What's new

Ngất ngây miền Tây mùa nước nổi

Qua bến đò, chạy dọc theo mép ruộng, băng qua cây cầu thì gặp ngã tư (kể cả đường nhỏ). Nếu đi thẳng sẽ đến Búng lớn, còn quẹo phải vài cây số là nhà thờ Hồi Giáo xã Quốc Thái.

Cứ nghĩ đây là mặt trước của nhà thờ, nhưng thật ra chỉ là cổng sau.

DSC_6485_zps09d8c2de.jpg




DSC_6486_zps1e791d21.jpg





Còn mặt trước lại hướng về phía đông, cũng là khu dân cư Hồi Giáo.

DSC_6620_zps0621ee43.jpg





Và đây là hông phải

DSC_6489_zpsafd2bf70.jpg
 
Làng Chăm Quốc Thái ở ngay sau Thánh Đường.

Cách đây ba năm, tôi đã mê mẫn những tấm hình cô gái Chăm của một người bạn trên facebook. Hỏi thì mới biết làng Chăm đó ở An Phú - An Giang. Từ đó, cứ ấp ủ mãi một chuyến tham quan làng Chăm. Năm ngoái, dừng lại chụp hình, uống nước khá lâu ở Búng Bình Thiên, nhưng không dạo quanh làng, cứ thấy tiếc nuối! Năm nay, thời gian cũng eo hẹp, nhưng nhất định phải ghé thăm làng Chăm.

Và đây, là quang cảnh làng Chăm ấp Đồng Ky, Xã Quốc Thái, huyện An Phú, An Giang.

DSC_6510_zps35eeb74b.jpg




DSC_6492_zps3ff1196d.jpg





Dẫu biết đã là thời đại alpha, nhưng tôi vẫn mong mõi được thấy các cô gái Chăm thướt tha, e lệ trong chiếc áo dài, khăn che kín mặt và các chàng trai trong trang phục truyền thống! Người Chăm tuy vẫn giữ đạo giáo khắt khe, nhưng cũng đã hòa nhập nhiều với người Việt.



DSC_6505_zpsc5226188.jpg






Dẫu sao cũng tìm được ít hình ảnh để có cảm giác như đang ở xứ sở Ngàn lẻ một đêm.

DSC_6503_zpsa63db947.jpg





Nhưng thật khó chụp hình các cô gái Chăm, có lẽ vì bị "săn ảnh" nhiều quá chăng!?

DSC_6504_zps5f4da124.jpg
 
Uống nước, lân la trò chuyện.

Người Chăm rất thật thà, dễ thương.

DSC_6507_zpsadf9806a.jpg





Sau khi đề nghị được chụp chung vài tấm hình với trang phục truyền thống thì được các chị vui vẽ đồng ý! Không những thế mà còn rủ thêm hai mẹ con một chị nữa tham gia cho vui.

DSC_6526_zps75aa8b40.jpg





DSC_6524_zps2453578c.jpg
 
Last edited:
Lại chụp hình cá nhân nữa rồi!

Thánh đường Jamiul Muslimin được xây dựng từ 1933 nhưng đến 1977 thì bị Khmer đỏ tàn phá, đến năm 1984 được xây dựng lại nhưng sau đó xuống cấp. Thánh đường mới được khởi công vào ngày 7.4.2008 với kinh phí thực hiện 5,58 tỉ đồng. Trong đó, Hội Trăng lưỡi liềm đỏ (Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất) tài trợ 147.000 USD. Khánh thành vào ngày 3.12.2009.


DSC_6585.jpg




DSC_6584.jpg




DSC_6581_zpsfd3a163a.jpg





Vừa hay lúc đó các vị chức sắc đến để mở cửa thánh đường chuẩn bị cho buổi lễ trưa.

DSC_6594.jpg




DSC_6591_zpsb3336e8e.jpg





DSC_6618_zps1ffc0bfb.jpg
 
Cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam bao gồm hầu hết là người Chăm và phân chia thành 2 khối: khối người Chăm Bà-ni (Bà-la-môn) tập trung ở miền Trung, khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận; và khối người Chăm Asalam (Islam) tập trung ở miền Nam, khu vực Sài Gòn, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai.

Tôn giáo của người Chăm Bà-ni là sự lai tạp giữa Hồi giáo, Ấn Độ giáo với tập tục, tín ngưỡng cổ truyền, cho nên Hồi giáo mà họ theo là thứ Hồi giáo đã bị biến cải đi rất nhiều so với Hồi giáo chính thống. Trong khi đó, tôn giáo của người Chăm Asalam là Hồi giáo chính thống.

Đạo Hồi được đánh giá là một tôn giáo khắc nghiệt, với hàng loạt các điều kiêng kỵ và quy tắc đối với các tín đồ, đòi hỏi họ phải thực hiện triệt để. Giáo lý và các quy định của đạo Hồi rất nghiêm ngặt cho toàn thể tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Đối với một tín đồ Hồi giáo thì “năm hành vi tôn giáo” có tính bắt buộc để mỗi tín đồ chứng minh mình là người Hồi giáo - người có niềm tin duy nhất vào thánh Alla. Năm hành vi tôn giáo bắt buộc đó là: Lễ nguyện Salat (Mỗi tín đồ cầu nguyện 5 lần một ngày); Tháng chay Ramanda; Zakah (Bố thí); Haji (Hành hương về thánh địa Mecca); Jihad (Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo)

Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam, kể cả những tín đồ Chăm Hồi giáo nhiệt thành ở Nam Bộ, do ảnh hưởng truyền thống chuộng hoà bình của dân tộc và các chính sách phù hợp đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước nên việc thực hiện năm hành vi tôn giáo đã được cải biến:

-Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah, là người khai sáng Islam.

- Mỗi ngày đêm phải cầu nguyện đủ 5 lần.

- Phải ăn chay trọn tháng Ramadan.

- Phải bố thí để giúp đỡ người khó khăn hơn mình.

- Nếu có khả năng thì ít nhất một lần trong đời hành hương về thánh địa Mecca (Saudi Arabia) để làm lễ Haji (4).

Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam đặc biệt là những người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ tuân thủ khá chặt chẽ những giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống. Họ đã thay đức tin “Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo” bằng đức tin “Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah, là người khai sáng Islam”.

Khác với người Chăm Islam ở Nam Bộ, người Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận tin vào Allah như một đấng tối cao nhưng không phải là duy nhất. Họ vẫn tôn thờ các vị thần trong tín ngưỡng truyền thống như Thần Mưa, Thần Núi, Thần biển... Họ vẫn thực hiện các nghi lễ nông nghiệp theo tín ngưỡng dân gian như lễ cầu xin thần Mẹ Xứ Sở (Rija Nưgar), lễ cầu mưa (Yor Yang), lễ cầu thần Sóng Biển (Plao Pasah), lễ chặn dầu nguồn (Kap Hlâu Krong)... Người Chăm Bàni cầu nguyện 3 lần/ ngày; không nhịn ăn ban ngày vào tháng Ramưwan mà chỉ có giáo sĩ nhịn ăn ba ngày đầu tháng mà thôi. Họ cũng không hành hương tới thánh địa La Mecque.

Tính bản địa trong Hồi giáo của người Chăm ở nước ta được xuất phát và gìn giữ bởi nền tảng văn hoá truyền thống Chămpa cổ.


Mỗi khu vực có người Chăm Hồi giáo sinh sống thường có một thánh đường hoặc tiểu thánh đường.Thánh đường không chỉ là nơi người Hồi giáo làm lễ và thực hiện các sinh hoạt cộng đồng, mà còn là nơi dạy kinh Koran cho trẻ con.

Trong nhờ thờ Hồi giáo không có bàn thờ hoặc ảnh tượng, không có người chủ lễ; Chỉ có người hướng dẫn cầu nguyện.

Nội thất thánh đường vô cùng đơn giản.

DSC_6616_zpsb32f6d01.jpg





Không dám hỏi nhưng vị này chắc đảm nhiệm chức sắc cao trong cộng đồng.

Ở giữa - theo vị này - thờ "như Phật Như Lai" . Sợ chúng tôi không hiểu nên nói vậy chăng?

DSC_6611_zps76cf7b9f.jpg





Cũng theo vị này, đây là đồng hồ chỉ giờ hành lễ trong ngày. Nhưng sao lúc đó tôi lại không hỏi vì sao một ngày hành lễ 5 lần mà lại có tới 7 đồng hồ nhỉ?
- Lần thứ nhất vào lúc rạng đông
- Lần thứ hai đúng ngọ
- Lần thứ ba sau trưa
- Lần thứ tư lúc mặt trời lặn
- Lần thứ năm lúc nửa đêm.

Dù tín đồ Hồi Giáo đang làm gì và ở bất cứ đâu (ở giữa sa mạc hoặc trên đường phố, tại sở làm hay tại trường học, bến xe, chợ búa v.v...) cứ đến giờ cầu nguyện là họ quì mọp xuống đất để thực hiện các nghi lễ này. Được biết, mọi du khách đến các nước Hồi Giáo thường rất ngạc nhiên về nghi thức cầu nguyện đặc biệt của các tín đồ Hồi Giáo. Không biết ở Việt Nam mình có như thế không nhỉ?

Khi cầu nguyện tại nhà thờ Hồi Giáo, mọi người đàn ông đứng thành hàng ngang sát nhau. Đàn bà luôn luôn xếp hàng ở phía sau đàn ông hoặc cầu nguyện tại nhà riêng.

DSC_6615_zps8a750159.jpg



Sau khi cầu nguyện xong, mọi người quay sang trái sang phải bắt tay và cúi chào những đồng đạo ở quanh mình. Họ chúc nhau "bình an và đầy ơn Chúa" (peace and blessings of God). Cử chỉ thân thiện giữa những người đồng đạo với nhau đã được thực hiện trong thế giới Hồi Giáo từ 14 thế kỷ qua. Mới đây, người Công Giáo đã bắt chước và làm những cử chỉ tương tự trong các buổi lễ Misa tại nhà thờ.




Vị chức sắc giảng giải về nghi lễ, cách thức hành lễ, chúng tôi cũng bắt chước làm theo.

DSC_6600_zpsacfe5168.jpg





"Lạy thánh Alla con là người ngoại đạo".

DSC_6614_zps1593a252.jpg
 
Dự định sẽ tham quan ba làng Chăm An Phú, nhưng thời gian lưu lại làng Chăm Quốc Thái quá lâu, lại thêm tham vọng muốn tham quan làng Chăm Châu Giang - Châu Đốc nên đành cắt bớt chương trình. Thế là thẳng tiến Búng lớn.

Trên đường đi, gặp lúc bà con vừa gặt lúa xong. Thật đông vui tấp nập! Đã chạy qua rồi, nhưng không kìm được vẽ hấp dẫn của nó, nên quay lại lân la trò chuyện. Hỏi ra mới biết ở đây có một đội chuyên đi gặt lúa mướn, cứ ở đâu có lúa chín cần gặt là họ lại đến. Đội ngũ chuyên nghiệp, phương tiện đầy đủ, nên công việc được giải quyết nhanh chóng. Dú mệt vì vừa gặt xong đám ruộng lớn, nhưng mọi người rất vui vẽ và thân thiện.

DSC_6631_zps580d2713.jpg




DSC_6635_zps090dc59b.jpg




DSC_6634_zpsa0b44645.jpg





Và đám ruộng vừa gặt xong với xe trâu, với cầu khỉ...quá đỗi nên thơ!

DSC_6715_zps68efa752.jpg




DSC_6640_zps20556c29.jpg






Vậy là ào qua...

DSC_6645_zpsb066b020.jpg
 
Muốn tìm chút cảm giác xưa - cảm giác ông bà chúng tôi đã từng trải nghiệm.



DSC_6648_zps5929f0a8.jpg





Vừa bước lên xe đã được bác tài nhắc nhở "Đừng có đứng. Ngồi vịn chắc coi chừng té xuống ruộng lấm hết".

DSC_6653_zpsc46969e4.jpg




Đã một lần cười trâu ở cánh đồng Đồng Kho của người dân tộc Raglai, và một lần - cũng trên cánh đồng An Giang - chở lúa từ đồng ra đường cùng bà con, nhưng chưa lần nào thích thú như lần này. Phấn khích quá cướp tài luôn!

Những chú trâu thật là khỏe, dù cố hết sức tôi cũng không thể nào điều khiển được!

DSC_6662_zps542c9afa.jpg





Hai cô gái trẻ cũng không thể nào kìm được

DSC_6686_zps21032b7a.jpg




Vậy là, cuộc chơi chia đều hết cho mọi người!

DSC_6681_zps65242ef8.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,485
Bài viết
1,147,831
Members
193,547
Latest member
j88voto
Back
Top