What's new

Angkor: Quá khứ huy hoàng, hiện tại ảm đạm, vị lai mịt mờ

Angkor Watt có 4 cổng, hai cổng theo hướng đông và tây được sử dụng nhiều nhất. Trong đó lối vào phía tây được sử dụng là lối vào chính từ khi xưa cũng như hiện nay cho du khách viếng thăm. Đây là ngôi đền duy nhất trong quần thể Angkor có cổng chính hướng về phía mặt trời lặn. Con đường dẫn vào chính môn này dài 190m, rộng gần 10 m được xây dựng hoàn toàn bằng đá sa thạch. Những phiến đá lát dài hơn 1m vẫn phẳng lỳ sau nhiều trăm năm dưới bước chân người. Phần đường phía trái đã sụn lún nhiều và chưa có biểu hiện khôi phục. Thành của con đường cao hơn mặt hồ vài mét khá phẳng chứng tỏ có lẽ bên trong thân đường được xếp hoàn toàn bằng đá vì nếu là đất đắp vào bên trong chắc chắn sẽ có hiện tượng phình thân tường theo năm tháng và theo trọng lực của những chú voi của các nhà vua, quần thần khi xưa bước qua.
Với bài tính đơn giản: dài x rộng x cao: 190 x 10 x 8 -9 cũng cho thấy số lượng đá khổng lồ chỉ dùng để xây dựng nên con đường này là khoảng 15.000 - 17.000 mét khối đá sa thạch.


Hiện tại phần lớn chiều dài của đường dẫn tới chính môn không còn lan can, chỉ còn một đoạn nhỏ vài chục mét gần chính môn còn lại lan can được xây dựng theo hình tượng rắn thần Naga 7 đầu



Đoạn lan can hình tượng Naga còn sót lại phía chính môn

Vật liệu kết dính những tảng đá sa thạch này vẫn còn là bí ẩn vì không giống như Kim Tự Tháp Ai Cập, không cần chất kết dính mà chỉ xếp những phiến đã được mài phẳng lên nhau, chúng tự đứng vững và gắn kết với nhau bằng trọng lực thì đối với Angkor Watt hay các đền đài tương tự tại Angkor có rất nhiền phần của đền được đẽo gọt hết sức nhỏ như thanh tiện của lan can cầu thang mà qua gần nghìn năm vẫn vững vàng, chắc chắn.
 
Last edited:
Bước đến chính môn với xung quanh là mênh mông của hào nước khiến cảm giác như toàn thể khu đền là một hòn đảo như trong truyền thuyết của Hindu về Núi vũ trụ Meru nổi lên trên biển sữa.
Phức hợp chính môn gồm 3 cổng: Cổng trung tâm và bên phải, trái. Lối vào cổng phải đi lên bậc thang khá dốc và rộng chừng hơn 2 mét cho thấy. Khi tới đây làm lễ, chắc chắn vua và các quan quân, cận thần phải đi bộ vào. Các cổng được làm xuyên qua 3 ngọn tháp phần ngọn đã bị phá hủy. Chắc chắn cổng trung tâm dành cho vua và hai cổng bên dành cho hầu cận khi ngài vào đền hành lễ.

Nối giữa các cổng là những căn phòng với những mặt ngoài được lắp những chấn song đá được "tiện" rất tỉ mỉ như là chúng được làm bằng gỗ, mái phòng cong xuống cũng hoàn toàn bằng đá và được ghép với nhau khít đến mức, mưa gió không thể lọt qua để vào trong các căn phòng.



Và với các hoa văn được chạm khắc tinh xảo, mềm mại như thế này. Bạn chắc rằng không nghĩ chúng được làm bằng đá và được chạm khắc hoàn toàn thủ công


 
Và tường trong của các căn phòng hay dãy hành lang tường bao ngoài thực sự là Galeries như các nhà khảo cổ và các học giả đã gọi. Vô số phù điêu, các bức tranh đá, hoa văn được chạm trổ tới từng centimet của đá.

Hình ảnh vũ nữ Apsara với vô vàn tư thế múa, đôi bàn tay cong vút huyền thoại tràn ngập khắp nơi, đặc biệt tại các mép cửa thông giữa các phòng như biểu thị sự đón chào nồng nhiệt đối với những ai đi qua những cánh của đó.

 
Với những phù điêu ca ngợi những trận chiến lẫy lừng của vua Suryavarman II



Hình ảnh những trận chiến trên phù điêu có thể cho thấy có sự khác biệt lớn về xã hội và văn hóa của đế chế Khmer với các nước láng riềng xung quanh cùng thời kỳ như Nhà Lý của Việt Nam hay nhà nhà Tống của Trung Quốc. Hình ảnh chiến xa khi ra trận rất gần với các chiến xa của đế chế La mã cách đó hàng chục nghìn km. Và cũng có lẽ vũ khí quân sự này đã tỏ ra hiệu quả khi thời kỳ hưng thịnh nhất của đế chế Khmer đã mở mang bờ cõi đến gần như toàn bộ bán đảo đông dương bằng tính ưu việt của các loại vũ khí đó.
 
Last edited:
Qua chính môn, toàn bộ nội khu đền mở rộng ra trước mắt khác hẳn với vẻ ức chế, kín đáo khi đứng ngoài cổng. Con đường thẳng tắp bằng đá cũng với hàng lan can hình tượng rắn thần Naga dẫn đến khu đền chính



Những ngọn tháp chính môn đã sụp đổ phần ngọn nhưng vẻ kỳ vĩ vẫn không mất đi



Ánh nắng cuối chiều khiến tôi không thể đứng ngắm nhìn lâu mà phải vội bước vào trong khu đến chính

 
Hai bên đường đi là khoảng không gian rộng lớn mà theo một số tài liệu thì đây là khu vực dành cho các tu viện và tăng lữ sinh sống. Những bãi cỏ bên đường có thể là nơi tăng gia vườn tược của các tăng lữ vì không thấy có dấu tích của các công trình ngoại trừ hai toà nhà đối xứng hai bên đường đi đựoc mô tả là thư viện của đền.

 
Last edited:
Thật ra, khác với khu vực Angkor Thom, Angkor Watt không hoàn toàn bị bỏ quên trong suốt năm trăm năm mà trên thực tế khi Henri Mouhot nhà thám hiểm pháp đã có công tìm ra Angkor đã mô tả rằng khu đền bị bỏ hoang mặc cho cây cối mọc và không mấy ai dám bén mảng tới vì đó là nơi của nhà vua, trừ vài đứa trẻ nghịch ngợm tò mò vào đó chơi. Và cũng có lẽ vì lý do này mà Angkor Watt có đựoc may mắn không bị phá hủy nhiều, còn khá nguyên vẹn khi Henri Mouhot tìm đến vào những năm 1860. Một vài bức ảnh của thời kỳ Henri Mouhot chụp cho thấy điều đó.


Lối đi chính phía tây


Mặt tường phía tây nhìn từ ngoài hào nước


Mặt phía tây khu đền trung tâm
 
Last edited:
Hồ nước hai bên Đền trung tâm. Có lẽ với việc sắp xếp bờ hồ bằng những hòn đá khấp khểnh thế kia, không hẳn nó được tạo nên ngay từ đầu.
 
Last edited:
Toàn cảnh khu đền trung tâm hay còn gọi là chính điện được chia thành ba tầng nối với nhau bới các hành lang, các phòng với vô vàn các họa tiết, phù điêu:
Tầng một: Địa ngục
Tầng hai: Trần gian
Tầng ba: Thiên đàng mô phỏng núi thần vũ trụ Meru
Hình ảnh chụp từ kinh khí cầu để rõ hình dung về cấu trúc của chính điện

 
Việc trùng tu ngôi đền vẫn đang được tiến hành nhưng nhiều người e ngại với sự khó khăn về kinh phí, thiếu thốn phương tiện và đặc biệt hơn nữa là thiếu tâm huyết có thể làm cho việc trung tu rất khó khăn, đôi khi còn làm hỏng di tích.



Chính môn nhìn từ phía chính điện

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
37,480
Bài viết
1,147,726
Members
193,544
Latest member
jun88vnsite
Back
Top