Cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam bao gồm hầu hết là người Chăm và phân chia thành 2 khối: khối người Chăm Bà-ni (Bà-la-môn) tập trung ở miền Trung, khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận; và khối người Chăm Asalam (Islam) tập trung ở miền Nam, khu vực Sài Gòn, An Giang, Tây Ninh, Đồng Nai.
Tôn giáo của người Chăm Bà-ni là sự lai tạp giữa Hồi giáo, Ấn Độ giáo với tập tục, tín ngưỡng cổ truyền, cho nên Hồi giáo mà họ theo là thứ Hồi giáo đã bị biến cải đi rất nhiều so với Hồi giáo chính thống. Trong khi đó, tôn giáo của người Chăm Asalam là Hồi giáo chính thống.
Đạo Hồi được đánh giá là một tôn giáo khắc nghiệt, với hàng loạt các điều kiêng kỵ và quy tắc đối với các tín đồ, đòi hỏi họ phải thực hiện triệt để. Giáo lý và các quy định của đạo Hồi rất nghiêm ngặt cho toàn thể tín đồ Hồi giáo trên thế giới. Đối với một tín đồ Hồi giáo thì “năm hành vi tôn giáo” có tính bắt buộc để mỗi tín đồ chứng minh mình là người Hồi giáo - người có niềm tin duy nhất vào thánh Alla. Năm hành vi tôn giáo bắt buộc đó là: Lễ nguyện Salat (Mỗi tín đồ cầu nguyện 5 lần một ngày); Tháng chay Ramanda; Zakah (Bố thí); Haji (Hành hương về thánh địa Mecca); Jihad (Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo)
Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam, kể cả những tín đồ Chăm Hồi giáo nhiệt thành ở Nam Bộ, do ảnh hưởng truyền thống chuộng hoà bình của dân tộc và các chính sách phù hợp đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước nên việc thực hiện năm hành vi tôn giáo đã được cải biến:
-Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah, là người khai sáng Islam.
- Mỗi ngày đêm phải cầu nguyện đủ 5 lần.
- Phải ăn chay trọn tháng Ramadan.
- Phải bố thí để giúp đỡ người khó khăn hơn mình.
- Nếu có khả năng thì ít nhất một lần trong đời hành hương về thánh địa Mecca (Saudi Arabia) để làm lễ Haji (4).
Người Chăm Hồi giáo ở Việt Nam đặc biệt là những người Chăm Hồi giáo ở Nam Bộ tuân thủ khá chặt chẽ những giáo lý, giáo luật của Hồi giáo chính thống. Họ đã thay đức tin “Thánh chiến để bảo vệ Hồi giáo” bằng đức tin “Tin tưởng Thượng đế Allah là tối cao duy nhất, và Muhammad là sứ giả cuối cùng của Allah, là người khai sáng Islam”.
Khác với người Chăm Islam ở Nam Bộ, người Chăm Bàni ở Ninh Thuận và Bình Thuận tin vào Allah như một đấng tối cao nhưng không phải là duy nhất. Họ vẫn tôn thờ các vị thần trong tín ngưỡng truyền thống như Thần Mưa, Thần Núi, Thần biển... Họ vẫn thực hiện các nghi lễ nông nghiệp theo tín ngưỡng dân gian như lễ cầu xin thần Mẹ Xứ Sở (Rija Nưgar), lễ cầu mưa (Yor Yang), lễ cầu thần Sóng Biển (Plao Pasah), lễ chặn dầu nguồn (Kap Hlâu Krong)... Người Chăm Bàni cầu nguyện 3 lần/ ngày; không nhịn ăn ban ngày vào tháng Ramưwan mà chỉ có giáo sĩ nhịn ăn ba ngày đầu tháng mà thôi. Họ cũng không hành hương tới thánh địa La Mecque.
Tính bản địa trong Hồi giáo của người Chăm ở nước ta được xuất phát và gìn giữ bởi nền tảng văn hoá truyền thống Chămpa cổ.
Mỗi khu vực có người Chăm Hồi giáo sinh sống thường có một thánh đường hoặc tiểu thánh đường.Thánh đường không chỉ là nơi người Hồi giáo làm lễ và thực hiện các sinh hoạt cộng đồng, mà còn là nơi dạy kinh Koran cho trẻ con.
Trong nhờ thờ Hồi giáo không có bàn thờ hoặc ảnh tượng, không có người chủ lễ; Chỉ có người hướng dẫn cầu nguyện.
Nội thất thánh đường vô cùng đơn giản.
Không dám hỏi nhưng vị này chắc đảm nhiệm chức sắc cao trong cộng đồng.
Ở giữa - theo vị này - thờ "như Phật Như Lai" . Sợ chúng tôi không hiểu nên nói vậy chăng?
Cũng theo vị này, đây là đồng hồ chỉ giờ hành lễ trong ngày. Nhưng sao lúc đó tôi lại không hỏi vì sao một ngày hành lễ 5 lần mà lại có tới 7 đồng hồ nhỉ?
- Lần thứ nhất vào lúc rạng đông
- Lần thứ hai đúng ngọ
- Lần thứ ba sau trưa
- Lần thứ tư lúc mặt trời lặn
- Lần thứ năm lúc nửa đêm.
Dù tín đồ Hồi Giáo đang làm gì và ở bất cứ đâu (ở giữa sa mạc hoặc trên đường phố, tại sở làm hay tại trường học, bến xe, chợ búa v.v...) cứ đến giờ cầu nguyện là họ quì mọp xuống đất để thực hiện các nghi lễ này. Được biết, mọi du khách đến các nước Hồi Giáo thường rất ngạc nhiên về nghi thức cầu nguyện đặc biệt của các tín đồ Hồi Giáo. Không biết ở Việt Nam mình có như thế không nhỉ?
Khi cầu nguyện tại nhà thờ Hồi Giáo, mọi người đàn ông đứng thành hàng ngang sát nhau. Đàn bà luôn luôn xếp hàng ở phía sau đàn ông hoặc cầu nguyện tại nhà riêng.
Sau khi cầu nguyện xong, mọi người quay sang trái sang phải bắt tay và cúi chào những đồng đạo ở quanh mình. Họ chúc nhau "bình an và đầy ơn Chúa" (peace and blessings of God). Cử chỉ thân thiện giữa những người đồng đạo với nhau đã được thực hiện trong thế giới Hồi Giáo từ 14 thế kỷ qua. Mới đây, người Công Giáo đã bắt chước và làm những cử chỉ tương tự trong các buổi lễ Misa tại nhà thờ.
Vị chức sắc giảng giải về nghi lễ, cách thức hành lễ, chúng tôi cũng bắt chước làm theo.
"Lạy thánh Alla con là người ngoại đạo".