What's new

75 ngày “Con đường lịch sử Việt Nam” 06 – 08/2009

IMG_2860CHASINGWEATHER.jpg


con duong huyen thoai
 
Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"
Ngày 7, thứ tư 17/6/2009, lộ trình: Thành Mỹ - Prao - A Lưới - Lao Bảo ( 290 km ) (Tiếp theo và hết)


Lại phiêu!
37457_1523811494768_1219046193_2464222_8091414_n.jpg



37457_1523811654772_1219046193_2464225_2049400_n.jpg

"Cầu Đăkrông
Đường Hồ Chí Minh đông Trường Sơn - Đoạn Đăkrông đi A Lưới được xây dựng năm 1973, cuối năm 1974 đưa vào sử dụng, phục vụ chiến dịch Tây Nguyên và tổng tiến công mùa xuân 1975."

Tại đây có quán cafe ven đường khá thoáng và đẹp, chúng tôi dừng chân nghỉ ngơi, ngắm phong cảnh khu vực này.


37457_1523811734774_1219046193_2464226_7680907_n.jpg


Chúng tôi rẽ trái, tiếp tục lên Khe Sanh đến Lao Bảo nghỉ đêm. Đoạn đường ~ 35km.

Trời tối dần, đường đẹp và vắng quá, thỉnh thoảng có vài chiếc xe khách, xe chở hàng ngược xuôi.

Khe Sanh chào đón chúng tôi bằng một con đèo nhỏ nhưng không kém phần dốc và nguy hiểm.

Đến ngã ba Tây Trường Sơn - Khe Sanh trời đã chạng vạng, chúng tôi dừng chân chụp vội vài bức hình rồi lại lên đường.

Tượng đài chiến thắng Khe Sanh tại khu vực ngã ba.
37457_1523828695198_1219046193_2464265_2228044_n.jpg


Khe Sanh là một vùng đất đỏ Bazan cao hơn mặt nước biển 400 m. Thị trấn này là huyện lỵ của huyện Hướng Hóa, một huyện miền núi phía tây của tỉnh Quảng Trị, cách cửa khẩu Lao Bảo 20 km về phía Đông.

Nếu không có chiến tranh Việt Nam, có lẽ Khe Sanh chỉ biết đến như một vùng đất đẹp và trong lành, điểm đến của những kẻ thích khám phá, có nhiều dân tộc sinh sống và là một thị trấn phải đi qua nếu muốn đến của khẩu Lao Bảo thuộc biên giới Việt - Lào.

Thế nhưng chiến tranh xảy ra, Khe Sanh được cả thế giới biết đến như là "Trận Điện Biên Phủ thứ hai" hay là chốn "địa ngục trần gian" theo cách nghĩ của lính Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ qua trận đánh Khe Sanh 1968 lịch sử.

Hoàng hôn trên hồ Khe Sanh.
37457_1523828855202_1219046193_2464268_5111070_n.jpg



Thị trần này hôm nay thật yên bình, đường xá, nhà cửa rồi các khách sạn sang trọng lần lượt mọc lên, mức sống người dân dần cải thiện. Cuộc sống cứ tiếp diễn để sau này, khi nhắc đến Khe Sanh người ta không chỉ nghĩ đó là vùng đất của chiến tranh, của "địa ngục trấn gian" mà là một thị trấn kinh tế phát triển, cùng với Lao Bảo là những điểm không thể không ghé thăm khi du khách đến với Trường Sơn - Quảng Trị.

Thị trấn Lao Bảo có khá nhiều khách sạn, cao cấp có mà bình dân cũng có, nơi chúng tôi ở khi đến đây là ks. Bảo Sơn và thật lạ, cơn mưa lớn lại đổ xuống, ông trời có lẽ đã ưu ái cho những đứa con miền Nam chăng? Đồng hồ chỉ 18h.

Khách sạn Bảo Sơn, hình chụp ngày hôm sau.
ksbaosonlaobao.jpg



Lao Bảo về đêm, nhìn từ cửa sổ khách sạn.
37457_1523807694673_1219046193_2464172_825456_n.jpg
 
Chương trình 3: Đường Hồ Chí Minh "Tiếng Đàn Ta Lư"
Ngày 08, thứ năm 18/6/2009, lộ trình: tham quan Lao Bảo.

Ngày hôm nay có thể nói là một ngày xả hơi, thư giãn của các thành viên trong đoàn, các điểm tham quan đều giới hạn trong khu vực tt. Lao Bảo.

Điểm đến đầu tiên của chúng tôi là nhà tù Lao Bảo. Vị trí của nhà tù khá dễ tìm, từ ks chúng tôi quay lại đường 9 hướng về Khe Sanh, qua khỏi hồ nước công viên khoảng 1km là thấy tấm bảng rẽ phải đi nhà tù Lao Bảo.

vi%252520tri%252520nha%252520tu%252520lb.JPG


Đi được 2kn, nằm cuối con đường mang tên nhà cách mạng Lê Thế Tiết, di tích nhà tù Lao Bảo hiện ra bên trái chúng tôi với rừng cây ngô đồng xanh ngắt rợp bóng.

Vào thời phong kiến nhà Nguyễn, nơi đây là một đồn trấn thủ ở ải biên thùy, trấn giữ một phần bờ cõi phía Tây của lãnh thổ Đại Nam. Trước đó là vùng rừng núi chập chùng, hiểm trở, xa dân cư, thường biết đến là chốn “rừng thiêng, nước độc” Nhà tù Lao Bảo được khởi công xây dựng vào năm 1908 trên một khu đất rộng chừng 10ha, hoàn toàn biệt lập với các khu vực khác để giam giữ các “Quốc Sự Phạm” miền Trung là thường phạm và những người yêu nước chống Pháp theo các phong trào Cần Vương, Văn Thân. Sau 1929-1930, nhà đày được mở rộng để giam tù cộng sản.

DSC02921.JPG


Dẫn chúng tôi đi tham quan nhà tù một bạn HDV địa phương, người con của vùng đất Quảng Trị.
Các bạn theo dõi chuyến đi của chúng tôi chắc cũng có thắc mắc, tại sao một đoàn có mấy người thôi, mà lại có 2 HDV dẫn đoàn rồi, cần gì kêu thêm HDV nữa?
Xin thưa, các bạn thử nghĩ xem, vừa tham quan, lại được nghe chính người dân bản địa kể về di tích lịch sử của quê hương mình cùng một niềm tự hào và một giọng vùng miền đặc sắc thì còn gì bằng! Với lại so với HDV dẫn đoàn, HDV tại điểm có phần kém hơn về kiến thức tổng quát. Nhưng HDV tại điểm lại có được nhiều lợi thế để phát triển bài thuyết minh của mình cho hoàn hảo hơn, đặc sắc hơn mà không một HVD dẫn đoàn nào có thể làm được. Thêm một lý do nho nhỏ nữa là cùng làm nghề với nhau, cũng nên có qua có lại để cuộc sống ae tốt hơn một chút, có cái để mà uống cafe, nhậu nhẹt!
Đó là lý do vì sao tại hầu hết điểm đến, chúng tôi đều cố gắng thuê một HDV tại điểm.

Đôi lời hầu chuyện cùng các bạn, chúng ta tiếp tục quay lại nhà tù Lao bảo.

DSC08499.JPG


DSC02911.JPG


Trong chiến tranh Đông Dương, nhà tù Lao Bảo giữ một vị trí rất quan trọng. Đây là một trong năm nhà tù lớn nhất của Đông Dương, thực dân Pháp dùng nơi đây để giam cầm những người bản xứ chống lại họ, những người cộng sản hoạt động ở Quảng Trị như: Lê Thế Tiết, Trần Hữu Dục, Trần Hoành, Lê Thế Hiếu, Trần Ngang, Đoàn Lân, Trần Công Ái..., miền Trung Việt Nam như Tố Hữu, Nguyễn Chí Thanh, thậm chí còn giam giữ cả những người Lào.

DSC02909.JPG


"Cùng với Sơn La, Buôn Mê Thuột, Côn Đảo… nhà đày Lao Bảo là một nhà tù nổi tiếng ác độc, được xây dựng ở vùng rừng núi heo hút, đầy muỗi sốt rét ác tính, ở miền Tây Quảng Trị, thực tế đã là mồ chôn hàng nghìn người cách mạng bất khuất. Song với tinh thần “biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, nhà đày Lao Bảo đã trở thành nơi nung nấu lòng yêu nước thiết tha, rèn luyện ý chí kiên cường của các chiến sĩ Cộng sản." - Nhà thơ Tố Hữu.

DSC02912.JPG


Năm 1995, ngành Văn hóa – Thông tin đã cho mở đường, dựng một đài chứng tích nằm cạnh lao C, một đàn âm hồn để tưởng niệm những người đã chết, một nhà bia tưởng niệm Hồ Bá Kiện, người chỉ huy cuộc bạo động năm 1915.

Đến năm 2000, trong chương trình tôn tạo di tích, một cụm tượng đài tương đối quy mô đã được đầu tư xây dựng cùng với việc quy hoạch lại khuôn viên, xây nhà đón tiếp, tổ chức trưng bày bổ sung nhằm mục đích việc góp phần "giáo dục truyền thống" và "đạo đức cách mạng" cho các đối tượng thanh thiếu niên.

DSC02914.JPG
 
Last edited:
Nhà tù Lao Bảo(tt)


Tuy vậy, trong thời gian gần đây, khu di tích này đã có dấu hiệu xuống cấp khá nghiêm trọng, các ghi nhận gần đây cho thấy di tích lịch sử này có khả năng sẽ trở thành một phế tích.

Những năm 1960 của Chiến tranh Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam đã biến nơi đây thành cơ sở cách mạng của quân đội trong chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh (năm 1967).
Để đập tan ổ cứ điểm này và tiêu diệt lực lượng bộ đội đang ẩn náu ở nơi đây, Hoa Kỳ đã sử dụng lực lượng không quân hùng hậu ném bom đánh sập gần như toàn bộ Nhà tù Lao Bảo và không để lại một dấu tích nào.

DSC02918.JPG


DSC02919.JPG


Tại đây thực dân Pháp đã dùng những hình phạt dã man thời Trung cổ như gông, cùm, xiềng xích cùng với chế độ cai trị hà khắc tàn bạo nhất để đàn áp và giết hại các lực lượng yêu nước và cộng sản.
Theo số liệu thống kê chưa được đầy đủ từ khi lập nhà tù Lao Bảo cho đến tháng 3 năm 1945, đã có hàng ngàn tù nhân bị thực dân Pháp giam giữ tại đây, trong đó có trên 350 là tù nhân chính trị bị lưu đày, nhiều đảng viên Cộng sản đã chết vì không chịu nổi những đòn tra tấn của lực lượng hỏi cung.

DSC02917.JPG


DSC02915.JPG


Sau này có lẽ nhà tù Lao Bảo cũng giống như ngục Đăkglei chăng, hoang tàn, đổ nát. Mọi người sẽ biết đến Lao Bảo như một địa điểm của lịch sử, của phế tích và của những cây ngô đồng vươn cao trên vùng đất biên cương này.

DSC08500.JPG
 
Tham quan cửa khẩu Lao Bảo.

Điểm đến tiếp theo của chúng tôi là cửa khẩu Lao Bảo.

Trên hình, cửa khẩu nằm ở khung màu đỏ, trung tâm thương mại Lao Bảo trong khung vàng, khung màu cam là trung tâm Thiên Niên Kỷ.
gm%252520cua%252520khau%252520lb.jpg



Lao Bảo là một trong những khu kinh tế cửa khẩu quan trọng nhất của Việt Nam. Cửa khẩu Lao Bảo nằm trên đường biên giới giữa Việt Nam và Lào, thuộc tt.Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Đối diện với cửa khẩu quốc tế Lao Bảo ở bên kia đường biên giới là cửa khẩu Den Savanh của Lào, hai khu này là một nút quan trọng trên hành lang kinh tế Đông - Tây.

DSC02933.JPG



DSC02934.JPG



DSC08510.JPG



DSC02941.JPG



DSC02939.JPG
 
Tham quan khu kinh tế Lao Bảo.


DSC02923.JPG



DSC02943.JPG



Làm ly chè nào!
DSC02931.JPG



Có rất nhiều hàng miễn thuế, các loại hàng xuất xứ từ Mã Lai, Tháo, Trung Quốc,...

DSC02944.JPG



Chúng tôi cũng mua một số thứ dành cho chuyến đi, ăn trưa tại Thiên Niên Kỷ.

DSC08512.JPG



Rượu giá rẻ là thế mạnh của Lao Bảo trước đây, nhưng nay số quầy rượu không tăng lên so với các hàng khác. Trên kệ có đầy đủ các nhãn mác rượu ngoại với giá thấp hơn siêu thị lớn đến 25%, nhưng cánh du khách nam ngần ngại trước thông tin rượu dỏm, có người mua chút đỉnh về làm quà.
Nhưng gần đây cơ quan quản lý thị trường phát hiện những lô hàng Trung Quốc kém chất lượng.
Do dư luận khách phản ánh mua nhằm nhiều hàng giả, kém chất lượng, đặc biệt là hàng hóa mỹ phẩm như xà phòng, kem dưỡng da nên Ban quản lý chợ họp bà con tiểu thương khuyến cáo, đồng thời cố gắng kiểm soát xuất xứ hàng để bảo vệ thương hiệu “chợ du lịch Lao Bảo”.

Trong một quán cafe.
DSC08517.JPG



Ngoài ra, với những ai ít nhiều hiểu về Lao Bảo, đây còn là con đường của các ngân hàng di động, của những đoàn quân Min - khờ ( xe minks), đoàn quân chân đất (cửu vạn) vận chuyển thuốc Jet, rượu ngoại, hàng "tươi sống" (các loại thú rừng từ Lào sang), gỗ (các loại gỗ quý cũng từ Lào qua).

Có thể nói, Lao Bảo nhộn nhịp ngày đêm là vì vậy. Đây cũng được xem là vùng đất dễ sống, dễ kiếm tiền, có mức sống cao hơn các nơi khác tại vùng đất Quảng Trị này và cũng là một điểm đến lý tưởng cho những ai có giấc mộng làm giàu nhưng không kém phần liều lĩnh.


DSC08522.JPG


Một góc nhìn Lao Bảo về đêm, trông yên bình thế nhưng khi màn đêm buông xuống, đây đó tại vùng ven biên giới này sẽ lại bắt đầu cuộc chiến giữa buôn lậu - hải quan, giữa được - mất, giữa giàu - nghèo và giữa sự sống cùng cái chết!
 
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn.

Ngày hôm nay, chúng tôi sẽ lên Phong Nha theo đường Trường Sơn nhánh tây, con đường này tuyệt đẹp, ít người đi và rất hoang vắng, ai cũng háo hức lên đường.


Đón chào chúng tôi là một ngày đầy nắng, báo hiệu trước một chuyến đi tuyệt vời.
DSC08527.JPG



DSC08526.JPG



Cười cái nào!
DSC02945.JPG



Lên đường.

Đi được khoảng 12km, chúng tôi đến Làng Vây nằm ở bên trái, có con đường nhỏ chạy vào.

Đị điểm này nổi tiếng với trận Tà Mây - Làng Vây là một trận đánh then chốt trong Chiến dịch Đường 9 - Khe Sanh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, diễn ra vào đêm ngày 6 tháng 2, rạng sáng ngày 7 tháng 2 năm 1968. Đây là trận đánh đầu tiên có sự tham gia của binh chủng tăng thiết giáp - Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến tranh Việt Nam.


Chiếc PT-76
DSC08533.JPG


PT-76, viết tắt của (Плавающий Танк/Plavajuschij Tank trong tiếng Nga) là kí hiệu loại xe tăng lội nước hạng nhẹ của quân đội Xô Viết nặng khoảng 14 tấn. Xe tăng PT-76 được giới thiệu lần đầu tiên vào đầu thập niên 1950, và sớm trở thành mẫu xe tăng trinh sát tiêu chuẩn của quân đội Xô Viết và những lực lượng quân sự thuộc khối Hiệp ước Warszawa. PT-76 cũng được xuất khẩu rộng rãi đến các nước đồng minh khác của Liên Xô như Bắc Việt Nam, Iraq, Bắc Triều Tiên và Cuba. Có hơn 25 nước sử dụng PT-76.


Theo tài liệu của Quân đội Nhân dân Việt Nam, để tiến công cứ điểm này, họ đã huy động lực lượng gồm Trung đoàn 24 bộ binh, Tiểu đoàn 2 Trung đoàn 675 pháo binh, 2 tiểu đoàn công binh, 2 đại đội đặc công, 1 đại đội súng máy phòng không, 1 trung đội súng phun lửa. Đặc biệt, có sự tham gia của 1 tiểu đoàn tăng thiết giáp. Đó là Tiểu đoàn 198 Trung đoàn 203 QĐNDVN sử dụng 16 xe tăng PT-76 (nhưng chỉ có 14 chiếc tham gia trận đánh này do 2 chiếc bị hỏng giữa đường hành quân).

Các bạn có thể tưởng tượng được, một chiếc nặng 14 tấn, có 16 chiếc vị chi là 224 tấn, được rã ra từng bộ phận. Từ Làng Ho - một làng dân tộc trên đường Tây Trường Sơn, điểm tập kết của bộ đội trước khi vượt vĩ tuyến 17, vận chuyển bằng sức người đến đây, ráp lại thế mà chỉ có 2 chiếc hỏng, tham chiến 14 chiếc.

Ôi, ý chí! Thế thì đừng hỏi tại sao VNCH lại thua. Trong thời gian này các tướng lĩnh ấy làm gì? Đấu đá, bè phái, tham nhũng, ai cũng chỉ chăm bẵm cho chức quyền của mình...


Xung phong!
DSC08532.JPG



Trận đánh bắt đầu lúc 23 giờ 30 phút ngày 6 tháng 2. Sau khi pháo binh bắn chế áp, bộ binh, đặc công và xe tăng của QĐNDVN tiến công cứ điểm từ 3 hướng: nam, tây bắc, và đông bắc. Đến 1 giờ 5 phút ngày 7 tháng 2, họ chiếm được khu trung tâm. Quân Mĩ và VNCH cố chống cự bằng súng chống tăng M-72, nhưng đa số hơn 100 quả đạn hoặc bắn trượt, hoặc văng ra khi gặp vỏ giáp nghiêng của xe PT-76. Vũ khí hiệu quả nhất là 2 khẩu DKZ 106,7mm thì chỉ bắn hạ được 3 xe tăng trước khi bị phá hủy.


DSC02964.JPG



Từ 3 giờ 30 phút ngày 7 tháng 2, họ đã chiếm xong hầu hết các khu vực và bắt đầu truy quét quân địch ở các hầm ngầm, công sự. Đến 10 giờ cùng ngày, QĐNDVN đã làm chủ cứ điểm Làng Vây.

Sự xuất hiện của xe tăng QĐNDVN đã gây bất ngờ cho đối phương. Được xe tăng che chắn, các đợt tấn công đột phá của bộ binh QĐNDVN diễn ra nhanh chóng với thương vong khá thấp. Trong trận đánh này, phần lớn lực lượng quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã bị tiêu diệt hoặc bắt sống. Chỉ có một số ít lính Mỹ chạy thoát được tới căn cứ Khe Sanh dưới sự yểm trợ của không quân. Đặc biệt, ảnh hưởng tâm lý của trận đánh lớn tới mức những binh sĩ Việt Nam Cộng hòa và quân Hoàng gia Lào chạy thoát về được Khe Sanh đã bị lính Mỹ tước vũ khí và giam lại để đề phòng nội gián của QĐNDVN trà trộn vào phá hoại.


Năm anh em trên 1 chiếc xe tăng.
DSC02947.JPG


Để chụp được tấm này, trong vòng 10s tôi phải chạy kịp từ chỗ xe máy lên xe tăng, rồi phải nhoẻn miệng cười như không có gì xảy ra nữa!
 
Last edited:
Chương trình 4: Đường Hồ CHí Minh " Huyền Thoại Những Cô Gái TNXP"
Ngày 09, thứ sáu 19/6/2009, lộ trình: Lao Bảo - Phong Nha

Vượt Tây Trường Sơn. (tt...)


Khu vực Khe Sanh, Lao Bào đối với tôi có rất nhiều kỷ niệm. Tôi đã từng ở đây khoảng nửa năm, cùng ăn, cùng ở với người bản địa.

Cùng lên rãy hái sắn (khoai mì), khi về nếu không muốn gánh thì chỉ có xe đạp thồ một người dẫn, một người vịn mà thôi. Khi nào có được trâu kéo thì mừng hết lớn!

Nhớ lúc khi qua cầu bên suối, cây cầu chỉ là 2 tấm sắt bắt qua. Thấy cô bé gánh tưởng nhẹ, ra vẻ ta đây gánh giúp mà nào có được đâu, làm em cười khì rồi gánh băng băng qua bên kia cầu!

Lại nhớ những ngày bên máy xay sắn của chú Sinh, mấy đứa ngồi cạo vỏ. Sao mấy đứa em gọt thoan thoắt thế kia, mình lọng cọng mãi mới được 1 củ, mà hình như phần vỏ thì ít, mà gọt phần thịt thì nhiều!

Nhớ những lần bắt cá với người dân tộc. Họ hay lắm, cầm cái chài đứng trên cầu nhìn xuống, cứ đứng như thế, rồi bất chợt vung chài xuống, ko có dây kéo lại, lội xuống kéo lên, thế mà trong đó là con cá trắm nặng khoảng 2 ký. Chẳng bù với dân mình cứ lấy bình acquy mà tận diệt.

Nhớ những buổi chiều đi cắm câu dọc bờ suối LaLa, khi về nhà xem lại chân mình cả 4-5 con vắt béo ngậy. Hôm sau đi gỡ câu, quá trời là lươn, lại được một nồi cháo lươn thơm phức.

Nhớ mấy từ vùng quê mình không hiểu, nào là dấp (dơ), bổ (té), rồi mấy đứa bạn rủ đi đập trắc (oánh lộn), rồi đi cua gái nữa. Lạ một điều là đi đến nhà bạn gái mà không có rủ đi đâu hết, 2 thằng cứ đực mặt ra, ngồi nói chuyện bâng quơ mấy cầu, uống hết bình nước chè xanh, mấy cái bánh rồi phủi đít đi về!

Nhớ lắm những đêm tháo nước ao cá, mấy đứa nằm trong rẫy tuốt trên đồi, đốt 1 đống củi, rồi bắt cá lên nướng, trộm vài trái bắp, cùng một ít rượu Tân Long thế mà ngồi suốt đêm tới sáng.

Ôi! chú Sinh, chú Nguyện, Tí, Đen, Long, bé Kiều, bé Nhỏ,... không biết mọi người giờ cuộc sống ra sao!

...

Lúc ấy phần vì đi theo đoàn, phần cũng đã gặp nhau cách đó không lâu lắm, nên tôi không ghé Tân Lập thăm người quen mà chạy thẳng về Khe Sanh. Nhưng buổi tối ở Lao Bảo nếu muốn tôi cũng có thể chạy về được. Có lẽ thời gian làm cho chúng ta có bao điều tiếc nuối!

[video=youtube;EfJGBOi4EEA]http://www.youtube.com/watch?v=EfJGBOi4EEA&feature=related[/video]


Lên đường.
DSC02951.JPG



Cổng chào tại Khe Sanh.
DSC02952.JPG



Khe Sanh là một thung lũng với đường kính khoảng 10km, bốn bề bao bọc là rừng núi trùng điệp, giữa lòng thung lũng có một dòng khe chảy qua tên gọi là Khe Sanh, Khe Sanh là một vùng đất đỏ bazan phì nhiêu như ở cao nguyên Pleiku, Komtum, có những đồi chè, rẫy cà phê xanh tươi bạt ngàn.


Khách sạn Thái Ninh 3 sao tại khu vực trung tâm Khe Sanh.
DSC01729.JPG



Trước 1975 Khe Sanh được coi là vùng đất tử, bom đạn và người nằm xuống rất nhiều. Sau 1975 bà con ở xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong Quảng Trị đi kinh tế mới ở đây ... bà con đã biến những đồi lau sậy thành những nương rẫy, biến thung lũng sình lầy thành những miếng ruộng bậc thang. Khe Sanh ngày ngày biến đổi, những ngôi nhà xây khang trang thay dần cho những nhà tranh vách đất, đường nhựa thay dần cho những con đường đất đỏ trơn trượt khi mưa xuống, con cháu được cắp sách đến trường rồi tung bay ra xã hội, bôn ba ở khắp bốn miền.

Đến chợ Khe Sanh, chúng tôi ghé vào tham quan, sẵn đó mua thức ăn sáng.

DSC08534.JPG



Sữa đậu nành.
DSC02954.JPG



Bánh ướt.
DSC02955.JPG
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,445
Bài viết
1,147,337
Members
193,505
Latest member
w88vtvcom
Back
Top