What's new

Ba người đi Tibet

(hồi ức ghi trong thời gian dưỡng lão)

Tôi về nhà sau hơn 1 năm lang thang, bố mẹ tôi mừng lắm. Tôi cũng vui. Niềm vui nhẹ nhõm như vừa hoàn thành 1 số mục tiêu lớn, khác hẳn với niềm vui kích động trước mỗi chuyến đi.

Tôi thấy thế là khá đủ, và nghĩ rằng không cần đặt thêm mục tiêu đi lại nào nữa.

Để ổn định đời con gái, tôi nghĩ mình nên xin việc ở 1 cơ quan nhà nước, viện nghiên cứu hay cơ quan bộ nào thì càng tốt. Bố mẹ tôi nghe cái quyết định có tính đột phá này thì mừng lắm, nghĩ con mình đã trưởng thành và biết tu chí.

Rồi tôi được 1 chú bạn của gia đình khuyên và giới thiệu đi xin việc ở Viện nghiên cứu Kinh tế chiến lược (tên dài quá, tôi ko nhớ nổi nữa), cái viện có cái nhà to cây cổ thụ ở Phan Đình Phùng, cái viện trước có bác Lê Đăng Doanh làm viện trưởng.

Cơ quan nhà nước, người ta yêu cầu 1 cái thư xin việc viết tay, chứ không phải oánh máy. Lần đầu tiên làm cái việc này, tôi bỏ hẳn ra 1 buổi chiều, gạch xóa, tẩy sửa.

Hài lòng với câu cú mình nghĩ ra, tôi photo hẳn lại 1 bản cất đi sau có lúc dùng. Sau này, có lần mở ra xem lại, tôi mới hoảng hốt phát hiện ra, trong cái buổi chiều vừa sáng tác, vừa tán phét với con bạn ngồi bên cạnh, câu cuối trong cái thư xin việc (sau 8, 9 lần nháp), chữ tôi tròn trĩnh, rõ ràng: "Xin chân thành cám ơn và kính mong Viện trưởng và lãnh đạo viện xem xét nguyện vọng của tao." (lỗi tại sự phức tạp của đại từ nhân xưng tiếng Việt)

Dài dòng một chút, vì tôi nghĩ làm người nghiêm túc sao mà khó vậy. Có ý định hẳn hoi mà rồi cũng không làm nổi.

Cũng may, sau đó tôi không làm ở đó, mà vào làm cho 1 tổ chức phi chính phủ.

Sau 1 năm làm việc nghiêm túc, có lý tưởng "Vì người nghèo", với khoảng 2 chục chuyến công tác miền núi, đồng bằng sông Cửu Long, đóng góp chút gì đó cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, vui vẻ với các đồng nghiệp trong nước và quốc tế, tôi xin nghỉ việc.

Lĩnh 1 tháng lương chế độ, cộng với số tiền ki cóp trong 1 năm, tôi thấy mình đã đủ tiền đi Tây tạng.
 
Tấm ảnh cuối đẹp quá, bắt được khoảnh khắc, nhìn ảnh rất có thần . Chỉ cần nhìn bức ảnh đã thấy người Tạng thành tâm thế nào .
Hình như mình hết quota cám ơn rồi hay sao ý, không thấy nút Thanks nữa , hi hi. :)
 
Jokhang - Lhasa

Đền Jokhang được XD năm 746 AD bởi vua Songtsen Gampo và nay được coi là 1 trong những ngôi đền quan trọng nhất của người Tạng.

Đền Jokhang nằm trên quảng trường Barkhor, trung tâm Lhasa. Bên ngoài, rất đông người Tạng trải nệm hành lễ, bên trong hàng đoàn người dài dằng dặc xếp hàng vào thăm quan các gian thờ. Từ người già, đến trẻ em, và thanh niên. Các khuôn mặt thành kính, lặng lẽ xếp hàng chờ đến lượt.

Bên trong có rất nhiều gian thờ, với vô số tượng Phật. Các gian chính và quan trọng đều quá đông người xếp hàng, chúng tôi đành bỏ qua, sang các gian khác vắng người hơn.

Ra khỏi phòng thờ, lại bắt gặp hàng đoàn người Tạng đi dọc theo hàng bánh xe luân hồi (tiếng Việt là thế đúng chưa nhỉ)

picture.php


picture.php


Từ trên tầng 2 nhìn xuống thì như thế này

picture.php


Đền Jokhang trên tầng 2

picture.php


picture.php


picture.php



Đặc biệt tôi rất thích những sắc màu mạnh mẽ ở đây. Hình như ở những vùng núi, vùng biển có trời xanh hơn, cảnh vật thiên nhiên rõ nét hơn thì kiến trúc của họ màu sắc cũng rực rỡ hơn vùng đồng bằng êm đềm.

picture.php


Đứng trên tầng 2 đền Jokhang, nhìn xuống quảng trường Barkhor, tôi vẫn tò mò tìm kiếm 4 cái camera, không hiểu chính quyền TW bố trí chỗ nào?

picture.php
 
hìhì, lại làm em ghen tị chết được!!! Mà nhìn mấy cái ảnh thấy... quen quen!!! Phải người nhà LG10 không nhỉ, hú lên cái nào!
 
Biết ngay mà!!! Đón chờ Tibet 3 nhân của chị khiếp đảm!!! hé hé. Sau năm nay cho đại nạn China qua khỏi là mình cũng ... mang bầu Tibet=))
 
Buổi chiều chúng tôi lang thang trong "phố cổ" Lhasa.

Không hiểu sao tao lại có cảm giác thân quen như đang lang thang ngõ ngách Venice. Tất nhiên ở đây không có nước và cầu, nhưng cũng có 2, 3 con phố chính với 2 dãy hàng lưu niệm, vô cùng tấp nập.

picture.php


Và cũng giống ở Venice, có vô số ngõ nhỏ chằng chịt, hoàn toàn yên tĩnh, dường như chẳng liên quan gì đến không khí náo nhiệt chỉ cách đó vài bước chân.

picture.php


Rất nhiều khu nhà dân xây theo kiểu hình chữ U, 3 mặt quây vào 1 khoảng sân nhỏ.

Có 1 điều đặc biệt mà sau này đi tiếp sang các thành phố khác tôi càng có cơ hội kiểm chứng, là người Tạng thường xây toilet cách xa nhà. Người ta dành hẳn 1 cái nhà (nhỏ khoảng 10-15m2, thường là 2 tầng) cho việc này, mặt phố mặt ngõ hẳn hoi. Chỗ giải quyết nhu cầu được thiết kế thường là trên tầng 2, sản phẩm được cho rơi thẳng xuống và lưu giữ ở gian phòng bên dưới tầng 1.

picture.php

cái toilet mà chúng tôi đã có dịp khảo sát

Lúc đầu khi mới đến, chưa khái quát được vấn đề, chúng tôi cứ thắc mắc sao trông đường phố rất sạch sẽ, không khí miền núi trong lành, mà đi đâu cũng phảng phất cái mùi khó quên này. Thỉnh thoảng cái mùi ấy lại trỗi lên rất mạnh mẽ. Về sau mới hiểu là mũi mình vừa đi ngang qua 1 cái kho chứa phưn.

Lang thang thêm 1 chút, chúng tôi lò dò ra Potala, tìm hiểu cách thức mua vé. Người ta nói với chúng tôi là vé cho ngày hôm sau đã hết. Mai ra xếp hàng thì may ra mua được vé cho ngày kia. Trên bảng thông báo giờ mở cửa bán vé là 9h, nhưng mấy người ngồi ngoài cửa nói gì đó mà chúng tôi lờ mờ đoán là nếu muốn mua được vé thì phải ra xếp hàng từ 5h sáng.

Chếch chếch mặt chính của cung Potala có 1 cái đồi nhỏ, nắng nóng nhưng chúng tôi cũng cố lên, chụp vài cái ảnh.

(lấy tạm cái hình trên internet vì sợ sâu hàng nhiễu thông tin :)))

picture.php


Mặt trước cung Potala là 1 con đường bê tông rộng thênh thang, 1 quảng trường đá granit nhẵn thín, 1 cái tượng đài gì đó sừng sững và hệ thống đèn chiếu sáng vô cùng hiện đại.

picture.php


Lúc đó tôi cũng chưa biết và không để ý nhiều. Chỉ đến hôm sau, tình cờ nhìn thấy ở văn phòng du lịch 1 tấm hình cung Potala mùa đông, duyên dáng soi bóng xuống 1 cái hồ long lanh băng tuyết, hỏi thăm chị chủ văn phòng để ra ngắm cái hồ đó và được chị ấy bảo không còn nữa, tôi thực sự xót xa và thêm ác cảm với các nhà lãnh đạo TQ.

(nguồn minh họa internet)

picture.php


Thời xưa nữa thì chắc như thế này

picture.php



và hình như để làm con đường này, người ta đã phá mất 1 phần các tòa nhà nêu so sánh với hình ảnh ngày trước.

picture.php


Nhìn lại hình ảnh Potala thời điểm hiện tại, quả thật mất quá nhiều nét duyên dáng, trông trơ trụi và cô độc làm sao.

Thằng Phớ thì một mực khẳng định chắc chắn giới lãnh đạo TQ san hủy cái hồ, làm con đường bê tông để phá vỡ cái thế phong thủy tuyệt vời của cung Potala. Nó còn khẳng định, cái tượng đài trông như cái cột to tướng, sừng sững chấn ở quảng trường trước mặt Potala chính là 1 cách yểm bùa của các bác Tàu.

Không ai biết rõ thế nào, nhưng quả thật thấy xót thay cho người Tạng.
 
Last edited:
Trông thế này Potala như cái công viên í nhỉ ? Một phiên bản của Thiên An Môn theo kiểu Tạng.
 
Lúc trước bên Thảo Luận có hàng chục topic nói về mấy chuyện Tây Tạng, còn trên mạng thì nhiều vô số, có khá nhiều người Hán cũng thương tiếc cho người Tạng nhưng bị liệt vào loại bất đồng chính kiến ở TQ :) thậm chí có thể bị kết tội nặng hơn .
 
Đúng rồi bạn Net, vấn đề người Tạng vẫn luôn nóng hổi.

Riêng mình, thỉnh thoảng lang thang ở châu Âu, gặp các cuộc trưng bày hoặc kêu gọi kí tên ủng hộ người Tạng, mình cũng cố len vào tham gia, dù mình cũng không tin vào hiểu quả tuyệt đối lắm.

Thụy sĩ, cộng đồng người Tạng tập trung khá đông ở Rikon, nghe nói là đông nhất châu Âu, hôm nào có dịp mình cũng định qua đó xem sao.
 
Mua vé vào Potala

Sáng sớm, tôi để chuông báo thức, lùa bạn BéTí và thằng Phớ dậy từ 5h kém. Đến nơi mới hơn 5h mà đã thấy 1 hàng người khoảng 3-40 người đến trước, và trên cùng, sát cổng là 1 hàng ghế khoảng 5 chục cái. Kiểu đặt gạch của phe chỗ. Nghe đâu 1 cái ghế đấy bán lại 20 tệ.

Khi viết đơn xin nghỉ việc, tôi nhất định đi Tibet, chứ không chủ động chọn mùa hè. Và tôi cũng không khuyên mọi người đi mùa hè. Mùa hè chỉ được 1 thuận lợi là trời không quá lạnh, nhưng cảnh trí ko thể phong phú sắc màu như mùa thu hoặc mùa xuân. Nhưng điều tệ nhất là mùa hè là mùa du lịch của người Tàu. Tương tự như đi Hạ long mùa hè, rất đông, nên tôi thường đi HL từ sau tháng 10, tránh tháng 7,8.

Tất nhiên Lhasa cũng như Tibet rất rộng lớn, nhiều điểm tham quan khám phá nên mật độ người Tàu ko quá dày như Hạ long, nhưng trên đường chúng tôi gặp khá nhiều xe du lịch loại lớn chở đầy các bác mũi tẹt, mắt híp, to mồm.

Rất may, những đoàn này thường ở những khách sạn xây mới bên khu phố mới của người Hán, ít khi ở trong khu phố cổ nhà Tạng. Nhưng cái buổi sáng đứng xếp hàng mua vé vào Potala thì kinh khủng. Mới sáng sớm mà họ đã nói liên chi hồi điệp. Và nhổ. Trời tối ko rõ mặt người, nhưng tiếng khạc nhổ thì ko gì tránh được. Đằng trước nhổ, đằng sau nhổ, bên trái, bên phải, xa xa phía đầu hàng, như 1 dàn đồng ca. Và liên tục ko ngừng nghỉ. To, mạnh, có công lực từ bên trong, nghe rất đanh và có nghề.

Chìm ngập trong tiếng khạc nhổ hơn 3 tiếng đồng hồ, 9 rưỡi sáng người ta mới mở cửa cho vào bên trong, để tiếp tục xếp hàng trong 1 hàng rào sắt.

Khoảng 10h xuất hiện 1 quan chức cao to, đeo kính đen, cùng 1 bậu xậu 3, 4 chú điếu đóm. Quan chức lừ lừ đi từ đầu hàng đến cuối hàng, chúng tôi nín thở hồi hộp, nghe nói số người đc vào có giới hạn.

Quan chức vòng lại đầu hàng, lần lượt lấy bút dạ ghi kí hiệu gì đó vào lòng bàn tay từng người. Đến lượt chúng tôi, bạn BéTí chìa giấy phép vào Lhasa (cái này bắt buộc phải trình ra), thì bỗng nhiên quan chức bảo giấy chúng tôi là giấy của công ty du lịch, vậy thì cty phải liên hệ mua, chúng tôi ko được phép tự mua.

Méo mặt. Hình như tôi gần mếu.

Bủn rủn, tôi đứng vào hàng thay bạn BéTí để bạn chạy theo túm áo ăn vạ quan chức. Kiên quyết ko mủi lòng. Số phận chúng tô lơ lửng như thế cho đến lúc giải quyết xong cả cái hàng dài dằng dặc, quan chức quay lại, lạnh lùng ghi cho chúng tôi 1 cái kí hiệu làm chúng tôi mừng đến nghẹt thở.

Nhưng vẫn tiếp tục chờ đợi, và đến cái cửa bán vé lại vẫn tiếp tục phải chen lấn, hơn 11 rưỡi chúng tôi mới cầm đc 3 tấm vé cho ngày hôm sau.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,068
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top