"Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh" (tt và hết)
Binh lực các bên:
Quân đội Nhân dân Việt Nam:
Các sư đoàn bộ binh 304, 320, 324B và 325 (từ tháng 5, Sư đoàn 308 và Trung đoàn 246 vào thay cho các sư đoàn 324B và 325 đi chiến trường khác).
Trung đoàn 270 (Vĩnh Linh) và 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương tỉnh Quảng Trị,
1 đoàn và 5 đại đội đặc công,
5 trung đoàn pháo binh (16, 45, 84 và 204),
3 trung đoàn pháo phòng không,
1 tiểu đoàn tăng - thiết giáp (16 xe tăng hạng nhẹ PT-76),
1 tiểu đoàn thông tin,
1 tiểu đoàn trinh sát,
1 tiểu đoàn hoá học,
1 trung đoàn và 2 tiểu đoàn công binh,
1 đại đội súng phun lửa,
6 tiểu đoàn vận tải và lực lượng vũ trang các huyện Gio Linh, Cam Lộ, Hướng Hoá.
Tổng cộng lực lượng trên toàn tuyến có khoảng 40 ngàn quân. Trong đó sư đoàn 304 và sư đoàn 325 (tổng cộng khoảng 17.000 quân) thực hiện bao vây Khe Sanh, còn các sư đoàn 320 và 324 thực hiện cắt đường 9, chặn quân tiếp viện của Mỹ. Các lực lượng vũ trang địa phương thực hiện đánh tập kích diệt các đoàn vận tải, tiêu hao sinh lực địch.
Quân đội Hoa Kỳ
Có khoảng 45.000 quân trên toàn tuyến (trong đó có 28.000 quân Mỹ), gồm
3 trung đoàn tăng cường thuộc Sư đoàn thủy quân lục chiến 3;
4 tiểu đoàn tàu tuần tra và vận tải (5, 10, 53 và 301),
9 tiểu đoàn pháo binh,
3 tiểu đoàn và 1 đại đội cơ giới, trong quá trình phòng ngự được sự chi viện mạnh của không quân, pháo binh ở phía sau.
Riêng ở Khe Sanh, Mỹ có 3 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 26, 1 tiểu đoàn thuộc Trung đoàn 9 TQLC Mỹ, Sở chỉ huy chiến dịch lưu động - FOB-3 của Lục quân Mỹ (588 lính),
1 tiểu đoàn pháo 155 ly,
1 đại đội xe tăng,
1 đại đội chống tăng,
Tiểu đoàn 37 Biệt động quân VNCH, 1 đội thám báo 300 lính, tổng cộng 6.680 lính.
Từ tháng 4 khi Mỹ mở Chiến dịch Pegasus huy động thêm Sư đoàn kỵ binh không vận 1 của Mỹ, Trung đoàn 1 và Trung đoàn 26 TQLC Mĩ, Chiến đoàn dù 3 VNCH cùng nhiều đơn vị biệt động quân và bảo an, tổng cộng 20.000 quân yểm trợ bởi 300 trực thăng, 148 khẩu pháo.
Bên cạnh đó, Chiến dịch Niagra và Chiến dịch Arc Light để hỗ trợ không quân cho Khe Sanh cũng thu hút một lực lượng hùng hậu: 3.300 trực thăng (nhiều hơn số trực thăng chiến đấu của 3 nước Anh, Pháp, Đức cộng lại), không quân Mỹ đã xuất kích 24.000 lần chiếc kể cả máy bay chiến lược B-52, trút hơn 110.000 tấn bom các loại (gấp 6 lần quả bom nguyên tử Mỹ ném xuống Hiroshima và bằng lượng bom ném xuống Nhật suốt cả năm 1945).
Bảo đảm kỹ thuật - hậu cần cho Khe Sanh, bao gồm tải thương bằng trực thăng (MediVac); và phương thức tiếp tế LAPES (thả dù ở độ cao tầm thấp) thực hiện bởi một cầu hàng không hiện đại, qui mô khổng lồ trên các máy bay trọng tải lớn C-130. Mỹ có thể đáp ứng cho Khe Sanh tới 600 tấn hàng tiếp tế/ngày (trong khi Pháp chỉ cung cấp được cho Điện Biên Phủ 100 tấn). Từ 19 đến 25 tháng Giêng, một hệ thống cảm biến điện tử hiện đại mang bí hiệu Muscle Shoals cũng được triển khai quanh Khe Sanh để hỗ trợ cho các hệ thống trinh sát đường không và trên bộ.
Quân đội Hoa Kỳ ở Khe Sanh được yểm trợ hỏa lực bởi những vũ khí tân kỳ nhất thời đó. Các tổ hợp ra-đa phản pháo mới như SKY SPOT; 16 bộ pháo tự hành trên xe xích “Vua Chiến trường” 175mm bố trí tại trại Carol ở gần Cam Lộ và trận địa trên đỉnh Rockpile, 18 lựu pháo 105mm, 8 lựu pháo 155mm tại các căn cứ pháo binh tại Quảng Trị, pháo yểm trợ tầm trung từ trận địa bắc đèo Hải Vân… Được đặc biệt tin tưởng còn có đạn pháo 105mm COFAM (Combined Ordinance Fragmentary Antipersonnel Munition) nổ từng tràng trên cao, văng vô vàn mảnh bao phủ một tầm sát thương rộng lớn, giống như bom bi; cũng như đạn pháo “tổ ong” (flechettes), khi nổ bắn ra muôn vàn mũi tên thép trong một hình nón 30 độ, rất hữu hiệu chống bộ binh…
Diễn biến chính:
Quân đội Nhân dân Việt Nam chia chiến dịch ra làm 4 giai đoạn:
Đợt 1 (20/1-7/2), Quân đội Nhân dân Việt Nam tiến công quận lỵ Hướng Hoá và cứ điểm Huội San (xem trận Huội San, 24-1-1968), diệt cứ điểm Làng Vây (xem trận Làng Vây, 6-7/2/1968), làm chủ đoạn đường 9 từ Cà Lu đến biên giới Việt - Lào
Đợt 2 (8/2-31/3): phát triển lên vây lấn và pháo kích căn cứ Khe Sanh suốt 50 ngày đêm; bao vây Cồn Tiên, đánh một số trận ở hướng Đông Quốc lộ 1.
Đợt 3 (1-30/4): đánh quân Mỹ ứng cứu trong chiến dịch Pegasus, giải toả, giữ vững các khu vực làng Khoai, Cu Bốc, các điểm cao 689 và 622, triệt phá giao thông trên đường 9.
Đợt 4 (8/5-15/7), khôi phục thế vây lấn Tà Cơn, đánh quân Mỹ rút chạy khỏi Khe Sanh.
(Tham khảo chi tiết tại:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chiến_....BB.87n_Bi.C3.AAn_Ph.E1.BB.A7_th.E1.BB.A9_hai).
Không giống như một số trận đánh khác, Khe Sanh đã chiếm được chú ý của truyền thông đại chúng và công luận ở Mỹ.
25 phần trăm thời lượng phim chiếu trên chương trình truyền hình buổi tối trong tháng 2 và tháng 3 năm 1968 tường thuật tình hình ở Khe Sanh.
Riêng kênh CBS, tỷ lệ này là 50 phần trăm. Viện Gallup đưa ra số liệu, cứ 5 người thì 1 vừa chuyển từ lập trường ủng hộ sang chống chiến tranh trong khoảng cuối tháng 2, đầu tháng 3.
Vì thế, "cách tốt nhất để làm cho Khe Sanh khỏi gây ảnh hưởng xấu đối với công chúng Mỹ là bỏ căn cứ này”. Vậy là, Khe Sanh đã trở thành nơi mà lần đầu tiên, Hoa Kỳ phải rút bỏ một căn cứ quân sự trọng yếu bởi áp lực của đối phương.
Đây là lần đầu tiên QĐNDVN dàn quân ở cấp sư đoàn đối mặt với quân Mĩ. Tuy phải chịu nhiều thương vong do hỏa lực cực mạnh của Mĩ, đặc biệt là bom B-52 rải thảm, song họ cũng gây thiệt hại nặng tương đương cho các lực lượng tinh nhuệ bậc nhất của Hoa Kì là Thủy quân Lục chiến và quân biệt kích CIDG. Đây là thành tích đáng khích lệ đối với QĐNDVN, khi họ là bên tấn công và hoàn toàn lép vế về hỏa lực.
Với việc Mĩ bỏ Khe Sanh, Hàng rào điện tử McNamara coi như cáo chung. Kế hoạch chiến lược mà Mĩ đang xây dựng nhằm cắt đứt đường Hồ Chí Minh coi như phá sản. Từ đây về sau, không còn căn cứ nào có thể uy hiếp trực tiếp tuyến đường cùng dòng hàng đưa ra tiền tuyến. Do đó có thể nói Trận Khe Sanh là bàn đạp cho các chiến dịch lớn của QĐNDVN sau này (chiến dịch Hạ Lào, chiến dịch Hè 1972...), và cuối cùng là chiến dịch quyết định 1975.
...
Thời gian đã qua đi, nhắc lại quá khứ để hướng đến hiện tại và tương lai, Việt Nam chúng ta bây giờ mở cửa ra toàn thế giới, giao thiệp với bạn bè khắp năm châu. Những ký ức chiến tranh ấy dần dần được khép lại, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển toàn thịnh cho dân tộc, như cái bắt tay đầy hữu hảo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp với Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara tại Nhà khách Chính phủ ngày 23/6/1997.
Nguồn: tổng hợp trên các web.