What's new

[Chia sẻ] Ba thế hệ đi tây

Đối với một số người khi nhắc tới từ du lịch thì đó là một cuộc đào thoát xa xỉ, một số người thì hứng thú với những trò chơi mạo hiểm mang đầy Adrenalin trong máu. Còn đối với một kẻ nông dân như em, cứ được giá lợn, bán đi vài lứa là em lên đường.


Ấy thế nhưng cuộc đi này của em không giống như những chuyến đi trước, đó là một mình em phải care cả đoàn. Mà đoàn phượt thủ này thì người nhiều tuổi nhất đã gần 80 còn trẻ tuổi nhất thì chưa đầy 15 tuổi.


Chuyến đi này của em cũng bị áp đặt nốt các bác ạ. Vào một ngày đẹp trời, cụ thân sinh ra em gọi em đến và nói: “Hè này dẫn bố mẹ đi Mỹ và Canada” Em giật mình tưởng nghe lầm hỏi lại: “Bố mẹ đi đâu ạ?”. “Thì Mỹ và Canada chứ còn gì”.

“Oh! My God!, trời Phật thánh thần ơi….”
Bố em, một người mấy chục năm tuổi đảng, từng đi công tác học tập ở các nước XHCN (Liên Xô, Cuba…) cứ tưởng cụ đòi đi thì phải đi Nga, Trung Quốc, bắc Triều tiên hay chí ít là Venezuela chứ. Ai ngờ cụ lại đòi đi Mỹ. Chết chết hay cụ lại tự diễn biến, tự chuyển hoá và suy thoái…như ngài tổng tịch vẫn nói trên TV. Nghĩ thế thôi nhưng em không dám nói ra (Nói ra có mà ăn ba cái vả cùng một “bài ca” bất diệt) nên câu nói của em là “Yes! Sir”


Cứ đăng cái ảnh ăn cắp đã, tính sau


 
Nội thất cùng mầu với ngoại thất luôn





48519503662_5c4ccd8bf7_c.jpg






48519336481_09355a81f8_c.jpg








48519336581_9522a53cea_c.jpg



 
Chẳng phải theo trào lưu gần đây ở VN "Đã uống thì không lái".... mà ở đây uống mà lái nó cho đi tù. Nên em phải tuân thủ luật ăn bít tết với Coca





















 
Sau khi khai form xong, ra bưu điện đóng tiền cỡ gần 3.9 củ/ người. 24h sau điền số giao dịch vào để tạo lịch hẹn. Em hẹn sau 1 tuần cả nhà cùng đi phỏng vấn

Đến KS Vườn hồng còn khá sớm so với giờ hẹn của em, vậy là cả nhà ra quán Highland coffee cạnh đó ngồi uống cafe.

Trong quán cafe, mặt mũi ai nấy đều căng thẳng, chẳng biết ngày xưa các cụ đi đánh Mỹ có căng thẳng không, nhưng những gì em được nghe thì thấy hăng hái lắm, toàn lấy máu viết thư xin đi bộ đội….. Nhưng ngày nay xin vào Mỹ mặt mũi ai nấy đều căng thẳng. Kể cũng lạ
:)



Đứng xếp hàng chờ đến lượt phỏng vấn, quan sát qua em thấy cũng đủ mọi thành phần. Có hai em chân dài như hoa hậu, nói tiếng Anh như gió….nhưng kết quả là cầm hộ chiếu ra về. Nghĩ cũng thấy tội cho hai em đó. Em mà là anh CO (Consular Officer) kia thì cứ gái xinh là em approval ngay
;)


Có anh trai mặc comple đeo tie cẩn thận giữa tiết trời 40 độ. Hẳn là anh này cũng có việc quan trọng lắm hay quan chức cấp cao gì đây. Kết quả cũng tạch

Có một bà khoảnng ngoài 60 tuổi, khi đưa HC cho anh CO miệng nói liên hồi, khoe đi khắp thế giới rồi con trai đang làm Ph.D ở Úc, con gái ở Anh….chỉ cần đặt chân lên nước Mỹ một lần…..và kết quả là cũng cầm hộ chiếu ra về.

Quan sát thấy nhiều người trượt quá em đâm hoảng. Vì đoàn em có tận những 5 người nếu chỉ 1/5 người mà không được cấp Visa là cả nhà em huỷ đi Mỹ, những ngừoi còn lại được cấp cũng không giá trị gì. Chính vì vậy mà em chọn phỏng vấn nhóm.
Con tàu Caltrain này nhìn 2 tầng hầm hố thế mà rất ít chỗ ngồi các bác ạ. Tầng dưới họ chuyên để xe đạp. Tầng trên chỉ có mỗi hai hàng ghế ngồi hai bên như thế này













Tuần sau em đi Seattle và San Francisco. May mà có bài viết của anh nên cũng đỡ bỡ ngỡ. Thanks
 
Người Việt ở Mỹ


Động đến chủ đề này khá nhạy cảm, viết không cẩn thận là DLV rồi những ông chống Cộng cực đoan vào ném đá như chơi.

Gia đình tôi nằm trong số ít những gia đình khá đặc biệt, nghĩa là Quốc có, Cộng có. Nên ngày 30/4 có một nửa thành viên gia đình vỡ oà trong sung sướng thì cũng có một nửa những người trong gia đình đem thân vong quốc trong nước mắt. Thế nên tôi viết về những người Việt ở Mỹ với góc nhìn của một người Việt không mang mầu sắc chính trị nào hết.


Người Việt ở Mỹ thường phân chia theo thời gian di cư sang



1. Những người đi trước năm 75


Đi vào thời gian này hầu hết là trí thức, họ làm việc cho các công ty, tập đoàn của Mỹ từ nhữug năm trước 75. Họ ở khắp nơi trên nước Mỹ, không sống theo cộng đồng người Việt, họ thuờng ở lẫn với người Mỹ trắng. Họ khá thành đạt, giầu có và được xã hội Mỹ tôn trọng. Con cái họ được sinh ra, lớn lên, học hành và lối sống theo Mỹ, đa phần đều thành đạt và đang trong độ tuổi làm việc đóng góp nhiều cho nước Mỹ. Nhưng do sinh ra và lớn lên trên đất Mỹ, con cái của họ cũng chẳng quan tâm hay nhớ về quê hương, thậm chí nói tiếng Việt còn không rõ nghĩa.
Họ cũng là những người chẳng mấy quan tâm đến chính trị thể chế nào cho Vietnam


2. Những người đi năm 75


Những người này thường làm việc cho chính phủ VNCH trước đây mà ngừoi bắc chúng ta hay gọi là nguỵ quân, nguỵ quyền. Họ có suất được di tản, hay nhanh chân đi di tản được đúng vào tháng 4 năm 75. Sang tới nơi họ phải lập nghiệp lại từ đầu, nếu đã từng là công chức hầu hết họ có trình độ, cá biệt có một số người có bằng Dr., Master or bachelor các trường của Mỹ nên họ lập nghiệp lại cũng chẳng mấy khó khăn. Con cái họ cũng được học hành và cũng là những người có đóng góp tích cực cho nước Mỹ.
Đa phần những người này ra đi với tâm lý bại trận nhưng cũng luôn ngóng về quê hương, ho hàng. Cũng có những người chống Cộng mạnh mẽ nhưng không nhiều


3. Thuyền nhân


Đây là những người vất vả cơ cực nhất, đau khổ nhất. Trải qua bao nhiêu đớn đau, tủi nhục, mất mát....Họ cập bến miền đất hứa với hai bàn tay trắng. Họ lao động miệt mài ngày 13-14h. Có những người chịu khó đi học lại rồi cũng kiếm được nghề nghiệp, có những người đi làm những công việc chân tay hay ra ngoài buôn bán. Chịu bao cơ cực....với một mục đích duy nhất là tồn tại và phát triển trên đất Mỹ. Thế nhưng đối với quê hương, họ luôn rộng rãi. Làm được 1.000 $ thường chi tiêu rất ít còn lại gom góp gửi về VN cho anh em, bạn bè những ngừoi còn kẹt lại chưa đi được. Và thậm chí đến tận bây giờ họ còn tham gia những tổ chức thiện nguyện cho những người già ở VN. Bà thím tôi, về già rồi có lương hưu tiêu cũng chẳng hết. Con cái nếu iếu thêm tiền thì gom góp qua những hội từ thiện gửi về cho những người già ở VN. Thím nói với tôi "100 USD ở bên này mình tiêu nhoằng cái hết, nhưng ở VN những người già không nơi nương tựa họ sống được cả tháng" Và tổ chức đó khá lớn. Nghe nói cũng quyên góp và làm thiện nguyện được khá nhiều


4. Đi theo diện HO (Humanitarian Operation)


Đây là chương trình ra đi có trật tự, dưới sự hỗ trợ của Cao uỷ LHQ về người ty nạn. Những người này thường là các sĩ quan hay những người phục vụ cho chính phủ VNCH cũ. Họ bị kẹt lại và đi cải tạo, sau khi họ được phóng thích thì đi theo diện này. Đây là nhóm người sống dưới chế độ cũ di cư muộn nhất và đương nhiên cũng vất vả nhất. Họ rời tổ quốc trong lòng chất chứa nhiều sầu oán. Họ cũng là những người chống Cộng mạnh nhất.
Khi họ đi cải tạo, vợ con họ ở VN và con cái hầu như không được đi học. Nên khi sang Mỹ đoàn tụ gia đình cũng khá vất vả mưu sinh.


5. Sau khi Việt - Mỹ bình thường hoá


Cái công thức để đạt giấc mơ mỹ sau này chắc các bác cũng đã rõ. Chỉ có 3 công thức:

1. Du học => xin việc => thẻ xanh => quốc tịch

2. Đầu tư => thẻ xanh => quốc tịch

3. Kết hôn => thẻ xanh => quốc tịch

Nhóm những người này thường có nhiều tiền hoặc bố mẹ có tiền muốn con cái sang Mỹ để đạt giấc mơ Mỹ. Họ không quan tâm đến chính trị, thứ duy nhất họ quan tâm là chạy trốn khỏi những vấn đề của đất nước và làm sao hoà nhập ở một đất nước mới.


Nói chung cộng đồng người Việt tại Mỹ dù ra đi khỏi đất nước trong hoàn cảnh nào cũng luôn vươn lên và đóng góp rất nhiều cho chính phủ sở tại hay cho quê hương. Nguời Việt chúng ta lao động chăm chỉ có ý chí và là cộng đồng phát triển nhanh mạnh so với các cộng đồng khác ở Mỹ. Thế nên những ngày ở Mỹ tôi luôn tự hào khi nói "I am Vietnamese"
 
Tối hôm đó khá mệt nên em đi ngủ sớm. Đang ngủ, thằng con em nó gọi "Bố ơi! Động đất". Đang ngái ngủ em bảo "Mày mơ à? Động đất cái gì" "Không động đất thật bố ạ"

Lúc này em mới dui mắt, nhìn lên trần đèn chùm rung lắc chao đảo liên tục, cốc nước để trên mặt table nuit sánh cả ra ngoài. Em vội chạy xuống tầng dưới, thấy có ông anh, bà chị họ đến chơi ngồi nói chuyện như không có gì xảy ra. Em kêu ầm lên "Động đất rồi!" Mọi người cùng cười. Vì California nằm trên đường đứt gãy nên động đất xảy ra khá thường xuyên. Mọi người khá quen với việc này. Sáng hôm sau đọc báo mới biết động đất ở San Bernadino cách chỗ em khoảng 100 miles. Em thấy ở đây họ khá bình thường nhưng báo chí ở nhà giật title kinh lắm. Làm ông anh phải nhắn tin sang hỏi có việc gì không?

 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,462
Bài viết
1,153,047
Members
190,097
Latest member
bonghongvu
Back
Top