Muốn viết tiếp cho mọi người lắm nhưng càng về sau thấy càng dở tệ nên cũng ngập ngừng. Nhưng lỡ leo lên lưng “hổ” rồi thì đành theo vậy.
Con đường vẫn trải dài lên dốc. Qua một khúc cua mọi người chỉ mong phía trước là xuống dốc (leo núi mà sợ dốc)

. 700m chỉ là từ bảng chỉ đường đến con đường rẽ vào hang Mai thôi, còn từ bảng chỉ dẫn Hang Mai Hoa Liên Tự đến Hang Mai còn khá xa, nhưng đi trong rừng cũng đở.
Cảm giác “về rừng” thật tuyệt, cái nóng bức của ông trời như muốn thử lòng chúng tôi đã bị những táng cây chặn lại. Cảm giác đó giống như giữa trưa hè nhà bạn bị cúp điện, không một chút gió rồi bạn được bước vô một căn phòng máy lạnh mát rượi vậy. Cảm giác đó khó tả lắm phải không?

Con đường rừng này không khó đi, thoai thoải xuống triền núi, ven đường có rất nhiều hoa đẹp, những cánh hoa rừng mong manh nhưng đầy mạnh mẻ, nỗi trội hơn hẳn với các cây khác. Cũng may là con đường này xuống dốc, tốc độ được đi nhanh hơn.
Sau một chặng đường rừng, điểm dung chân tiếp theo của chúng tôi là Hoa Liên Tự, khu nhà của Thành Đoàn Gia Định. Từ đỉnh La Bàn xuống tới đây chỉ khoảng hơn nửa đường một chút, đó là về nhà mới biết chứ lúc đi thì bó tay. Đi, đi và đi chẳng ai biết còn xa gần thế nào nên việc dàn đều sức khỏe rất khó.
Tại đây chúng tôi có gặp một người rất ư là dễ mến.Bà Năm. Bà Năm là một phật tử, dáng người thư sinh, đã qua cái tuổi thất thập cổ hy lai. Ánh mắt đã không còn tinh tường nhưng trong đó vẫn ánh lên vẻ hiền dịu, Bà chào đón chúng tôi rất chân thành, mến khách. Bà đã đến nhiều chùa chiền, làm công quả đã được mấy chục năm nay, hiện tại bà đang làm công quả tại đây. Cảm thấy như Bà rất mến chúng tôi, Bà kể cho chúng tôi nghe bao nhiêu là chuyện. Chúng tôi quay quanh nghe bà kể, những câu chuyện hằng ngày, những đổi thay của ngọn núi được bà chia sẻ. Không nhớ hết những câu chuyện của bà nhưng những lời khuyên những điều bà nói làm chúng tôi phấn khích lắm. Nhớ ngày thơ ấu những đêm mát trời chúng tôi cũng ngồi bên bà, nghe kể những câu chuyện thần tiên, có công chúa, có hoàng tử, có lâu đài… Ở đây quanh câu chuyện của bà Năm cũng vậy có phe ta, có phe địch, có hang hóc…

Bà còn cho chúng tôi mượn nồi để nấu nước sôi, phục vụ cho mấy cái bao tử đang réo inh ỏi. Bà thật tốt, ai cũng nghĩ vậy!. Lúc về, Bà còn đi theo tiễn chúng tôi một đoạn xa, chụp hình, mấy bạn nữ tranh nhau xích lại để được gần Bà hơn. Cầu mong những lời bà chúc tụi mình sẽ thành hiện thực, mọi người khỏe mạnh, gia đình hạnh phúc, làm ăn luôn phát đạt…Chúng tôi cũng cầu mong bà luôn khỏe mạnh để một ngày nào đó chúng tôi có ghé lại vẫn sẽ gặp bà lại kể chuyện cho chúng tôi nghe.(BB)
Chuyến đi này với chúng tôi có thật nhiều cảm xúc.
Ở đây nếu các bạn tới vào mùa xoài, mùa bơ các bạn hỏi qua vườn xoài. Ở đây các bạn có thể hái vô tư, nhưng vấn đề là có đủ sức khỏe để mang xuống núi không thôi. Đoàn chúng tôi chỉ có một vài người qua đó nghe đâu có rất nhiều xoài. Chín vàng cả cây.
Trên đường hạ sơn chúng tôi có ghé qua phòng trưng bày của di tích núi Dinh. Trong phòng có sa bàn thu nhỏ của núi Dinh, sau một hồi chỉ chỏ cung đường mà chúng tôi đã đi qua, kết luận cuối cùng là chúng tôi đã chinh phục được 3 đỉnh cao và đi gần hết một vòng quanh núi. Cái này là tự sướng tập thể nè.=))
Trước phòng trưng bày có một quán cóc và chúng tôi đã lấy sạch sành sanh nước của quán này. Thủ quỹ còn địa luôn quả mít, sau một hồi thương lượng cuối cùng quả mít ấy cũng thuộc về chúng tôi (c). Có lẽ hôm nay là chủ nhật nên mấy Sư cũng rảnh, một số ngồi đánh cờ, một số ngồi uống cà phê, các chú tiểu thì chơi đá cầu, thi xem ai dành được chức “tuyển thủ” của chùa. Cuộc sống có vẻ an nhàn giữa chốn núi rừng.
Ngồi hỏi thăm mấy sư về cung đường, một sư nói: “đi như vậy thêm hai muơi tám ngày nữa mới xong”.
…:LL
Sư dẫn chúng tôi về lại sa bàn và chỉ cho chúng tôi những đường mà chúng tôi đã đi qua. Cuối cùng là cũng qua 3 đỉnh thật nhưng đường đi chỉ là đường tắc để qua 3 đỉnh chứ chưa phải là đi giáp vòng. Đó, nói tự sướng có sai đâu. Nhưng với chúng tôi những người không biết đường và chỉ với hai ngày như thế là quá đủ.
Tiếp tục chém trái mít, uống nước, nghỉ ngơi để qua chùaTây Phương hóa duyên thôi.