What's new

Article: Thương lắm những bản Mèo

Article: Thương lắm những bản mèo

https://www.phuot.vn/threads/thuong-lam-nhung-ban-meo.322628/

Tôi trở lại Hà Giang vào một ngày đầu đông. Không như những lần trước, chuyến đi chỉ là vài điểm thu mẫu, nghiên cứu. Lần này là một hành trình dài, trải nghiệm, để tìm hiểu một phần bản sắc văn hóa và những khó khăn của người dân tộc. Nơi những ngọn núi cao ngất, những con đường đèo ngoằn ngoèo như bất tận và những bản làng người mông sống trên những sườn núi cao quanh năm sương mù bao phủ. Những ngôi nhà vách đất, mái lá của Ông, Cha họ đã sống từ nhiều thế hệ cùng đất, trời, cây cỏ và muông thú. Họ lắng nghe tiếng ban mai gọi bầy cùng nắng của loài Ác là Pica pica, hương thơm ngọt ngào của loài hoa Bạc hà Elsholtzia communis, hay vẻ đẹp rực hồng của loài hoa Tam giác mạch - Fagopyrum esculentum. Nhưng đâu đó trong nét đẹp mê hồn của vùng núi rừng tây bắc còn chất chứa bao nỗi nhọc nhằn, nghèo đói của bản làng vùng cao, những mảnh đời đầy cơ cực của con trẻ và cả sự thấp hèn của những đóa hoa rừng mang tên PAO, MỈ … Suốt đời họ chỉ biết quanh quẩn cùng nương ngô, ruộng lúa, những bó củi nặng chĩu trên tấm lưng còng và bữa ăn một mình, lặng lẽ nơi xó bếp.

hg1.jpg


hg.jpg


Sau hơn 2 tiếng ngồi trên máy bay và 8 tiếng nằm trên chiếc xe giường nằm, mệt mỏi vì những ổ gà, ổ voi và những khúc cua gấp. Hà Giang đón chào chúng tôi bằng những tia nắng ban mai như dát vàng trải dài trên đỉnh núi đá vôi trơ trọi. Việc đầu tiên là thưởng thức món bánh cuốn hột gà khá đặc trưng văn hóa ẩm thực nơi đây. Tiếp đến chúng tôi thê xe máy chuẩn bị cho một hành trình dài, rong ruổi. Dịch vụ thuê xe máy nhà Bảy, một dịch vụ cho thuê xe khá nổi tiếng, uy tín ở Hà Giang. Ông chủ xe còn khá trẻ, rất nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi về cung đường, các dịch vụ sửa xe máy khi có sự cố. Dĩ nhiên anh ấy không quên chỉ cho chúng tôi những thắng cảnh đẹp nhất của Hà Giang và cách tiếp cận với những người dân tộc ít người khi vào thăm Bản.

hg2.jpg



hg3.jpg



Hà Giang đẹp, một vẻ đẹp hoang dại của những dãy núi cao ngất, nương ngô vào vụ chin vàng, những bộ đồ sắc màu của thiếu nữ vùng cao ngày lễ hội. Đập vào mắt chúng tôi là những bản làng người Mông nằm treo leo trên lưng chừng núi, những ngôi nhà được lớp bằng ngói cô hay hiện đại hơn là mái tôn Fibo Ciment thấp thoáng sau những đám rừng trồng, rừng phục hồi sau nương rẫy. Mùa này những đám ruộng đã thu hoạch chỉ còn trơ trọi những gốc rạ, những mảng xanh của đám cỏ ngập nước đã thay thế cho màu xanh của lúa trên các thửa ruộng bậc thang. Nương ngô cũng trơ trọi màu vàng của thân cây khô sau một mùa bội thu, no nấm. Năm nay người dân tộc thiểu số ở Hà Giang được mùa, người dân phấn khởi, khói bếp lan tỏa trên từng nóc nhà, hòa quyện vào mùi ngai ngái của rơm, rạ, mùi phân gia súc quanh nhà. Bất chợt tôi lãng đãng nhớ về một thời trẩu tre.

hg4.jpg



hg5.jpg



hg6.jpg


Con đường dèo dốc ngày càng trở nên cao hơn để lại phía sau là những bản làng người Mường với đặc trưng của ngôi nhà sàn gỗ, mái lợp lá cọ, những thửa ruộng lúa nước thấp. Quanh nhà người Mường thường trồng những cây công nghiệp có giá trị cao như Quế Cinnamomum cassia, Re hương Cinnamomum parthenoxylon… Đặc biệt là những cây Cọ Livistona chinensis xỏe chiếc ô che bóng mát cho khu vườn ngôi nhà. Mó nước đầu ngõ róc rách không ngửng chảy tắm mát cho những đám ruộng cấy 4 mùa.

hg7.jpg



hg8.jpg



Mặc dù thời tiết chỉ bắt đầu lập đông, nhưng những cơn gió lạnh từ phương bắc kéo về đã dồn dập thổi. Càng lên cao không khí lạnh càng cuốn lấy cơ thể ấm áp của chúng tôi, những con người sống ở miền đất không có mùa Đông. Do thay đổi thời tiết đột ngột cơ thể bắt đầu có những phản ứng cục bộ, khuôn mặt nóng bừng, đôi tay run run, thỉnh thoảng người cảm giác ớn lạnh, rùng mình mỗi khi cơn gió lùa vào mặt và chiếc áo lạnh dày cộp. Ven đường từng tốp người lớn và bọn trẻ phong phanh trong chiếc áo mỏng cố gắng xua đi cái lạnh đầu mùa bằng những đống lửa nhỏ. Họ vừa hơ tay vừa xuýt xoa, nhưng không quên gửi đến chúng tôi ánh mắt thân thiện của chủ nhân vùng đất cao nguyên đá hay những cái vẫy tay chào.

hg9.jpg



hg10.jpg



hg11.jpg



Công viên địa chất cao nguyên đá Đồng Văn chào đón chúng tôi bằng một con đèo dài với rất nhiều khúc cua tay áo đang sửa. Đường xá vốn dĩ đã gập ghềnh bởi rất nhiều ổ gà, ổ voi, nay lại them những đống đá lổn ngổn. Mỗi khi có một chiếc xe hơi chạy qua, khói bụi bốc lên mù mịt và như đang bị ai đó bốc từng nắm bụi đập vào mặt. Nhiều người vượt qua khúc cua té ngã trầy sước hết cả chân tay. Thỉnh thoảng những tiếng chửi thề lại vang lên sau làn khói đẹn kịt của những chiếc nồi nấu nhựa đường đi động. Ở gần giữa con đèo đài thườn thượt, nơi duy nhất còn vài cây thông đá sót lại là khu vực bán các sản vật cho khách du lịch của một vài người Mông. Có lẽ những sản vật đơn sơ này được tìm kiếm trong các khu rừng gần đó và được trồng trong các khu vườn nhà. Những đứa trẻ nằm ngủ nghoẹo đầu trong chiếc địu thổ cẩm sau lưng trong cái nắng chói trang và gió lạnh. Một vài đứa mặt mũi nhem nhuốc vì đất, vì lạnh vì mũi, dãi bết cứng lấy khuôn mặt. Chúng run rẩy vì lạnh khi chỉ khoác trên mình một chiếc áo mỏng tanh.

hg12.jpg



hg13.jpg



hg14.jpg



Chúng tôi dừng lại mua dùm những đứa trẻ một vài nải chuối chin và không quên chia cho chúng một ít kẹo đã chuẩn bị sẵn. Những bé gái đáng thương cảm thấy rất phấn khích khi được nhận vài chiếc kẹp tóc sắc màu. Bọn trẻ nhìn chúng tôi với ánh mắt cảm ơn mặc dù hầu hết chúng không thể nói tiếng Kinh và một phần bẽn lẽn trước những du khách tròn mình trong chiếc áo ấm, găng ta, đôi giày đắt tiền. Tôi quyết định lấy ra 2 chiếc áo thun còn mới tặng cho các bé, mặc dù chiếc áo không đủ ấm nhưng phần nào bớt đi được cái lạnh và trong suốt hành trình tôi nhận ra rằng phải có hang triệu chiếc áo thun mỏng manh ấy mới có thể chia sẻ được một phần cho lũ trẻ trên đường đi mà tôi gặp. Mùa đông lạnh lẽo đang sắp về, đất trời ngày càng trở nên lạnh lẽo hơn khi những đứa trẻ nơi đây rất cần áo ấm. Bất chợt tôi nhận ra sau đám bụi đất mịt mù một đoàn xe sang trọng, đắt tiến đang vượt qua. Cuốn theo đám bụi đất mịt mù một cảm giác lạnh buốt chạy dọc theo thân mình.

hg15.jpg



hg16.jpg


Vượt lên gần đỉnh đèo, một khoáng trống thoáng đãng rất hợp cho một vài kiểu ảnh phong cảnh. Bên vệ đường là những đám bông hoa Cúc xuyến chi Bidens pilosa đang khoe sắc và đong đưa cùng gió. Từng đàn Bướm chanh di cư Catopsilia pomona dập dìu thưởng thức bữa trưa. Tôi nhận ra trong đàn bướm ấy có vài con Bướm phù thủy Hestina nama, một loài bướm chỉ phần bố ở phía Bắc và ở độ cao trên 800m. Đây là dịp may hiếm hoi để thu mẫu loài bướm này, máu nghề nghiệp nổi lên, tôi quyết định nắt lấy một cặp, chụp hình và giữ cho riêng mình một vài cá thể để đưa vào bộ sưu tập.

hg19.jpg



hg20.jpg


Cách Quản Bạ khoảng 10km, phí trên đỉnh đào có một gia đình người Kinh bán rất nhiều các loài cây thuốc được lấy ra từ các cánh rừng núi cao lân cận. Họ quảng cáo với những công dụng như những nhà nghiên cứu cây thuốc thực thụ. Giá cây thuốc ở đây không hề rẻ, một số loài cây gần như không có tác dụng làm thuốc được bảo vệ trong sách đỏ Việt Nam vẫn được bán một cách công khai, bất chấp luật pháp. Tôi lặng lẽ chụp hình và chia sẻ với các bạn bài viết của đồng nghiệp Nghiêm Đức Trọng, một nhà nghiên cứu cây thuốc chuyên sâu, về loài thực vật sách đỏ loài Gió đất hoa thưa Balanophora laxiflora mà người bán quảng cáo là Bổ dương, Tăng cường sinh lực cho quí ông. Với tôi Quí ông nào uống vào chắc chằn BỔ NGỬA.

hg23.jpg



hg24.jpg



Thật ra mình đã nói nhiều về chủ đề này rồi, là cái chủ đề “bổ dương”, cũng chán chán không muốn nói thêm nữa. Nhưng nhiều khi nhìn thấy anh chị em Lang mạng/Lang facebook truyền tai nhau, quảng cáo rầm rộ mà không nói thì nó bực mình. Chủ đề hôm nay là vị thuốc “Tích Dương”: Tích dương được các anh chị lang mạng quảng cáo như sau “Tích dương có tác dụng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lý, hoạt trường mạnh lưng gối, dùng trong trường hợp nam bị liệt dương, phụ nữ bị vô sinh, huyết khô, đại tiện táo bón, lưng gối yếu mỏi”, rồi được anh chị đẩy lên hàng thần dược phòng the, bán với giá khá chát, tầm khoảng 1tr/kg. Thông tin tác dụng này lấy từ đâu? Là do các anh chị tra trong bộ sách “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS. Đỗ Tất Lợi. Nhưng xin thưa với các bạn, trong thật có giả, trong giả có thật. Lần này thì anh chị có tham khảo sách hẳn hoi (không như một số loại mà anh chị tưởng tượng ra), nhưng lại nhầm đối tượng.

Cây Tích dương mà GS. Lợi nói tới là cây Cynomorium songaricum. (họ Cynomoriaceae), trong YHCT Trung Quốc gọi là Tỏa dương (锁阳 suo yang): được dùng bổ thận dương, táo bón (tác dụng ẩm ruột – mịn phân). Loài này không có ở Việt Nam. Bên Trung Quốc cũng chỉ gọi là Tỏa dương, mà không gọi là Tích dương.

Còn loài mà các anh chị rao bán là loài Gioù ñaát nuùi cao Rhopalocnemis phalloidesGió đất hoa thưa Balanophora laxiflora(họ Balanophoraceae), (Việt Nam gọi Chùy đầu dương hình, Dó đất núi cao, Sơn dương, Trung Quốc gọi là 盾片蛇菰 dun pian she gu - Thuẫn phiến xà cô). Loài này chưa thấy được sử dụng làm thuốc trong YHCT ở Việt Nam. Ở Vân Nam, Trung Quốc, toàn cây được sử dụng để điều trị cảm lạnh thông thường, chấn thương do té ngã, thuốc bổ. Trên thế giới, xem qua thì chỉ có duy nhất một nghiên cứu về tác dụng chống oxy hóa từ hợp chất phenolic của cây này mà thôi (She GM, Hu JB, Zhang YJ, Yang CR., Phenolic constituents from Rhopalocnemis phalloides with DPPH radical scavenging activity, Pharm Biol. 2010 Jan;48(1):116-9).

Nay các anh chị lấy công dụng của một cây để gán cho một cây khác, đẩy nó lên hàng thần dược và bán hàng làm mình rất ái ngại. Vốn nó đã hiếm (được đưa vào Sách đỏ Việt Nam 2007), nay có thể vì thông tin nhảm của anh chị mà có thể đẩy loài này vào nguy cơ tuyệt chủng thật sự. Nói vậy là để các bạn thấy rằng, mình chỉ quan tâm đến sự sinh tồn của loài này thôi, chứ còn tình trạng “lên hay liệt” của các bạn thì mình không có sức mà quản đâu.

Ghi chú lại:
Tỏa dương (Trung Quốc): là loài Cynomorium songaricum không có ở Việt Nam
Tích dương (mà anh chị Lang mạng nói tới): là loài Đầu chùy Rhopalocnemis phalloidesGió đất hoa thưa Balanophora laxifloracó ở Việt Nam và Trung Quốc.

Tỏa dương (mà Việt Nam ta hay gọi): là các loài thuộc chi Balanophora (cùng họ với loài Rhopalocnemis phalloides). Vốn các loài này ở Việt Nam từ xưa dùng để bổ máu, kích thích ăn ngon, hồi phục sức khỏe, nhức mỏi chân tay, hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh, chứ không thấy nói đến tác dụng bổ dương. Ở Trung Quốc, dùng một loài phổ biến là Balanophora dioica, với tác dụng điều trị đau lưng do thận yếu, chảy máu (do trĩ, lao phổi), cũng không thấy nói đến tác dụng bổ dương. Tuy nhiên hiện nay, các anh chị gán những biệt danh rất mỹ miều cho nó như Nấm Ngọc cẩu, Nấm tan của nát nhà, rồi Không lên không lấy tiền,…nghe rất chi là hoành tráng (thực ra thì nó không phải là Nấm, mà nó là thực vật hạt kín đàng hoàng), còn mỹ từ “Ngọc cẩu” thì anh chị dịch ra từ tên dân gian của nó là “Cu chó” mà thôi. Và vấn đề “Ngọc cẩu” này cũng nổi lên một số năm gần đây, đặc biệt là từ vụ mấy anh “nhà báo” PR nó lên dữ quá, thành ra người người ngọc cẩu, nhà nhà ngọc cẩu, đến nỗi giờ nó đã trở thành một mặt hàng rất phổ biến trên mạng rồi.

hg25.jpg



hg26.jpg



Thời buổi công nghệ này, đặc tính hay tọc mạch/truyền tai nhau càng có cơ hội được nở rộ, rồi ai ai cũng có thể trở thành thầy thuốc, thành nhà tư vấn sức khỏe các kiểu cho cộng đồng, với kiến thức đôi khi góp nhặt không đầy đủ từ google. Nhiều bạn thì lại ác cảm với bác sĩ, dược sĩ chúng tôi, nhưng lại đi tin vô điều kiện các thầy lang mạng, nên có việc gì thì cũng đành chịu thôi. Đấy, chả nói đâu xa, như Thương lục mỹ Phytolacca acinosa mà các anh chị còn bảo nhau là Sâm Hàn Quốc thì cũng đến thua

Đang mải mê cùng hoa và bướm tôi không để ý thấy bên đường có hai cô gái người nước ngoài cũng đang thả hồn phiêu bồng theo gió, trời, mây, núi cao nguyên. Anh mắt họ đang dõi theo công việc của tôi một cách chăm chú. Trong lúc tôi đang gấp những mẫu bướm để vào trong hộp, một trong số họ tiến lại phía tôi và hỏi đường đi về Yên Minh. Tôi tạm dừng công việc và vui vẻ giúp cô ấy một cách nhiệt tình vì họ cho biết lần đầu tiên đến Việt Nam và được bạn bè giới thiệu cung đường này. Mốt chút ngại ngần cô ấy muốn chúng tôi giúp sửa dùm chiếc cổ xe máy bị lệch sang một bên và cô ấy giải thích rằng do không quan đi xe gắn máy cũng như đường xá gập ghềnh ở Việt Nam nên họ đã bị té xe tới 4 lần và cô ấy ngỏ ý muốn giúp chạy xe chở cô em đến Yên Minh.
Sau một hồi suy nghĩ, chúng tôi quyết định giúp họ, ví đây là hai cô gái yếu đuối, xinh đẹp, trẻ trung đến từ nước Pháp. Sau này chúng tôi mới biết Họ là hai chị em ruột, cô chi Clemont 25 tuổi là thiết kế mỹ thuật phim và đã từng thiết kế mỹ thuật cho phim “Mùa Đu Đủ” của đạo diễn Việt Kiều Trần Văn Hùng. Cô em Sabina là Thạc sỹ luật.

hg21.jpg



hg22.jpg



Lên đến đỉnh đèo thời gian đã quá Ngọ chúng tôi quyết định vào một quán nhỏ để ăn trưa và sắp xếp lại đồ đạc. Đây là lần đầu tiên hai cô gái trẻ người pháp có cơ hội được nếm món phở bò truyền thống của người Việt vùng cao. Họ chén sạch sẽ như chùi và rất mãn nguyện với bữa trưa. Một lần nữa họ nhận thấy sự thân thiện và hiếu khách của chúng tôi, Sabina ngỏ lời muốn được nhập đoàn đi chung và cần sự trợ giúp. Chúng tôi vui vẻ nhận lời vì hành trình còn rất dài, hơn nữa trong những lần đi nước ngoài tôi cũng được sự giúp đỡ rất nhiều của người dân bản địa nên chúng tôi phải có trách nhiệm giúp đỡ họ và quảng bá hình ảnh đất nước con người Việt Nam. Hai cô gái Pháp rất phấn khởi và hạnh phúc vì họ có hướng dân viên, phiên dịch miễn phí khi tiếp cận với người Việt bản địa, hay cần tìm hiểu về một sự kiện, cảnh đẹp ở Cao nguyên Đá Hà Giang.

hg17.jpg



hg18.jpg


Chia tay với các thể loại cây thuốc “Cường dương, bại thận” chúng tôi tiếp tục tiến về thị trấn Quản Bạ để ngắm nhìn kiệt tác của thiên nhiên. Từ trên cao những thửa ruộng lúa nước đã thu hoạch, tuy không còn màu vàng rực vào mùa lúa chin hay xanh ngát một màu xanh đương thì con gái. Những ô ruộng với nhiều hình dạng không đồng nhất về kích thước, màu sắc cũng tạo nên một nét chấm phá đáng để ngắm nhìn và đây rồi đôi gò bồng đảo của Tiên nữ giáng trần đang thi gan cùng tuế nguyệt. Chúng tôi ngắm nhìn và kể cho Clemont, Sabina về câu truyện truyền thuyết Núi Đôi - Truyện kể rằng xưa kia, ở vùng đất này có một chàng trai người H’mông tuấn tú, có tài thổi đàn môi. Tiếng đàn môi của chàng réo rắt đã níu giữ trái tim của một nàng tiên trên thượng giới tên là Hoa Đào. Phải lòng chàng nên nàng tìm cách ở lại vùng đất này. Họ nên vợ nên chồng và sinh được một bé trai kháu khỉnh.

hg27.jpg



hg28.jpg






Ngọc Hoàng phát hiện ra chuyện Hoa Đào bỏ trốn xuống trần gian đã vô cùng giận dữ, sai người đi bắt nàng về. Thương chồng một mình nuôi con vất vả, thương con thơ thiếu bầu sữa mẹ, nàng đã bỏ lại đôi nhũ hoa của mình dưới hạ giới cho con bú. Đôi nhũ căng tròn nuôi con nàng ngày càng khôn lớn, sau này đã biến thành hai quả núi dáng hình như bầu vú mẹ.
Hai quả núi đó được gọi là Núi Đôi hay núi Cô Tiên. Nhờ dòng sữa của nàng, vùng đất này có khí hậu vô cùng mát mẻ, hoa quả thơm ngon, rau trái xanh tươi, lúa ngô tươi tốt. Nước mắt khóc thương chồng con của nàng đã biến thành dòng sông Miện xanh ngắt, mơ màng trôi trên biển đá tai mèo, ôm lấy cả rẻo đất phía sau cổng trời huyền thoại.

hg29.jpg



Chúng tôi không ở lại thị trấn Quản Bạ vì đến Yên Minh đường còn dài, hơn nữa còn rất nhiều cảnh đẹp của núi rừng Tây Bắc hớp hồn những vị khách lãng du. Chúng tôi cũng không vào thăm hang Lùng Khúy vì với tôi nếu hang động đá vôi chắc chắn không nơi đâu trên trái đất này có thể sánh ngang với Phong Nha – Kẻ Bàng.
Hà Giang mùa này vào cuối vụ của mùa hoa Tam giác mạch Fagopyrum esculentum. Hầu hết trên những đám ruộng trồng loài hoa này chỉ còn lác đác vài bong cuối vụ. Nhưng thật may mắn bên kia sườn đồi vẫn còn một đám ruộng Tam giác mạch đang rực rỡ trổ bong. Chúng tôi quyết định dừng xe và quyết tâm lội bộ qua một đoạn đường khá dài để cùng nhau chiêm ngưỡng loài hoa của người nghèo cao nguyên đá. Clemont và Sabina rất hồ hởi và bước nhanh về phía núi, mặc dù trên trán người nào cũng lấm tấm giọt mồ hôi. Sau khi xin phép chủ nhà và gửi một ít tiền mua quà cho lũ trẻ, chúng tôi thoải mái được ngắm, nhìn sờ và ôm những đám hoa đang nở rực vào lòng một cách thèm khát. Hai cô gái xinh đẹp chủ nhà còn sẵn sang mặc đồ lễ hội để chụp hình cùng chúng tôi. Đây có lẽ là những tấm hình ưng ý nhất trong ngày và là một trong những kỷ niệm khó quên của Sabina và Clemont vì lần đầu tiên trong đời họ được đến thăm một ngôi nhà người Mông bản địa và chơi đùa cùng lũ trẻ con.

hg30.jpg



hg31.jpg



hg32.jpg



Trời đã về chiều, quãng đường từ đây đến Yên Minh còn hơn 40km. Chúng tôi phải chia tay vị gia chủ người Mông hiếu khách và hai thiên thần nhỏ xinh đẹp, chia tay vườn hoa tam giác mạch đang rực rỡ trong gió heo may và nắng chiều như dát vàng trên đỉnh núi. Vượt qua cây câu bê tông bắc qua dòng sông Miện với dòng chảy hiền hòa, nơi ngã ba là khu vực bán buôn các sản vật hoa trái, cây thuốc, mật ong của người Mông. Chúng tôi dừng lại chọn cho mình một ít trái cây (không phải của Tàu Khựa) mang theo phòng khi đói dọc đường.

hg33.jpg



hg34.jpg



hg35.jpg


Clemont bị hấp dẫn tột độ với một loại mật ong cứng như đá và đóng thành từng khối lớn, vàng rực, thơm lừng. Phía ngoài có phú rêu khô, và sáp của tổ ong mật. Tôi cũng bị bất ngờ vì trong đời làm nghiên cứu tôi chưa bao giờ gặp loại mật ong kỳ lạ, thơm đến thế. Tôi nêm thử một cảm giác ngọt nhẹ, không gặt như mật ong dạng lỏng. Khối mật ong được cấu tạo bới những lỗ khí khổng dạng đường phổi ở vùng Quảng Ngãi.

hg36.jpg



hg37.jpg



Một lúc săm soi và được người bán hang giới thiệu là Mật ong đá, một đặc sản quí hiếm ở Hà Giang có giá bàn 200k/kg. Không lưỡng lự Clemont mua 1/2kg, nhưng giác quan nghiên cứu của tôi thì vẫn nghi ngờ sự thật về loại mật ong này và vì giá bán chỉ bằng ½ mật ong dạng lỏng. Tôi quyết định mua nửa kg 100.000vnđ và tin rằng nếu giả thì đây là bài học mua bán rẻ nhất cuộc đời mà tôi phải trả giá để tìm ra sự thật. Trong tự nhiên xét về cấu trúc tổ ong thì không thể có kiểu cấu trúc tổ ong và mật ong đá giống như hinh này. Nếu mật ong đá có thật nó là những hạt nhỏ được đựng trong các ống mật ong hình trụ lục lăng hai phía và trên thành mặt phẳng của tổ ong được xếp đều bởi cấu trúc tổ ong mật. Dĩ nhiên dù có bốc hơi đông cứng thành đá thì cũng vẫn không tạo khối đồng nhất, màu vàng ươm và có các lỗ khí khổng. Mật ong được kết tinh trong quá trình phản ứng hóa học nhiệt giữa Phấn hoa và Amoniac. Chính vì vậy gần như có chưa đến 1% lượng nước chứa trong mật ong và việc bốc hơi, đông cứng, hóa đá tạo thành khối rắn chắc là không thể.
(Khi về đến khách sạn ở Yên Minh tôi có đủ thời gian và dữ liệu để khẳng định linh cảm của mình là đúng. Đây là loài mật ong giả được Made in China nhập về Việt Nam lừa bán cho khách du lịch và có nhiều người, trong đó có nhiều bạn bè của tôi đã từng mua đến hang chục kg làm quà. Tôi phải thừa nhận độ làm giả tinh xảo, cực kỳ tinh xảo của bọn Khựa bẩn bựa và thằng Thổ đã mổ thằng Kinh)

hg38.jpg



Bản chất của mật ong đá được làm như sau: Nguyên liệu bột đá, bột ngô (mèn mén, ngũ cốc), keo, đường, hương liệu mật ong, rêu rừng và các thành phần khác… Bạn cứ thử nghĩ xem, nếu những nguyên liệu kia khi ăn (uống) vào cơ thể, các hợp chất thô không được tan (mật ong đá ngâm nước sẽ tan ở dang thô, nhưng các hợp chất hóa học không tan các bạn nhé) thì cơ thể có lợi hay có hại.? Sau khi bột ngô, bột đá, đường, hương liệu,… được cho vào thùng, khuấy đều. Dung dịch này được đổ vào 1 khuân (thùng) đã cố định những mảng rêu rừng trên thành, nhỏ dung dịch keo. Chỉ cần khoảng 15 phút là hỗn hợp dung dịch bắt đầu kết tủa, khối rắn này dùng dao băm nhỏ thành các mảng có khối lượng 0.5kg, 1kg,… để trở thành mật ong đá bán trên thị trường.

Vượt qua những con đường quanh co, uốn lượn, đồi thông trong cái lạnh và con đường mờ, tối. Do lần đầu chạy xe trên con đường lạ, mọi người không dám tăng ga, chúng tôi đến Yên Minh khi thị trấn đã lên đèn, các quan ăn đã bắt đầu đóng cửa, khách sạn cũng không còn muốn nhận khách vì quá đông. Hơn nữa khách sạn ở đây không thích khách nước ngoài lắm vì bất đồng ngôn ngữ cũng như họ không muốn rắc rối khai báo thủ tục với chính quyền.
Thuyết phục một hồi chị chủ khách sạn mới đồng ý cho thuê phòng và ngoài việc trở thành guider bất đắc dĩ tôi kiêm luôn phiên dịch với các thể loại nói tiếng Anh từ nhiều quốc gia. Muốn nằm ngủ một giấc thẳng cẳng, nhưng thỉnh thoảng lại bị chủ khách sạn dựng dậy để giúp họ. Chị chủ khách sạn thấy mình nhiệt tình nên giảm hẳn 50% tiền phòng.
Chúng tôi thức dậy khá sớm, nhưng hôm nay thời tiết có mưa phùn vào sáng sớm nên nhiệt độ xuống thấp khiến cho những kẻ sống ở nơi mà không có mùa Đông run lên bần bật. Phía trước còn cả một hành trình dài và còn nhiều điều hấp dẫn khiến cho chúng tôi hào hứng trở lại để tiếp tục hành trình đến Đồng Văn.

hg39.jpg



hg40.jpg



hg41.jpg



Đường lên cao nguyên đá thật đẹp, những dãy núi cao hùng vĩ trải đầy nắng vàng, trơ trụi toàn đá và đá. Thỉnh thoảng một vài đám rừng da beo còn sót lại lưng chừng đồi, còn lại hầu hết các đỉnh núi hoàn toàn biến mất. Trong 20 năm qua gần 20% rừng tự nhiên ở Việt Nam bị cạn kiệt. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chuyển đổi mục đích sử dụng từ đất. Người dân phá rừng làm nương rẫy thì ít các chính sách phá rừng mở rộng tầm nhìn cho bà con dân tộc thì nhiều. Hàng triệu m3 gỗ nặng nề được kéo về xuôi, nhưng hạt muối nhỏ bé thì khó có thể trở ngược. Hà Giang cũng không phải là một tỉnh ngoại lệ, chỉ cần nhìn các dãy núi và các mảng rừng còn sót lại chúng ta thừa nhận với nhau rằng Về Cơ Bản … Chúng ta Hoàn thành việc Phá rừng.

hg42.jpg



hg43.jpg



hg43a.jpg




hg52.jpg


Mùa này những bông hoa Bạc hà Elsholtzia communis đua nhau khoe sắc trên khắp cao nguyên đá. Tinh dầu Bạc là là một loại tinh dầu rất thơm dùng trong công nghiệp sản xuất nước hoa. Hoa Bạc hà không chỉ có hương thơm dịu ngọt, làm đẹp cho đời, cho người, cho cao nguyên đá Đồng Văn mỗi khi gió đông về mà hoa Bạc hà còn giúp cho những đàn ong chăm chỉ kiếm mật ngọt cho đời. mật ong bạc hà thơm mui vị rất đặc trưng, vị ngọn thanh, không gắt rất tốt để chữa các căn bệnh hô hấp khi Đông về.

hg44.jpg



hg45.jpg



hg46.jpg



hg47.jpg



Nhiều trại nuôi ong của người dân được dựng lên trên các sườn đồi thoai thoải. Nuôi ong lấy mất là một nghề nhẹ nhàng, nhưng không kém nhọc nhắn. Chúng tôi ghé thăm một trại nuôi ong để tìm hiểu công việc của họ. Giá một lít mật ong bán ngay tại trại nuôi chỉ 300.000đ. Sabina va Clemont không bỏ lỡ cơ hội này để tự thưởng cho mình một chén mật nhỏ miễn phí của chủ trại ong và mua cho mình mỗi người 1 lít để làm quà tặng cho người thân nơi quê nhà. Lần đầu tiên được nếm thứ mật ong Bạc hà đặc sản của vùng cao tôi như cảm nhận được uống cả tinh túy của đất, trời và cây cỏ Hà Giang thấm vào thanh quản.

hg48.jpg



hg49.jpg



hg50.jpg



Càng lên cao thời tiết càng trở nên lạnh hơn, mặc dù trời đã hửng nắng, chiếc áo lạnh của chúng tôi không đủ ấm mà phải mặc thêm vài lớp. Hai bàn tay lạnh cóng gần như không muốn vặn tay ga, mặc dù đôi găng tay giả da dày cộp đã được chùm kín. Phản ứng với thời tiết lạnh dưới 10 độ c khuôn mặt tôi bắt đầu cảm giác nóng bừng, nhưng sờ vào thì lạnh ngắt. Phong cảnh cao nguyên Đá ngày càng đẹp và hấp dẫn khiến chiếc máy ảnh của tôi hoạt động hết công xuất để thỏa chí phiêu bồng.

hg51.jpg



hg53.jpg


Tôi không còn bất cứ ca từ nào để diễn tả cảnh đẹp, sự hùng vĩ của một non nước Việt dấu yêu. Hãy để những tấm hình chân thật này thay lời muốn nói. Mặc dù ngay cả những tấm hình này cũng chỉ thỏa mãn được một phần rất nhỏ về Cao nguyên đá Đồng Văn.

hg54.jpg



hg55.jpg



hg56.jpg



hg57.jpg



hg58.jpg



hg59.jpg



hg60.jpg



hg61.jpg



hg62.jpg



hg63.jpg



Kế hoạch đi Hà Giang của chúng tôi lúc đầu chỉ là 3 ngày và sau đó 4 ngày còn lại chúng tôi sẽ đi cung đường dài đến Sapa. Nhưng để trải nghiệm và có thể viết một bài sâu về chuyến đi chắc chắn phải mất nhiều tuần. Cuối cùng chúng tôi quyết định dành hẳn 1 tuần cho chuyến đi vì với thì 3 ngày thực sự là chỉ có thể chạy xe và chạy xe. Tôi cũng nói rõ kế hoạch này với Clemont và Sabin và cả hai bạn trẻ ấy nhiệt tình ủng hộ.
Vượt qua nhà của Pao và nhà Vương chúng tôi không dừng lại. Tôi muốn một trải nghiệm khác hẳn cảm giác gặp PAO và VƯƠNG được thấy trên phim của đạo diễn Ngô Quang Hải. Chúng tôi muôn gặp họ ở một góc khác, góc thật những công việc đang diễn ra hằng ngày, con người thật họ đang sống, ngôi bếp thật hàng ngay họ đã gắn bó cả đời vào đó từ ăn, ngủ, đến nấu ăn cho chồng, con. Chúng tôi muốn được đụng vào góc khuất mà phim ảnh không diễn tả được. Để cảm nhận cuộc sống đời thường chân chất của con người vùng cao, đặc biệt là những người phụ nữ chân yếu tay mềm

Tôi đề nghị với Sabine và Clemont vào thăm một ngôi nhà người Mông nằm ngay bên sườn núi. Cả 2 bất ngờ đến nỗi cô ta cứ hỏi đi hỏi lại Are you sure ?? kiến tôi phát cáu. Chúng tôi bỏ xe bên vệ đường và vác ba lô leo lên một ngôi nhà gần nhất. Rất may mắn bà chủ nhà cho phép chúng tôi tham quan và bà ấy còn biết nói một ít tiếng Kinh. Sabine rất thích thú xăm soi và ngắm nhìn bộ áo váy được phơi trước hiên nhà, cô ấy dương như muốn mặc thử. Clemont và Thương thì chỉ quan tâm đến ngôi nhà, lũ trẻ. Vì đây là lần đầu tiên được đến thăm một gia đình người Mông, các cô gái đặt ra rất nhiều câu hỏi đến nỗi họ quên béng việc phải chia quà cho mấy đứa nhỏ. Tôi cố gắng hỏi gia chủ bằng miệng, tay, chân và toàn bộ cơ thể để giải thích cho những người bạn đến từ nước Pháp.

hg64.jpg



hg65.jpg



Clemont cứ làm như nhà mình cô ấy xông vào khắp nơi, từ phòng ngủ chật trội, nhà bếp tối tăm đến chuồng dê, chuồng lợn và bầy gà. Chiếc máy ảnh cá nhân của Clemont làm việc không ngừng nghỉ. Tôi phải giải thích cho cô ấy và giảm sự phấn khích của bạn vì có thể có những phong tục mà chúng ta không biết sẽ làm gia chủ phật lòng.

hg66.jpg



hg67.jpg



Cả nhà đều đã lên nương, chỉ còn 3 đứa trẻ và người mẹ già, họ ngồi xung quanh bếp lửa. Họ đang ăn bữa sáng gồm mèn mén và rau cải. Chúng tôi gửi biếu gia chủ ít tiền và được mời uống rượu ngô. Mỗi người một ly, rượu ngô rất ngon bởi vì lâu lắm rồi tôi chưa có dịp thưởng thức lại hương vị của nó.

hg68.jpg



hg69.jpg



Không muốn nàn lại quá lâu, chúng tôi chia tay bà chủ nhà người Mông thân thiện và hiếu khách. Trước khi bước ra khỏi cửa gia chú còn cố mời tôi một ly cuối và hẹn ngày trở lại. Tiếp tục tiến về phía đỉnh đèo, một khu vực có một bãi đá rất đẹp để cho du khách qua đây chụp hình. Dừng lại nghỉ ngơi một chút và cả nhóm thưởng thức món bánh bột tam giác mạch. Rất ngon và dễ ăn 20.000vnd cho một ổ bánh to chỉ một lúc là hai ổ bánh đã vào bụng.
Tôi để ý tới một bạn người Mông mặc một bộ đồ đặc trưng của họ. Tôi tiến tới, chào xã giao và hỏi thăm đường. Rất nhiệt tình chỉ cho tôi chi tiết ngọn ngành các cung đường đẹp. Tôi mời bạn ấy một ly rượu ngô và một xiên thịt lợn và vài quả trứng nướng. Lúc đầu anh ấy khá dè đặt nhưng khi có hơi men vào chúng tôi chém gió rất vui vẻ. Páo là một thanh niên người Mông 34 tuổi, có vợ 2 con. Páo mời tôi về nhà anh ấy cách đây 5km trong một thung lũng rất sâu và sát biên giới để ăn mèn mén, uống rượu ngô, thăm cột mốc biên giới. Chi mới dịch được vài câu Clemont và Sabine đồng ý ngay lập tức. Tôi nói với Páo rằng chúng tôi sẽ mời cả nhà anh bữa trưa ngày hôm nay, trừ rượu và mèn mén.

hg70.jpg



hg71.jpg



Ba cô gái mua hẳn 2kg thịt heo ba chỉ của người Mông, nhưng Páo lại muốn đổi 1kg lấy mỡ nguyên khối. Tôi đồng ý ngay vì tôi hiểu người Mông rất thích thịt mỡ để ăn với mèn mén và thịt mỡ tốt cho việc giữ ấm cơ thể. Chạy xe khoảng 20 phút mới đến nhà Páo một căn nhà đẹp nhất trong bản với khoảng 30 nóc nhà. Xung quanh nhà Páo là những ngôi nhà nhó, họ đều là bà con, dòng họ của Páo. Chúng tôi được phép thăm toàn bộ căn nhà với sự hướng dẫn tận tình của bố Páo. Một người đàn ông khá béo tốt và có dòng họ chú bác với Vua người Mông. Căn nhà được xây dựng hơn 40 năm, tường bằng đất dày đến 50cm. Tường đất rất ấm vào mùa đông và rất mát vào mùa hè. Sabine và Clemont cảm thấy rất thích thú khi khám phá và học hỏi được rất nhiều điều thú vị từ căn nhà. Thương tiếp tục làm phiên dịch những với giọng Nam bộ đặc sệt của cô ấy khiến vị gia chủ rất khó để hiểu. Bố Páo rất tự hào về dòng họ cũng như về Páo vì bạn ấy đã hoàn thành khóa học Trung cấp nông nghiệp Hà Giang và hiện là trưởng ban Nông nghiệp của xã. Bố Páo cũng nói rất nhiều về ngôi nhà, những kỷ niệm của ông một thời cầm súng chống quân Trung quốc xâm lược để bảo vệ quê hương, đất nước và những đau thương mất mát của chuộc chiên tranh phi nghĩa này.

hg72.jpg



hg73.jpg


Tôi và Páo chạy đi mua thêm 1 con gà ở gần đó. Đến nhà một người Mông bán gà thì đúng vào một đám giỗ. Cả nhà đang ăn và uống rượu, họ bắt phải uống 3 chén rượu ngô mới bán. Uống xong, xách con gà về mà sa sẩm mặt mày vì rượu. Với lòng hiếu khách Páo nhờ em trai cùng làm bữa trưa mà nhất quyết không cần sự trợ giúp của chúng tôi. Clemont và Sabine được dịp thoải mái xem cách người Mông nấu rượu ngô, làm mèn mén, phụ nấu cám lợn, cắt cỏ cho bò ăn và cảm nhận mùi hôi ngai ngái của phân bò, phân heo và cỏ khô hoàn quyện vời căn nhà đầy bồ hóng ẩm thấp. Rất nhiều cầu hỏi của hai cô gái trẻ người pháp được đặt ra như: Tại sao không vệ sinh phòng bệnh, quét dọn nhà cửa, không đặt bếp trong nhà và tại sao lại nuôi heo, trâu bò gần nhà, trong chuồng rất kín vv. Tôi giải thích với các bạn ấy rằng đấy là phong tục tập quán từ muôn đời của người Mông. Họ còn nghèo tài sản lớn nhất của họ là gia súc, mà mùa đông đến lũ già súc rất dễ chết nên phải sống gần nhà để chăm sóc, bảo vệ…Rất may là các bạn gái chưa chưa đi vệ sinh chứ không thì ... chết zấc khi vào nhà vệ sinh hehehe.

hg74.jpg



hg75.jpg



Bữa trưa chuẩn bị được dọn ra gồm mèn mén, gà luộc, bắp cải xào, thịt heo xào và không thiếu bình rượu ngô 5 lít. Sabine thông báo nhà mình có thêm người, một người phụ nữ lớn tuổi, mặc bộ đồ mông truyền thống, đang còng lưng vác bó củi rất nặng. Mẹ của Páo, mới đi nương về, bà ấy không biết nói tiếng Kinh nhưng rất vui vẻ và thân thiên với khách. Chúng tôi bắt đầu dùng bữa trưa cùng rượu, tất cả mọi người đều phải uống rượu trước khi ăn. Hôm nay có 3 người phụ nữ được ngồi chung mâm và được uống rượu chắc chắn là một ngoại lệ của bữa ăn truyền thống người Mông. Mẹ của Páo cũng lấy cho mình một ít rau cải và mèn mén đi về phía bếp. Sabine hỏi tôi tại sao bà ấy không ngồi ăn chung hay bà ấy giận dỗi ???. Páo nói rằng mẹ của anh ngại ngùng vì có khách và không nói được tiếng người kinh và tôi dịch nguyên văn cho Clemont và Sabine. Nhưng có một sự thật đau lòng mà chắc chắn trong những người khách chỉ có mình tôi biết…

Thân phận người phụ nữ Mông thật hèn kém và đáng thương ! Hình ảnh người mẹ của Páo ngồi ăn một mình nơi bếp lửa khiến cho tôi nhớ về nhân vật Pao trong bộ phim của Đạo diễn Ngô quang Hải. Trong phim là những sắc màu rực rỡ của mùa hoa cải vàng rực, mùa hoa tam giác mạch tìm hồng, màu hoa ban trắng muốt, những bộ quần áo sặc sỡ, điệu đàng của hoa văn thổ cẩm khoác trên người Pao ... chỉ là ước mơ không có thật của biết bao người phụ nữ Mông. Chỉ là phim ảnh, chỉ là sự huyễn hoặc trong mơ, nó hoàn toàn xa với ngoài đời thực. Hôm nay tôi lại gặp một người phụ nữ Mông ngồi ăn bên bếp lửa một mình trong khi cả đám đàn ông và khách đang ăn uống cười đùa vui vẻ như nhiều lần tôi đã từng gặp. Tôi không muốn giải thích cho những cô gái đi cùng, mà để họ tự tìm hiểu và cảm nhận. Bởi vì hành trình còn dài và còn phải đến nhiều nhà người Mông khác.

Hà Giang lắm đèo, nhiều dốc do cấu trúc địa tầng là núi đá cao, dựng đứng khiến cho người phụ nữ nơi đây ngày ngày phải gồng mình gùi trên vai đồ đạc lên nương và củi về nhà sưởi ấm hay những chuyến hàng hoặc trẻ nhỏ lên nương, xuống chợ và về bản. Không chỉ người lớn, các em nhỏ ngay từ bé đã phải mang nặng trên mình những bó củi vài chục kg hay những bó cỏ, cây ngô, chiếc gùi mà ngay cả bản thân tôi cũng còn cảm thấy quá nặng mỗi khi vượt qua các con dốc dứng, bên dưới lởm chởm đá nhọn tai mèo. Hàng ngày, chị em phụ nữ Mông vượt qua những con dốc đứng để mưu sinh. Người Mông vẫn ví rằng, cưới được vợ khỏe mạnh là như trong nhà vừa tậu con trâu tốt.

hg76.jpg



hg77.jpg



hg78.jpg



Bởi người phụ nữ sẽ là lao động chính trong nhà và gánh nặng mưu sinh gia đình nằm ở trên lưng họ. Cuộc đời người phụ nữ vùng cao gắn liền với “con dốc cuộc đời”. Khi mặt càng gần đất thì tuổi đời càng nhiều thêm và sự nhọc nhằn gắn liền với tấm lưng gồng gánh. Là phận “liễu yếu đào tơ” nhưng sức lao động chẳng kém gì đấng mày râu. Sinh ra với thiên chức là "người đàn bà" đã là một nỗi khổ: phải hi sinh, phải đau đớn. Song đã là "đàn bà" lại sống trong cảnh thiếu thốn khổ đau, cả đời quay quắt trong cái nghèo cái đói thì càng là nỗi "bi kịch" hơn. Họ đi cùng nhau không nói không rằng, chỉ lầm lũi bước.Trong khi đó những "đấng ông chồng" của họ đang phì phò bên khói thuốc, hả hê chuyện trò bên bàn rượu. Có kẻ chạy xe máy lượn lách ầm ầm như ra vẻ thách thức ra oai. Bữa ăn thì bao nhiêu món ngon đều dành cho chông, con, cuộc đời và bàn ăn của họ nơi xó bếp và gần như không có cơ hội được tiếp khách trên bàn ăn cùng chồng
"Nó thích thì đi làm, không thích thì ngủ hoặc gật gù bên chai rượu. Có hôm nó đánh, nó đập cũng phải nín. Mọi việc trong gia đình từ nhỏ đến lớn, từ cái rau con lợn đến đứa con đứa cái đều một tay tao lo cả" – một người phụ nữ Mông hang xóm nhà Páo chia sẻ. Dường như suốt một đời làm vợ, làm dâu, người phụ nữ phải luôn nhẩm trong đầu hai từ “cam chịu” và “chấp nhận”. Sống lầm lũi mỏi mòn bên bếp lửa, ruộng thang. Có khi nào lẩn khuất trong sự chịu đựng là nỗi khát khao được sống cho bản thân dù chỉ một lần.

hg79.jpg



hg80.jpg



hg81.jpg


Bữa tiệc cũng gần tàn thì vợ của Páo cũng từ ngoài bản về. Hôm nay cô ấy đi chợ mua một ít vải về để may quần áo cho mình và bán cho chị em trong bản. nàng tên Pao và đây rồi cô Pao rất rỗi đời thường không phải là Pao trong “chuyện của Pao” của đạo diễn Ngô quang Hải đã hiện ngay trước mặt tôi mà không cần phải dày công tìm kiếm.. Chắc là mệt và đói Pao xúc cho mình một tô mèn mén lấy một ít rau cải và đi về phía bếp lửa, nơi hằng ngày cô ấy vẫn ngồi ăn. Tôi để nghị Sabine bưng cho cô ấy một ít thịt lợn xào, cô ấy ngại ngùng và nói lời cảm ơn. Sabine ngồi trò chuyện cùng cô ấy và tôi dứng dậy phiên dịch. Ba của Páo và Páo có vẻ không hài lòng khi tôi đứng lên, không tiếp tục uống rượu, nhưng đó là việc của họ.

Bữa ăn được kết thúc nhanh chóng chúng tôi cùng nhau dọn dẹp, nhưng Pao bỏ chén mèn mén xuống và Nàng nhất định không cho ai phụ dọn với mình. Dọn xong Pao tiếp tục ngồi vào chiếc máy may cũ kỹ may vá. Những người phụ nữ với các thể loại ngôn ngữ bất đồng tự trò chuyện với nhau. Họ giới thiệu cho nhau những bộ đồ truyền thống của người Mông và bàn tán về màu sắc, kiểu cách cũng như cách mặc sao cho phù hợp nhất. Tôi tiến lại và chọn mua 1 bộ cho Thương với rất nhiều đai, vòng, váy áo. Pao ra giá và tôi không bớt một đồng, toàn bộ 8 món đồ có giá 1,2 triệu đồng.

hg82.jpg



hg83.jpg



hg84.jpg



Pao rất vui cô ấy giúp Thương mặc thử và như không thể cưỡng lại Sabine và Clemont mỗi người cũng mua một bộ. Khuôn mặt của Pao rạng ngời, cô ấy cảm thấy như chưa bao giờ được hạnh phúc đến thế bởi số tiền hôm nay cô ấy được nhận. Có lẽ đây là lần đầu tiên trong đời Pao được cầm một số tiền lớn như vậy bằng công sức của mình bỏ ra. Pao tíu tít giúp các bạn gái mặc đồ, cuốn khăn, làm đẹp và chuẩn bị lên thăm cột mốc biên giới.

Đoạn đường đến cột mốc biên giới khá xa, Pao đi thoăn thoắt, vừa đi vừa cười nói trong niềm hạnh phúc khó tả. Nàng cầm theo một con dao và cắt những bông Tam giác mạch, hoa cải Mông rực rỡ ngay vườn nhà bỏ vào chiếc gùi cho từng bạn gái. Nàng muốn họ thật rực rỡ trong bộ quần áo truyền thống của người Mông. Để có được bộ trang phục ấy đã biết bao đêm hay trong những ngày đông lạnh lẽo cô đơn, nhọc nhằn, Pao đã ngồi dệt bên khung cửi. Nàng đã biến những sợi gai thô kệch trở thành từng mảnh vải sắc màu và đã gửi gắm yêu thương, tấm lòng vào cả những đường kim, mũi chỉ, để đem lại cho đời, cho người và cho bạn bè đến từ phương xa ngày hôm nay thêm sắc màu, bản sắc văn hóa người Mông với những mong ước thầm kín, tốt đẹp nhất. Lúc này đây chắc Pao cũng đang hãnh diện với chính mình với Chồng, dòng họ nhà Chồng, những gì cô ấy đã làm được. Mặc dù suốt đời nàng chỉ đáng là một HÒN ĐÁ KÊ CHÂN CỘT hèn kém và lầm lũi nơi xó bếp.

hg85.jpg



hg86.jpg



hg87.jpg



hg88.jpg



hg89.jpg


Mọi người tiến nhanh về phía cột mốc biên giới nhưng Thương , một cô gái Nam bộ chưa một lần được leo núi đá đã làm điệu bằng đôi guốc cao. Chỉ bước được khoảng 1,5km đôi chân của Thương đã không còn điều khiển được. Pao nghĩ đến đôi giày Thương để ở nhà và muốn quay lại lấy giúp. Chưa kịp dứt lời Pao chạy một mạch về nhà và chạy lên khi chúng tôi chỉ mới bước được khoảng 100m đường dốc đứng. Hơi thở hổn hển, những giọt mồ hôi lăn dài trên đôi má nhợt nhạt của Pao, nhưng từ trong đôi mắt sâu thẳm của Pao vẫn toát lên niềm vui, hạnh phúc rạng ngời.

hg90.jpg



hg91.jpg



hg92.jpg



hg93.jpg



hg94.jpg



hg95.jpg



Chia tay gia đình Páo và Pao và hẹn ngày gặp lại, vì chúng tôi còn cả một chặng đường dài đến thị trấn Đồng Văn. Ánh mắt Pao trở nên buồn hẳn, nàng cứ muốn mời chúng tôi ở lại qua đêm cùng gia đình. Tôi hiểu Pao rất muốn chúng tôi ở lại vì chắc chắn tối nay trong bữa ăn, lần đầu tiên trong đời nàng sẽ được ngồi ăn cùng Chồng và chúng tôi. Nàng sẽ được phép uống rượu ngô và tự do bảy tỏ tình cảm cùng với những người phụ nữ đến từ nhiều vùng xa lạ và trên hết Nàng muốn được tôn trọng như những người khách nữ bởi Páo, chồng nàng. Bất chợt tôi cảm thấy mình thật hèn khi không thể đem lại một chút hạnh phúc nhỏ nhoi cho Pao. Một cô Pao của đời thường chân chất, thật thà, đáng thương. Nơi “con dốc” nàng tiễn chúng tôi, những người khách lạ ra về, ánh mắt nàng nhìn vào dãy núi đá tối dần khi những tia nắng mặt trời khuất dần sau dãy núi. Đó là con dốc đứng nơi ngõ hẹp nhà Pao, con dốc mà suốt đời nàng phải bước qua đó để lo cho gia đình chồng như thân phận MỘT CON TRÂU TỐT. Con dốc cuộc đời của Pao…

hg96.jpg



hg97.jpg



Sau hơn 3 tiếng chạy xe trong những cơn gió lạnh cao nguyên và màn đêm sương mù dày đặc. Chúng tôi đến thị trấn Đồng Văn khi trên đường phố chỉ còn lác đác vài bóng người. Nhiệt độ hôm nay tư 3 đến 6 độ, tôi cảm giác mình đang bị ngâm trong thùng nước đá, tay chân thì gần như mất cảm giác. Giờ này các khách sạn đã muốn đóng cửa và rất khó để tìm được một căn phòng tốt. Chỉ còn khách sạn Đồng Văn mới xây ngay đầu phố còn 2 phòng trên tận tầng 5 và không còn bất cứ sự lựa chọn nào khác.

Chui vào trong phòng, không dám tắm, cuộn tất cả những chiếc chăn bông dày cộp, thu mình như con sâu làm tổ để tìm hơi ấm. Mặc cho cái bụng bắt đầu biểu tình, nhưng nghĩ đến việc rời khỏi chiếc chăn ấm là cả một nỗ lực đối với chúng tôi, những người sống ở nơi mà “không có mùa đông”. Cuối cùng cả nhóm quyết định thà chịu đói còn hơn chịu lạnh.

hg98.jpg


Khi tôi thức dậy thì mặt trời đã chiếu những tia nắng chan hòa trên khắp các ngọn núi và những ngôi nhà thị trấn Đồng Văn. Hy vọng hôm nay sẽ là một ngày đẹp trời, khi nhiệt kế khách sạn chỉ nhiệt độ tăng dần. Buổi sáng ở thị trấn Đồng Văn thật đẹp, những cánh đồng lùa tuy không còn đương thì con gái nhưng những mảng màu bất xứng cũng đủ để cho ta phải cầm máy. Xa xa những dãy núi cao ngất, trùng điệp, mờ ảo trong làn sương ban mai. Tất cả đều lặng lẽ trong bình yên trong một khung cảnh non nước hữu tình …đến độ bầy chim Ác là Pica pica gọi bầy hót vang cả một góc rừng phố. Cuộc sống ở đây không phồn hoa đô hội như các thành phố lớn Hà Nội, Sài Gòn. Nhưng với tôi đây là một thị trấn trong lành và đáng sống với những nét văn hóa đa sắc màu và những con người hiền lành, chân chất của vùng cao.

hg99.jpg



hg100.jpg



hg101.jpg



Cả nhóm rất háo hức đi thăm nhà Vương, nhà Pao và cột cờ Lũng Cú. Những bộ váy áo đẹp nhất hôm qua mua ở nhà Pao đều được mang ra mặc. Nhân viên khách sạn thì mắt tròn, mắt dẹt với một dạng người Mông mới trắng trèo, mũi cao, mắt xanh, ngôn ngữ khác lạ, đang xúng xính, rực rỡ trong bộ đồ truyền thống người Mông như đi dự lễ hội.

Bước vào quán ăn sáng ở phố Đồng Văn, nhiều ánh mắt tròn, mắt dẹt, tò mò nhìn vào những cô gái Mông fake. Vài người phụ nữ Mông thật thì tỏ rá rất thích thú khi bất chợt họ thấy bộ đồ truyền thống của họ được tôn vinh. Số còn lại Kinh thật thì ngúy dài, nguýt ngắn. Chẳng hiểu họ nghĩ gì, nhưng mặc kệ họ, miễn sao các bạn Mông Tây, Mông Kinh cảm thấy hạnh phúc khi được biến mình thành cô gái Mông xinh đẹp, rực rỡ trong bộ đồ truyền thống như một đặc ân và đây có lẽ là lần đầu tiên trong đời sau suốt bao năm ăn học để kiếm tiền, để có cơ hội du lịch trải nghiệm và để hòa mình vào một phần bản sắc văn hóa dân tộc của người Mông vùng cao chân chất, hiền hòa và dễ mến.

Với cá nhân tôi, những bộ đồ truyền thống của phụ nữ Mông đẹp đến độ khó có ca từ nào trong tiếng Việt để diễn tả hết. Nhưng nó còn đẹp hơn khi chính những người bạn đồng hành của tôi cảm thấy thích thú yêu quí và trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc Mông và khi họ được hóa thân vào một người con gái Mông chính hiệu trong một khoảnh khắc ngắn, nhưng nó đủ để bạn phải ngước nhìn và dõi theo từng bước chân.

Những tấm hình khi đến thăm nhà Vương hay nhà Pao (trong phim của đạo diễn Ngô Quang Hải) đã thể hiện tất cả những cảm xúc thật cảm xúc rất dỗi đời thường của các thiếu nữ Mông Tây hay Mông Kinh trong loạt ảnh này

Đến thăm nhà Vương

hg102.jpg



hg103.jpg



hg104.jpg



hg105.jpg



hg106.jpg



hg107.jpg



hg108.jpg


Rời khỏi dinh thự nhà Vương và nhà của Pao. Chúng tôi tiếp túc hành trình đến Cột cờ Lũng Cú, địa điểm xa nhất ở Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trên đất liền. Những con đường đèo quanh co lưng chừng núi, những bản làng thoắt ẩn, thoắt hiện trong những đám sương mù còn sót lại sau cơn mưa bất chợt. Vì đã gần trưa, đoạn đường còn khá dài nên chúng tôi cố tìm lấy một quán ăn ven đường lót dạ. Nhưng hơn hai chục cây số chúng tôi đi qua, chỉ có núi đá và đám ruộng bậc thang khô nước bỏ hoang và những bản người H’mong treo leo trên lưng chừng núi. Một vài ngôi nhà người Mông nằm sát ven đường cũng chẳng mở hàng, quán bán buôn, phục vụ. Mọi người quyết định dừng lại dùng bữa trưa thật đơn giản gồm thịt hộp và xúc xích dự phòng mang theo. Vừa ăn vừa ngắm nhìn những dãy núi đá vôi hùng vĩ nhưng trơ trọi vì cây rừng đã bị tàn phá đến cạn kiệt. Trai tim tôi như thắt lại khi nhìn những thảm rừng xanh chỉ còn màu xanh của cỏ và nồi mèn mén của người H’mong lại càng ít đi … Sabine cũng lặng lẽ, ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Giang được thiên nhiên ban tặng. Cô ấy khẽ hát một bài ca bằng tiếng Pháp ca ngợi vẻ đẹp hoang sơ của dãy núi hùng vĩ Alpes. Hình như cô ấy đang nhớ về quê nhà nhàu nhiều ngày xa cách.

hg120.jpg



hg121.jpg



hg122.jpg



hg123.jpg



hg124.jpg



Ven đường đến Cột cờ Lũng Cú, một vài khu rừng trồng cây Sở - Camellia oleifera còn sót lại bắt đầu ra hoa trắng cả sườn đồi. Mùa này những cơn gió đông lạnh từ phương Bắc đang kéo về bất chợt, khiến cho nhiều loài sinh vật đã tím, kiếm cho chúng một nơi ấm áp ngủ đông. Cây trồng ven nhà, ven đường cũng khẳng khiu, trơ trọi nhằn chống chọi lại một mùa lạnh đang kéo về. Chỉ còn duy nhất loài cây Sở - Camellia oleifera chịu đựng được khí hậu lạnh và đơm bông trắng muốt e ấp, khoe sắc trong những đám là xanh và đung đưa theo từng cơn gió. Mùi hoa Sở - Camellia oleifera thơm nhẹ nhàng, thanh khiết trong không gian vắng lặng, bình yên. Xa xa những dãy núi đá vôi thẳng đứng tựa như người lính gác nơi tiền tiêu được bao quanh bởi đám mây hơi nước trắng như màu hoa Sở. Bất chợt đâu đó vang lên những câu thơ của bài thơ của nhà thơ Lò Ngân Sủng “Chiều biên giới”

Chiều biên giới em ơi
Có nơi nào đẹp hơn
Khi mùa hoa đào nở
Khi mùa sở ra cây
Lúa lượn bậc thang mây
Mùi toả ngát hương bay.

hg125.jpg



hg126.jpg



hg127.jpg



Phải mất đến 15 phút chúng tôi mới leo bộ lên được đỉnh cột cờ Lũng Cú. Cle’mon và Sabina đứng trên đỉnh cao đầy gió hét lên với niềm vui tột bậc. Đây là lần đầu tiên các bạn ấy được đến Việt Nam cũng như Hà Giang. Nên với họ mọi cái đều mới mẻ, lạ lẫm và hấp dẫn khi được trải qua nhiều cảnh đẹp và nhiều cung bậc cảm xúc ở vùng đất mới này. Tôi chọn một góc nhỏ nơi khuất những cơn gió lạnh đang ào ạt thổi về và chọn cho mình những góc máy đẹp nhất, để ghi lại những hình ảnh đẹp đẽ và thân thương nhất của vùng đất địa đầu tổ quốc. Mặc dù đã đến đây nhiều lần nhưng vẫn chưa có nhiều góc máy đẹp để chia sẻ cùng các bạn, nhất là khi thời tiết hoàn toàn không ủng hộ tôi. Nhưng ít nhất thì cũng phải có vài tấm ảnh đủ để chia sẻ những cảm xúc về vùng đất và con người Hà Giang trong trái tim.

hg128.jpg



hg129.jpg


Mỗi chúng tôi một cảm giác, cảm xúc riêng biệt và hình như ai cũng tĩnh lặng, thờ thẫn trước vẻ đẹp của thiên nhiên trước khi nghĩ đến đoạn đường về trời đã tối và còn xa mới đến Đồng Văn. Nhưng cuộc đời đâu phải lúc nào cũng có những phút thảnh thơi và lãng đãng để hưởng thụ cuộc sống vốn dĩ rất nhọc nhằn để kiếm sống và xắp xếp thời gian cho một chuyến hành trình dài đầy khó khan, tốn kém. Thôi thì hãy vui, biết hưởng trọn nhiềm vui và quên đi những gian nan còn đang đợi chờ chúng ta ở phía trước.

hg130.jpg



hg131.jpg



hg132.jpg



hg133.jpg



Tạm biệt Lũng Cú, chúng tôi về đến Đồng Văn khi thành phố bắt đầu chìm vào trong giấc ngủ. Đường phố vắng lặng, chỉ còn ánh đèn đường vàng hiu hắt trong màn sương mờ đục quánh. Mọi người mệt lả và cố kiếm một quán ăn để dùng bữa. Chắc giờ này hàng quán cũng đã đóng cửa và không còn phục vụ nữa. Cả đám chạy tới phố cổ chỉ còn duy nhất một quán Lẩu dê còn mở cửa. Khi chúng tôi bước vào, ông chủ quán trẻ tuổi, đẹp trai người H’mong cất lời xin lỗi vì quán đã đóng cửa, không phục vụ. Sau một hồi khai báo là khách du lịch và đang sắp chết đói thì một nồi lẩu dậy mùi được đưa lên. Khuôn mặt nhăn nhó của Clemont, Sabina và Thương bởi mùi vị nước lẩu quá nặng, khiến tôi phải năn nỉ chủ nhà hàng cho thêm thật nhiều gừng tươi, quế, hồi để át mùi.
Mọi người ăn ngấu nghiến như chưa từng được ăn và chẳng cần giữ ý cho đến miếng thịt, cọng rau cuối cùng trên bàn ăn được dọn sạch. Đang ăn uống ngon lành, anh bạn chủ quán người H’mong gọi điện cho vợ chuẩn bị đồ đạc để ngày mai đi chợ Phố Cáo. Không thể bỏ lỡ cơ hội này, tôi mời anh bạn một ly rượu và hỏi thăm rất nhiều về thông tin buổi họp chợ ngày mai. Mọi người đều thích thù đến độ chút nữa đi về mà quên cả trả tiền nổi lẩu.

hg134.jpg



hg135.jpg



hg136.jpg



hg137.jpg


Đến Hà Giang mà bạn không được tham gia một phiên chợ vùng cao với đầy sắc màu cuộc sống, sẽ là một thiệt thòi rất lớn. Tôi xin khẳng định rằng, nếu ai đó chưa đi các chợ phiên ở Hà Giang thì chưa biết gì nhiều về Hà Giang. Chợ phiên là một nét văn hóa đặc trưng của người H’mong và các dân tộc vùng cao sống chung nơi đây. Chợ phiên là một ngày đặc biệt đối với người phụ nữ, đàn ông H’mong, vì một tuần chỉ có một phiên chợ và thường diễn ra từ sớm đến trưa là kết thúc. Họp chợ là nét văn hóa truyền thống từ ngàn xưa của họ và để đến được chợ, rất nhiều người dân phải đi bộ từ rất sớm, vượt qua hàng chục cây số đường rừng. Họ mang theo những sản vật của mình để bán và mua về những nhu yếu phẩm thiết yếu cho cuộc sống hàng ngày. Chợ phiên cũng là nơi cho bà Mẩy, Cô Pao hay nàng Mỉn giao lưu, gặp gỡ, thăm hỏi cuộc sống của nhau. Mua sắm những bộ đồ sắc màu, những chiếc váy hoa hand made, những chiếc vòng bạc, bông tai to, tròn và ăn một tô phở, uống chén rượu giao bôi cùng bạn bè, người thân … Vì các bản làng người H’mong nằm rất xa xôi hẻo lánh, người thân, họ hàng ít có dịp gặp mặt và đây là cơ hội tốt nhất để thăm hỏi lẫn nhau, chia sẻ với nhau những vui buồn cuộc sống.

hg138.jpg



hg139.jpg



hg140.jpg



hg141.jpg



Chợ phiên cũng là nơi để những chàng trai, cô gái người H’mong gặp mặt nhau, để hẹn hò, để kết thành một tình yêu đẹp. Hầu hết người H’mong mong mỏi đến phiên chợ để họ được mặc những bộ đồ đẹp nhất, cùng khoe khoang với bạn bè, người yêu xưa, khoe với đời, với người thân cái duyên con gái người H’mong và ít người biết rằng những bộ đồ sắc màu rực rỡ, phủ lên tấm thân nhọc nhằn được kết tinh từ sự tinh hoa, khéo léo trong từng mũi chỉ, đường kim. Được dệt bằng đôi bàn tay chai sần, thô ráp cầm cuốc trên nương, cầm dao phát rẫy. Để có được một bộ đồ ưng ý, con gái H’mong cần phải lao động chăm chỉ, miệt mài trong nhiều tháng ngày cặm cụi. Nhưng điều mà tôi nhìn thấy ở một góc khuất, trong sâu thẳm của các cô gái H’mong đã kết hôn. Văn hóa chợ phiên chính là nơi họ được là chính mình, được ăn, được nói, được cười, được sổ lồng... Sau những ngày cực nhọc, thức khuya, dậy sớm, làm thân con Trâu, con Ngựa tốt ở nhà chồng và bữa ăn vội vàng bên bếp lửa của thân phận một kiếp hồng nhan như hòn đá kê chân cột nhà chồng.

hg142.jpg



hg143.jpg



hg144.jpg



hg145.jpg



hg146.jpg


Bữa sáng ở chợ Phố Cáo là những chiếc bánh nướng làm bằng hạt Tam giác mạch - Fagopyrum esculentum nóng hổi ăn kèm với thịt lợn đen ba chỉ nướng cháy cạnh. Mọi người vừa ăn vừa cảm nhận vị ngọt của tam giác mạch, vị béo của thịt heo và ngắm nhìn khung cảnh náo nhiệt của phiên chợ với đủ gam sắc màu vùng cao. Bất chợt Thương nhận ra hôm nay Pao cũng đi chợ mua sắm. Cô ấy đi một mình và sau vài câu chào hỏi họ tíu tít như nhưng người thân. Cả bọn cùng nhau mua sắm, ăn uống, vui đùa thoải mái. Hôm nay Pao rất vui, cô ấy cười nói liên tục và giới thiệu với Clemont, Sabina và Thương những mẫu Khăn, Áo, Vòng, Xuyến truyền thống của người H’mong. Trong trang phục phụ nữ H’mong truyền thống Pao nhìn rất khác biệt, rực rỡ, xinh đẹp. Không còn hình ảnh cô Pao buồn tủi, lặng lẽ một mình ngồi ăn bên bếp lửa, hay miệt mài cùng chiếc khung cửi bên cửa sổ như thường ngày. Mọi người sẽ chi trả tất cả những món đồ mà Pao muốn mua như một đặc ân của những người phụ nữ khác nhau về trình độ học vấn, văn hóa vùng miền, quốc tịch …dành cho nhau.

hg155a.jpg



hg156.jpg



Đi vòng quanh chợ Phố Cáo tôi cũng chọn mua cho mình 1 chiếc áo của người H'mong và một chiếc mũ Beret. Tôi cũng muốn hóa thân thành một người đàn ông H’mong đeo kính. Nếm thử một bát thắng cố dậy mùi và uống một chén rượu mời. Tôi cũng mời 4 người đan ông H’mong chung bàn 1 bát thắng cố tú hụ, một chai rượu. Lúc đầu Họ cũng ngại ngần đón nhận miễn cưỡng. Nhưng khi đã ngà ngà, chuyếnh choáng trong hơi men, chúng tôi lại tay bắt mặt mừng, cười nói vui vẻ như những người đã thân, quen từ kiếp nào.

hg157.jpg



hg158.jpg



hg159.jpg



Clemont, Sabina và Thương ra vẻ hết sức bí mật thông báo cho tôi biết là sáng ngày mai sẽ là ngày có buổi chợ phiên Sà Phìn và Pao mời chúng tôi về nhà ngủ để sớm mai đi chợ. Cả nhóm lại kéo nhau về nhà Pao và Páo ăn chơi, nhảy múa. Trước khi rời khu chợ chúng tôi không quên mua rất nhiều đồ ăn, đồ uống về nhà chuẩn bị bữa tối và cùng nhau chụp vài tấm hình trên cánh đồng hoa Tam giác mạch - Fagopyrum esculentum đang rực rỡ khoe sắc dưới chân đồi.

hg160.jpg



hg161.jpg


Chắc cả đêm không ngủ được vì thao thức cho buổi chợ ngày mai. Pao thức dậy từ rất sớm, khi bóng tôi còn bao phủ khắp bản Lũng Thầu. Nàng và cô em dâu ngồi bên bếp lửa bập bùng nấu cháo lợn và không quên chuẩn bị một nồi nước lớn cho mọi người đánh răng, rửa mặt. Khi ngọn lửa đã làm ấm căn bếp, cũng là lúc họ cùng nhau thái rau cho lợn và cho mấy con bò ăn sáng.
Trong căn bếp chật hẹp, đám khỏi bếp mù mịt, đặc quánh khiến cho tôi nước mắt giàn giụa, ngực tức vì không thể thở nổi. Tôi cố gắng khom mình để chọn lấy môt góc máy đẹp và xin phép được chụp hình. Thỉnh thoảng đầu tôi lại đau điếng khi đụng vào những chiếc xà nhà thấp. Chiếc máy ảnh cũng như cố muốn cạnh tranh cơ hội chạm nhiều vật dụng trong bếp. Nhưng những khoảnh khắc rất đời thường tôi đã ghi lại được sáng nay bên căn bếp nhà Pao, sẽ không chỉ là vài tấm hình với góc máy đẹp, mà còn là khoảnh khắc hiếm có cho những kẻ lữ hành đi tìm cái đẹp đời thường như tôi.

hg162.jpg



hg163.jpg



hg164.jpg



hg165.jpg



hg166.jpg


Cả nhóm không thể tiếp tục ngủ được, khi chiếc máy xay ngô của Pao bắt đầu hoạt động. Tiếng ổn của động cơ và những mãnh ngô vỡ đập vào nhau phá tan sự yên tĩnh buổi sáng vốn có của bản Lũng Thầu. Tiếng máy bắt đầu rền vang khắp xóm khi mọi người chuẩn bị xay ngô để nấu mèn mén ăn sáng và mang theo đi làm nương. Thương, Clemont và Sabina cũng thức dậy chuẩn bị xiêm áo đi chợ. Pao cũng hoàn tất các công việc thường nhật. Nàng thay một chiếc áo hoa màu trắng với chiếc váy nhiều màu, rực rỡ. Cả nhóm bắt đầu trang điểm cho nhau, lần đầu tiên được trang điểm Pao có vẻ lúng túng và nàng e thẹn. Pao cảm thấy mắc cỡ khi tôi định đưa máy lên chụp vài kiểu ảnh làm kỉ niệm. Khi tiếng í ới gọi nhau đi chợ ngoài đầu xóm và ánh đuốc le lói xuất hiện trên các con đường nhỏ lung chừng núi. Nàng đánh thức chồng, con dậy cùng đi chợ. Hôm nay buổi chợ phiên có đầy đủ gia đình nàng cùng tham gia. Hơn nữa nhân dịp này chúng tôi muốn mời cả nhà ăn sáng và mua sắm.
Đường đến chợ khá xa, khi chiếc xe máy của chúng tôi vượt lên con dốc đã thấy rất nhiều phụ nữ H’mong, nhiều lứa tuổi đang mang theo trên lưng những chiếc gùi nặng chĩu. Trong gùi gồm có rau xanh, bắp, sản vật của họ sản xuất được để mang ra chợ bán, trao đổi với những người khác. Một vài gã đàn ông giúp vợ vai cắp theo lợn con để đem ra chợ bán với hy vọng sẽ có được ít tiền dư giả để uống rượu và chén một bát thắng cố. Tất cả đều xúng xính trong trang phục mới và bước nhanh để kịp buổi chợ vì đường còn khá xa.

hg0165.jpg



hg0166.jpg



Buổi sáng ở thung lung Lũng Thầu thật bình yên và trong lành, từng đám mây trắng mờ ào vắt quanh đỉnh núi. Tiếng bò kêu, tiếng gà gáy vang vang khắp phía. Cuộc sống nơi đây tuy nghèo nhưng thật bình yên. Làn khói lam sớm lan tỏa trên khắp các nóc nhà, hòa quyện cùng màn sương sớm nhẹ nhàng như một bài thơ lãng mạn. Bất chợt tôi chạnh lòng về một cuộc sống xô bồ, bon chen và vô cảm nơi phố thị và tự hỏi mình có đáng để đánh đổi hay chăng ?

Tôi vừa chạy xe chầm chậm, hít căng vào lồng ngực bầu không khí ban mai trong lành, vừa ngắm nhìn cảnh sắc nơi đây và đón nhận những cảm giác phiêu bồng cho riêng mình như một phần thưởng xứng đáng. Vì chúng tôi đã vượt qua một quãng đường dài vài ngàn km để có cơ hội ngắm nhìn, tận hưởng non nước nơi này.


hg167.jpg



hg168.jpg



hg169.jpg



hg170.jpg



hg171.jpg



hg172.jpg



hg173.jpg


Chợ phiên Sà Phìn cũng giống như hầu hết các phiên chợ vùng cao khác ở Hà Giang. Những người phụ nữ H’mong khoác lên người những bộ váy, áo đẹp đẽ và rực rỡ sắc màu như lễ hội. Sau một tuần vất vả họ muốn quên đi những nhọc nhằn, thay vào đó là niềm vui, hạnh phúc ngắn ngủi.

Vì lo sợ không đủ chỗ ngồi ăn sáng cho nhiều người, Pao kéo chúng tôi đến một quán ăn người quen nằm ở góc chợ. Nàng tám chuyện rất nhiều với ông bà chủ quán với một niềm vui, niềm kiêu hãnh khó tả. Chắc đây là lần đầu trong đời Pao được ăn sáng chung với gia đình, bạn bè đông đủ đến thế. Nàng lăng xăng dọn chỗ, múc, bưng đồ ăn cho mọi người. và nổi bật trong bộ váy, áo H’mong truyền thống.
Món phở thịt lợn nóng khá ngon. Mọi người chăm chú ăn uống và quên mất rằng có một người phụ nữ H’mong hôm nay hạnh phúc đến độ nàng chẳng cần ăn. Nàng chỉ lặng lẽ ngắm nhìn chồng, con, bạn bè ăn uống với một niềm vui vô bờ bến. Đôi khi trong cuộc sống hạnh phúc chỉ là những điều giản dị. Cho đi để người khác được hạnh phúc sẽ khiến mình hạnh phúc gấp đôi.

Sau vài vòng quanh chợ để ngắm nhìn cuộc sống rất đời thường của phiên chợ Sà Phìn. Chúng tôi chia tay nhau nơi cổng chợ bằng những cái bắt tay thật chặt và những cái ôm chân thật của những người bạn. Ánh mắt Pao thoáng buồn, nàng lấy ra từ trong túi ba chiếc vòng bằng đồng đỏ tặng Thương, Sabina và Clemont như một báu vật giữ lòng tin để hẹn ngày tái ngộ.

hg174.jpg



hg175.jpg



hg176.jpg



hg177.jpg



hg178.jpg



hg179.jpg



hg180.jpg



hg181.jpg


Chia tay bản Lũng Thầu, chia tay vợ chồng nhà Pao chia tay Đồng Văn. Chúng tôi tiếp tục hành trình đến đệ nhất đèo Việt Nam. Mặc dù trời đã gần trưa nhưng những đám mây mù vẫn che kín bầu trời. Con đường trơn trượt khiến cho hành trình của chúng tôi bị chậm lại. Mới chỉ đi qua Đồng Văn vài km trời bắt đầu đổ mưa. Cơn mưa nặng hạt càng kéo làn sương mù phủ kín các đỉnh đỉnh núi đá, xà thấp xuống mặt đường. Làn mây hơi nước giống phà vào mặt, vào thân thể chúng tôi như những tình cảm chân chất của người H’mong muốn níu kéo bước chân chúng tôi ở lại.

hg182.jpg



hg183.jpg



hg184.jpg



hg185.jpg



Hai bên đường là những thửa ruộng bậc thang bắt đầu vào vụ, những ruộng Tam giác mạch Fagopyrum esculentum đơm hoa, kết trái cho một mùa lễ hội sắp bắt đầu. Trên các vách núi cheo leo, đỉnh núi, lưng đèo … vẫn là những bản, người H’mong sống từ bao đời. Cuộc sống của họ thanh bình chân chất và yên lành. Tuy chưa giàu có như chốn phồn hoa, đô thị. Nhưng cuộc đời họ có một cuộc sống hòa thuận với thiên nhiên trong lành thật đáng sống và trên hết, mỗi chúng ta cần phải tự nhận ra rằng, ai cũng chỉ có một cuộc đời … Tất cả đều hòa quyện vào màu xanh của núi rừng, bản làng và sắc màu của những bộ váy xòe phơi bên bờ rào đá. Để cùng thêu dệt cảnh sắc nơi đây thành một bài thơ bất tận về Hà Giang

hg191.jpg



hg190.jpg



hg189.jpg



hg188.jpg



hg187.jpg



hg186.jpg


Trước mắt chúng tôi là Mã Pí Lèng, một trong những con đèo đẹp nhất Việt Nam Con đèo như một sợi chỉ vắt qua giữa lưng chừng núi tạo nên một khung cảnh hùng vĩ của cao nguyên núi đá Hà Giang. Cung đường đèo này được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc làm trong 6 năm (1959-1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động. Trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pí Lèng được các thanh niên trong đội cảm tử treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm trong 11 tháng. Mã Pí Lèng được xem là một trong những cung đường đèo hiểm trở và đẹp bậc nhất vùng núi phía Bắc. Chính vì thế mà con đèo này được ví như Vạn Lý Trường Thành của Việt Nam hay Kim Tự Tháp của người H’mong.

Tên của con đèo này được dịch theo nghĩa đen chỉ sống mũi con ngựa còn theo nghĩa bóng tên gọi này chỉ sự nguy hiểm của đỉnh núi. Nơi những con ngựa leo lên dốc cao đến mức phải tắt thở. Lên đỉnh Mã Pì Lèng ngắm nhìn dòng sông Nho Quế xanh mướt quanh năm, những đỉnh núi cao vời vợi khiến những ai đến đây đều thấy như lạc vào tiên cảnh, ung dung, tự tại giữa đất trời.

hg192.jpg



hg193.jpg



hg194.jpg



hg194s.jpg



hg195.jpg



hg196.jpg



hg197.jpg


Đường từ Mã Pí Lèng đến Mèo Vạc chắc chắn sẽ là cung đường chán nhất trong hành trình Hà Giang. Cung đường này nằm giữa thung lung của hai dãy núi đá vôi cao ngất. Dọc hai bên đường là những ngôi nhà với kết cấu hiện đại, thỉnh thoảng mới có một vài hàng rào đá thấp lè tè. Không còn những bản làng người H’mong treo leo trên đỉnh núi, lưng đèo. Chiếc máy ảnh của tôi chưa một lần được bấm máy trong suốt một đoạn đường dài này. Chúng tôi cố gắng chạy thật nhanh tới thị trấn Mèo Vạc, kiếm một quán ăn, lấp đầy cái bụng đang biểu tình.
Sabina và Clemont bất chợt hỏi tôi về Chợ tình Khâu Vai và cả hai có ý định muốn đến đó tìm hiểu nét văn hóa và phong tục tập quán của ngôi chợ nổi tiếng khắp Việt Nam này. Tôi cố gắng giải thích với họ phiên chợ tình yêu đặc biệt này một năm chỉ có 1 ngày vào ngày 26 tháng 3 hàng năm (thường tổ chức từ ngày 21 đến ngày 23 tháng 4 (tức từ 25 đến 27 tháng 3 âm lịch). Chợ tình Khâu Vai có nguồn gốc từ một câu chuyện tình buồn. Phiên chợ “ngoại tình” nổi tiếng nhất Hà Giang.
Đây là dịp để người ta tìm đến nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, yêu thương nhau thực sự, nhưng vì một lý do nào đó không lấy được nhau, nay mỗi người đều có duyên phận riêng của mình. Đúng ngày này, họ hẹn nhau về đây để tâm sự, thông báo cho nhau cuộc sống riêng của mỗi người, ôn lại những tình cảm xưa. Có rất nhiều đôi vợ chồng cùng nhau đến chợ; đến nơi, vợ đi tìm bạn của vợ, chồng đi tìm bạn của chồng, họ không ghen tuông, không bực bội, mà tôn trọng nhau, tôn trọng bạn của vợ, của chồng mình; họ coi đó là sự linh thiêng, là bổn phận và trách nhiệm trước cuộc sống tinh thần của người bạn đời.

hg198.jpg



hg199.jpg



hg200.jpg



Sau bữa ăn ngon lành, đồng hồ đã chỉ đúng 1 giờ. Chúng tôi vội vã tạm biệt Mèo Vạc và tiếp tục hành trình đến Mậu Duệ trên những con đường ngoằn ngèo, đèo dốc. Mặc dù không còn những đỉnh núi đá vôi cao ngất, hay những đường đèo dốc đứng như Đồng Văn. Nhưng ánh nắng chiều như dát vàng trên các đỉnh núi mờ sương cũng đủ để làm ngất ngây lòng du khách. Chúng tôi đứng lại lặng lẽ ngắm nhìn non nước Hà Giang với một cảm giác say mê, lâng lâng khó tả. Sabine và Clemont cũng chỉ biết hét lên một cách đầy cảm xúc “so wonderful your country” trong tiếng gió lạnh rì rào thổi qua các nhánh cây và tiếng vọng trở lại từ vách đá tai mèo.
Do khu vực này rất hiếm nước, nên người H’mong chủ yếu canh tác Ngô và Đậu tương. Những thửa ruộng khô cằn từng đám đậu tương vào vụ chín vàng rực, hứa hẹn một vụ mùa thu hoạch đủ no cho người dân một năng, hai sương canh tác. Chúng tôi xin phép vào thăm một nhà người H’mong, trong nhà chỉ còn một bà già với đám trẻ, người lớn đã đi làm nương chưa về. Đứa nhỏ nhất đang phong phanh trong chiếc áo thun mỏng dính và ho như cóc cụ, khóc ngặt nghẹo trên lung bà cụ già. Chắc nó đang bị bệnh, sờ trán nóng rực vì đang sốt, Sabine lấy trong túi ra mấy viên thuốc cảm sốt cho đứa bé uống, nhưng ngôn ngữ bất đồng chúng tôi chỉ có thể dùng tay ra hiệu. Sau khi uống xong khoảng 15 phút đứa trẻ tỉnh lại và lim dim ngủ, còn tôi thì dùng hết mọi cử chỉ để nói với bà ấy cách cho đứa nhỏ uống hết số thuốc còn lại vào buổi tối và ngày hôm sau. Không ai bảo ai mỗi chúng tôi tự lấy ra một chiếc áo thun dày nhất đem mặc cho từng đứa trẻ, cùng chia bánh kẹo, sữa và những chiếc nơ kẹp tóc, vòng tay sắc màu sau khi chụp hình với gia đình.

hg201.jpg



hg202.jpg



hg203.jpg



hg204.jpg



hg205.jpg



hg206.jpg
 
Last edited by a moderator:
ai đi hà giang rồi có thể chía sẻ kinh nghiẹm và địa điểm tham quan đẹp được không ạ?

Mình đã đi Tây Bắc 2 lần rồi và tháng 04 tới sẽ làm thêm chuyến thứ 3. Mình ở Saigon, có bác nào thích tháp tùng không ạ:
- Lần thứ 1 mình đi từ HCM ra HN bằng máy bay. Sau đó thuê xe máy đi HN -> Tuyên Quang -> Phú Thọ -> Hồ Ba Bể -> Cao Bằng -> Trùng Khánh -> Thác Bản Giốc -> Cao Bằng -> Bảo Lạc -> Mèo Vạc -> Mả Pí Lèng -> Đồng Văn -> Yên Minh - Quản Bạ -> Hà Giang - > Hanoi

- Lần thứ 2 : HN- Yên Bái (Tú Lệ- La Pán Tẩn- Mù Căng Chải- Than Uyen- Sapa- Lao Cai- Cốc Pài- Sín Mần- Bản Phùng - Hà Giang- Quản Bạ- Yên Minh- Đồng Văn-Mả Pí Lèng- Mèo Vạc- Hanoi

Và lần thứ 3 trong tháng 4 tới : Mộc Châu-Điện Biên - Sapa ( leo Fan Xi Păng) Lao Cai- Ha Giang- Quản Bạ- Yên Minh- Đồng Văn- Mèo Vạc- Bảo Lạc- Cao Bằng- Thác Bản Giốc- Cao Bằng - Hanoi
Dự kiến trong 1 tuần đến 10 ngày.

Trừ Mộc Châu và Điện Biên là chưa đi. Tất cả địa danh trên mình đều đã đi từ 1 đến 2 lần. Mục đích chính là chụp ảnh. Phương tiện: máy bay ra Hanoi, sau đó thuê xe máy.

Bạn nào hứng thú, có thể liên hệ với mình : Mr Trung SDT: 0904 744 544 hoặc FB, mesenger : TRUNG.LHT
 

Đọc bài viết của anh mang đến cho em nhiều cảm xúc! Cách đây cũng vài năm em cũng có một chuyến đi Hà Giang, chuyến đi cũng có nhiều trải nghiệm. Sáng đó ở Hà Giang, sau khi hỏi thuê xe máy thì em sắp xếp rời đi, cũng có chút lo lắng về hành trình vì nghe nói đường đi cũng không dễ nên em ngó nghiêng để tìm đồng bọn. Bắt được một anh chàng đang đi xuống cầu thang, với hỏi cậu ấy xem có đi Đồng Văn không, thế mà cậu ấy lại nói rằng cậu có mua một chiếc xe, nên có thể đi chung. Thế là trả xe lại chị chủ :)

Anh chàng ấy người Bỉ, tính ra thời điểm đó dù trẻ hơn em nhưng 38 tuổi cũng không nhỏ, nhưng có lẽ anh chàng muốn xõa hết những ngày "làm việc như nô lệ" nên thoải mái hết cỡ chả chuẩn bị gì cho chuyến đi, và hành trình 4 ngày đó đúng là nhiều trải nghiệm: hết xăng, hư xe, ngủ bụi ... đủ cả.

Vì xe hư liên tục nên đi từ sáng đến 3h chiều vẫn còn cách Đồng Văn 30km, trời ngà ngà chiều và xe thì cứ 5km phải dừng lại cho nó thở. Đi ngang một cái cổng làng có chữ "Làng du lịch văn hóa" em đề nghị cậu ấy quay lại coi thử, biết đâu có chỗ nghỉ lại, vì có chữ du lịch cơ mà. Mà có thật hahaha, có một căn nhà có 2 phòng rất rộng (1 cho nữ và 1 cho nam) cho thuê lưu trú, người chủ nói đó là căn nhà phim trường để quay phim Nhà Của Pao.

Với một người sống ở miền Nam thì em cũng được tính là chịu lạnh kém, 26 độ được tính là lạnh với em, cho nên khi anh chủ nhà nói trong nhà tắm có máy nước nóng thì quả thật em chỉ cần thế là đủ. Đêm ngủ mới thật là "trải nghiệm" :D vì nhà "phim trường" nên chắc mái cũng chỉ để cho có, buổi tối trời mưa thì nằm trong phòng với nằm ngoài đường chắc hơn nhau ở chỗ trong phòng không có gió, lạnh teo không thể tả haha, thế là combo ngủ được xếp kiểu: nằm lên nệm, chùm chăn, trùm áo mưa (hên là có 2 cái - "nó" sợ lạnh nên lúc nào cũng hai áo mưa để không phải mặc lại áo ướt) và cứ thế chập chờn ngủ chờ trời sáng :))

Từ Đồng Văn về Hà Giang thì tụi em không đi lại đường cũ mà đi đường Bắc Mê, đường không có du khách nên cũng khá xấu. Nhưng gặp nhiều người bản địa tử tế. Khi xe lại hết xăng ở nơi vắng vẻ, có một cậu bé chạy ngang đã chở em đi hẳn mấy cây số để mua xăng quay về, cậu ấy cũng vui vẻ mới hai đứa lên nhà chơi. Cậu chàng người Bỉ khá phấn khích, nhưng quãng đường núi đi hướng ngược lại khiến cậu ấy nản lòng, nên cuối cùng đành từ chối.

Mà rồi định mệnh là tụi em vẫn được vào nhà người dân dùng cơm :D , lúc anh nói về những con bướm, làm em nhớ tụi em có chạy ngang một ngôi nhà, trước cửa là một vườn lúa nhỏ (nhỏ thôi nên em gọi là vườn), không hiểu sao riêng ngôi nhà đó có rất nhiều bươm bướm bay xung quanh, rất nhiều... đến nỗi sau này khi nhắc về địa điểm đó tụi em đều dùng từ "ngôi nhà bươm bướm" để chỉ ngôi nhà đó. Do đẹp quá nên hai đứa quyết định tấp vào đứng nghỉ chân. Suốt đoạn đường cũng nghỉ chân mấy lần, cùng lò dò đi xung quanh mà mấy nhà kia không có người, tới đây anh chàng kia lại rủ em đi vào xem xung quanh nhà coi có ai không. Thế rồi hai đứa tự nhiên như ở nhà, đi vào leo lên nhà sàn... nhà cũng không có ai nhưng vừa quay ra thì gặp anh chủ nhà chạy về, anh ấy nghe hai đứa xin nước uống thì nhiệt tình mời lên nhà, rồi ngồi nửa tiếng thì mời luôn ở lại ăn cơm trưa. (em nói thêm là mấy chuyện này em chờ cậu chàng kia quyết định, vì cậu ấy từng bị nhiễm vi rút nằm 2 tháng ở Ấn nên bây giờ khá cẩn thận chút). Quyết định ở lại ăn hai đứa lục đục đề nghị phụ nấu cơm, mà anh chủ tháo vát quá ảnh làm hết, nói thật em phụ múc nước chứ chả làm gì, bữa ăn cũng có rượu ngô mở màn giống như những bữa ăn của anh :) ....

Lúc đọc đến đoạn anh viết "con dốc cuộc đời" của người phụ nữ Mông, em cảm thấy thật sự rất dốc. Ở con đèo Mã Pí Lèng, lúc nghỉ chân leo lên thành dốc ngồi ngắm cảnh, trên cao nhìn xuống em thấy một người phụ nữ lớn tuổi gùi một bó củi rất to, phải to hơn bà ấy, bà cứ chúi người lẫm lũi đi. Hình ảnh đó làm em liên tưởng đến bìa một tạp chí có cái hình người đàn ông ngồi cưỡi trên ngựa, sau lưng anh ta là cô vợ đang gùi một bó củi nặng trĩu lầm lũi bước. Em chợt nghĩ những hình ảnh này đã là quá khứ, chỉ còn trên tạp chí mà thôi, thế mà hôm đó em đã nhìn thấy bằng mắt ở đất nước mình.

Còn một cảm xúc nữa nè, rất thích cách anh dùng từ "nàng" để gọi Nàng Pao, đừng nói là bây giờ, thế hệ của tụi em cũng ít người còn dùng từ đó (dù em là 7x đó), không biết các cô gái khác thì sao, nhưng riêng em rất thích từ đó. Thời sinh viên em học khối kỹ thuật, môi trường rắn rỏi, thế mà trong các chàng trai theo đuổi có một anh chàng luôn dùng từ "nàng" để gọi em, khỏi phải nói em rất thích, dù không nhận lời nhưng ấn tượng về cậu ấy rất tốt. Nay đọc bài này mới được gặp từ nàng để gọi về một người phụ nữ ở thời hiện đại này!

Cuối cùng cảm ơn anh đã dành thời gian, tâm huyết viết chia sẻ trải nghiệm của mình cho mọi người, và anh biết không, hình ảnh các cô gái trong trang phục truyền thống thật là đẹp và rực rỡ lắm!
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
58,410
Bài viết
1,168,146
Members
191,322
Latest member
thoitrangxinh
Back
Top