What's new

Nỗi nhớ miền Tây

SonTT

Lão Ngoan đồng
Lê Thu Thuỷ

Phần I: Những kẻ ham chơi

2 chuyến bay, 15 giờ lướt sóng cùng canô, 30 giờ rong ruổi cùng chiếc Mercedes-Ben và vẻn vẹn 3 tiếng cuốc bộ là tất cả quãng đường mà 10 người chúng tôi đã trải qua trong chuyến “Về nguồn 2002". Thiếu vắng những cơn mưa rả rích, những giọt mồ hôi mặn mòi, những quãng đường gập gềnh, mù mịt, chuyến đi về miền Tây thật nhàn hạ và mang tính hưởng thụ cao.
Do bận Đại hội thành lập VINASA, anh Nam đành phải ở nhà trong sự tiếc nuối vô hạn, sự vắng mặt của anh khiến sự lười biếng của chúng tôi được dịp trỗi dậy. Nếu có anh, hẳn số km đi bộ của chúng tôi đã lớn hơn gấp đôi, gấp ba, còn số tiền tiêu cho ẩm thực có thể giảm đi đáng kể.

Hai gương mặt hoàn toàn mới trong chuyến đi này là chị Thuỷ cao, phòng Kế hoạch Kinh doanh và Ms. Hảo, bạn chị Hải, người Hà Nội đang công tác trong ngành xuất bản tại thành phố Hồ Chí Minh. Nhờ sự quảng cáo giật gân của anh TiếnHN rằng: “Em Hảo, gái 2 đời chồng, cực kỳ dễ tính” mà ai ai cũng nóng lòng gặp chị. Kỳ thực, chị Hảo cũng chỉ được anh SơnTT xếp vào loại “hoàn cảnh éo le” như đa số phụ nữ trong đoàn vì chị chưa hề lập gia đình, dù đã 29 tuổi. Chị Hảo rất ấn tượng đối với tôi vì trong tay chị lúc nào lăm le 2 điện thoại di động, 1 số Hà Nội, 1 số Sài Gòn, chuông điện thoại reo như tiếng người bị bóp cổ, nghèn nghẹn, uất ức, tin nhắn thì tới tấp. Chị bảo, mới có mấy ngày mà đã có hơn 100 messages trong inbox rồi mà không buồn xoá.

Chị Thuỷ cao chẳng biết bị rủ rê thế nào mà đến ngày cuối cùng mới thấy có tên trong danh sách. SơnTT thì vỗ ngực bảo: “Nó bám theo anh đấy! Chúng mày có thấy không, lên máy bay nó cũng đòi ngồi cạnh tao, đi ăn cũng cố bon chen tới gần. Chẳng phải nó thích tao là gì?” Thuỷ cao bực lắm nhưng không thể thanh minh lại với một kẻ ngoa ngôn xảo ngữ như SơnTT. Có phải vì thế mà vừa lên ôtô, chị chọn chỗ ngồi trên cùng, cạnh bác tài, để đỡ phải đụng chạm đến kẻ thích đặt điều kia? Và suốt mấy chục tiếng trên ôtô, rất hiếm khi chị ngoái đầu lại tham gia hát hò, tán phét cùng mọi người. Chỉ thấy chị nhìn đăm đắm về nơi nào, xa lắm!

Người ít nói nhất trong số chúng tôi là anh Quang Anh. Trừ những khi anh cất bước đi trên mặt đất, còn lại những lúc trên máy bay, ôtô, canô, tôi đều thấy anh ngủ say mê. Không lẽ các lập trình viên FPT lại mệt mỏi và nặng trĩu tâm tư đến thế?

Ngược lại với Quang Anh, anh Sơn nói liên hồi và chủ yếu là cãi nhau chí choé với chị Hải, làm chúng tôi lúc nào cũng có thể cười ngặt nghẽo. Nếu thu băng các cuộc hội thoại dọc đường, hẳn 2/3 độ dài băng là tiếng SơnTT và chị Hải. Có những khi, hai người chửi bới nhau thậm tệ như thể sắp đánh nhau đến nơi. Chị Hải quát: “Mày mà còn nói nữa tao đâỷ xuống sông bây giờ!”. SơnTT sấn sổ tung cước như chực đạp, lúc đòn vừa tới thì cười nhăn nhở, nhẹ nhàng co chân lại. Khỉ thật, thế mà có lúc tôi thấy đứng tim!

Anh Khắc Thành là một nạn nhân khác của SơnTT, thường bị SơnTT lôi vào những cuộc chọc ghẹo dường như bất tận, với một chủ để không thay đổi từ hôm vào Sài Gòn đến khi ra sân bay về Hà Nội. Cách phản ứng của anh Thành cũng thật nghệ sĩ, lúc thì cười hiền hậu, độ lượng, khi chửi đổng rõ chua ngoa, đôi khi giả vờ bẽn lẽn tảng lờ tất cả. Thâm độc nhất là tối ở Cần Thơ, khi bị phân chung phòng với SơnTT, anh tới bên cạnh, nhìn vào mắt SơnTT, dịu dàng nói: “Tối nay chúng mình tân hôn nhé!”. Có lẽ đó là đêm dài nhất trong 4 đêm xuống miền Tây của anh Sơn.

Nhắc đến chuyện cưới xin, chúng tôi thực sự khâm phục ViệtTT vì anh đã dũng cảm bỏ vợ đi chơi một tuần lễ trong khi vừa cưới chưa đầy 5 tuần. Thật lạ là lấy vợ rồi, Việt vẫn hát hay như thế, ăn nói duyên dáng như thế! Chỉ có 1 lần, anh nổi giận đùng đùng bên bàn ăn ở Cà Mau khiến chúng tôi đều phải bụm miệng chẳng dám cười. Nguyên nhân khiến Việt bực chỉ rất vớ vẩn, vì bọn tôi cãi nhau ỏm tỏi về việc nên gọi cua hấp hay cua rang muối, mỗi người một con hay hai người ăn chung. SơnTT thủng thẳng tuyên bố: “Đếch gọi cua vì tao không biết ăn”. Thế là Việt đỏ mặt thuyết giáo mấy câu gì đó về tinh thần tập thể, về ý thức cá nhân với cộng đồng... Tâm lý bất thường của Việt về sau được anh Tiến mổ xẻ là biểu hiện ban đầu của sự chống đối sau khi lập gia đình (còn như anh Khắc Thành thì đang ở giai đoạn cao trào, vì anh Thành trở nên khó tính và thích chê bai hơn rất nhiều so với thời xa xưa).
Anh TiếnHN xứng danh là trưởng đoàn vì hầu như cái gì anh cũng biết. Anh là người đọc nhiều, đi nhiều, trí nhớ tốt nên hiểu biết rộng cũng là dễ hiểu. Hơn nữa, anh còn có tài “bốc phét như đang phát biểu chân lý” khiến chúng tôi rất khâm phục, chỉ trừ SơnTT thỉnh thoảng lại tìm cách bóc mẽ: “Nghe đấy mà học cách lừa khách hàng nhé!”. Trước chuyến đi, anh Tiến đã trang bị một quyển sách dày giới thiệu về non sông đất nước Việt nam nên anh có thể kể vanh vách từng địa danh, đặc sản của 12 tỉnh miền Tây, khiến hướng dẫn viên du lịch vô cùng nể sợ.

Giỏi như vậy mà anh Tiến lại rất phục anh Luân, đủ biết nội công của anh Luân thâm hậu đến mức nào. Anh có một kiến thức toàn diện về thể thao, âm nhạc, lịch sử, văn hoá, những câu nói của anh rất thâm thuý và nhiều thông tin. Trong chuyến đi này, anh Luân cười nói, tán chuyện rôm rả hơn hẳn lần đi Fanxifăng trước. Cũng phải thôi, đi Fanxifăng, lúc nào chúng tôi cũng mệt phờ phạc, vừa đi vừa thở hắt, lê tấm thân lười trên lớp bùn nhầy nhụa, muốn cười đùa cũng “lực bất tòng tâm”. Nơi ở trên núi thì ẩm thấp, chật chội, mưa suốt 3 ngày 3 đêm, chúng tôi muốn tìm một nơi để sinh hoạt chung cũng khó. Đến bữa ăn thì kẻ đứng người ngồi, thật vô cùng khổ sở. Vì vậy, chúng tôi không thể có những cơ hội nghỉ ngơi và tâm sự với nhau nhiều như trong chuyến đầy tính hưởng thụ này.
 
Phần II: Tản mạn

Một phóng viên lần đầu ra Trường Sa tâm sự: “say sóng” không đáng sợ bằng “say đất”.. Khi ở đảo, con người bị cô lập hoàn toàn với đất liền, bị cắt đứt mọi sợi dây liên lạc hữu hình: điện thoại, internet, thư từ, TV... nên nỗi nhớ nhà càng thêm quay quắt. Cơn say tàu đẩy những kẻ mới ra khơi vào tận cũng mệt mỏi, vậy mà cũng chẳng sá gì so với các cơn say đất, khi anh đứng trên bờ mà vẫn choáng váng, nôn nao. Sau 1 tháng trời sống cùng những người lính trẻ, với nắng, với gió và hơi biển nồng nàn, anh về với Hà Nội. Trong vòng tay của gia đình thân yêu, của bạn bè, đồng nghiệp, có những lúc anh lại thần thờ nhớ từng cây phong ba, từng cơn say sóng biển. Những gương mặt trẻ trung, tiếng cười trong trẻo của các chàng lính khắp 3 miền làm trái tim anh nhói đau, khắc khoải. Đến lúc này, anh mới hiểu đây thực sự là say - say đất, say nỗi nhớ Trường Sa.

* * *

Tôi không có tham vọng sẽ khắc hoạ được những cơn say như thế trong chuyến du hành miền Tây. Chúng tôi, hầu hết chỉ muốn thoả mãn “thú thích dịch chuyển” của mình, muốn mở mang tầm hiểu biết và được khám phá chính tổ quốc thân yêu. Chúng tôi muốn tự đẩy mình ra khỏi sự tự ti cố hữu cả người Việt nam khi chúng ta biết quá ít về đất nước, lịch sử và về chính bản thân mình. Chuyến về miền Tây của đoàn FPT vẻn vẹn 5 ngày, qua 10/12 tỉnh nên có những địa danh, chúng tôi chẳng kịp dừng chân, dù chỉ là chụp một tấm hình kỷ niệm. Dẫu sao, mỗi cái tên Bạc Liêu, Vĩnh Long, Rạch Giá... đối với chúng tôi giờ không còn xa lạ và mơ hồ nữa.
 
Xuất phát

Theo kế hoạch, đúng 7h sáng, toàn đoàn sẽ tập trung tại sảnh khách sạn River Side để xuất kích. Đúng giờ, đứa bạn thả tôi trước một toà nhà nguy nga, tráng lệ. Nó từ biệt tôi với một dấu hỏi hoài nghi trong ánh mắt : “Bọn FPT làm gì mà có nhiều tiền thế, ghé qua Sài Gòn một ngày mà cũng ở khách sạn 4 sao?”

15 phút trôi qua, tôi không nhận thấy một gương mặt quen thuộc nào giữa khách Tây, khách ta ra vào nườm nượp. Gọi anh Tiến, nghe giọng sốt sắng: “1 phút nữa là anh tới sảnh rồi, em đợi nhé!” 1 phút cộng với một phần tư giờ đồng hồ nữa trôi vèo theo nước sông Sài Gòn, anh Tiến lạc ở đâu nhỉ? Kể cả anh có đi 2 bước, lùi 1 bước, tình nguyện xuống bằng thang bộ từ tầng 10 cũng không thể lâu như thế được. Tôi bấm máy gọi Việt. Chắc hắn đang bịn rịn chia tay vợ nên trả lời nhát gừng lắm: “Khách sạn nhỏ cơ mà!” Thế là hì hục kéo đồ đi chừng 50 m, lo sợ bị mọi người la vì tới muộn. Khách sạn này cổ kính hơn, được lát gỗ toàn bộ nội thất, tường gỗ nâu bắt ánh đèn vàng trông rất ấm cúng và dễ chịu. Đụng phải Việt đang hơ hớt chạy vào. Khi biết chưa có ai xuống, Việt lại hớt hải gọi xe ôm chạy đi, dặn với lại: “Em trông đồ giúp, anh đi mua kem chống muỗi cho mọi người”.

Tôi nhờ lễ tân gọi điện lên phòng SơnTT, nghe 1 giọng ngái ngủ: “ồ, đợi nhé, dậy đây!” Thế là lại một khắc giờ nữa bỏ tôi đi, lúc đó mới thấy anh Tiến khệ nệ bưng đồ giúp chị Hảo, xô cửa bước vào. Anh quả là một người quan trọng, 1 phút của anh quý bằng nửa tiếng đồng hồ của những đứa vớ vẩn như tôi.
7h45’, chiếc Mercedes rùng mình chuyển bánh. SơnTT và chị Hải bắt đầu cãi lộn về trận bạc đêm qua. Anh Tiến gọi điện cho ai đó ở FPT HCM hẹn đúng 8h ra nhà hàng chúng tôi sẽ ăn sáng để lấy con chuột demo mang từ Hà Nội vào. Sự đúng giờ và nghiêm túc trong công việc của FPT HCM trở thành chủ đề trong bữa sáng của bọn Hà Nội. Anh Luân bảo, 8h sáng mà dám gọi Việt sai việc này việc kia thì kể cả sếp cũng bị mắng xơi xơi, nếu không, Việt sẽ vâng dạ theo thói quen rồi 10 giờ mới thèm mò tới. Quả thực, rất nhiều người trong số chúng tôi tự thấy xấu hổ trước tính kỷ luật cao của các đồng nghiệp Sài Gòn.

Kết thúc bữa điểm tâm xa xỉ trị giá hơn 20 ngàn/người, cả bọn háo hức ngắm nhìn đường phố Sài gòn bước vào ngày mới, với vô vàn các siêu thị, cửa hàng sầm uất và sôi động.
 
ấn tượng chung về những con đường


Xe ô tô chủ yếu chạy trên quốc lộ 1, con đường huyết mạch Bắc Nam nên đập vào mắt chúng tôi là nhà cửa san sát. Ước mong được đi giữa làn bụi đỏ của những con đường đất gập gềnh, vắng vẻ, thấy những vườn cây trái xanh tươi, um tùm trên những cung đường lãng mạn chẳng kém đường lên Đông Bắc không thể thực hiện được. Miền Tây gồm các tỉnh đồng bằng, đất đai trù phú, dân cư đông đúc nên bất cứ chỗ nào thuận tiện giao thông đường bộ, đường thuỷ là đều có cư dân tập trung. Dọc theo các con sông, kênh rạch là những chái nhà đơn sơ, tạm bợ. Những đứa trẻ đen nhẻm, cởi trần nghịch nước, khoe nụ cười lấp loá, vẫy tay chào thân thiện mỗi khi chúng tôi đi qua. Đây quả là một hình ảnh đặc trưng của tuổi thơ vùng sông nước mà bạn có thể gặp lại tại bất cứ triển lãm ảnh nào về đất nước và con người Việt Nam.
Chúng tôi đi vào đúng dịp 30/04 và 1/5 nên thực sự bị choáng ngợp giữa rừng cờ đỏ sao vàng. Anh hướng dẫn viên du lịch cho biết, tất cả các nhà mặt đường đều phải nộp 50,000 đồng để trồng cây cọc sắt treo cờ trước nhà. Nhìn những lá cờ tươi màu phần phật bay trong gió và nắng vàng rực rỡ, thấy lòng thanh thản và tự hào vô cùng. Thế mới biết, tâm trạng của những người lính năm xưa trở về giữa rừng cờ hoa mừng chiến thắng còn xúc động và thiêng liêng đến mức nào. Bỗng dưng tôi nhớ đến sự hạnh phúc và hoan hỉ của những người leo núi năm ngoái khi chúng tôi biết mình đã xuống núi an toàn. Đó cũng là một sự trở về vinh quang, của những con người bình thường, nhỏ bé.
 
8. Xẻo Quýt - thiên nhiên đầy sức sống

Xe đỗ xịch trước một chiếc cầu tre nhỏ, vắt vẻo nghiêng mình bên một con rạch nông hoèn, hẹp chừng 2m. Cả bọn phân vân, tự hỏi: mình sẽ có những phút giây lãng mạn trên con rạch này sao? Chúng tôi đến cùng lúc với một đoàn khách du lịch nước ngoài, họ cũng thuê thuyền đi vào căn cứ Xẻo Quýt. Trời nóng tới 38 độ C mà vị khách nào cũng khoác trên mình một chiếc áo phao cứu sinh màu da cam, trông rất bắt mắt và chói chang, rất an toàn và kỷ luật. SơnTT nhìn bọn cao to sợ chết đó bằng con mắt coi thường, khinh bạc.

Khi chúng tôi bắt đầu cảm thấy hoa mắt vì cái nắng chói chang thì anh Hùng – hướng dẫn viên xuất hiện, dẫn chúng tôi vòng ra phía sau. Một chiếc thuyền lớn gắn động cơ Honda nghếch mũi chờ du khách, đuôi thuyền dập dềnh theo sóng của một con kênh khá lớn, nước đầy ăm ắp. Khuôn mặt SơnTT thoáng nghi ngại. Lúc này mà có người bán cho SơnTT một chiếc phao với giá cắt cổ như anh từng bán sách, bán đĩa cho mọi người thì chắc anh cũng chộp ngay lấy, không cần mặc cả. Thứ nhất, vì SơnTT đã trót lừa vợ rằng công ty tổ chức đi hội thảo ở Tam Đảo, giờ lỡ sơ sểnh, chết nơi sông nước thì thật lãng xẹt, lại mang tiếng là chết trong gian dối. Hai là SơnTT nghĩ đến khả năng đầu cơ, nếu bọn thuyền mình không cần thì có thể cho Tây thuê lại bằng ngoại tệ mạnh cũng lời chán!

Chiếc thuyền rẽ sóng, rẽ gió chạy băng băng, ngồi ngược gió, mắt người nào người nấy chỉ muốn nhắm lại, lơ mơ. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi thấy những mái nhà lô xô, xỉn màu mưa nắng, những rễ cây trơ trụi, gân guốc, chẳng bám vào đâu cả, cứ như thể được mọc ngược lên từ mặt nước. Không khí nóng hầm hập, gió táp vào mặt khô ráp.

Khoảng 45 phút sau, thuyền cập bến. Với tất cả lòng hăm hở, tò mò, bất chấp cái nóng và khô miền Tây, chúng tôi đổ bộ xuống căn cứ cách mạng Xẻo Quýt. Căn cứ này nằm trên ngọn rạch Xẻo Quýt thuộc 2 xã Mỹ Long và Mỹ Hiệp. Đây vốn là một vùng đồng trống trải, trư¬ớc kia chỉ có cỏ, lác và lơ thơ một ít tràm, gáo, trâm bầu ven theo kênh rạch. Cuối năm 1959, tỉnh uỷ Đồng Tháp quyết định chọn nơi này là căn cứ cách mạng, rừng tràm được đầu tư, chăm sóc, trở thành một bức tường vây vững chãi che chở, nuôi dưỡng các đơn vị kháng chiến. Thoáng nghe những tiếng cười trong trẻo của các o du kích mặc áo bà ba đen, khuôn mặt đẹp dịu dàng ẩn dưới chiếc nón tai bèo mềm mại. Rất tiếc, tháng tư không phải mùa nước nổi nên chúng tôi không có cơ hội được ngồi trên những chiếc xuống ba lá nhỏ, cùng nhau len lỏi giữa các thân tràm xù xì nhiều lớp, vỏ vàng ư¬ơm, mỏng nh¬ư tờ giấy cuốn thuốc lá, thở hít bầu không khí ẩm lạnh thơm mùi hoa, mùi nhựa tràm, nghe những âm thanh thiên nhiên vang trong tĩnh lặng. Bám lấy các thâm tràm cao từ 4 đến 7 mét là những dây bòng bong mượt mà, rực sáng từng lớp dưới nắng. Lần đầu tiên được nhìn thấy cây bòng bong, tôi mới biết đó là một loại cây sinh sản từ lá. Những chiếc lá cái thon dài, đầy nữ tính, từ ngọn lá sẽ mọc ra những nhánh non, phát triển thành cây mới. Nếu bạn vô tình bứt đi 1 chiếc lá cái, có thể bạn đã triệt hạ không biết bao nhiêu các thế hệ bòng bong sau này. Anh Khắc Thành cẩn thận ngắt 2 nhánh cây khác nhau, tỉ mỉ theo dõi, phân tích ra chiều tâm đắc lắm. Chẳng hiểu anh còn giữ những mẫu lá đó và thiên nhiên kỳ diệu có gợi cảm hứng sáng tác gì cho anh không?

Thật lạ, đứng giữa một di tích minh chứng về cuộc chiến tranh ác liệt thuở nào, tôi hoàn toàn không có cảm xúc gì về cuộc chiến đã qua, chỉ cảm thấy thật thanh bình, thấy khao khát được nắm tay một người, đi giữa những lớp lá vàng, nghe tiếng gió trên kia xào xạc. .
 
Trời ơi anh gề tê tê ơi, anh dừng tay chút không cái phượt phố rùm nhà mình lại biến thành phở pate phượt bây giờ!

No copy plsssssssss.s.s..s.s.s.s.s.s.s....
 
Thôi OK, để mai paste tiếp.

Không ai chơi thì mình biến thành cái kho lưu trữ nhà mình cũng tiện phết.
Hặc hặc hặc
 
He he ... Sơn tê tê đổi thành sơn copy đê .... chả viết được cái giề toàn đi copy linh tinh .. chán ... ngủ thôi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,180
Bài viết
1,150,370
Members
189,940
Latest member
rummyofficialorg
Back
Top