What's new

[Chia sẻ] Bắc Kinh - Thượng Hải - Đi tour ký sự

Trung Quốc Với một trong những giai đoạn văn minh liên tục dài nhất của thế giới và hệ thống chữ viết tiếp tục được dùng cho đến ngày nay, lịch sử Trung Quốc đặc trưng bởi những chia tách và thống nhất lặp đi lặp lại qua các thời kỳ hòa bình xen kẽ chiến tranh, trên một lãnh thổ đầy biến động.

Tên gọi Trung Quốc đã không được dùng thống nhất trong suốt lịch sử Trung Quốc, và thể hiện sắc thái văn hóa và chính trị. Vào thời Xuân Thu, nó được dùng để mô tả về mặt chính trị các nước xuất phát từ nhà Tây Chu, nằm trong châu thổ Hoàng Hà, không tính các nước như Sở dọc theo Dương Tử giang và Tần ở phía tây. Tuy nhiên vài thời nhà Hán, Sở và Tần kết nối vào Trung Quốc và được coi là một bộ phận của Trung Quốc mới. Và theo dòng lịch sử, tên gọi này dần ổn định và chỉ toàn bộ lãnh thổ dưới sự cai trị của chính quyền đế quốc trung ương.

Trung Quốc là một trong những cái nôi văn minh nhân loại sớm nhất. Văn minh Trung Quốc cũng là một trong số ít các nền văn minh, cùng với Lưỡng Hà cổ (người Sumer), Ấn Độ (Văn minh lưu vực sông Ấn Độ), Maya, và Ai Cập Cổ đại (mặc dù có thể nó học từ người Sumer), tự tạo ra chữ viết riêng.

Đặc điểm của phong kiến Trung Quốc là các triều đại thường lật đổ nhau trong bể máu và giai cấp giành được quyền lãnh đạo thường phải áp dụng các biện pháp đặc biệt để duy trì quyền lực của họ và kiềm chế triều đại bị lật đổ. Chẳng hạn như nhà Thanh (người Mãn Châu) sau khi chiếm được Trung Quốc thường áp dụng các chính sách hạn chế việc người Mãn Châu bị hòa lẫn vào biển người Hán vì dân họ ít. Tuy thế, những biện pháp đó đã tỏ ra không hiệu quả và người Mãn Châu cuối cùng vẫn bị văn hóa Trung Quốc đồng hóa.

Năm 1912, sau một thời gian dài suy sụp, chế độ phong kiến Trung Quốc cuối cùng sụp đổ hẳn và Tôn Trung Sơn thuộc Quốc Dân Đảng thành lập Trung Hoa Dân Quốc. Ba thập kỷ sau đó là giai đoạn không thống nhất - thời kỳ Quân phiệt cát cứ, Chiến tranh Trung - Nhật, và Nội chiến Trung Quốc. Nội chiến Trung Quốc chấm dứt vào năm 1949 và Đảng Cộng sản Trung Quốc nắm được đại lục Trung Quốc. ĐCSTQ lập ra một nhà nước cộng sản - nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa - tự xem là nhà nước kế tục của Trung Hoa Dân Quốc.

trungquocua1.png

(Tài liệu & bản đồ được tổng hợp tả pí lù từ internet, wikipedia,...)
 
Trong lịch sử, các triều đại Trung Quốc đều đặt kinh đô tại vùng đất trung tâm lịch sử của Trung Quốc với tên gọi chính xác về mặt chính trị là Trung Quốc bản thổ (vì tên gọi này không tính đến các vùng đất mà nó không quản lý như Mông Cổ hay Đài Loan). Lạc Dương, Trường An, Nam Kinh, và Bắc Kinh từng là thủ đô của Trung Quốc trong lịch sử.
Bắc Kinh (Beijing) hiện là thủ đô của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, là một trong bốn thành phố trực thuộc trung ương của Trung Quốc và là thành phố lớn thứ nhì của nước này về dân số, sau Thượng Hải. Bắc Kinh được xem như trung tâm chính trị, văn hoá và giáo dục của Trung Quốc, trong khi Hồng Kông và Thượng Hải vượt trội trong lĩnh vực kinh tế.

Bắc Kinh (北京) có nghĩa là "Kinh đô phía Bắc", phù hợp với truyền thống chung của Đông Á khi kinh đô được dứt khoát đặt tên như chính nó. Các thành phố có kiểu tên tương tự là Nam Kinh (南京, có nghĩa là "Kinh đô phía Nam"), Tokyo (東京, "Đông Kinh" theo chữ Hán), Đông Kinh (東京, có nghĩa là "Kinh đô phía Đông", ngày nay là Hà Nội); cũng như Kyoto (京都, "Kinh Đô") và Kinh Thành (京城, có nghĩa là "kinh đô", ngày nay là Seoul).

Ở Trung Quốc, thành phố này có nhiều lần được có nhiều tên. Giữa thời gian từ 1368 đến 1405, và sau đó lại một lần nữa từ 1928 [1] và 1949, thành phố này có tên là Bắc Bình (北平; Pinyin: Beiping; Wade-Giles: Pei-p'ing), có nghĩa "hòa bình phía Bắc" hay "bình định phía Bắc". Trong cả hai trường hợp, tên được đổi - bằng cách bỏ từ "kinh" - để phản ánh hiện thực là kinh đô đất nước đã chuyển đến Nam Kinh, lần đầu tiên dưới thời Hongwu Hoàng đế thời nhà Minh, và lần thứ hai dưới thời chính phủ Quốc Dân Đảng của Trung Hoa Dân Quốc, lúc đó Bắc Kinh không phải là kinh đô của Trung Hoa.

Đảng Cộng sản Trung Quốc đã chuyển thủ đô về Bắc Kinh năm 1949 một lần nữa một phần để nhấn mạnh rằng Bắc Kinh đã trở lại vai trò thủ đô Trung Quốc của mình. Chính phủ của Trung Hoa Dân quốc ở Đài Loan chưa bao giờ công nhận chính thức việc đổi tên này và trong thập niên 1950 và thập niên 1960 phổ biến ở Đài Loan gọi Bắc Kinh là Bắc Bình để ám chỉ tính bất hợp pháp của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Ngày nay, phần lớn Đài Loan, kể cả chính phủ Đài Loan đều sử dụng tên gọi Bắc Kinh, dù một số bản đồ của Trung Quốc từ Đài Loan vẫn sử dụng tên gọi cũ cùng với biên giới chính trị cũ.

Yên Kinh (燕京; Bính âm: Yānjīng; Wade-Giles: Yen-ching) cũng là một tên phổ biến khác không chính thức của Bắc Kinh, liên hệ đến nước Yên đã tồn tại ở đây từ thời nhà Chu. Tên này hiện được một số tổ chức sử dụng làm tên thương hiệu như bia Yến Kinh, Đại học Yến Kinh, một trường đại học đã bị sáp nhập vào Đại học Bắc Kinh. Trong thời nhà Nguyên, Bắc Kinh được gọi là Khanbaliq.

Ngày nay, đến Bắc Kinh ta còn biết một tên mới của Bắc Kinh nữa là thủ đô Tắc Kinh. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết đến thế nào là tắc đường. Thế ở đâu tắc đường kinh nhất? Hà Nội mấy hôm ngập nước tắc đường cả mấy tiếng đồng hồ vẫn còn thua xa Sài Gòn về quy mô tắc đường, Sài Gòn tắc đường vẫn còn thua xa Bangkok, nhưng nói đến tắc đường thì Bắc Kinh mới là thành phố tắc đường nhất thế giới, khi tắc đường các dòng xe nối đuôi nhau dài tới nhiều cây số với hàng ngàn xe ôtô, kéo dài hàng giờ,... (giờ mới biết tắc đường ở Hà Nội là cái đinh gỉ)... Thế nên người ta mới gọi Bắc Kinh là thủ đô Tắc Kinh.
 
Trung Quốc quá nổi tiếng bởi những công trình kiến trúc để đời và hầu hết nó đều loanh quanh Bắc Kinh như: Vạn Lý Trường Thành (99,9999% các sách đều nói rằng đây là công trình kiến trúc duy nhất có thể nhìn thấy từ mặt trăng, nhưng đừng có tin nhá, làm gì có ai mắt tinh thế đâu...), Tử Cấm Thành, Di Hoà Viên, Quảng trường Thiên An Môn với vụ đàn áp biểu tình lịch sử, Thập Tam lăng,...

Vạn Lý Trường Thành

20080501135134gx9.jpg


Tử Cấm Thành

20080502143232lt0.jpg


Thập Tam lăng

20080501084408dq7.jpg
 
Chúng tớ đi tour của Vietrans Tour với giá hơn $700/người một tý.

Ngày đầu tiên với hầu hết thời gian vật vờ trên chiếc máy bay hàng không vé rẻ của Southern China. Ấn tượng đầu tiên về Trung Quốc đại lục là thái độ phục vụ như mứt của tiếp viên hàng không, tiếng Anh 1 chữ bẻ đôi không biết, mặt lúc nào cũng nặng như chì, bí xì xị... Đã thế khi dọn thức ăn nó làm đổ cả cốc nước táo vào người tớ mà không thèm xin lỗi, bỏ đi ngay... ức chế quá mà chả làm gì được vì có chửi thì nó cũng điếc (có hiểu gì đâu).

Khi đi du lịch, có một vấn đề về ngôn ngữ mọi người cần lưu ý là một số nước lớn thì nhất quyết không chịu học ngôn ngữ của các nước khác, có thể ví dụ ở đây là Trung Quốc, đi du lịch Trung Quốc 1 mình mà không trang bị ít tiếng Trung thì khả năng móm khá cao, hay khi sang Pháp hầu hết lái xe taxi không biết gì tiếng Anh... hơ hơ... tưởng mỗi Châu Á mình suy nghĩ cổ hủ, hóa ra Châu Âu cũng thế...

Bắt khách ở Quảng Châu

20080501112659ey0.jpg

Máy bay hàng không giá rẻ của Southern China hạ cánh bắt thêm khách ở Quảng Châu. Tớ nhận thấy khá nhiều kiều nữ chân dài từ Hà Nội bay sang Quảng Châu làm một chuyến mua sắm quần áo, trang thiết bị, phụ tùng ở đây. Trước đây mỗi khi ngồi la cà café vô tình nghe các kiều nữ nói chuyện về quần áo tớ hoảng lắm, giờ nghe chuyện mấy chân dài nói trên máy bay mới biết hóa ra cũng khá nhiều người cất công sang tận Quảng Châu mua quần áo rồi về nói phét với bạn bè là gửi mua tận Pháp... =))

Sau gần nửa ngày ngồi máy bay và đợi ở sân bay, cuối cùng thì chiều cũng đến được Bắc Kinh... Tưởng thoát cảnh vật vờ mệt mỏi nào ngờ chúng tôi lại rơi tiếp vào cảnh tắc đường... người ta nói rằng Bắc Kinh giờ là Thủ đô Tắc Kinh với những đoàn xe nối dài hàng kilômét. Thông thường ở ta chỉ tắc đường ở những phố nhỏ, nhưng Bắc Kinh tắc đường cả trên đường cao tốc 6 - 7 làn đường mỗi chiều từ sân bay về trung tâm thành phố, các đám tắc kéo dài cỡ vài km với hàng trăm, hàng nghìn ô tô xả khói...

Cũng may hướng dẫn viên Trung Quốc cũng khá dí dỏm, nói tiếng Việt rất chuẩn và có duyên nên quãng đường dường như cũng ngắn lại. Cuối cùng thì đích đến là một nhà hàng ăn cũng hiện ra trước mắt, bữa cơm đầu tiên tại Bắc Kinh cũng tạm được.
 
Last edited:
Ăn cơm xong, bụng no nhưng cái mắt cứ nhíp lại... thì hướng dẫn viên thông báo chương trình tiếp tục cho mọi người đi xem xiếc Trung Quốc, cả đoàn nhảy dựng lên: "Thôi thôi, xiếc ở nhà chúng em xem ở công viên Thống Nhất suốt rồi,..." nhưng hướng dẫn viên vẫn đề nghị đi vì đã lên chương trình rồi, thôi thì tiền đã mất... đành đi vậy.

Vào cổng rạp xiếc ai cũng choáng vì suốt từ cổng vào đến sân, rồi đến cửa rạp xiếc toàn thấy sân chơi với các đồ chơi cho trẻ con... Ơ, thế hóa ra thằng TQ nó coi mình như trẻ con hay sao mà lại cho đi xem mấy cái trò của khỉ này? Ai cũng lắc đầu ngao ngán... nhưng lại phải chậc lưỡi vì tiền đã đóng. Đành vậy!

Chương trình xiếc được bắt đầu bằng những tiết mục nhẹ nhàng nhưng rồi mức độ hấp dẫn, những tình tiết gay cấn càng ngày càng tăng

Ngoáy đĩa, một tiết mục đặc sắc chỉ thấy người Trung Quốc biểu diễn

20080430184617dc2.jpg


20080430185025fo2.jpg

Ngoáy đĩa bằng tay chán rồi quay ra ngoáy đĩa bằng que gắn trên bàn... Ơ, tụi trẻ con Trung Quốc tài thật! Cả đống đĩa quay tít tù mù như ma làm...

20080430185621le7.jpg
 
Ngoáy đĩa chán rồi ngoáy lô chỉ

20080430191227br6.jpg

Rồi ngoáy cả cái chum nước nặng hơn nửa tạ phải 2 người bê mới nổi, dường như khán giả không tin lắm cái trò quay chum này, đã thế thì nhờ luôn một khán giả lên ngồi trong chum để quay...

20080430190206uj1.jpg

Ặc ặc... Kinh nghiệm là đi xem xiếc ở Trung Quốc không nên ngồi mấy hàng ghế đầu, bị đưa lên làm thí nghiệm kiểu này, lỡ có rơi cái chum xuống đất thì dễ lủng lẳng chân tay lắm...
 
Một đặc điểm là xiếc ở Trung Quốc toàn thấy trẻ con và người già, thỉnh thoảng mấy thấy tí thanh niên như tiết mục nuốt kiếm, cái trò này kinh bỏ xừ, chụp ảnh xong về xem lại kinh quá thành ra xóa luôn.

Tuyệt đỉnh Kungfu đến từ Thiếu Lâm Tự

Chùa Thiếu Lâm (少林寺) phiên âm Hán - Việt: Thiếu Lâm tự. Nghĩa là "chùa trong rừng gần đỉnh Thiếu Thất", là một ngôi chùa tại Tung Sơn, thị xã Đăng Phong, địa cấp thị Trịnh Châu, Hà Nam, Trung Quốc, nổi tiếng từ lâu nhờ mối liên hệ với Phật giáo Thiền tông và võ thuật. Là cái nôi của Thiền tông Trung Hoa, có lẽ nó là một cơ sở Phật giáo nổi tiếng nhất đối với phương Tây. Tuy nhiên, võ thuật của Thiếu Lâm tự lại được biết đến nhiều nhất đối với người Á Đông, chùa Thiếu Lâm với võ phái Thiếu Lâm được xem là nguồn gốc các phái võ Trung Quốc hiện nay, từng có câu thành ngữ nói về điều đó: "Thiên hạ công phu xuất Thiếu Lâm" (mọi công phu võ thuật trong thiên hạ đều khởi phát từ Thiếu Lâm).

Chó liền da gà liền xương, trẻ con bị ngã lỡ có gãy tay gãy chân thôi thì còn lành được... chứ người già mà ngã gãy xương thì coi như móm... Ấy vậy mà các sư cụ môn phái võ lâm thì chẳng hiểu xương các cụ ở đâu, người cứ dẻo như sợi bún...

20080430191903uk7.jpg


20080430191922dc0.jpg


20080430192002zm2.jpg
 
Bắt đầu ngày thứ hai tại Bắc Kinh, chúng tôi lên xe đi thăm quan Thập Tam Lăng.

Thập Tam Lăng triều Minh là quần thể lăng mộ 13 vua đời Minh (1368-1644), cách Bắc Kinh 50 km về phía tây bắc. Thập Tam Lăng được xây dựng từ năm 1409 cho đến 1644, rộng trên 40 km vuông với tường thành bao bọc dài 40 km. Mỗi lăng mộ toạ lạc trên một gò cao và nối với lăng mộ khác bằng lối đi gọi là "thần đạo". Hai bên thần đạo có hai hàng tượng lính gác, lạc đà, voi, và quái thú bằng đá để canh giữ lăng. Cổng đá vào lăng xây năm 1540, cao 14 mét, và rộng 19 mét.

Nhà Minh là tên của triều đại cai trị Trung Quốc từ 1368 đến 1644. Đây là triều đại cuối cùng ở Trung Quốc do tộc Hán lãnh đạo, thay thế nhà Nguyên của người Mông Cổ trước khi rơi vào tay nhà Thanh của người Mãn Châu. Nhà Minh cai trị toàn bộ Đại Minh Quốc hay nước Trung Quốc sau này. Dù kinh đô nhà Minh, Bắc Kinh, thất thủ năm 1644, con cháu họ vẫn kế tục ngôi vua và quyền lực (hiện thường được gọi chung là Nhà Nam Minh)cho tới tận năm 1662.

Thập Tam Lăng được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2003.

Cổng vào Thập Tam Lăng

20080501084408aj5.jpg


Bên trong

20080501085719uy1.jpg


Trong hẳn, mấy cái cột nhà này mà oánh về Hà Nội bán thì thôi rồi

20080501090652uw6.jpg

Trong này còn giữ được rất nhiều vật dụng của các đời vua chúa như hoàng bào, vương miện, kiếm, chậu rửa, ngọc ngà châu báu,... đến cả cái ống nhổ. Nhìn quần áo của vua chúa buộc toàn ngọc mà thấy thương cho các bác ấy, lúc nào cũng phải tập tạ...

Khu mộ chôn các vua là 1 quả đồi to hơn nhiều lần so với núi Nùng trong Bách Thảo nhà mình. Vị trí mộ của các ông vua chính xác là ở đâu thì cho đến nay không ai biết chính xác cả vì ngày xưa lịch sử Trung Quốc toàn oánh nhau, để lộ ra vị trí mộ nhỡ thằng khác biết được đào mả lên yểm bùa thì đi cả lút.

Theo quan niệm của người Á Đông thì mọi người thường kiêng chụp ảnh ở các lăng mộ, bãi tha ma,... vì cho rằng chụp ảnh ở chỗ toàn người chết là mang ma về nhà nên tớ chỉ chụp mấy cái tít phía ngoài thôi, chả dại gì chụp ở trong... sợ bỏ xừ.

Khi tham quan xong quay ra cổng thì Hướng dẫn viên giới thiệu ở đây có 1 cái toilet năm sao (*****) cực kỳ hiện đại bậc nhất Thế giới. Thế thì phải đi tè 1 phát oánh dấu cho nó sướng. Những tưởng WC ở đây VIP đến độ mình tè có nhân viên chân dài váy ngắn kéo phéc mô tuya hộ,... hóa ra là vẫn phải tự làm tất cả các công đoạn từ đầu đến cuối... được mỗi cái điều hòa mát. Hóa ra các bạn TQ cũng nói phét kinh người.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
56,472
Bài viết
1,153,113
Members
190,099
Latest member
anhquannn
Back
Top