What's new

Angkor: Quá khứ huy hoàng, hiện tại ảm đạm, vị lai mịt mờ

Nhưng đức hạnh của nàng đã khiến thần linh động lòng và giang tay cứu. Haman tỉnh cơn ghen tuông mù quáng. Từ đó chàng và nàng sống hạnh phúc bên nhau.

 
Sáng hôm sau, mặc dù cố gắng dậy sớm những 8:30 tôi mới rời khách sạn để đến Angkor Thom được. Vẫn anh bạn tuk tuk hôm qua đưa tôi đi nhưng lần này là 15$ vì đường có xa hơn chút và anh ta định đưa tôi đi thăm thêm một số ngôi đền nữa. Tấm vé hôm qua chiều mua mặc dù có giá trị trong vong 1 ngày nhưng qui định của đây rất có lợi cho du khách, nếu mua vé vào buổi chiều thì vé dẽ được ghi là xuất vào ngày hôm sau và có giá trị cho cả ngày hôm sau mặc dù tại buổi chiều hôm mua vẫn có giá trị thăm quan.

Quần thể Angkor Thom thực chất là kinh thành của hoàng gia trong kinh đô Angkor của đế chế Khmer, giống như Washington DC thuộc TP. Washington vậy. Trước triều đại của vua Jayavarman VII, tại Angkor Thom cũng đã có một số công trình tôn giáo tại đây như đền Baphuon. Phải đến triều vua Jayavarman VII, các công trình tôn giáo và cung điện hoàng gia mới được xây dựng mạnh mẽ và hầu hết các kiến trúc còn lại đến bây giờ đều được xây dựng dưới thời vua Jayavarman VII. Về sau một số công trình tôn giáo khác cũng được xây dựng vì vậy có thể nhận ra trong quần thể Angkor Thom các công trình có lối kiến trúc khá khác nhau.
 
Last edited:
có đi qua angkor vĩ đại thật, so với tháp chàm thì tháp chàm thu về quy mô xa, nhưng có ý kiến thik tháp chàm, vì bik làm gạch, angkor chỉ lấy đá về ghép
 
So với Angkor Watt, Angkor Thom rộng hơn (9km2) vì nó không chỉ là đền đài mà còn có cả cung điện của hoàng gia. Được xây dựng trên một khu vực hình chữ nhật, có hào nước rộng bao quanh và tường thành bằng đá ong, phía trên tường thành là các công sự sử dụng trong phòng thủ.

Sơ đồ quần thể Angkor Thom


Và đây là toàn bộ các đền đài thuộc khu vực Angkor, kinh đô của đế chế Khmer khi xưa, Angkor Watt cách Angkor Thom khoảng 2 km
 
Last edited:
Đi thẳng qua trục đường chạy ngang qua công phía tây của Angkor Watt chừng 2km là tới cổng Nam của Angkor Thom. Dể nhận thấy từ xa là công đền cao vòi vợi và hàng lan can cầu ngoài cổng với hình tượng những binh lính tay nâng rắn thần 7 đầu Naga. Angkor Thom có 5 cổng trong đó 3 mặt Tây Nam Bắc có 1 cổng đơn, phía đông có 2 cổng là chính đông môn và cổng chiến thắng, các đường nối giữa các chính môn Đông, Tây, Nam, Bắc là các đường trung tâm, nối với nhau tại đúng đền Bayon. Cổng Chiến thắng bố trí lệch về bên phải Chính đông môn, có lẽ được xây dựng sau để ghi công chiến thắng Chăm pa của vua Jayavarman VII.


Mặc dù xây dựng sau Angkor Watt nhưng Angkor Thom có vẻ bị xuống cấp nhiều hơn, do chất liệu đá hay do bị che phủ bởi cây rừng nên các phiến đá bị rêu phong nhiều
 
Last edited:
Hàng lan can của cầu dẫn vào công chính phia nam với hàng người trong tư thế quỳ, tay nâng rắn thân Naga.
Có vẻ một bên là binh lính hoặc các quan võ với trang phục chiến trận, khuôn mặt nghiêm nghị


và một bên là các quan văn, khuôn mặt hiền từ, trầm lặng hơn


Cũng có thể là khuôn mặt của các bồ tát
 
Nhìn từ phía sau, hai hàng nâng rắn Naga đều tăm tắp, sự sáng tạo tuyệt vời cũng như hình tượng rộng 7, 9 khúc uốn lượn dọc các lối đi của kinh thành Việt Nam hay Trung Hoa

 
Hào nước bao quang thành rộng, hoang sơ như vẫn thế mấy trăm năm.





Không cần vào trong cũng đã cảm nhận được khung cảnh hoang sơ
 
Last edited:
có đi qua angkor vĩ đại thật, so với tháp chàm thì tháp chàm thu về quy mô xa, nhưng có ý kiến thik tháp chàm, vì bik làm gạch, angkor chỉ lấy đá về ghép

Tháp chàm và Angkor là 2 nền văn hóa khác nhau, hai vương quốc khác nhau bạn nhé. Nên các kiến trúc về tôn giáo cũng có sự khác biệt nhiều. Khó có thể so sánh được về kiến trúc, thẩm mỹ hay trình độ kỹ thuật của các công trình này. Tháp chàm như chúng ta gọi ngày nay là các công trình tôn giáo của vương quốc Chăm pa (TK II-XVIII SCN còn có một tên khác là Chiêm Thành). Thời kỳ hưng thịnh nhất vương quốc Chăm pa bao gồm các tỉnh miền trung và nam trung bộ Việt Nam từ đèo Ngang đến các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Khánh Hòa. Trong lịch sử tổn tại, vương quốc Chăm pa có nhiều lần xung đột với Đế chế Khmer, có những lần Hoàng đế Khmer bắt sống được cả vua Chăm, nhưng cũng có thời kỳ quân Chăm tiến đánh và chiếm đóng được kinh đô Khmer là Angkor trong một vài năm.

Thực sự thì có có sự giao thoa nhất định giữa văn hóa cuối thời kỳ Angkor với văn hóa Chăm vì ngay tại phức hợp quần thể Angkor Thom có một số tháp có lối kiến trúc hao hao giống với tháp chàm (như cụm tháp South, Noth Khleang) nhưng được xây nên bằng đá Sa thạch. Việc xây dựng các công bằng đá thay vì bằng gạch có thể do nguyên liệu này sẵn có và tương đối dễ chế tác nhưng có độ bền cao.

Nhóm tháp South Khleang trong quẩn thể Angkor Thom
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,481
Bài viết
1,147,737
Members
193,547
Latest member
7gameswincombr
Back
Top