What's new

Hoàng Diệu - Hoa Lư: Một cung đường ngắn

aIMG_2924.jpg


Lại một chuyến độc hành như bao chuyến phượt trước..

Những Phước Long, Bù Đốp, Chơn Thành, Lộc Ninh.. nơi đã qua không chỉ một lần. Nhưng lần này, điểm nhấn của chuyến đi là khoảng 50km QL76 và đoạn xuyên rừng thuộc Khu bảo tồn rừng Snoul trên đất bạn Campuchia.

Rời Sài Gòn trong buổi trưa mây vần vũ ở trên đầu, đã xem dự báo có nhiều bất lợi vì đang là cao điểm mùa mưa ở Đông Nam Bộ nhưng vẫn đi, đã định thế rồi. Dừng ăn trưa vội vã trên đường 741 gần Sở Sao, thật mừng khi nắng hắt chói chang và trời trong xanh như chưa từng trong xanh hơn thế.

Thế mà..

Cách Phú Giáo khoảng 10km, trời trút mưa xối xả. Đội mưa mà đi, nhoè mắt kính, quần áo thấm nước ướt.. cái quyết tâm đi tiếp cho hết hành trình không dưới một lần bị lung lay. Vừa đi vừa nghĩ, nếu đến Đồng Xoài mà trời không ngớt mưa thì quay về..

Trời chiều lòng người..
 
Do đã xác định khả năng sẽ chạy cả cung đường dưới mưa nên không mang theo đồ nghề, chỉ thủ trong túi quần một P&S Canon, nên hình chỉ mang tính chất tư liệu và "tự sướng" là chủ yếu :D

IMG_2891.jpg


Rừng cao su trên đường 741, đoạn qua thị xã Đồng Xoài. Vừa chạy xuyên qua trận mưa khủng khiếp, cột khăn trên tay lái cho khô..

IMG_2892.jpg


Núi Bà Rá ở Phước Long.
Núi Bà Rá nay đã có cáp treo lên đỉnh để ngắm toàn bộ Phước Long & hồ thuỷ điện Thác Mơ, nhưng khách vắng ngơ vắng ngắt.

IMG_2896.jpg

Đường vào lòng hồ thuỷ điện Thác Mơ
Sở dĩ có ghé hồ thủy điện Thác Mơ do nhận được lời nhờ khảo sát xem khả năng câu kéo ở hồ này thế nào. Hồ thủy điện Thác Mơ cách Phước Bình khoảng 4km trên đường từ Phước Long đi Vườn quốc gia Bù Gia Mập.

IMG_2912.jpg

Hồ Thuỷ điện Thác Mơ, đây là chỗ buông câu lý tưởng. Chừng hơn 1 tháng nữa, dân câu đổ về đây câu nhiều do khi nước về hồ, cá theo nước về nhiều. Lúc này hỗ còn chưa nhiều nước, nên cũng không có nhiều cá. Gặp vài cần thủ xách theo kết quả của cả ngày ngồi câu chỉ dăm con bằng nửa bàn tay, nghe mình hỏi là lắc đầu ngao ngán.

IMG_2914.jpg


IMG_2954.jpg

Sông Bé, một trong hai sông lớn của tỉnh Bình Phước
Sông Bé bắt nguồn từ hồ Thác Mơ, chảy qua các tỉnh Bình Phước, Bình Dương và Đồng Nai. Sông Bé có chiều dài khoảng 350km, đổ vào sông Đồng Nai tại nhà máy thủy điện Đồng Nai.
 
IMG_2956.jpg

Cầu Sông Bé 2, cách thị trấn Thanh Bình khoảng 10km. Ở đoạn này, sông Bé là ranh giới tự nhiên giữa 2 huyện Phước Long và Bù Đốp.

IMG_2957.jpg

Thị trấn Thanh Bình (Bù Đốp). Thị trấn biên giới bé nhỏ này ngày nay được nhà nước hỗ trợ xây cất nhiều trụ sở cơ quan rất hoành tráng. Chả biết bên trong có làm gì không nhưng từ ngày tách ra từ huyện Bù Gia Mập, các cơ quan chính quyền thi nhau xây cất rầm rộ.

IMG_2962.jpg

Bữa tối đạm bạc ở Bù Đốp. Thật là một bữa tối ngon lành quá sức sau một chặng đường lúc nắng nóng kinh người, lúc trắng mưa xối xả..

IMG_2965.jpg

Mây đen ùn ùn kéo đến, phủ tối một góc trời. Lúc này mới chỉ khoảng 5h30 chiều.

Chỉ là một thị trấn nhỏ biên giới, cửa khẩu cũng không có giao thương gì. Nói chung Bù Đốp là một huyện nghèo của Bình Phước, thế mà có đến 2 trung tâm bán xe máy rất lớn: 1 của Honda, 1 của Yamaha
 
Dạ vâng, cũng có đi cùng nhóm, nhưng phần lớn là độc hành. Chắc cũng có cái thú đi một mình, nên cũng chưa thấy buồn :)
Một mình một ngựa mà ông bạn cũng chịu đi quá ta,chắc cũng có thú riêng của nó chứ nhưng chắc hơi buồn

IMG_2968.jpg


Trú mưa trong một quán cafe rất chi là lãng mạn, kiểu mái lá nhà sàn ở ngay ngã ba đường 748 vào thị trấn. Đợi hoài mà mưa không ngớt, đành đội mưa chạy về nhà nghỉ. Mệt, nên ngủ thiếp ngay đi từ gần 8h tối. Khoảng 1h sáng tỉnh dậy, nằm nghe mưa lộp độp trên mái tôn. Trằn trọc mãi mà không ngủ được, phải chăng vì lạ nhà.

Quái lạ, chả có nhẽ là dấu hiệu của tuổi già??!!

IMG_2979.jpg


IMG_2982.jpg


7h sáng rời Thanh Bình đi cửa khẩu Hoàng Diệu với túi nước khổng lồ, nặng chịch treo lơ lửng trên đầu.

Cửa khẩu Hoàng Diệu là cửa khẩu phụ trên biên giới Việt - Cam, chủ yếu người dân 2 tỉnh Bình Phước và Mondulkiri qua lại buôn bán bằng giấy thông hành.

Trước khi đi tôi không xác định được cửa khẩu này có cho xuất cảnh bằng hộ chiếu không vì không có thông tin nào từ dân phượt, chắc chẳng mấy bạn phượt nào xuất cảnh qua cửa khẩu này.

Cửa khẩu nhỏ xíu với 1 chú biên phòng ngồi đóng dấu. Thủ tục cũng đơn giản: "Đi đâu đây?" "Em qua Kartie thăm bạn." (lần nào cũng lý do này) :D :D PASS

IMG_3050.jpg
 
Last edited:
IMG_2983.jpg


Người Việt ở Lộc Ninh, Bù Đốp hàng ngày chở đồ thực phẩm, trái cây, cá tôm (từng gói nhỏ treo xung quanh sọt sau xe).. sang bán cho các bạn Khmer, cứ sáng một xe đi thế này, tối bán hết rồi về. Sang đến đất Cam dừng xe ngay ngoài đường là mọi người xúm lại bán mua. Người dân Cam vùng sát biên chỉ trông vào nguồn thực phẩm do người Việt mang sang bán, vì muốn mua ở Cam phải đi xa hơn nhiều, trong khi người Việt mang đồ đến bán tận nhà. Công nhận người Việt mình chịu khó, phục vụ tốt hơn các bạn Cam nhiều..

IMG_2990.jpg


Cột mốc biên giới mới được dựng trong đợt phân giới cắm mốc cuối năm 2007 giữa 2 nước.

IMG_2992.jpg


IMG_2993.jpg


Con suối này là biên giới tự nhiên của 2 nước. Đêm qua mưa lớn, nước từ trên rừng đổ về cuồn cuộn, đỏ ngầu..

IMG_2996.jpg


Cây cầu gỗ khấp khểnh nối 2 nước Việt - Cam. Chủ yếu người dân 2 bên qua lại bằng xe máy, lâu lâu cũng có xe hơi hoặc xe tải nhỏ qua lại. Cửa khẩu bên phía Cam là Lapakhe. Cũng vẫn câu hỏi như mọi khi: "Đi đâu?" và tất nhiên cũng câu trả lời như cũ. Thành thói quen bao lần qua lại cửa khẩu Cam, cứ là 50.000đ thôi..

IMG_3053.jpg


Chú hải quan Cam cứ cầm hộ chiếu mình xăm xoi mãi ở trang có dán visa Myanmar rồi mang đi hỏi sếp. Hóa ra là do từ ngày các bạn Myanmar thay đổi chế độ, cái visa của các bạn làm đẹp quá, có in cả hình của mình vào visa, nên chú đó tưởng là hộ chiếu Myanmar vì trong hộ chiếu của mình có dán 2 visa Myanmar, cái trước đó thì xấu xí, chỉ là miếng giấy nhìn như tờ tem phiếu dán vào, còn một thì có cả hình, in chìm quốc huy.. nhìn chẳng khác gì trang đầu hộ chiếu.
 
Rừng Snoul

IMG_2998.jpg


Có đi mới thấy sức huỷ diệt của con người với bà mẹ thiên nhiên thật là ghê gớm. Chỗ nào có bàn chân con người, chỗ ấy thiên nhiên bị tàn phá. Những cây gỗ hàng chục, hàng trăm năm tuổi bị đốn ngã thế này để thay vào là nương khoai mì, là cao su...

IMG_3001.jpg


IMG_3002.jpg


Tôi đột nhập vào một khu khai thác gỗ để san phẳng trồng cao su. Thật may mắn là ở chòi canh barie ngay bìa rừng của khu khai thác lúc đó vắng người bảo vệ nên tôi dễ dàng áp sát được khu trại cưa, nơi người ta đang xẻ những súc gỗ lớn thu được từ việc phá rừng. Chụp nhanh còn chạy, kẻo họ bắt được thì mệt. Phần nhiều việc khai thác này do các ông chủ người Việt thực hiện.

IMG_3006.jpg


IMG_3007.jpg


IMG_3009.jpg


Những dự án tàn phá rừng già này phần nhiều do các công ty của Campuchia (mà đứng sau là các quan chức, hoàng thân..) cùng với các công ty của Việt Nam khai thác với danh nghĩa là trồng cao su. Tất nhiên để có đất mà trồng cao su thì người ta phải khai hoang, cái gọi là khai hoang đó là triệt hạ rừng, gỗ được xuất bán cho Trung Quốc hoặc xuất qua hướng Việt Nam.
 
IMG_3016.jpg


Tôi tìm thấy một vạt đất trống nhỏ, cỏ lúp xúp. Quyết định dừng lại đây ăn sáng trước khi tiếp tục hành trình..

IMG_3018.jpg


IMG_3025.jpg


Bếp được dựng từ 3 cục đá bazan.

IMG_3027.jpg


Chuẩn bị bữa sáng trong khi chờ nước sôi trên bếp..

IMG_3033.jpg


Bữa sáng thịnh soạn giữa rừng già Snoul.
 
Hay quá, tiếp đi anh!
Máy PnS mà chụp đẹp quá, hình trong, màu lên cũng đẹp nữa! :)

Với lại, cho em hỏi cuốn sổ có chữ Thị Thực - Visa của anh là sao vậy? Em đó giờ chưa qua nước khác lần nào, em cứ nghĩ tới CA làm Passport rồi qua cửa khẩu đưa cái đó ra để qua.
Cám ơn anh.
 
Cuốn sổ đó là hộ chiếu (passport) bạn ạ.
Các trang trong hộ chiếu đều ghi Thị Thực (tiếng Anh là Visa) là nơi để dán visa (với các nước mình nhập cảnh cần visa) và đóng dấu xuất nhập cảnh.
Hay quá, tiếp đi anh!
Máy PnS mà chụp đẹp quá, hình trong, màu lên cũng đẹp nữa! :)

Với lại, cho em hỏi cuốn sổ có chữ Thị Thực - Visa của anh là sao vậy? Em đó giờ chưa qua nước khác lần nào, em cứ nghĩ tới CA làm Passport rồi qua cửa khẩu đưa cái đó ra để qua.
Cám ơn anh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,190
Bài viết
1,150,452
Members
189,949
Latest member
lifecarenutritions
Back
Top