cả bọn họ đều có liên hệ với các công ty du lịch dẫn khách tới theo tour tham quan nhà cổ. Ngay trong nhà cũng có tủ kem giữ lạnh trái cây.


IMG_2332.jpg

Cũng cấu trúc nhà chính là 7 gian 2 chái. Đặc biệt khác nhà miền bắc là kiểu trùng thiềm điệp ốc - nối mái và gian nhà cao rộng hơn nhiều (có thể miền bắc nghèo hơn và bão lũ dữ dội nên nhà không thể cao được). Có lẽ học từ các nhóm thợ Huế vào đây kiếm sống, chủ yếu tập trung ở Long An. Nghề trạm lộng và cẩn xà cừ Long An khá nổi tiếng.


IMG_2333.jpg



IMG_2334.jpg

Cũng kiển hội họa mang phong cách Tây.
 
IMG_2357.jpg

Chân cột. Thời Minh Mệnh, phong tục người Việt được các văn bản chính thức của vua gọi là Hán tục, Hán nhân, Hán phong, Hán phục... để phân biệt với đám di, man, rợ xung quanh và phân biệt với đám Minh nhân (người Tàu phù nhà Minh) và Thanh nhân (người Tàu thờ nhà Thanh)! (theo Vùng đất Nam Bộ dưới triều Minh Mạng - Choi Byung Wook, NXB Thế Giới 2011)


Trong lịch sử chưa có vùng đất nào lạ kỳ như Đồng bằng sông Cửu Long, hay gọi là Miền Tây. Ở đây, địa chủ cần tá điền hơn là tá điền cần địa chủ. Có thể hiểu hơn qua một số truyện ngắn của Sơn Nam: nếu địa chủ không biết điều, người làm mướn bỏ đi nơi khác thoải mái hơn. Theo họ, có ruộng là phiền, là vất vả, cực khổ, thay vì thế là đi làm mướn sướng hơn. Vì thế địa chủ tích tụ ruộng nhiều vô kể. Sau 2 tháng ở Nam Bộ, Trương Đăng Quế ngán ngẩm kết luận: "Chẳng còn bất cứ mảnh đất cắm dùi nào cho người nghèo vì người giàu đã chiếm toàn bộ". Tất nhiên, còn do việc ẩn lậu ruộng, ruộng của người này nhờ người khác đứng tên để trốn thuế. Cảnh trốn thuế, trốn đinh, trống lính, trốn nghĩa vụ là phổ biến. Năm 1836, tỷ lệ công điền được đăng ký ở Nam Bộ chỉ chiếm 3,58%, so với ở Bình Định khoảng 10%!

Năm 1836, vua Minh Mệnh cho tiến hành đạc điền - tức một công cuộc cải cách ruộng đất. Mục tiêu ban đầu của nó là: phân chia lại ruộng đất cho công bằng, vì công điền sẽ được vua chia cho người nghèo để "ai cũng có đất lao động". Nhưng ngay từ đầu, trong các quan thực hiện đã có ý kiến khác, theo họ một số trí thức thì muốn nhưng nhiều người dân thì không muốn. Cuối cùng, mặc dù nhiều quan lại phản đối, bản thân Minh Mệnh đã chuyển sang ủng hộ tư hữu và tích tụ ruộng đất, nhằm tăng số công điền rút ra từ ruộng tư ấy, và ngài phản đứng ra kiềm chế bớt nhiệt tình của các quan! Đối với ngài, "lẽ tự nhiên, người giàu cấp ruộng, người nghèo cấp công". Nếu không, vua sợ rằng ruộng ở Nam Bộ sẽ bị bỏ hoang, không được cày cấy vì người muốn tổ chức khai thác (người giàu) thì không có ruộng, còn người nghèo thì lẩn trốn. Từ đó, riêng tỉnh Gia Định, có 6.000-7.000 mẫu công điền được lập từ 600-700 địa chủ.


(cần nói thêm là khi người Pháp vào Nam Bộ, họ gọi Sài Gòn theo tên gọi của người Khmer là Tai Gon-rừng cây gòn, trong khi Hán nhân lại gọi là Gia Định. Tên gọi Sài Gòn hoàn toàn không được người iệt sử dụng trước đó).


IMG_2340.jpg



IMG_2341.jpg



IMG_2342.jpg



IMG_2344.jpg
 
IMG_2346.jpg

Ông chủ nhà. Để ý đôi bàn tay thô sù của người lao động. Khuôn mặt có nét của người Hoa hơn là Khmer.


IMG_2347.jpg

Vườn trước nhà trồng hoa trông khá phong lưu.


IMG_2348.jpg



IMG_2349.jpg



IMG_2350.jpg
 
IMG_2359.jpg

Các con kênh ở đây giống như các đường lớn trên Sài Gòn: bà con quay nhà ra kênh cho vui, nhìn ngắm cảnh ngựa xe tấp nập, áo quần như nêm. Hàng quán cũng chủ yếu quay ra kênh.


IMG_2360.jpg

Có nhà còn xây hẳn ban công chồm ra kênh ngồi hóng mát.


IMG_2361.jpg

Có người đánh giá Nhà thờ Cái Bè là đẹp nhất ở Miền Tây
 
Báo chí hay viết về những làng nổi, không có hộ khẩu vì họ sống như dân Digan ở Châu Âu: lang thang trên thuyền, thích chỗ nào thì ở lại một thời gian rồi đi tiếp.


IMG_2365.jpg

Thuyền là nhà, buổi sáng leo lên be súc miệng đánh răng, buổi trưa cả nhà lên mui lật mái ra ngồi ăn cơm, buổi chiều lên mui nhậu cho mát. Nếu cần vào xóm thì có con xuồng nhỏ dắt theo cùng.


IMG_2367.jpg

Nhà nào giàu hơn thì thế này
 
Ghe gia đình đậu ra giữa ngã ba sông, chở theo sản vật mua gom trong xóm hoặc do họ tự sản xuất được, chờ ghe lớn của thương lái đầu mối mua gom hàng hóa tới lấy. Ghe bán món nào thì treo món đó lên cái cọc tre để thương lái biết đặng tới mua.


IMG_2371.jpg




IMG_2375.jpg



IMG_2377.jpg

Trên ghe còn có chậu cây kiểng và đôi khi cả thùng đất trồng rau sạch.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,590
Bài viết
1,153,863
Members
190,140
Latest member
inhopanphat
Back
Top